Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷ lệ 1:1000, 1:2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.3 KB, 57 trang )

Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế được.Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các ngành
kinh tế, xã hội. Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm
tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính,
đượ
c xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở để giải quyết các
mối quan hệ tự nhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử
dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyề
n sử dụng đất, thanh tra
giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác.
Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành địa
chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản
lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân trên
phạm vi cả
nước.
Trong những năm gần đây bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn
bản pháp quy, các quy định và quy phạm để áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn
ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho công tác,
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho các cấp,
các ngành và người sử dụng đất.
Thực hiện theo chỉ đạo của b
ộ Tài Nguyên và Môi Trường đối với yêu cầu quản lý
nhà nước về đất đai, tháng 6 năm 2008 sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng
đã xây dựng và trình bộ”



Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
quản lý đất đai giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015, tỉnh Sóc Trăng”. Dự án đã
được bộ thẩm định và uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt năm 2008. Huyện Kế
Sách là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện dự án, kết hợp với xí
nghiệp Trắc Đị
a Bản Đồ 301-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình.
Được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sư chấp thuận của xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ
301, tôi chọn thưc hiện đề tài “đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ-huyện Kế
Sách-tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷ lệ 1:1000, 1:2000”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ranh giới, vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất của từng chủ sử
dụng đất, hiện trạng quỹ đất, diện tích các loại đất và phạm vi ranh giới hành chính các
khu đo lên bản đồ địa chính.
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ toàn đạc
trực tiếp, sử dụng máy toàn đạc điện tử và các phần m
ềm chuyên dụng, thực hiện theo
đúng tiêu chuẩn, quy phạm của ngành.
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 2
Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ, phục vụ chức năng quản lý nhà nước về đất đai,
thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch sử
dụng đất, xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu các công nghệ mới trong việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính .
Đố
i tượng nghiên cứu
Các yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính theo quy phạm thành lập bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2008.
Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên khu đo tỉ lệ 1:1000, 1:2000
thuộc địa bàn xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng.





























Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 3
PHẦN I :
TỔNG QUAN

I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1.Cơ sở khoa học
1.Các Khái niệm liên quan
Bản đồ là hình ảnh về mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy luật
toán học xác định, chỉ rõ sự sự phân bố trạng thái mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.
Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản
đồ gốc được đo vẽ bằng cả
phương pháp đo vẽ trực tiếp và đo vẽ bằng ảnh máy bay. Bản đồ địa chính cơ sở
thường được gọi là bản đồ gốc đo vẽ địa chính. BĐĐC cơ sở là bản đồ được hình
thành từ kết quả chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ. BĐĐC cơ sở là tài liệu c
ơ bản để
biên vẽ, biên tập, đo bổ sung thành lập BĐĐC theo đơn vị hành chính cơ sở : xã,
phường, thị trấn.
Bản đồ địa chính là sự biểu thị bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, diamat hệ
thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố địa lý khác được quy định cụ
thể theo hệ thống không gian và thờ
i gian nhất định và theo chi phối của pháp luật.
Bản đồ địa chính là loại bản đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình được thành lập theo đơn vị
hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Bản đồ địa chính phải đáp ứng được cả ba mặt tự
nhiên, kinh tế và pháp lý.
Mảnh bản đồ trích đo là bản vẽ trích đo từ bản vẽ địa chính có thể là 1 thử
a hoặc
nhiều thửa, có tỷ lệ lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính.
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác đinh trên thực địa

hoặc được mô tả trên bản đồ địa chính.
2. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
a. Phương pháp toàn đạc
Là phương pháp sử dụng máy toàn đạ
c điện tử các trong đo góc, đo cạnh các điểm
chi tiết và vẽ sơ họa sau đó sử dụng các phần mềm xử lý. Hiện nay, phương pháp này
được sử dụng phổ biến, tốc độ đo vẽ nhanh nhờ các thiết bị đo hiện đại.
b. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không
Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp vớ
i phương pháp đo đạc bổ
sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trong những phương
pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được số
công việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ. Tuy nhiên, phương
pháp này phụ thuộc vào địa hình và ngoại cảnh khi bay chụp, thích hợp cho các vùng
đất nông nghiệp, lâm nghiệp,

đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng.
c. Phương pháp đo bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS–Global Positioning
System)
Là hệ thống định vị toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng
kết hợp với thiết bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên bề
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 4
mặt trái đất.Tại vị trí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các phía không bị
che khuất và số vệ tinh tối thiểu xuất hiện tại thời điểm là 4 vệ tinh. Phương pháp đo
định vị toàn cầu (GPS) được áp dụng cho những khu đo có diện tích lớn .
3.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
* Hệ quy chiếu
Căn cứ Quyết định số 83/2000/Q
Đ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 cả nước sử

dụng chung hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia mới hệ VN-2000 các tham số chiếu
sau:
Ellipsoit quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 (World Geodetic Systems – 84) toàn
cầu có kích thước như sau:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m.
+ Độ dẹt :
α
=
1
298,257223563

+ Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005.10
8
m
3
s
-2
.
+

Tốc độ góc quay quanh trục:
ω
= 7292115,0 x 10
-11
rad/s

Kinh tuyến gốc (0
0
) được quy ước là kinh tuyến trục đi qua Grinuyt.
Điểm gốc tọa độ quốc gia : Điểm N

00
đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa
chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Điểm gốc hệ tọa độ phẳng có X=0 km, Y=500 km.
Điểm gốc của hệ độ cao là độ cao của điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu, Hải Phòng.
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 được thành
lập ở múi chiếu 3
o
trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và độ
cao nhà nước hiện hành

* Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng S trên bản đồ và chiều dài thực S
của nó trên thực địa, ký hiệu là 1:M
bd.

Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính : phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác
quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế,
về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu vực,
mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát tri
ển kinh tế, quy hoạch sử
dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù
hợp. Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng
một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị
hành chính xã.
Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
1. Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất
nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản
xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp
xen k

ẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là
1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công
trình.
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 5
2. Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:
a) Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo
quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc
1:500.
b) Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá
quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặ
c 1:1000.
c) Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000.
3. Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000
hoặc 1:10000.
4. Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được
đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu
duyên hả
i có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000.
5. Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa,
đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm xen kẽ
giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ
cho toàn khu vực.
Ngoài qui định chung về t
ỷ lệ cơ bản của bản đồ địa chính nêu trên, trong mỗi đơn
vị hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính do có những thửa đất nhỏ, hẹp xen
kẽ có thể trích đo riêng từng thửa đất nhỏ hẹp đó hoặc một cụm thửa hay một khu vực
ở tỷ lệ lớn hơn.
* Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản
đồ

Bản đồ địa chính gốc

a) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng
tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6
km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là
60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha.
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là
dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số
chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem phụ lục
2). Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y =
500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh (xem phụ l
ục 1b).
b) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là
3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ
là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ
tỷ
lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10 (xem phụ lục 2).
c) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 6
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x
1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là
50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ t
ỷ lệ 1:2000 bao gồm số

hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ lục 2).
d) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản
đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ t
ự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ lục 2).
đ) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 0,25 x 0,25 km tương ứng vớ
i một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của
bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngo
ặc đơn (xem phụ lục 2).
e) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của
bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới. Số
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa
chính gốc là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung trong của bản đồ địa chính
lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh đồ địa chính gốc theo quy

phạm là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là các mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính
xã có độ gối phủ là 20 hoặc 40 cm ở mỗi c
ạch khung bản đồ).
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện -
Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính gốc, đánh số như bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh
theo đơ
n vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn
vị hành chính xã.


Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 7
4. Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính gồm:
1. Lưới toạ độ và độ cao nhà nước các hạng.
2. Lưới địa chính, lưới độ cao kỹ thuật.
3. Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh (gọi chung là lưới khống chế đo vẽ).

5. Các yếu tố nội dung bản đồ địa chính
Các y
ếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000,
1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm:
1. Cơ sở toán học của bản đồ;
2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao
kỹ thuật, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mố
c ổn
định;
3. Địa giới hành chính các cấp, mốc ĐGHC; đường mép nước thủy triều trung bình
thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính

giáp biển);
4. Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ
lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quy hoạch sử dụng đất;
5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự th
ửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố
nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với
đất;
6. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
7. Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có).
6.

Vai trò và ý nghĩa bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai:
• Thống kê đất đai
• G iao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức.
• Dựa vào BĐĐC để đăng ký cấp giấy CNQSDĐ đất ở, quyền sở hữu nhà ở..
• Dựa vào BĐĐC xác nh
ận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động
quyền sử dụng đất.
• Tác dụng lâp quy hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân
cư, quy hoạch giao thông thuỷ lợi.
• BĐĐC là tài liệu để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết.
I.1.2.Cơ sở pháp lý
Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 về hoạt độ
ng đo đạc và bản đồ.
Luật Đất Đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất
đai năm 2003.

Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 8
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn , chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của thủ tướng chính phủ về việc
ban hành danh mục và mã số
các đơn vị hành chính Việt Nam.
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính hướng
dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN-2000.
Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn
kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ ban hành ngày
12/2/2007.
Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và
1:10000 của Bộ Tài Nguyên và Môi Tr
ường ban hành tháng 11 năm 2008.
Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường ban hành theo quyết định 719/1999/QĐ-Đc ngày 30/12/1999.
Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT, ngày 27/02/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84 và
hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
I.1.3.Cơ sở thực tiễn
Quá trình biến động đất đai diễn ra trên
địa bàn xã lớn đòi hỏi địa phương cần có
những cập nhật để giải quyết
Cơ sở cho việc thành lập HSĐC, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản
lý của địa phương nói riêng và nhà nước nói chung
I.2.KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

I.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
Xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích tự nhiên là 2931.74ha có
vị trí địa lý nằm trong khoảng từ
Từ 10º03’38’’ đến 10º14’45’’ độ vĩ bắc
Từ 105º22’47’’ đến 105º33’45’’ độ kinh đông
Phía bắc giáp xã Nhơn Mỹ-huyện Kế Sách
Phía đông giáp huyện Long Phú
Phía tây giáp thị trấn Kế Sách
Phía nam gáp huyện Mỹ Tú
2.

