Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối chiếu cấp độ ngữ pháp (tiếp theo) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.52 KB, 5 trang )

Đối chiếu cấp độ ngữ pháp (tiếp theo)
2.2. Cấp độ cú pháp
2.2.1. Cụm từ (ngữ đoạn)
- Khi các từ được kết hợp với nhau theo những quan hệ khác nhau ta sẽ thu được
các đơn vị cú pháp. Đơn vị cú pháp nhỏ nhất là cụm từ.
Trong ngôn ngữ, có hai loại cụm từ : cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ cố
định (thành ngữ và quán ngữ) là đơn vị từ vựng, còn cụm từ tự do là đơn vị ngữ
pháp. Cả hai loại cụm từ này đều có thể là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học
đối chiếu, nhưng việc đối chiếu chúng lại tuân theo những nguyên tắc khác nhau và
nhằm những mục đích khác nhau. Do vậy, khi đối chiếu cụm từ với tư cách là đơn
vị cú pháp, người ta chỉ quan tâm đến cụm từ tự do mà thôi. Nói cách khác, trong
ngữ pháp, thuật ngữ ‘cụm từ’ đồng nghĩa với ‘cụm từ tự do’.
- Cũng cần phân biệt cụm từ với ‘giới ngữ’ : Giới ngữ luôn nằm trong cụm từ, là
một bộ phận của cụm từ. Một cụm từ không bao giờ bắt đầu bằng giới từ. So sánh :
với hàng xóm (giới ngữ)
nói chuyện với hàng xóm (cụm từ)
Do vậy, khi đối chiếu cụm từ không nên nhầm lẫn hai khái niệm này, bởi vì điều
đó có thể dẫn đến việc xác định sai đối tượng đối chiếu.
- Trong các nghiên cứu ngữ pháp, người ta phân biệt ba loại cụm từ : cụm liên hợp,
cụm chính phụ và cụm chủ-vị.
Các cụm từ đều có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo câu vì chúng đảm
đương chức năng của các thành phần câu. Khi thiết lập câu thì cụm từ là đơn vị cơ
sở, vì mỗi cụm từ trong câu đảm đương một chức năng ngữ pháp nhất định. Khi có
hai cụm từ trở lên đảm đương vai trò của một thành phần câu thì đó phải là những
cụm từ cùng loại. Ví dụ:
« Nằm trên giường bệnh, đầu óc vẫn chao đảo, vẫn lo nghĩ.»
- Thực tế nghiên cứu cho thấy, người học ngoại ngữ ít khi phạm lỗi khi các thành
phần câu có cấu trúc tối giản, nghĩa là chỉ bao gồm một từ, mà thường phạm lỗi khi
các thành phần câu được mở rộng thành các cụm từ. Đó là do mỗi ngôn ngữ có
những cách thức khác nhau để thiết lập các cụm từ, nhất là đối với loại cụm từ
chính phụ. Chính vì vậy, khi miêu tả cũng như khi đối chiếu các cụm từ, người ta


thường tập trung vào cụm từ chính phụ.
Cụm chính phụ được chia thành: cụm danh từ, cụm động từ, và cụm tính từ.
- Cụm từ trong các ngôn ngữ có thể được thiết lập không giống nhau về các mặt
sau đây:
+ Trật tự các thành phần trong cụm từ
Đối với các ngôn ngữ khác loại hình, trật tự từ trong các cụm từ là vấn đề rất đáng
chú ý vì đây có thể là nguồn gốc phát sinh lỗi khi học ngoại ngữ. Chẳng hạn, trật tự
của các ‘định tố’ hoặc ‘bổ tố’ trong các loại ‘cụm chính phụ’ tiếng Việt mang tính
ổn định rất cao và do đó có thể khác với nhiều ngôn ngữ khác, cho nên khi đối
chiếu các kiểu cấu trúc cụm từ chính phụ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, cần xác
định được những điểm khác biệt về nguyên tắc định vị các định tố/bổ tố trong cụm
từ giữa các ngôn ngữ. Ví dụ: so sánh:
t. Anh: that man’s hat
t. Việt: chiếc mũ của người đàn ông ấy
Đương nhiên, ngay cả ở những ngôn ngữ cùng loại hình hoặc gần gũi nhau về loại
hình, trật tự của các từ trong cụm từ cũng có thể khác nhau.
+ Các phương tiện dùng để biểu thị tường minh quan hệ cú pháp giữa các thành
phần cấu tạo của cụm từ. Đó là các ‘từ công cụ’ hay ‘từ ngữ pháp’, vốn vẫn được
gọi chung là ‘hư từ’: giới từ và liên từ. Các ngôn ngữ có thể khác nhau về sự hiện
diện/không hiện diện của các loại từ công cụ, hoặc về chủng loại của các từ công
cụ. Ví dụ, so sánh:
t. Việt: 1) quan tâm đến âm nhạc
t. Anh: 1/ (to be) interested in music
+ Các phương tiện dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp trong cụm từ và các quy
tắc kết hợp các thành phần cấu tạo với nhau. Về phương diện này, giữa các ngôn
ngữ có nhiều điểm khác biệt. Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình, ý nghĩa
ngữ pháp chủ yếu được thể hiện bằng các hư từ, trật tự từ hoặc dạng láy của từ, do
đó quy tắc kết hợp chủ yếu là quy tắc ‘trật tự từ’ và’ hư từ’. Điều này khiến cho
các cụm từ của những ngôn ngữ không biến hình thường bao gồm nhiều phương
tiện từ vựng hơn so với những ngôn ngữ thuộc loại biến hình. Ngược lại, ở các

ngôn ngữ biến hình, phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu là biến đổi
hình thái của các từ (phụ gia, biến hình trong từ căn, …), trong đó các dấu hiệu
hình thái (hình vị ngữ pháp) thường thể hiện cùng một lúc vài ba ý nghĩa ngữ pháp
nên số lượng các phương tiện từ vựng phải ít hơn. Mặt khác, quy tắc kết hợp từ
trong những ngôn ngữ này thường là quy tắc ‘hợp nghĩa ngữ pháp’ (ví dụ: hợp
giống, số, cách, ngôi…) do đó có thể xảy ra hiện tượng dư thừa phương tiện ngữ
pháp. Do vậy, đối chiếu các cụm từ về phương diện này có thể phát hiện ra những
điều bất hợp lí hoặc phi lôgich trong các ngôn ngữ.

×