Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xem lại hiệu quả của 10 “bảo bối” phòng cúm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 5 trang )

Xem lại hiệu quả của 10 “bảo bối” phòng cúm
Chỉ một cái hắt hơi, hơn 100.000 giọt nhiễm bệnh phát tán ra môi
trường đến 2 ngày. Tuy có nhiều sản phẩm ngừa cúm nhưng cần xem
hiệu quả của chúng đằng sau quảng cáo của nhà sản xuất.
1. Bình xịt mũi

Bình xịt mũi có công dụng bôi trơn niêm mạc bên trong mũi và làm sạch
lông mũi – nơi ngăn cản bụi và vi khuẩn xâm nhập vào mũi bạn. Khi cảm
thấy mũi khô và ngạt thì về lí thuyết, chúng ta sắp bị cúm.
Bình xịt có chứa nước biển có thể dùng hằng ngày để vệ sinh mũi hoặc dùng
khi thấy dấu hiệu nhiễm cúm. Muối có tác dụng chống khuẩn dịu nhẹ.
Ý kiến chuyên gia:
Jeremy Lavy, BS cố vấn tại Khoa TMH Bệnh viện London cho biết khi mũi
khô thì chúng ta có khả năng nhiễm cúm nhưng điều này sẽ ít xảy ra nếu
chúng ta không ở trong môi trường khô và bụi bặm. Bình xịt mũi có thể
khiến mũi bạn thông thoáng nhưng bạn vẫn có thể rửa mũi bằng nước muối
pha loãng tại nhà.
2. Thuốc tổng hợp vitamin

Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy uống vitamin C thật sự giúp bạn chống lại
cảm cúm nhưng nhìn chung, thiếu vitamin và khoáng chất sẽ làm giảm chức
năng hệ miễn dịch của bạn.
Nhà sản xuất cho rằng thuốc viên tổng hợp vitamin và khoáng chất “có chứa
thành phần chống oxi hóa hiệu quả cao đối với hệ miễn dịch của bạn, giúp
duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự bảo vệ lâu dài cho các tế bào.”
Ý kiến chuyên gia:
Catherine Collins, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện St George, Tooting
cho biết vitamin và khoáng chất đóng vai trò như một tấm chắn bảo vệ, đặc
biệt vitamin A, C rất cần đối với hệ miễn dịch.
Tuy nhiên việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất chỉ thật sự cần đối với
những người bị thiếu hụt do chế độ ăn đặc trưng; với đa số chúng ta thì điều


này không cần thiết. Nghĩa là dù có uống thêm thuốc viên bổ sung vitamin,
khoáng chất thì chúng ta vẫn cứ mắc cúm như thường.
3. Dung dịch rửa tay

Virut gây cảm cúm có thể lây qua tiếp xúc tay và nhiễm vào mắt, mũi,
miệng. Nước rửa tay khử trùng khẳng định có thể giết được những virut này.
Nhà sản xuất của sản phẩm nói rằng sản phẩm đã được kiểm chứng tiêu diệt
virus cúm H1N1 cũng như Norovirus, E.coli, MRSA… và hiệu quả kéo dài
ít nhất 2h.
Ý kiến chuyên gia:
TS Ron Cutler, quyền giám đốc tại ngành khoa học y sinh ĐH Queen Mary
ở London cho biết dung dịch rửa tay thật sự có thể tiêu diệt vi khuẩn, tuy
nhiên bất tiện ở chỗ chúng ta cứ phải rửa đi rửa lại nhiều lần.
Thật sự virus phát tán nhiều ở những giọt li ti trong không khí và nhiễm vào
chúng ta, vì vậy dung dịch rửa tay không thể giúp giảm nguy cơ.
Dù vậy, rửa tay sát trùng không phải là vô ích, TS Cutler khuyên nên chọn
sản phẩm chứa cồn vì nó hiệu quả nhiều nhất.
4. Nucleotide

Nucleotide là thành phần được tìm thấy trong thực phẩm protein như thịt đỏ,
đây là thành phần cơ bản để xây dựng tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch.
Nhà sản xuất nói rằng nucleotide đã được chứng minh lâm sàng về làm tăng
sức đề kháng và giảm các triệu chứng cảm cúm.
Ý kiến chuyên gia:
Theo Catherin Collins, mặc dù nucleotide thúc đẩy hệ miễn dịch nhưng ít ai
trong số chúng ta thiếu chúng. Vì vậy, loại sản phẩm này chỉ thật sự ích lợi
với những ai thiếu protein trong chế độ ăn hoặc nhưng ai bị bệnh gút. Tóm
lại, nucleotide không giúp bạn khỏi nhiễm cảm cúm
5. Dược thảo Echinacea


Sản phẩm bào chế từ Echinacea là phương thuốc truyền thống ở Bắc Mỹ,
người ta nghĩ rằng nó có thể tăng số lượng và sự dẻo dai của các tế bào bạch
cầu, nhờ vậy có thể chống nhiễm khuẩn.
Nhà sản xuất cho rằng sản phẩm có thể ngăn chặn nhiễm trùng hô hấp khi
những dấu hiệu ban đầu như đau họng xuất hiện, nó cũng giảm nguy cơ bị
nhiễm lạnh.
Ý kiến chuyên gia:
Edzard Ernst, chuyên gia dược tại Trường y Peninsula, ĐH Exeter cho biết
echinace có thể ngừa những cơn cảm lạnh thông thường đến 50%, tuy nhiên
không có bằng chứng khẳng định dược thảo này có tác dụng đối với virus
cúm

×