Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.66 KB, 26 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách
nhà nước (NSNN) mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai
đoạn mới với những chủ trương, chính sách định hướng sự phát triển kinh tế
thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích
hợp.
Cuộc cải cách thuế nước ta từ năm 1990 đến nay được xem là một
cuộc cải cách thuế toàn diện, sâu sắc. Qua bước 1 của cuộc cải cách (1990-
1995), hệ thống thuế nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng như:
thống nhất hệ thống thuế áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế trong cả nước, tăng thu NSNN, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc cải cách thuế bước 1 vẫn còn một số hạn chế
như: hạn chế khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế về tính đơn giản, rõ ràng, chặt
chẽ.
Chính vì vậy, hệ thống thuế nước ta lại được tiếp tục cải cách ở bước
2. Việc áp dụng thuế GTGT thay thế thuế doanh thu (TDT) kể từ ngày
1/1/1999 là một trong những nội dung quan trọng của bước cải cách này.
Việc ban hành thuế GTGT thay thế cho TDT là nhằm khắc phục
những nhược điểm của TDT, kích thích sản xuất phát triển đồng thời từng
bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu hội nhập với nền kinh tế
các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
cũng như của các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy tăng cường công tác hạch
toán kế toán, chứng từ hoá đơn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, hạn chế thất thu thuế, đảm bảo
nguồn thu ổn định, thường xuyên, lâu dài và ngày càng tăng cho NSNN.
2


Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, thuế GTGT cũng còn
nhiều vấn đề như: thuế suất, phương pháp tính thuế, và đặc biệt là vấn đề
hoàn thuế giá trị gia tăng.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài:
“THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG



HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG”.
Do còn hạn chế
về mặt kiến thức, kinh nghiệm và với lòng mong muốn được học hỏi, em rất
mong được thầy cô, bạn bè chỉ bảo. Em cũng chân thành cảm ơn Cô giáo
trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài này.






















3

NỘI DUNG

I.THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ ?
Thuế GTGT tuy mới được áp dụng ở nước ta từ ngày 1/1/1999 song
đã phát huy được vai trò to lớn trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế và là
nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Còn trên thế giới, thuế GTGT đã
được áp dụng ở hầu hết các nước. Vậy thuế GTGT là gì, tại sao lại phổ biến
như vậy?
1.Nguồn gốc về thuế GTGT
Thuế GTGT có tên gọi theo tiếng Anh là “VALUE ADDED
TAX”(VAT).
Năm 1918, một người Đức có tên là Carl Fredric Von Stemens đã đề
xuất thuế GTGT nhằm khắc phục sự chồng chéo của thuế doanh thu nhưng
những kiến nghị của ông đã không được nước Đức quan tâm. Năm 1947,
Chao, nhà kinh tế học người Mỹ, lại đề cập đến thuế GTGT trong tác phẩm
“Cải tổ hệ thống thuế” của mình. Ở Nhật Bản, một dự án về thuế này đã
được đệ trình quốc hội năm 1953 nhưng không được thông qua. Phải đến
năm 1954 Pháp mới là nước đầu tiên thực hiện thuế GTGT nhưng chỉ mới
áp dụng ở khâu sản xuất. Năm 1968 chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT.
Ngày nay đã có hơn 120 nước áp dụng loại thuế này. Riêng ở Châu Á, thuế
GTGT ngày càng trở thành loại thuế phổ biến.
Ở VIỆT NAM, thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm
năm 1993 ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng)ban hành thành luật và

được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 5
năm1997 để chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999.
2.Một số khái niệm cơ bản.
4
 Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
 Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá dịch vụ sau mỗi quá trình sản xuất và lưu thông.
Về hình thức, thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ
người tiêu dùng thông qua việc tính nộp thuế này vào giá bán mà người tiêu
dùng phải thanh toán.
Về bản chất, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng. Tuy nhiên,
ngưòi sản xuất và người tiêu dùng đều phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu
của hàng hoá đó trên thị trường, do vậy đều chịu ảnh hưởng của thuế GTGT.

3. Đặc điểm của thuế GTGT
 Thuế GTGT mang tính gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá
cả hàng hóa dịch vụ, nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu
dùng khi họ tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
 Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh
nhưng chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn. Vì vậy, tổng số
thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho
người tiêu dùng cuối cùng.