Địa hình
Khu đo thuộc đồng bằng tây nam bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao
trung bình từ 1,0-1,2m so với mặt nước biển, trong địa bàn xã hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt liên thông nên chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều.

Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 9
3.Chất đất
Đất đai phần lớn là đất đai phù sa xen lẫn là các vùng đất nhiễm phèn và nhiễm
mặn ít, ngoài ra còn có các vùng sình lầy do ứ đọng nước.Mùa khô đi lại tương đối dễ
dàng, mùa mưa đất trở nên sình và dính, đi lại rất khó khăn.
4. Thực phủ
Khu đo có độ che phủ khá cao, ở các khu vực dân cư và gần cụm dân cư chủ yếu
trồng lúa nước, trồng màu và các loại cây ăn quả
.
5.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển, với nền nhiệt độ cao và lượng
mưa lớn.
6.

Đặc điểm giao thông
Là xã thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nên cũng như các địa phương khác xã An
Mỹ có cả hệ thống kênh rạch chằng chịt liên thông với nhau, thuận tiện cho giao thông
đường thuỷ. Một số tuyến đường trong xã đã được làm bêtông.
I.2.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội
Mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và một số ít là người dân tộc Khơ
Me sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ, nền kinh tế thuộc loại trung bình của khu
vực.Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều.
Là xã thuần nông, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn,
dân cư trong xã sông tập trung theo ấp và ven các đường giao thông, kênh lớn, nghề
nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp. Hiện tỉnh đã có kế hoạch xây dựng cụm công
nghiệp Kế Sách, đây là điều kiện thuận lợi cho xã giải quyết việc làm cho lực lượng
lao động và phát triễn kinh tế xã hội của xã.
I.2.3.Sơ đồ vị trí khu đo xã An Mỹ-huyện Kế Sách-Tỉnh Sóc Trăng
(Phụ lục 4)
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình thành lập bản đồ địa chính
- Tham gia xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống lưới địa chính
- Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ cấp 1, cấp 2.
- Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính.
- Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm chuyên dụng.
- Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng bản đồ
I.3.2. Phương tiện nghiên c

ứu
1.Tình hình tư liệu
a.Tư liệu trắc địa
* Tư liệu toạ độ,

độ cao nhà nước :
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 10
Trong khu đo các điểm độ cao nhà nước sau :
Điểm toạ độ hạng II nhà nước gồm : 02 điểm (II-58, II-59)
Điểm địa chính cơ sở gồm 21 điểm được xây dựng từ năm 1996 đến năm 2002
bằng công nghệ GPS có độ cao đo bằng công nghệ GPS tương đương độ cao thuỷ
chuẩn hạng IV nhà nước, năm 2002 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã tính toán bình
sai lại trên hệ toạ độ
mới VN-2000, múi chiếu 6º, kinh tuyến trục 105º30’.
Các điểm độ cao nhà nước thi công từ năm 2003 đến 2004 gồm :
Có 7 điểm hạng III có số hiệu : III(CT-ĐN)4 đến III(CT-ĐN)10
Có 5 điểm hạng IV có số hiệu : IV(HQ-PQ); IV(ĐH-KS)1; IV(ĐH-KS)2;IV(ĐH-
KS)3; IV(KS-AT)1.
Ngoài ra gần biên khu đo còn có các điểm độ cao hạng II là : II(CT-ST)7 và II(TV-
ST)7.
* Tư liệu các điểm địa chính
Điểm địa chính hạng I, II cũ được xây dựng từ
năm 2002 đến năm 2003 bằng công
nghệ GPS, hệ toạ độ VN-2000 múi chiếu 3º kinh tuyến 105º30’
Lưới địa chính I có 23 mốc qua khảo sát tìm thấy 14 mốc còn tốt có khả năng sử
dụng được, 09 mốc bị mất hoặc không tìm thấy
lưới địa chính II toàn huyện có 70 mốc, đã tìm được 46 mốc còn tốt có thể sử dụng
được, 24 mốc đã bị mất hoặc không tìm thấy.
Để đáp ứng cho yêu c

ầu thành lập bản đồ địa chính trên khu vực xí nghiệp Trắc
Địa Bản Đồ 301-công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình đã tiến hành đo bổ sung hệ
thống các điểm lưới địa chính trên khu vực.
b.Tư liệu bản đồ
* Bản đồ địa hình
Trong địa bàn huyện có các bản đồ địa hình sau :
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000 lưới chiếu Gauss, hệ toạ độ HN-72, kinh tuyến tr
ục
105º00’ sản xuất năm 1993 chỉ dùng để tham khảo.
Bản đồ địa hình cơ sở tỷ lệ 1:5000 dạng số lưới chiếu UTM, hệ toạ độ VN-2000
kinh tuyến trục 105º00’, thành lập năm 2007-2008 bằng phương pháp vector hoá trên
bình đồ ảnh vệ tinh QuickBird kết hợp với đo vẽ địa hình ở ngoại nghiệp .
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000, 1:50000, 1:100000, 1:250000 hệ toạ độ VN-2000,
múi chi
ếu 6º, kinh tuyến 105º phủ trùm khu đo. Bản đồ ở dạng số do Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường thành lập bằng phương pháp biên vẽ, hiệu chỉnh, chuyển hệ.
Các loại bản đồ hệ VN-2000 được dùng để tham khảo và thiết kế thi công.
* Các loại bản đồ do địa phương xây dựng :
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005
Bản đồ hiện trạng sử dung đất 2005 được xây d
ựng ở các tỷ lệ :
Cấp xã được xây dựng ở các tỷ lệ 1:10000
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT
ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường dùng để tham khảo khi thiết kế
và lựa chọn tỷ lệ đo vẽ .
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 11
Bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hành chính
Bản đồ địa giới hành chính : bản đồ địa giới hành chính được xây dựng ở cấp
huyện và xã

