I. LỜI NÓI ĐẦU.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ
28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập
quốc tế của Việt Nam. Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp
Việt Nam đã có thêm một kênh huy động vốn hiệu quả qua việc chào bán chứng
khoán để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chào bán chứng khoán đang ngày càng
trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho việc hoạt động và phát triển
của các doanh nghiệp. Tham gia hoạt động chào bán chứng khoán, các doanh
nghiệp có điều kiện được đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Do vậy, em xin chọn đề tài: “Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán
ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán đã đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn ở Việt Nam đến mức độ nào?” để làm đề tài nghiên cứu trong bài
luận này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát về hoạt động chào bán chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội
nhập quốc tế của Việt Nam. Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả huy
động và phân phối vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. thông qua hoạt động chào
bán chứng khoán các doanh nghiệp sẽ thu hút, tạo lập vốn để mở rộng sản xuất,
kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động chào bán chứng khoán đã trỏe
thành giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về vốn của
mình. Tham gia hoạt động chào bán chứng khoán còn tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Hoạt động chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán
diễn ra trên thị trường chứng khoán sơ cấp để thu hút vốn để thỏa mãn nhu cầu
về vốn của chủ thể chào bán. Thông qua hoạt động chào bán chứng khoán trên
thị trường sơ cấp, vốn của nhà đầu tư được chuyển giao cho tổ chức chào bán
thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán để huy động vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh.
1
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn
nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng
khoán rất đa dạng có thể là các doanh nghiệp, Chính phủ, Chính quyền đại
phương. Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ thể
chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.
Đối với Chính phủ, việc chào bán chứng khoán chủ yếu là việc chào bán
chứng khoán dưới dạng trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc để huy động vốn, đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ khi nguồn ngân sách Nhà nước hoặc ngân
sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Các doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ phiếu, trái
phiếu hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
để huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chào bán chứng khoán là
kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp
giải quyết khó khăn về huy động vốn, cho phép các doanh nghiệp có thể huy
động được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bớt được khâu trung gian trong việc
huy động vốn. hơn nữa, chào bán chứng khoán có khả năng đem lại cho doanh
nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định do với nguồn vốn doanh nghiệp vay từ
ngân hàng.
2. Đánh giá các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt
Nam.
Chào bán chứng khoán thường được chào bán theo hai phương thức, đó là
chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng.
2.1. Đánh giá các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra
công chúng.
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc bán chứng khoán cho một số
lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó có một số lượng chứng khoán phải được
phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ, khối lượng phát hành phải đạt một tỷ lệ nhất
định. Các chứng khoán chào bán ra công chúng phải được niêm yết và giao dịch
trên thị trường tập trung. Các công ty chào bán chứng khoán ra công chúng có
lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh, tên tuổi và mặc nhiên được coi là có tình
hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định. Đây là lợi thế lớn cho
công ty khi ký kết hợp đồng, tìm kiếm bạn hàng,...
2
- Xét dưới góc độ pháp luật Việt Nam quy định về chào bán chứng khoán
ra công chúng, pháp luật Việt nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản
pháp luật hiện hành điều chỉnh rất chi tiết và cụ thể:
Trước hết quy định tại Luật chứng khoán năm 2006 do Quốc hội ban
hành, cụ thể quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại chương II( từ
điều 10 đến điều 24).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006,
trong đó sửa đổi, bổ sung chương II Luật chứng khoán một số điều khoản liên
quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng (Bổ sung điểm d khoản 1 Điều
12; Điểm d khoản 1 Điều 14; Khoản 1 Điều 24 ).
Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Nghị định của Chính phủ số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17-2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ
đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
Thông tư của Bộ tài chính số 112/2008/BTC ngày 26/11/2008 sửa đổi,
bổ sung thông tư 17/2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ đăng kí chào bán chứng
khoán ra công chúng.
Pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng là tổng thể các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các vấn đề phát sinh giữa các
chủ thể tham gia hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Việt Nam là
một trong số các quốc gia đang phát triển áp dụng chế độ quản lý theo chất
lượng, công bố thông tin chủ yếu tập trung vào việc quản lý chất lượng thông
tin công bố cho các nhà đầu tư thì pháp luật về chào bán chứng khoán ra công
chúng về cơ bản thường gồm các quy định về chủ thể phát hành chứng khoán ra
công chúng, điều kiện chào bán, về công bố thông tin, hồ sơ trình tự thủ tục
chào bán, trách nhiệm của chủ thể phát hành, quy định về phân phối chứng
khoán, đình chỉ chào bán chứng khoán, thời hạn chào bán chứng khoán ra công
chúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những nội dung về chào bán
chứng khoán ra công chúng được quy định cụ thể tại chương II Luật chứng
khoán năm 2006.