Doanh nghiệp Đầu vào Đầu ra Thuế GTGT
Doanh số
mua chưa
cóthuế
Thuế GTGT Doanh sốbán

chưa có thuế
Thuế GTGT
1DN sợi
− Mua bông
300 30
− Bán sợi thành phẩm
400 40 40-30=10
2.Dn dệt
− Mua sợi
400 40
− Bán vải
500 50 50-40=10
3.DN may
− Mua vải
500 50
5
− Bán quần áo
550 55 55-50=5

Tổng thuế người tiêu dùng phải chịu: 30+10+10+5=55
Vấn đề cơ bản nhất khi nghiên cứu bản chất của thuế GTGT là phải
xác định được thành phần của giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn sản xuất
kinh doanh. Như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế GTGT của
mỗi giai đoạn đó.
 Thuế GTGT có tính trung lập được thể hiện ở các khía cạnh:
♦ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng của kết quả kinh doanh của
người nộp thuế. Dù nền kinh tế và mức sống của xã hội tăng hay giảm thì
người dân vẫn luôn luôn có những nhu cầu nhất định, do đó việc tiêu thụ
hàng hoá dịch vụ vẫn phải diễn ra.
♦ Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân

chia các chu trình kinh tế, nghĩa là việc phân đoạn chu trình kinh tế nhiều
hay ít đều không ảnh hưởng đến số thuế GTGT thu được.
 Thuế GTGT đem lại nguồn thu thường xuyên và chủ yếu cho
NSNN tuỳ theo quan điểm động viên của mỗi Quốc gia. Thuế GTGT phụ
thuộc vào mức tiêu dùng xã hội. Phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT có
số thu về thuế GTGT chiếm khoảng 15%-30% tổng thu ngân sách(Khoảng
5% đến 10% GDP).
4.Phạm vi áp dụng thuế GTGT.
4.1.Đối tượng chịu thuế.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng và Điều 2 Nghị
định số 79/ 2000/ NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ thì đối tượng chịu
thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
ở Việt Nam, trừ 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại điều 4 Luật
thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm :
 Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước.
 Hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu tiêu dùng trong nước.
6
 Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội bộ.
 Hàng hoá, dịch vụ được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm
cả trao đổi bằng hiện vật (Không thanh toán bằng tiền).
4.2. Đối tượng nộp thuế GTGT.
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế gía trị gia tăng và Điều 3 Nghị
định số 79/2000/ NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không
phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế
GTGT(gọi chung là người nhập khẩu)đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
4.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT
Các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy

định tại Điều 4 Luật thuế gía trị gia tăng và điều 4 Nghị định số
79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ.

5.Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
 Giá tính thuế : Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ là
giá bán chưa có thuế GTGT, giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tại
cửa khẩu cộng với thế nhập khẩu. Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một
số trường hợp khác cũng được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế gía trị
gia tăng và Điều 6 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của
Chính phủ.
 Thuế suất: Hiện nay, luật thuế GTGT quy định có 4 mức thuế
suất là 0%, 5%, 10%, 20% và được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật thuế gía
trị gia tăng và Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của
Chính phủ.
♦ Thuế suất 0% : Áp dụng cho hàng hoá dịch vụ xuất khẩu.
7
♦ Thuế suất 5% : Áp dụng cho hàng hoá dịch vụ có tính chất thiết
yếu trong đời sống kinh tế, xã hội.
♦ Thuế suất 10% : Áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông
thường trong đời sống kinh tế, xã hội.
♦ Thuế suất 20% : Áp dụng cho nhóm hàng hoá, dịch vụ cao cấp cần
phải điều tiết cao.
6. Phương pháp tính thuế GTGT
Có 2 phưong pháp là phưong pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính
thuế trực tiếp trên GTGT.
6.1 Phương pháp khấu trừ thuế:
a) Đối tượng áp dụng : là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh
nghệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp,
Luật Hợp Tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ

chức kinh doanh khác trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp
tính thuế trực tiếp trên GTGT.
b) Xác định thuế GTGT phải nộp :

Số thuế
GTGT
phải nộp

=

Thuế
GTGT
đầu ra

-
Thuế
GTGT đầu vào
được khấu trừ

Trong đó:

Thuế
GTGT
đầu ra
= Giá tính thuế của
hàng hoá ,dịch vụ
chịu thuế bán ra

X
Thuế suất thuế

GTGT của hàng hóa ,
dịch vụ đó

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn
GTGT mua hàng hoá, dịnh vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản
8
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịnh vụ chịu thuế GTGT ), số thuế GTGT ghi
trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc thuế GTGT được khấu
trừ khống đối với các trường hợp theo quy định với các tỷ lệ từ 2% -3% gía
trị hàng hoá mua vào.
6.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối tượng áp dụng: là các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người
Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về
kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế.
b) Xác định thuế GTGT phải nộp:

Sốthuế
GTGT
Phải nộp
+=

Giá trị gia tăng của
hàng hoá dịch vụ
chịu thuế
C X Thuế suất thuế
GTGT của hàng hoá ,
dịch vụ đó