Bản đồ địa giới hành chính cấp xã :

được thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1:5000 lưới chiếu Gauss, toàn huyện có 164 tờ được thành lập từ tháng 5 năm 1995
Bản đồ hành chính
Bản đồ được thành lập năm 2007 theo đơn vị hành chính cấp huyện ở tỷ lệ 1:25000
* Tư liệu ảnh hàng không
Trên địa bàn huyện Kế Sách nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung từ năm 1980 trở
lại đây đã chụp ảnh máy bay để phụ
c vụ các công trình dự án nhà nước và địa phương
Phân khu N22 bay chụp năm 1981, tỷ lệ ảnh trung bình 1:5000 nhằm phục vụ
thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Phân khu C5B và C5N bay chụp tháng 4 năm 1990, tỷ lệ ảnh trung bình 1:10000
nhằm phục vụ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Nhìn chung ảnh chụp đã lâu, lạc hậu so với thực tế sử dụng đất của địa phương do
đ
ó không sử dụng các tư liệu này
* Bản đồ địa chính
Đo đạc bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ 1:5000 phủ kín ranh giới các xã
trong huyện Kế Sách, bản đồ được thành lập từ năm 1992 đến năm 1995 bằng phương
pháp điều vẽ trực tiếp từ ảnh hàng không bay chụp năm 1990 sau đó scan lên giấy và
không được nắn chỉnh vì vậy độ chính xác của b
ản đồ rất thấp, không thể khai thác sử
dụng, vì vậy cần phải đo vẽ lập bản đồ địa chính mới. Hiện nay sản phẩm này vẫn
được lưu trữ tại huyện và các xã.
2.Thiết bị thu thập số liệu
Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công với xí nghiệp Trắc Địa
Bản Đồ 301-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình được trang bị các thiết bị sử
dụng như sau : Máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS-226, SOUTH NTS-305B, mia
gương, thước thép...Các thiết bị, máy móc này được kiểm tra và hiệu chỉnh đảm bảo

độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng.
Bảng 1: Các thông số kỹ thuậ
t của máy toàn đạc điện tử
Tên máy Độ phóng đại
Độ chính
xác đo góc
Độ chính
xác đo cạnh
Tầm ngắm
trung bình
GTS-226

30X 6’’ 5mm+2.D.10
-6
3000 m
NTS-305B 30X 5” 3mm+2.D.10
-6
2000m
(
Nguồn : luận chứng KT-KT
)



Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 12
3. Các thiết bị xử lý, tính toán, biên vẽ thành lập bản đồ địa chính
a. Phần cứng
Máy vi tính Pentium IV, VGA card 128 MB, Hard Disk 80 GB, Ram 1 GB và
Monitor 17 inch. Ngoài ra còn có máy in, dây cáp truyền tải dữ liệu từ máy toàn đạc

điện tử vào máy tính.
b.Phần mềm
Phần mềm bình sai Picknet
Đây là phần mềm do các tiến sĩ, kỹ sư khoa Mỏ Địa Chất trường đại học Mỏ Địa
Chất Hà Nội viết từ năm 1989 và liên tục được cả
i tiến hoàn chỉnh cho tới nay, nó là
chương trình chuyên xử lý các mạng lưới trắc địa, phần mềm này đã xử lý được hàng
chục ngàn điểm khống chế toạ độ và độ cao trên cả nước. Nó có các tính năng sau
Có thể bình sai mạng lưới hàng ngàn điểm với thời gian ngắn
Tự động tính sai số khép hình, phát hiện và dự báo sai số
Có thể nhập và biên tập số liệu ngay trên file hệ thống
In sơ
đồ lưới ra máy in
Kết quả tính toán được in theo quy định về thành lập bản đồ địa chính
Giao diện tiếng việt
Các file của phần mềm picknet
• *.dat: là file cơ bản chạy trên phần mềm
• *.xy: là file chứa toạ độ tramk máy sau bình sai
• *.kl: là file kết quả tính toán khái lược, phát hiện và dự báo sai số
• *.bs: là file chứa kết quả sau bình sai, các bảng trị đo, số hiệu trạm đo và trị
bình sai góc
*Ph
ần mềm Microstation
-Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh
cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
-Microstation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb,
MSFC, Mrfclean,Mrfclean,famis.. chạy trên đó.
-Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh
raster, sửa chữa, biên tập dữ liệ
u và trình bày bản đồ.