3
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về chào bán chứng khoán
khá chặt chẽ và đầy đủ. Trong đó, các chủ thể muốn kinh doanh trong lĩnh vực
chứng khoán cần phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập
cũng như điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, các quy định về báo cáo lên
các cơ quan nhà nước và chế độ công bố thông tin, thanh tra, xử lý vi phạm và
giải quyết tranh chấp khá đầy đủ. Pháp luật chứng khoán quy định khá chặt chẽ
về điều kiện thành lập của các chủ thể kinh doanh chứng khoán, điều kiện chào
bán chứng khoán ra công chúng.
- Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng
trong thời gian qua đang còn hạn chế và thiếu sót cần phải sửa đổi và bổ sung,
cụ thể:
Thứ nhất, Theo điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, các
doanh nghiệp vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng nhưng số lượng cổ đông trên 100 người
không đủ điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng (Đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và đã trở thành công ty cổ phần nhưng
chưa phải là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán). Nhiều
doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn phục
vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng do vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nên
chưa đủ điều kiện phát hành. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, trước đòi hỏi của sự
vận động, phát triển của nền kinh tế và nhu cầu huy động vốn thông qua việc
phát hành chứng khoán của doanh nghiệp, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy
định có liên quan theo hướng, có thể bỏ điều kiện về vốn, giữ nguyên điều kiện
về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện chào bán chứng khoán ra
công chúng.
Đây cũng là quan điểm của cơ quan quản lý. Theo một thành viên Ban
soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung (dự kiến
được Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2011), luật mới sẽ tạo điều kiện cho
việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua việc phát hành chứng khoán
ra công chúng (với quy định bỏ điều kiện về mức vốn tối thiểu), đồng thời vẫn
đảm bảo chất lượng hàng hóa khi tham gia thị trường (với quy định về điều kiện
kết quả kinh doanh có lãi của năm liền trước năm đăng ký). Qua đó giảm bớt
việc doanh nghiệp phải “phát hành chui” vi phạm pháp luật.
4
Thứ hai, là quy định về bản cáo bạch, báo cáo tài chính là một trong
những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng làm thế nào để
kiểm chứng được thông tin mà doanh nghiệp công bố trong bản cáo bạch khi
chào bán chứng khoán ra công chúng là chính xác khi mà hiện nay chưa có quy
định nào buộc doanh nghiệp phải chứng thực cho các thông tin trong bản cáo
bạch. Do vậy, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức phát hành đối
với các thông tin trong bản cáo bạch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp
của các nhà đầu tư pháp luật cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá tính
tính trung thực của bản cáo bạch cũng như các thông tin liên quan đến tài chính.
Thứ ba, hiện nay tình trạng các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên và
doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng vì mục đích lợi nhuận hoặc
lợi ích kinh tế đã thông đồng với nhau để đưa ra những thông tin gian lận gây
thiệt hại cho nhà đầu tư. Những hành vi này gây hậu quả rất lớn không chỉ đối
với các nhà đầu tư mà còn đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các hình
thức xử lý đối với hành vi nêu trên được quy định trong luật chứng khoán là
chưa đủ sức răn đe. Để nâng cao tính răn đe, tăng cường tính giáo dục đối với
các chủ thể vi phạm, pháp luật cần bổ sung các quy định về xử lý hình sự đối
với các loại vi phạm này.
Thứ tư, Quy định không được chào bán chứng khoán ra công chúng để
thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp chào bán chứng khoán để thành lập
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, quy định này mâu
thuẫn với pháp luật Ngân hàng. Cụ thể, theo danh mục vốn pháp định của tổ
chức tín dụng ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-Cp ngày 22 tháng
11 năm 2006 thì Ngân hàng thương mại cổ phần khi thành lập có mức vố pháp
định từ 1000 tỷ đồng đến 3000 tỷ đồng và theo quy chế cấp giấy phép thành lập
và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo quyết định số
24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/6/2007 thì phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia
góp vốn thành lập ngân hàng. Như vậy, nếu như theo quy định của pháp luật về
chào bán chứng khoán ra công chúng thì các Ngân hàng thương mại cổ phần
không được thành lập. Còn nếu theo pháp luật về ngân hàng thì lại vi phạm
pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng. Do đó, pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng nên bỏ quy định không được chào bán chứng
khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
5