Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.94 KB, 4 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Ngôn ngữ học đối chiếu và các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ
1. Vài nét về lịch sử
Ngôn ngữ học gồm ba ngành chính:
+ Thời kì đầu: Chỉ miêu tả ngôn ngữ (Ngôn ngữ học miêu tả);
+ Đến cuối thế kỉ XIX: So sánh các ngôn ngữ (Ngôn ngữ học so sánh);
+ Cuối thế kỉ XIX đến nay: Ngôn ngữ học lí thuyết.
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh.
Ngôn ngữ học so sánh bao gồm:
+ Ngôn ngữ học so sánh lịch sử: Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Tuy nhiệm vụ
chính của nó là xác định rõ nguồn gốc của các ngôn ngữ và quá trình phát triển của
các ngôn ngữ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng đến lịch sử phát triển của ngôn
ngữ học thế giới nói chung.
+ Ngôn ngữ học so sánh loại hình/Loại hình học ngôn ngữ: Phát triển mạnh ở thế
kỉ XIX và tiếp tục phát triển. Nhiệm vụ chính: 1/ Phân loại các ngôn ngữ dựa vào
những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ; và 2/ Tìm ra các phổ niệm ngôn
ngữ. Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm chung với Ngôn ngữ học đại cương.
+ Ngôn ngữ học đối chiếu: Phát triển mạnh và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
độc lập từ những năm 50 của thế kỉ trước, do nhu cầu khắc phục lỗi trong quá trình
học ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc đối chiếu các ngôn ngữ với nhau đã được tiến hành
từ lâu. Vì vậy, ngày nay người ta thường phân biệt 3 thời kì phát triển của Ngôn
ngữ học đối chiếu:
* Thời kì thứ nhất (từ những năm 80 của thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX): Phát
triển ở Đức, Pháp sau đó ở Nga. Đối tượng đối chiếu là từ vựng và ngữ pháp. Kết
quả là sự ra đời của các cuốn từ điển nhiều thứ tiếng (ví dụ: “Thư mục về các ngôn
ngữ đã biết và các nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng”
của các nhà ngôn ngữ học Đức. Về ngữ pháp, cuốn ngữ pháp của Port-Royal được
xây dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ với
tiếng Latinh và tiếng Pháp trở thành một mẫu hình cho việc miêu tả các ngôn ngữ.
* Thời kì thứ hai (thế kỉ XIX): Ngôn ngữ học đối chiếu hòa vào ngôn ngữ học so
sánh-lịch sử. Thời kì này, ranh giới giữa các nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình


học và đối chiếu chưa được phân biệt rõ ràng. Mục đích nghiên cứu đối chiếu hay
so sánh-lịch sử là nhằm xác định các dòng họ hoặc các nhóm ngôn ngữ.
* Thời kì thứ ba (từ đầu thế kỉ XX): Ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng là ngôn ngữ
học nói chung phát triển mạnh mẽ do nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ tăng lên.
Thời kì này, ngôn ngữ học đối chiếu gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả.
Tuy nhiên, người ta không chỉ kết hợp các nghiên cứu đối chiếu với miêu tả ngôn
ngữ mà còn kết hợp với nghiên cứu loại hình và nghiên cứu so sánh-lịch sử.
2. Ngôn ngữ học đối chiếu và khoa học giảng dạy ngoại ngữ
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học so
sánh. Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay thì ngôn ngữ học đối chiếu khác với ngôn
ngữ học so sánh ở chỗ: nó bao quát nhiều ngôn ngữ , bất luận ngôn ngữ đó có loại
hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc hay khác nguồn gốc. Ngôn ngữ
học đối chiếu hình thành trong quá trình tìm kiếm một cách học ngoại ngữ nhanh
hơn và hiệu quả hơn. Như vậy, các yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là nhân
tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngôn ngữ học đối chiếu.
Trong quá trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đối với người học. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực. Hiện tượng
này xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn toàn. Còn ảnh
hưởng tiêu cực gọi là chuyển di tiêu cực. Hiện tượng chuyển di tiêu cực thường
gây cản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy ra
khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống như
cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự khác
biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việc phạm lỗi.
Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ trở
thành thói quen của người học và rất khó sửa.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phục hiện
tượng chuyển di tiêu cực và lợi dụng những chuyển di tích cực, nghĩa là phải tìm ra
những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Việc này có
thể thực hiện được nhờ vào việc nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ.
- Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu, theo nghĩa hẹp, là một lĩnh vực nghiên cứu gắn

bó chặt chẽ với khoa học giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ-tâm lí học.

×