-Microstation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ phần
mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)
-Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của
Microstation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường,
dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng
đối vớ
i một số phần mềm khác (Mapinfo, AutoCAD, CorelDraw, Freehand…) lại
được giải quyết một cách dễ dàng trong Microstation
-Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file
chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 13
được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa
các file bản đồ
* Phần mềm Famis

"Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Software -FAMIS ) " là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
a. Giới thiệu về Famis
Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ
sơ địa chính bao gồm 2 phần mềm lớn :
- "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Software - FAMIS ) " có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,
xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công
đoạn từ
sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ
sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ
sở sở dữ liệu vẽ bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất
-

"Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Cadastral Document Database
Management System CADDB" là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin vẽ hồ
sơ địa chính. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập bộ hồ sơ địa
chính. Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận sử
dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất .v.v
b. Các chứ
c năng của phần mềm Famis
Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :
+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
- Quản lý khu đo:
FAMIS quản lý các số liệu theo khu đo. Một đơ
n vị hành chính có thể được chia
thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu đo có thể lưu trong một hoặc nhiều file dữ
liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh
nhầm lẩn.
- Thu nhận số liệu trị đo:
Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến hiệ
n nay như các sổ đo
điện tử, cad nhớ, số liệu đo thủ công ghi trong sổ đo, phần mềm xử lý trị đo phổ biến
SDR của DATACOM.
- Xử lý hướng đối tượng:
Phần mềm cho phép người dùng bật tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo
trên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã : Mã định
nghĩa đố
i tượng mà mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo
qua quá trình xử lý.
- Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo.
FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.

Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 14
+ Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực
tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
+ Phương pháp 2 : qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với
một bản ghi trong bảng này.
- Công cụ tích toán:
FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán : giao hội (thuận
nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt c
ạnh thửa .v.v. Các
công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với
các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam.
- Xuất số liệu:
Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau : máy in, máy vẽ. Các số
liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với
các hệ thống phần mềm khác nh
ư SDR.
- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ:
Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua : tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng
vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa
chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin
này.
* Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệ
u bản đồ địa chính:
- Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản
đồ địa chính.
Từ các hệ thống GIS khác FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file
dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO, MIF của phần
m

ềm MAPINFO, DXF, DWG của phần mềm AutoCAD, DGN của phần mềm GIS
OFFICE .
Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số
công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như :
ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ
(GEOVEC MGE-PC).
- Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn.
FAMIS cung c
ấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân
lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính.
- Tạo vùng, tự động tính diện tích.
Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa.
Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi
bất kỳ. Cấ
u trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số
vector.
- Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ.
Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation
nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả.
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 15
- Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ ).
Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa
các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
- Thao tác trên bản đồ địa chính.
Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản
đồ địa chính. Đánh số thửa tự độ
ng.
- Tạo hồ sơ thửa đất.
FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm : hồ sơ kỹ

thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực
tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính.
- Xử
lý bản đồ:
FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ.
+ Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các
phương pháp nắn affine, projective.
+ Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu.
Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả
năng biểu diễn (tô màu)
của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả
làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
+ Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng
bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện
cho trình bày và phân tích bả
n đồ.
- Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản
trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB
tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữ
a
2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa 2
hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.















Ngnh Cụng Ngh a Chớnh SVTH : Lu c Vnh Nht
Trang 16
S 1: Cu trỳc chc nng ca phn mm tớch hp o v v xõy dng bn a
chớnh Famis












































ra khỏi
xử lý tính toán
nhập số liệu
hiển thị
quản lý khu Đo

tạo mới khu đo
mở 1 khu đo đa có
mở cơ sở dữ liệu trị đo
kết nối cơ sở dữ liệu
ra khỏi
cơ sở dữ liệu trị đo
tạo mô tả trị đo
hiển thị trị đo
hiển thị bảng code
sửa chữa trị đo
nhập IMPORT
xuất export
in ấn
xóa trị đo
bảng số liệu trị đo
giao hội nghịch
xử lý code
giao hội thuận
vẽ hình chữ nhật
vẽ hình bình hnh
chia thửa
Ngnh Cụng Ngh a Chớnh SVTH : Lu c Vnh Nht
Trang 17














































xử lý bản đồ
bản đồ địa chính
đăng ký sơ bộ
tạo topology
nhập số liệu
quản lý bản đồ
hiển thị bản đồ
tạo mới một bản đồ
kết nối cơ sở dữ liệu
mở một bản đồ
chọn lớp thông tin
cơ sở dữ liệu bản đồ
export
chuyển từ trị đo vo b
import
Xóa topology
tự động tìm, sửa lỗi
sửa lỗi
tạo vùng
sửa bảng nh
ã
n
qui chủ từ nh

ã
n
sửa nh
ã
n
in bản đồ địa chính
đánh số thửa tự động
tạo khung bản đồ
tạo bản đồ địa chính
tạo hồ sơ kỹ thuật thửa
vẽ nh
ã
n thửa
tạo bản đồ chủ đề
nắn bản đồ
Ra khỏi
liên kết HSĐC
NHậP Từ HSĐC
chuyển sang HSĐC
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 18

I.3.3.Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Đây là phương pháp nghiên cứu sự kế thừa kết quả nghiên cứu của những người
nghiên cứu trước đó đã được công bố.
- Nghiên cứu bất kì trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi tham khảo, nghiên cứu thông qua
tài liệu. Những tài liệu đòi hỏi phải phù hợp với quan đểm đường lối lãnh đạo của
Đảng và nhà nước nh
ư: báo, tạp chí liên ngành cần nghiên cứu, sách, ...