GTGT
củahàng hoá
dịch vụ
+ = Doanh số của
hàng hoá, dịch vụ
bán r a

-
Giá vốn của hàng
hoá, dịch vụ
bán ra

7.Sự cần thiết của thuế GTGT
 Thuế GTGT khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp của TDT.
Thuế GTGT lẫn TDT đều là những sắc thuế gián thu, đều nhằm mục
tiêu chính là động viên một phần thu nhập của đông đảo người tiêu dùng tạo
nên nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN. Nhưng trong nền kinh tế với sự
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá sản xuất
ngày càng cao như hiện này thì TDT với đối tượng tính thuế là toàn bộ
doanh thu không còn thích hợp nữa.
9
Khi phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất chưa phát
triển, từ nguyên liệu thô, qua nhiều công đoạn chế biến để được thành phẩm
hữu ích đến với người tiêu thụ cuối cùng, có thể chỉ do một người hay một
đơn vị sản xuất thực hiện:
Trồn
g lúa và thu
hoạch lúa
Xay

xát gạo
Chế
biến gạo
thành bột gạo

Làm
bánh
Bán bánh
đến tay người tiêu
dùng
(toàn bộ quy trình nói trên do một người/một đơn vị sản xuất thực hiện)
Người bán bánh phải nộp TDT: toàn bộ doanh thu bán bánh x thuế
suất, điều này không làm phát sinh tình trạng thuế chồng lên thuế. Khi phân
công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất phát triển thì mỗi công
đoạn trong quy trình trên sẽ do những người khác nhau đảm trách, thậm chí
giữa những người sản xuất này còn có thể có ít nhất một nhà buôn làm trung
gian. Do đó, TDT được tính trên toàn bộ doanh thu của mỗi ngưòi cũng có
nghĩa là TDT được tính chồng lên TDT của những khâu sản xuất trước đó.
TDT mà mỗi nhà sản xuất kinh doanh phải nộp không phản ảnh được phần
giá trị mới sáng tạo mà họ đóng góp cho xã hội. TDT không khuyến khích
chuyên môn hoá sản xuất, hạn chế sự phát triển phong phú các ngành, nghề,
các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Có ý kiến cho rằng, việc tính trùng TDT trong quá trình luân chuyển
hàng hoá nhằm hạn chế nhiều khâu trung gian không cần thiết. Tuy nhiên
thực tế, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều khâu trung gian cần thiết;
hơn nữa, qua sự đào thải hoặc chấp nhận của thị trường bản thân từng nhà
kinh doanh tự xác định được là họ có cần thiết hay không. Về phía Nhà
nước, có thể hạn chế, điều chỉnh họ bằng một lại thuế nào đó thật rõ ràng,
với thuế suất cao, không cần phải làm cho thuế chồng lên thuế.
Thuế GTGT với đối tượng tính là phần giá trị gia tăng của hàng hoá

qua mỗi khâu sản xuất kinh doanh nên có thể khắc phục tính trùng lắp của
TDT.
10
 Thuế GTGT mang tính trung lập về mặt kinh tế. Xét trong nội
bộ nền kinh tế, thuế GTGT, đánh vào người tiêu dùng, không đánh vào
người sản xuất,được áp dụng rộng rãi, có phạm vi đối tượng thu rất rộng
(Thu vào mọi tổ chức, cá nhân người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) nên có
thể tạo ra nguồn thu ngày càng tăng cho NSNN. Các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chỉ là khâu trung gian, thu thuế hộ Nhà nước rồi nộp vào KBNN
mà thôi. Đây là đặc điểm“cách mạng”của thuế GTGT nhờ phương pháp
khấu trừ của nó. Ngoài ra, tính trung lập còn được thể hiện trong các nghiệp
vụ chuyển dịch sản phẩm và dịch vụ cũng như đối với việc tập trung thu vào
Ngân sách. Một loại thuế được gọi là trung lập khi nó không nhằm vào hay
không được dẫn tới hậu quả sinh ra một áp lực trên người chịu thuế để họ
phải hoạt động hay không hoạt động theo một hướng đã định.
 Thuế GTGT khuyến khích hoạt động xuất khẩu bằng việc áp
dụng thuế suất 0% và được thoái trả lại toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở khâu
trước. Đồng thời có tác dụng bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước thông qua
việc đánh thuế vào hàng nhập khẩu (làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu)sẽ
kích thích sản xuất trong nước phát triển tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Thuế GTGT còn mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết nhu
cầu lao động ngày càng tăng của xã hội.
 Thuế GTGT thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ hiện đại, bởi lẽ thuế GTGT không đánh
vào hoạt động đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT phải trả khi mua
sắm tài sản cố định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho doanh
nghiệp.
 Thuế GTGT có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua
việc đánh thuế vào hàng hoá nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh

tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, bảo hộ được thị
trường tiêu thụ hàng hoá nội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển,

×