Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối nguy thịt heo siêu nạc nuôi bằng thuốc trị suyễn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.24 KB, 5 trang )

Mối nguy thịt heo siêu nạc nuôi bằng thuốc trị suyễn
Thời gian này, báo chí đăng tin ở một số nơi thuộc miền
Nam nước ta sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa các chất
được gọi là “hormone tăng trọng” hoặc “kích thích tăng
trưởng” để gia cầm sinh sản nhiều, heo nuôi mau lớn và
tăng khối lượng cơ tức “siêu nạc”. Thực ra, người chăn
nuôi đã dùng chất clenbuterol…
Clenbuterol là gì ?
Đúng là clenbuterol bị cấm, nhưng đây không phải là
hormone mà là hóa chất tổng hợp làm giãn phế quản do có
tác dụng kích thích thần kinh giao cảm. Hormone còn gọi là
nội tiết tố, là chất sinh học có trong cơ thể sống được tiết ra
bởi tuyến nội tiết để theo máu đến nơi đáp ứng sinh ra một
hiệu ứng sinh lý nào đó như hormone sinh dục nữ do tuyến
nội tiết từ buồng trứng tiết ra để làm phát triển cơ quan sinh
dục nữ. Clenbuterol bị gọi nhầm là hormone có thể do gà
mái đẻ được cho ăn thức ăn có trộn clenbuterol sinh sản
nhiều, đẻ đến 2 trứng trong một ngày và có khi một trứng
có đến hai lòng đỏ (trông giống như được dùng hormone
sinh dục để sinh sản nhiều).


Người tiêu dùng lo lắng vì thịt heo có
chất tăng trọng
Thật ra, clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có
tác dụng giãn phế quản, do đó được dùng làm thuốc điều trị
hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
nhờ làm cho người bệnh khó thở sẽ thở dễ dàng hơn.
Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc chung với các thuốc
trị hen suyễn phổ biến hiện nay là salbutamol, terbutalin.
Clenbuterol đã được dùng cho người với tên biệt dược


Broncodil, Clenbutol, Ventolax, Protovent. Trong thú y,
clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị
bệnh cho heo.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi, người ta bắt đầu ghi nhận tác
dụng làm tăng cơ, tăng trọng của clenbuterol đối với thú vật
nuôi. Thậm chí, người ta tiến hành những công trình nghiên
cứu về tác dụng này như công trình “Nghiên cứu tác dụng
làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu” được thực hiện
tại khoa Thú y của Đại học tiểu bang Oklahoma (Mỹ) vào
năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên
thể thao “doping” bằng clenbuterol với hy vọng tăng khối
lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu và làm cho
nhịp tim, nhịp thở tốt hơn.
Nguy hại khôn lường
Nhưng ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm
tăng cân, chất này bị cấm dùng trộn vào thức ăn cho gia
súc, gia cầm. Bởi đây là thuốc chữa bệnh, phải dùng rất
thận trọng, trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm không chỉ gây
hại cho thú vật nuôi mà còn cho người nếu ăn thú vật nuôi
đó. Việc dùng clenbuterol trộn vào thức ăn gia cầm như thế
có thể có tác dụng làm thay đổi chuyển hóa của thuốc (gây
tăng cân cũng làm thay đổi chuyển hóa), nhưng điều rất
đáng quan tâm là gà cho ăn đã bị chết một cách bất thường.
Còn đối với heo, clenbuterol có thể giúp nuôi mau lớn, tăng
khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc” tức có nhiều thịt nạc hơn
so với bình thường) nhưng tác hại gây ra khó lường hết
được, luôn có nguy cơ gây hại cho tim mạch như gây nhịp
tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa,
tiêu chảy, gây nhiễm trùng hô hấp. Vì liều lượng dùng
clenbuterol trong chăn nuôi không lường được, cho nên con

người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong
cơ thể và bị ngộ độc. Ngộ độc clenbuterol ở người cũng
thế, sẽ làm cho nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, gây nhịp
tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa,
tiêu chảy. Hiện nay có nơi còn lạm dụng salbutamol là
thuốc cùng nhóm giãn phế quản trị hen suyễn để chăn nuôi
heo.
Việc trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm những chất khác như
kháng sinh, hormone, không vì lí do trị bệnh mà chỉ vì mục
đích thúc cho mau lớn, tăng trọng là rất đáng báo động vì
điều này dẫn đến việc đề kháng kháng sinh

×