* Phương pháp thống kê
- Là phương pháp thu thập tài liệu, bản đồ có sẵn, bao gồm các hệ thống sổ sách, tài
liệu có liên quan và các dữ liệu hiện hữu đang được lưu trữ trên máy tính theo định
dạng dữ liệu khác nhau (*.xls, *.doc, *.tab). Đây là bước quan trọng quyết định tính
chính xác, đầy đủ của hệ thông tin.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Dùng để tổng hợp hoá các số liệu, chỉ
tiêu thu thập được. Qua đó, chúng ta có thể
đánh giá đúng về tình hình hiện trạng đất đai trên địa bàn
- Phân cấp tài liệu thu thập được.
- Thống kê các dữ liệu, số liệu theo các tiêu thức của một cơ cấu.
- Xử lí tổng hợp tài liệu: xâu chuỗi các dữ liệu, số liệu một cách có hệ thống theo từng
nội dung cụ thể. Từ những số liệu rời rạc t
ổng hợp thành những bảng biểu thống kê,
biểu đồ đồ thị. Căn cứ vào kết quả này để tổng hợp nhận xét và kết luận.
* Phương pháp bản đồ
- Là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các thông tin về đối tượng không gian được
trình bày thông qua hình ảnh đồ hoạ, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số lưư trữ
trong hệ thống máy tính. Bản đồ là
đối tượng dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng là sản
phẩm đầu ra, nó quyết định đến tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thông tin đất
đai. Do đó, việc xử lý dữ liệu bản đồ đầu vào là rất quan trọng.
* Phương pháp chuyên gia
- Là phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn tham khảo ý kiến các chuyên gia
những người có kinh nghiệm trong thực tiễn để tìm hiểu vấn đề
trong nghiên cứu
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như : phương pháp dóng hướng, phương pháp
tọa độ vuông góc, phương pháp giao hội cũng được dùng để bổ sung và kiểm tra.








Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 19
PHẦN II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1. Quy trình công nghệ
- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu:
1. Giai đoạn chuẩn bị
- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình quy phạm các văn bản pháp
lý, điều tra tình hình cơ bản khu đo.
- Kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực.
2. Giai đoạn thiết kế
- Thiết kế sơ bộ, khảo sát thực địa,
đánh giá tình hình khu đo, khả năng bố trí và sử
dụng lưới…
- Thiết kế kỹ thuật chi tiết, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và trình duyệt.
3. Giai đoạn thi công
- Xác định ranh giới, phạm vi khu đo.
- Đo đạc hệ thống lưới khống chế.
- Bố trí lưới ra thực địa, tiến hành chọn điểm, chôn mốc, dựng tiêu.
- Xử lý số liệu, tính toán bình sai, xây dựng b
ản vẽ.
- Thực hiện đo chi tiết bản đồ địa chính ở các tỷ lệ.
- Hoàn chỉnh bản đồ gốc, tính toán diện tích.
- Kiểm tra kết quả công tác nội nghiệp.

- Nghiệm thu, đánh giá chất lượng thành quả.
Ngoài các bước cơ bản trên còn một số bước bổ sung cho phù hợp với phương pháp
và thiết bị, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian.













Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 20
Sơ đồ 2 :

Quy trình thành lập bản đồ địa chính theo Quy phạm thành lập bản đồ
địa chính .

























Tuy nhiên đây chỉ là quy trình thành lập BDĐC chung do bộ quy định. Dựa theo
tình hình thực tế của khu đo và để thuận lợi cho công tác đo đạ
c
xí nghiệp trắc địa bản
đồ 301-Công ty đo đạc địa chính và công trình đã thành lập BĐĐC theo sơ đồ dưới
đây :







Công tác chuẩn bị

Khảo sát thiết kế yêu cầu kỹ thuật
Xác định ranh giới hành chính
Xác định ranh giới khu đo
Chọn lọc các yếu tố địa chính
Xây dựng hệ thống lưới địa chính
Đo vẽ chi tiết
Kiểm tra chất lượng đo vẽ
ngoại nghiệp
Nghiệm thu, đánh giá kết quả
Kiểm tra, nghiệm thu,
hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc
Tính toán diện tích
kiểm tra phần công việc nội
nghiệp
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 21
Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc
Trăng theo luận chứng KT-KT




































