Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh hoàng bún bẩn Đồng Nai: Công nghệ “đầu độc” thực khách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.43 KB, 5 trang )

Kinh hoàng bún bẩn Đồng Nai: Công nghệ “đầu độc” thực khách
Sau nhiều lần "hóa trang" chúng tôi mới tiếp cận được một lò bún bẩn
cung cấp hàng chục tấn bún mỗi ngày cho thành phố.
“Tận mục sở thị” cảnh chế biến bún bẩn chúng tôi mới biết những sợi bún
trắng nõn nà được trộn lẫn với nhiều loại hóa chất độc hại.


Bột tẩy đường, làm dai, xốp, bảo quản lâu.
Tại Đồng Nai có hai lò chế biến bún bẩn nổi tiếng với “công nghệ kinh dị”
là lò bún của U.L (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) và bà Y. (thị xã Long Khánh,
Đồng Nai). Lò bún của bà U.L thuộc ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm
Mỹ, Đồng Nai nhưng hằng ngày vẫn cung ứng cho thị trường TP HCM cũng
như Đồng Nai hàng chục tấn bún bẩn.

Tại lò, nhiều táng bún nóng hổi vừa được chế biến xếp la liệt dưới đất. Hàng
chục chiếc rổ nhựa đầy bún để ngay phía dưới nền nhà ướt át, dơ bẩn. Hãi
hùng hơn, dưới nền nhà có rất nhiều bao bột được chế biến ướt nhẹp, đóng
thành từng tảng bắt đầu được đưa vào chế biến. Bà U.L cho biết trước khi
đưa vào đánh thì phải cho bột tẩy trắng, bột làm dai và phụ gia bảo quản thì
bún mới có chất lượng và để lâu được.

Còn những nhà hàng nào muốn cho thực khách ăn bún thơm thì chỉ cần cho
thêm dung dịch “Hương nếp” vào là bảo đảm bún thơm phức mùi gạo nếp
thượng hạng. Theo bà U.L, một mẻ 50kg bún thì cho khoảng 200ml bột nếp,
100gr chất dai, 100gr chất nở, 200gr trứng mốc (chất bảo quản chống thiu),
2 muỗm bột vàng (còn gọi là Tinopal – chất tẩy) là bún vừa thơm và có thể
để hàng tuần không thiu.


Những rổ bún được sắp lên xe để mang đi tiêu thụ.


Chúng tôi tiếp tục thâm nhập xưởng chế biến của bà Y – một lò bún nổi
tiếng ở thị xã Long Khánh, Đồng Nai cung cấp cho thị trường hàng chục tấn
mỗi ngày. Bà Y khoe, bún để 2-3 ngày không thiu vì được tẩm hóa chất. Bà
Y nói như đinh đóng cột: “Nếu các anh làm ăn lớn, mua số lượng
500kg/ngày thì tôi để chắc giá 7.000đ/kg. Bao nhiêu tấn bún cũng có”. Sau
khi ra về, chúng tôi thấy một số công nhân đang ăn mì tôm. Khi được hỏi,
sao không ăn bún thì nhận được câu trả lời: “Ăn bún ở đây ngắn sống
lắm!”…

Sau khi tìm hiểu thông tin của một số thương lái, chúng tôi đến “Cửa hàng
hoá chất H.H – chuyên mua bán các loại hoá chất: Tẩy rửa màu – mùi – thực
phẩm, công nghiệp” do bà chủ tên H (khoảng 40 tuổi, ở khu phố 2, phường
Tân Biên, TP Biên Hoà, Đồng Nai) để tìm hiểu. Bà H lấy một bao nhỏ bột
khoảng hơn 1kg rồi nói: “Cái này là bột “trứng mốc”, giá chỉ 44.000đ/kg.
Người ta thường mua về chế biến bún và làm bánh trung thu mà để lâu nó
vẫn tươi roi rói”.

Bà H còn mang ra một bình 5kg ghi tên “Hương nếp” có dạng lỏng màu
trong suốt. Bà H nói: “Nếu một cối 50kg bột thì chỉ cần cho khoảng 5
muỗng “Hương nếp” thì dù có bao nhiêu “trứng mốc” thì bún vẫn thơm. Cái
này có giá 220.000đ/lít. Phải cho chất TKL – 40 tạo bún khô, dai, chống ẩm
ướt. “Hóa chất này có thể giúp cho bún dai, hầu hết lò bún nào cũng tới chỗ
tôi mua loại hóa chất này. Đảm bảo với các chú sau khi cho chất này vào thì
bún ăn ngon lắm, khỏi chê. Tôi chuyên bán cho những cơ sở sản xuất bún ở
TP HCM”, bà H khẳng định.

Hiện bún bẩn và hóa chất độc hại đang bán tràn lan trên thị trường. Trong
thời gian này, đã có nhiều người tại TP HCM bị ngộ độc thực phẩm liên
quan tới bún.


Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế
công cộng (Bộ Y tế) – nói: “Các loại hoá chất trôi nổi không nguồn gốc,
xuất xứ bị cấm sử dụng nhất là với thực phẩm. Riêng Tinopal (thường được
các cơ sở làm bún, mỳ sử dụng) là loại hóa chất tẩy rửa trong công nghiệp,
dùng làm trắng, sáng sản phẩm và không được phép lưu hành. Tinopal là
chất tẩy nên khi sử dụng trong “công nghệ” làm trắng bún thì khi ăn phải
hóa chất này sẽ bị tẩy ruột và làm tổn thương các tế bào, tạo cơ hội cho các
mầm bệnh tấn công”.

×