Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giá đỗ ngâm chất độc từ TQ bán tràn lan ở Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.92 KB, 4 trang )

Giá đỗ ngâm chất độc từ TQ bán tràn lan ở Việt Nam
Báo chí của Trung Quốc vừa đưa tin: Cơ quan chức năng nước
này vừa phát hiện 6 cơ sở sản xuất với 25 tấn giá đỗ bẩn. Đây
là những cơ sở đã sử dụng chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử
dụng trong chế biến thực phẩm, nguy hiểm đối với sức khỏe
người tiêu dùng.
Ngày 18/4 , Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm thành phố Thẩm
Dương công bố kết quả: Những chất phụ gia có nitrit natri, urê
Urea và enrofloxacin, trong đó nitrit natri có trong giá đỗ là chất
khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một trong những
tác nhân gây bệnh ung thư.


Giá đỗ được nhiều gia đình ưa thích dùng trong bữa ăn
hàng ngày.
Tìm hiểu về những chất có trong phụ gia ngâm giá đỗ của Trung
Quốc này, phóng viên Phunutoday, đã trao đổi với một chuyên gia
nghiên cứu sản xuất nông sản an toàn – Cục quản lý chất lượng
Nông sản về những loại phụ gia này được biết:

Chất nitrit natri giống như nitrit trong rau bón nhiều đạm. Khi rau
héo thì chất natri biết thành nitrit. Ví dụ như natri nitrit (NaNO2)
hay solium nitrit có gây độc tới con người vì nó tác động đến axit
amin (đạm cắt nhỏ khi cơ thể con người tiêu hóa sẽ sinh ra những
amin), amin (R2NH) mà tác dụng với solium nitrit thì nó tạo thành
Nitroramin (R2N-N=O). Đây là một chất dễ gây ung thư vòm
họng.

Enrofloxacin là chất kháng sinh kháng vi khuẩn. Từ năm 2005
người ta đã cấm dùng cho gia cầm. Trước đây thường được dùng
chữa bệnh cho gia cầm, chó mèo nhưng vì nó ảnh hưởng đến mắt


dễ gây khiếm thị. Nhìn chung các loại kháng sinh không nên dùng
cho rau bởi sẽ dẫn đến nguy cơ gây nhờn với con người. Con
người sử dụng các thực phẩm rau củ, giá đỗ mà có chứa các chất
kháng sinh sẽ sinh ra nhờn thuốc và nếu chúng ta có mắc phải bệnh
gì đó thù rất khó chữa với các các loại vi khuẩn gây bệnh.
Tin trên VTC, tại Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội nhiều hộ gia đình
đã sử dụng loại thuốc SHS cho vào giá khiến giá đỗ mập mạp hơn,
rễ ít hơn, ủ nhanh hơn để cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Chị Tâm, bán rau ở chợ cóc Thượng Cát cho biết: "Có thuốc hết cả
đấy, em muốn làm trắng hay mập cứ vào nhà người ta mà hỏi. Hỏi
địa chỉ mua mà họ không nói, cứ thử xin chia thuốc với họ bằng
cách mua vài lọ nhỏ về cho vào giá ủ".

Đề cập đến việc mua thuốc SHS cho vào khi ủ giá ở đâu? Một chủ
làm giá cho biết: "Có người đưa đến thì mua chứ cũng chẳng biết
cụ thể, ở trong Hà Nội đi tìm là có mà. Dùng thì dùng thế thôi, chứ
nước vẫn là quan trọng nhất. Thuốc chỉ là một phần".

Tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm làm giá trắng hơn. Bác K trạc tuổi
hơn 50 cho biết: "Phải cho thuốc SHS vào ngay khi đưa vào ủ, còn
sau đó mới cho vào thì không có kết quả gì đâu".

Chị M bán tạp hóa bên đường làng hướng dẫn kỹ càng về các bước
ủ giá. Được biết, chị M đã có 1 năm đi làm thuê cho các hộ sản
xuất giá. Công việc bận rộn như có con mọn, đặc biệt việc thay
nước 6-7 lần/ ngày vào các thời điểm đã ấn định không được quên,
khiến cho những người làm giá hết sức vất vả.

Sau khi PV đề cập đến chuyện thuốc SHS, chị M cho biết: Chị có

biết loại thuốc đấy, chủ nhà quy định từng hũ cho bao nhiêu giọt,
các chị cứ việc làm theo. Chứ không biết địa chỉ bán cụ thể". Theo
lời chị M, giá có cho thuốc thường mập hơn, cân nặng hơn, còn giá
thường không cho thuốc mảnh khảnh, nhiều rễ.

Chị M nói thêm: "Ở đây chị thỉnh thoảng mua vài lạng giá sạch ở
mấy nhà gần đây làm, chứ ít khi chị quan tâm loại giá mập kia lắm.
Người mua không biết thì họ cũng cứ mua, còn nhiều người vẫn
thích mua loại giá gầy hơn".

Có mặt tại cửa hàng bán đỗ và ngô nằm sát đường Thượng Cát, PV
hỏi mua đỗ và mua thuốc. Không chút ngại ngần, người đàn ông
bán tạp hóa ở cạnh cửa háng bán đỗ thắc mắc: "Mua có nhiều
không, thuốc SHS chứ gì?", ở đây bán cả hộp lớn chứ không bán
rời".

×