Lập các biểu thống kê,
xuất hồ sơ
Kiểm tra, nghiệm thu
Tạo bản đồ địa chính
Đo vẽ chi tiết,
nhập thông tin
Giao nộp sản phẩm,

chu
Chuẩn bị
Tổ chức triển khai
- Tuyên truyền mục đích ý nghĩa;
- Thông báo cho dân chuẩn bị giấy tờ QSDĐ đã có, thống
nhất ranh đất giữa các chủ;
- Kế hoạch triển khai từng xã, ấp.
Thu thập các tài liệu sau:
- Thiết kế kỹ thuật, các văn bản liên quan;
- Tài liệu lưới mặt phẳng, độ cao;
- Các loại bản đồ đã có;
- Các quyết định giao, thu hồi đất;
- Các quyết định hành lang an toàn công trình, lộ giới, hạn
mức giao đất ở, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa,
Lập lưới khống chế
- Lập lưới khống chế đo vẽ.
- Kiểm tra nghiệm thu các cấp
- Cắt mảnh, tiếp biên, biên tập bản đồ địa chính;
- Đánh số thửa chính thức, tính diện tích;
- Xuất Hồ sơ kỹ thuật (nếu có);
-
Lậpsổ điềutradã ngoại;
- Xác định ranh hiện trạng thửa đất, đánh dấu mốc ranh.
- Xác định ranh pháp lý (nếu có);
- Đo ranh thửa đất và các yếu tố nội dung bản đồ địa chính.
- Thu thập thông tin thửa đất;
- Chuyển vẽ thửa đất;
- Vẽ lộ giới, địa giới;
- Nhập thông tin thửa đất.
- Lập bản mô tả ranh giới thửa đất, giao bản Mô tả cho chủ

sử dụng.
Kiểm tra nghiệm thu các cấp về:
- Hình thể,
- Độ chính xác ranh thửa đất;
- Các thông tin thuộc tính thửa đất;
- Sửachữa sau nghiệmthu
- Giao nhận diện tích;
- Lập các biểu theo Thiết kế kỹ thuật;
- In bản đồ;
- Cắt mảnh và biên tập file bản đồ địa chính gốc.
- Nộp sản phẩm cho chủ đầu tư;
- Chuyển tài liệu giấy và file cho tổ đăng ký.
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 22
II.2.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯỚI TOẠ ĐỘ ĐIA CHÍNH
Mạng lưới địa chính được thiết kế đo nối theo phương pháp định vị GPS đây là
phương pháp hiện đại, tiên tiến có độ chính xác tốt nhất hiện nay, so với phương pháp
xây dựng đường chuyền theo phương pháp cổ điển, phương pháp đo GPS có nhiều ưu
điểm vượt trội nhất là đối với địa bàn xã An Mỹ
-huyện Kế Sách vì các nguyên nhân
sau:
- Dễ dàng đảm bảo mật độ theo yêu cầu, tốc độ thi công nhanh, chủ động bố trí các
điểm vào các khu vực đo vẽ bản đồ địa chính theo đúng mật độ điểm cần thiết.
- Giảm thiểu việc phải phát cây thông tuyến, hoặc phải chọn vào vào vị trí gượng
ép, không ổn định, không tồn tại lâu dài vướng nhà, vướng các công trình xây dựng…
- Chủ động bố
trí được vào các khu vực cần thiết, trọng yếu, dễ dàng đảm bảo mật
độ, điểm có thể rải tương đối đều trên 1 đơn vị diện tích.
- Thuận lợi cho công tác đo ngắm và phát triễn các cấp lưới thấp hơn sau này

Điểm địa chính khi được xây dựng phải đảm bảo mật độ theo quy đinh 2.12 của
quy phạm, vị trí chọn, chôn mốc ổn định lâu dài, tạo
điều kiện tốt cho công tác phát
triễn lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết sau này.
Để tránh trường hợp số hiệu điểm địa chính bị trùng với số hiệu điểm địa chính
được xây dựng từ những năm trước đây thiết kế này quy định : số hiệu điểm địa chính
được đánh bắt đầu từ 101 đến hết,
đánh liên tục theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ
trái qua phải. Số hiệu địa chính gồm 5 chữ số : đầu tiên là 2 chữ cái viết tắt của tên
huyện Kế Sách (KS), rồi đến dấu gạch ngang, đến 3 số sau là số thứ tự của điểm.Ví dụ
KS-245 là điểm địa chính trên địa bàn huyện Kế Sách có số hiệu là 245.
Trên cơ sở các điểm toạ độ đị
a chính cơ sở đã có trong khu đo, căn cứ vào điều
2.12 quy phạm về quy định mật độ điểm cần thiết phục vụ cho đo vẽ và dựa trên kết
quả khảo sát, khu đo huyện Kế Sách cần thiết phải thiết kế mới 139 điểm địa chính
mới, riêng khu đo xã An Mỹ có 30 điểm địa chính mới.
Mạng lưới địa chính trên khu đo toàn huy
ện Kế Sách được khởi khép từ 17 điểm
toạ độ nhà nước, riêng xã An Mỹ có 2 điểm toạ độ nhà nước có số hiệu : 681521,
680575.













Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 23
Nguyên tắc xây dựng lưới khống chế toạ độ đia chính
Bảng 2 : Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới đường chuyền địa chính
STT Các yếu tố của lưới đường chuyền
Chỉ tiêu kỹ
thuật
1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn 8 km
2 Số cạnh không lớn hơn 15
3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai
điểm nút không lớn hơn
5 km
4 Chu vi vòng khép không lớn hơn 20 km
5 Chiều dài cạnh đường chuyền
+ Lớn nhất không quá
+ Nhỏ nhất không quá
+ Trung bình

1400 m
200m
600m
6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5”
7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn
Đối với cạnh dưới 400m không quá
1: 50 000
0,012 m
8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép
không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng

khép)
10”x
n

9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s] nhỏ hơn 1: 15000
(Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008)
Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền thì ưu tiên bố trí ở dạng
duỗi thẳng, hệ số gẫy khúc của đường chuyền không quá 1.8; cạnh đường chuyền
không cắt chéo nhau; độ dài cạnh đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1,5 lần,
cá biệt không quá 2 lần, góc đo nối phương vị tại điểm đầu đường chuyền phải lớn hơn
20
0
và phải đo nối với tối thiểu 02 phương vị (ở đầu và cuối của đường chuyền). Trong
trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 01 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ
phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó có 01 điểm được đo nối phương
vị).
Khi xây d
ựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS phải đảm bảo có các cặp điểm thông
hướng. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm phát sóng ít
nhất 500m. Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn
hơn hoặc bằng 75
o
. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 55
o

và chỉ được khuất về một phía..


Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt
Trang 24

II.2.1. Chọn điểm, chôn mốc
* Chọn điểm :
Các điểm địa chính được chọn, chôn ở các vị trí thoả mãn các quy định sau :
Có khả năng thông hướng với xung quanh là tốt nhất, thuận tiện cho việc phát triển
lưới khống chế cấp thấp hơn và phục vụ đo vẽ chi tiết sau này.
Vị trí đặt mốc đảm bảo ổn định lâu dài, nền bền vững chắ
c khi chôn mốc không bị
lún hoặc hư hại .
Vị trí đặt mốc nên đặt ngoài hành lang an toàn giao thông, không vi phạm lộ giới
quy định
Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm không bị che khuất là 15º(thị trường từ điểm
trạm đo nhìn lên bầu trời) trường hợp có hướng bị che khuất thì lập lịch đo phải chọn
đủ số vệ tinh tối thiểu chung cho các trạm đo đồng thời có quỹ
đạo không đi qua
hướng đó
Mốc đặt ngoài phạm vi ảnh hưởng của các đài phát sóng điện (tốt nhất là cách đài
phát sóng điện không dưới 500m)
Điểm địa chính đã được thiết kế tương đối chi tiết trên bản đồ và được khảo sát
thực tế, khi thi công vị trí điểm có thể được xê dịch, nhưng các thông số kỹ thuật phải
đảm bảo theo yêu c
ầu của quy phạm quy định.
Các điểm mốc tạo thành các cặp điểm thông hứơng nhau (nhìn thấy nhau từ mặt
đất ), chiều dài giữa 2 điểm có cạnh thông hướng nhau không ngắn hơn 300m (trường
hợp đặc biệt khó khăn cũng không dưới 250m)
* Chôn mốc
Bêtông khi đổ mốc, nắp hố ga phải đảm bảo có mác từ 200 trở lên.

Đá sỏi có kích
thước từ 10mm-30mm cát vàng có kích thước 1-5mm, trước khi trộn phải rửa sạch đá
sỏi.Tỷ lệ pha trộn nước –ximăng-cát-đá là : 0,7-1-2-4

II.2.2.

Đo ngắm, tính toán lưới địa chính
Lưới địa chính được đo bằng công nghệ GPS, đồ hình đo nối được thiết kế theo
phương pháp giao hội, các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3
điểm hạng cao, khoảng cách giữa các điểm hạng cao không đựơc dài quá 10km, trên
nguyên tắc theo đồ hình sau









: Điểm khởi
: Điểm địa chính thiết kế mới
646728
Δ
646351
Δ
864624
Δ
⊗KS-125
KS-248 ⊗
KS-248 ⊗
646351
Δ
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt

Trang 25
Các cặp điểm đo KS-248, KS-125 ở trên phải được đo đồng thời với 3 điểm hạng cao,
thời gian đo không dưới 60 phút, sơ đồ thiết kế đo nối theo bản thiết kế kỹ thuật của
tài liệu này.
Các dụng cụ như áp kế, nhiệt kế phải định kỳ kiểm nghiệm tại cơ quan kiểm định
có thẩm quyền.
Sử
dụng máy thu tín hiệu vệ tinh 1 hoặc 2 tần số (trimble Navigation 4000 SST,
SSE, SE máy GeoExplode3,…) hoặc các máy thu có độ chính xác tương đương. Quy
đinh đo, tính toán bình sai mạng lưới tuân theo các mục 4.30-4.33 quy phạm.
* Xử lý tính toán theo quy trình sau :
Tính toán bình sai theo chương trình GPS SURVEY 2.35 hoặc chương trình do Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường cho phép, theo nguyên lý bình sai bình phương nhỏ nhất.
+ Bình sai lưới trong hệ toạ độ VN-2000.
+ Kinh tuyến trục 105º 30’ múi chiếu 3º
Sau bình sai phải đảm bảo được độ chính xác theo quy định sau
Bảng 3 : Các chỉ tiêu kỹ thuật trong bình sai lưới địa chính
stt Các chỉ tiêu kỹ thuật Độ chính xác không quá
1 Sai số vị trí điểm 5 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh 1:50.000
3 Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m 0,012 m
4 Sai số trung phương phương vị 5”
5 Sai số trung phương phương vị cạnh dươi 400 m 10”

(Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008)
II.2.3.K
ết quả đat được
Bảng 4 : Kết quả các điểm tọa độ địa chính khu đo xã An Mỹ

×