Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

THUOC NAM CHUA CAM NANG, TRUNG NANG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.94 KB, 1 trang )

Thuốc nam chữa cảm nắng, trúng nắng
Rau má tươi, lá tre, củ sắn dây mỗi thứ 12 g, lá hương nhu 16 g, cho 400 ml nước,
sắc còn 200 ml. Người lớn uống hết một lần, trẻ nhỏ chia thành 3-4 lần uống trong
ngày. Nếu không có củ sắn thì lấy bột sắn 8 g hòa vào nước thuốc cùng uống,
không sắc chung với các vị thuốc khác. Bài thuốc này có tác dụng chữa cảm nắng
Cảm nắng là bệnh lý thường gặp trong mùa hè với các triệu chứng: sốt, da nóng
đều, mồ hôi ra nhiều, khát nước, trong ngực có cảm giác bứt rứt khó chịu, mắt đỏ,
lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ, mạch nổi, yếu. Ngoài bài thuốc trên, có thể chữa theo cách
sau:
- Hương nhu, hậu phác, bạch biển đậu (đậu ván trắng), rau má tươi mỗi thứ 20 g,
quả dành dành (sao vàng) 12 g. Tất cả cho vào ấm, đổ 600 ml nước, sắc còn 300
ml. Người lớn chia thành 2 lần, trẻ nhỏ chia thành 3-4 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa trúng nắng
Triệu chứng trúng nắng xuất hiện đột ngột; bệnh nhân bỗng nhiên ngã lăn, mê man bất tỉnh, sốt cao,
mồ hôi vã ra như tắm, thở dốc, khát nước, lưỡi đỏ, mạch yếu. Có thể sử dụng bài thuốc nam sau
đây:
Hương nhu, hậu phác, bạch biển đậu, rau má tươi mỗi thứ 12 g, quả dành dành (sao vàng) 8 g, bố
chính sâm (tẩm nước gừng, sao vàng) 20 g, mạch môn (bỏ lõi, sao vàng) 10 g, ngũ vị tử 6 g, rễ đinh
lăng 16 g. Tất cả cho vào ấm, đổ 800 ml nước, sắc còn 400 ml. Người lớn chia thành 2 lần, trẻ nhỏ
chia thành 3-4 lần uống trong ngày.
Lá tre có tác
dụng thanh
nhiệt, chữa
cảm nắng.

×