Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Loại rau nào dễ nhiễm khuẩn nhất? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.32 KB, 4 trang )

Loại rau nào dễ nhiễm khuẩn nhất?
Nghiên cứu mới đây của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ
cho thấy, rau sống có sự hiện diện của bào nang
gây bệnh đường ruột mà mắt thường không nhìn
thấy được.
Rau ngổ, rau húng nhiễm khuẩn cao nhất
Trong một nghiên cứu kéo dài 1 năm về tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng, vi khuẩn trên rau sống, nước tưới,
nước phun tươi của rau sống trên địa bàn Hà Nội,
GS.TS Phùng Đắc Cam, ThS Nguyễn Thùy Trâm
(phòng Nghiên cứu các nhiễm trùng đường ruột, khoa
Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ) đã phát hiện loài
đơn bào Cyclospora gây bệnh tiêu chảy từ rau ăn
sống, nước sinh hoạt và nước thải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bào nang Cyclospora
được tìm thấy 34 trên tổng số 288 mẫu nước và rau
tại chợ (11,8%), còn ở ruộng là 24/287, tương đương
8,4%. Tất cả các loại rau sống nghiên cứu được bán ở
chợ và trồng tại ruộng đều nhiễm bào nang này
nhưng đáng chú ý, số rau ở chợ có tỷ lệ nhiễm bào
nang Cyclospora cao hơn rau được trồng tại ruộng,
đặc biệt là rau ngổ và rau húng.

Trong các loại rau nói trên, tỉ lệ nhiễm cao nhất là rau
ngổ bởi rau được trồng dưới nước, lại có thân xốp.
Do vậy, ngoài bào nang Cyclospora thì khả năng vi
khuẩn và các loại ký sinh trùng khác có thể bám vào
thân, đi từ dưới lên, cư trú phía trong rau. Ngó sen
được sử dụng để làm nộm, salat cũng thuộc nhóm
nguy cơ cao như rau ngổ.
Tỷ lệ nhiễm bào nang này cũng theo mùa, thường là


trước mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4. Còn nguồn
nước để vẩy rau tại chợ chủ yếu lấy nước vòi nhưng
vẫn nhiễm Cyclospora và nước tưới tại ruộng cũng
như nước được dùng để rửa rau trước khi đưa ra chợ
có tỷ lệ nhiễm cao hơn.
Rau sống ở chợ nhiều ký sinh trùng hơn ở ruộng
Theo ThS Trâm, trong một nghiên cứu gần đây chưa
được công bố, ở các mẫu xét nghiệm tìm bào nang
Cyclospora, họ còn kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn
Coliform, là yếu tố chỉ thị nhiễm phân. Tất cả các
mẫu đều cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn này cao đối với
rau được bán tại chợ. Nguyên nhân rau tại chợ nhiễm
khuẩn cao hơn khi được bán tại chợ là do nhiều yếu
tố.
Sau khi cắt hái tại ruộng người bán thường sử dụng
nguồn nước thải sinh hoạt để rửa rau sau thu hoạch
nên dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, rau còn
được đựng trong các dụng cụ như rổ, rá không đảm
bảo an toàn, vận chuyển… hay phun nước có nhiễm
khuẩn lấy từ vòi hoặc bọc rau bằng bao tải bẩn và ẩm
ướt nhằm mục đích làm tươi.
Việc tìm thấy vi khuẩn Coliform ở chợ cao hơn ở
ruộng không có nghĩa là ở ruộng không có mà chủ
yếu là do loài vi khuẩn này rất dễ bị chết bởi ánh
nắng mặt trời khi trồng ngoài ruộng.
Còn GS.TS Cam phân tích thêm, ngoài bào nang
Cyclospora, rau sống còn có nguy cơ nhiễm các loài
khác như: trứng và ấu trùng các loại giun, giun đũa
chó, amip và các loại đơn bào khác như Giardia
lamblia, Cryptosporidium spp… Mỗi loài đều sản

sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó
chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy,
đặc biệt là tiêu chảy kéo dài ở những bệnh nhân suy
dinh dưỡng và HIV/AIDS

×