Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ai dễ mắc ung thư gan? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.32 KB, 5 trang )

Ai dễ mắc ung thư gan?
Những cơn đau bụng kéo dài và không tìm ra nguyên
nhân là vấn đề than phiền thường gặp ở bệnh nhân ung
thư gan.
Ở Việt Nam bệnh ung thư gan (UTG) đứng thứ ba trong
các bệnh về gan. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh thì
xuất phát điểm của 40-80% trường hợp là bệnh nhân đã
mắc viêm gan siêu vi B từ trước.
Đau bụng kéo dài: cẩn thận
Bác sĩ Nguyễn Cao Cương, Bệnh viện Bình Dân cho biết:
UTG tiến triển từ viêm gan mãn dần dần chuyển sang xơ
gan, giai đoạn phát triển mạnh và UTG. Triệu chứng của
UTG không đặc hiệu. Những cơn đau bụng kéo dài và
không tìm ra nguyên nhân là vấn đề than phiền thường gặp
ở bệnh nhân, nhất là ở bệnh nhân nam 50-60 tuổi, đau 1/4
bụng trên phải, có khi sụt cân và sờ thấy u bụng.
Ở giai đoạn trễ đa số bệnh nhân nhập viện vì đau bụng, khó
thở, suy nhược, gan to, vàng da, cổ trướng… Diễn tiến tự
nhiên của UTG thường xấu, không điều trị kịp thời thì
khoảng thời gian sống chỉ kéo dài được vài tháng. Khi bệnh
nhân nhập viện với tình trạng xuất huyết nội do UTG vỡ,
sốt do UTG hoại tử, hôn mê gan là bệnh diễn biến rất nặng.

Chẩn đoán và điều trị
UTG có hai giai đoạn sớm và muộn, tùy vào giai đoạn mà
ta áp dụng phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Để chẩn đoán UTG hiện có phương pháp hình ảnh học là:
Siêu âm: tầm soát, phát hiện bệnh sớm, đồng thời phát hiện
được bệnh lý đi kèm xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tắc
tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch gan do u…
Điện toán cắt lớp (CT-scan): chọn lựa, phát hiện UTG 1


cm, phân biệt với u lành. Điện toán cắt lớp còn phát hiện di
căn ngoài gan, hạch ổ bụng, đánh giá giai đoạn, thể tích gan
còn lại…
Cộng hưởng từ (MRI): chi phí cho phương pháp này tương
đối cao nhưng độ chính xác cao, MRI giúp phân biệt UTG
với u mạch máu, nốt tăng sinh, di căn gan…
Chụp mạch máu: là phương pháp xâm lấn, phát hiện tắc
tĩnh mạch chủ, tăng sinh động mạch nhỏ, bất thường về giải
phẫu học… có thể đồng thời làm tắc mạch hóa trị.
Nội soi ổ bụng: để chẩn đoán UTG và các u khác, tìm di
căn ổ bụng.
Sinh thiết kim: qua sự hướng dẫn của siêu âm hay điện toán
cắt lớp ta chỉ giới hạn được u gan chưa chẩn đoán được
bệnh lành hay ác tính.
Sau khi chẩn đoán qua hình ảnh bác sĩ điều trị sẽ áp dụng
biện pháp ngăn chặn UTG bằng phẫu thuật cắt ghép gan
hoặc phá hủy u chích ethanol, chích acid acetic, đông lạnh,
sóng tần số radio…
Ghép gan là cắt bỏ gan có UTG và gan xơ hóa. Đây là
phương pháp điều trị triệt để tốt nhất cho một khối u nhỏ
hơn 5cm ở bệnh nhân xơ gan C. Tỉ lệ sống 5 năm sau ghép
gan đạt đến 36-75%, riêng trường hợp phá hủy u cho tỉ lệ
thấp hơn cắt u. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là thiếu gan để
ghép.
Tắc mạch hóa trị được khuyến cáo là trị liệu hàng đầu cho
bệnh nhân có u gan lớn, không cắt được, không có xâm lấn
mạch máu hay ngoài gan.
Bệnh nhân sau khi mổ gan cần chú ý đến dinh dưỡng. Đặc
biệt, dùng nhiều đạm thực vật có trong đậu nành. Không
nên hấp thu nhiều chất sắt (củ dền đỏ, thịt bò…) vì gan tích

tụ chất sắt.
Phòng tránh
Chức năng gan quan trọng nhất là đo tỉ lệ ứ đọng
Indocyanine green, chức năng đông máu, chức năng tổng
hợp (Albumin), chức năng kết hợp Bilirubin vì thế mà khối
lượng làm việc của gan chiếm thời lượng rất lớn, hầu như
không ngơi nghỉ. Vì giữ chức năng thanh lọc cơ thể nên
mọi chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, dịch truyền cơ thể
đều được vận chuyển qua bộ máy lọc của gan.
Để phòng tránh bệnh cho gan ngoài việc hạn chế sử dụng
các chất kích thích chúng ta cần phải có chế độ sinh hoạt
hợp lý, dùng các loại thực phẩm bảo đảm nguồn gốc để
tránh các bệnh về gan và đặc biệt là bệnh UTG.

×