Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Một số bài thuốc nam chữa tiếu chảy cấp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.78 KB, 6 trang )

Một số bài thuốc nam chữa tiếu chảy cấp

Về mùa lạnh, trẻ em dễ bị tiêu chảy cấp do mặc không đủ ấm, thức ăn nấu
không kỹ hoặc để lạnh. Theo y học cổ truyền, tiêu chảy do lạnh xảy ra khi hàn
thấp xâm nhập vào trung tiêu. Trẻ em trung khí kém nên dễ sinh đau bụng, đi
ngoài lỏng.
Dưới đây là một số bài thuốc nam đơn giản để điều trị chứng tiêu chảy cấp
do lạnh ở trẻ em:
- Vỏ quýt khô 10 g, búp ổi 20 g, gừng tươi (nướng chín) 10 g.
Cho 1 bát nước, đun sôi kỹ còn nửa bát, uống nóng.
- Gừng tươi (nướng cháy vỏ) 8 g. Riềng, củ sả, búp ổi mỗi thứ 12 g, sao
vàng. Đổ 500 ml nước, sắc còn 200 ml, uống 2 lần trong ngày.
- Nụ sim 8 g, búp ổi 15 g, hoắc hương 15 g. Cho 500 ml nước, đun kỹ, còn
200 ml, uống 2 lần trong ngày, uống nóng.
- Lá hoắc hương 50 g, lá tía tô 20 g, bán hạ 20 g, vỏ vối 10 g.
Tất cả tán bột, rây mịn, dùng nước hồ thành viên. Trẻ em uống ngày 4 g,
chia 2 lần. Chữa tiêu chảy do lạnh, có đau bụng nôn mửa, đầy bụng, ợ chua.
- Gạo rang vàng sẫm 50 g, chè xanh 30 g, gừng nướng 10 g, đường đỏ 20 g.
Cho 500 ml nước, sắc kỹ còn 250 ml, uống lúc nóng, 4 lần trong ngày.
Những nguy cơ gây tiêu chảy cấp ở trẻ em


Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, nhất là trẻ
em dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy trong mùa hè, mùa
đông rất cao. Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn “khống chế” được
các yếu tố gây tiêu chảy cấp cho trẻ.

Đường lây truyền:
Bệnh tiêu chảy có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Nó có thể gây nên những
vụ đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh cao và tử vong ở mọi lứa tuổi nếu không có những
biện pháp vệ sinh dập dịch kịp thời.


Đường lây truyền “kinh điển” nhất là đường phân - miệng. Do ăn phải thức
ăn, nước uống bị nhiễm virus, vi khuẩn, trẻ bị tiêu chảy và nếu thức ăn, nước uống
khac bị tiếp xúc với nguồn lây này, đứa trẻ ăn phải sẽ bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh:
Theo PGS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi ĐH Y, trẻ từ 6 -
11 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất, khi trẻ bắt đầu ăn sam.
Những trẻ em bị suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn so với những
đứa trẻ khác và thông thường, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn, hậu quả xấu nhất có
thể dẫn đến tử vong nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Nếu trẻ đang ở trong tình trạng bị suy giảm miễn dịch tạm thời (sau khi bị
sởi, bị AIDS…) cũng dễ bị virus tiêu chảy tấn công.
Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa dư. Ở vùng ôn đới, vào mùa
nóng, bệnh tiêu chảy thường do vi khuẩn gây ra, còn vào mùa lạnh, tác nhân gây
tiêu chảy lại do virus gây nên. Còn ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây
nên xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao
điểm vào mùa khô lạnh.
Ngoài những nguyên nhân trên, theo PGS.TS Khánh, nhiều tập quán ăn
uống, chăm sóc của người lớn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy
cấp ở trẻ em.

Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp:
Cho trẻ bú chai: Chai và bình sữa rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường
ruột, hơn nữa, nó lại rất khó đánh rửa, vì vậy, khi cho sữa vào rất dễ bị ô nhiễm.
Nếu trẻ không uống hết lượng sữa trong bình một lúc, nên bỏ ngay lượng sữa còn
lại, nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy phát triển.

×