Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngộ độc thực phẩm tăng mạnh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.45 KB, 5 trang )

Ngộ độc thực phẩm tăng mạnh
Mấy ngày vừa qua, các bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội đã tiếp
nhận rất nhiều ca, vụ ngộ độc thực phẩm vào điều trị. Các chuyên gia
cảnh báo, sự thay đổi thời tiết trong lúc giao mùa khiến nguy cơ ngộ độc
thực phẩm còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Nỗi lo từ thực phẩm
Như ANTĐ đưa tin, chiều 9-2, BV E Trung ương đã liên tiếp tiếp nhận 27
trường hợp là nhân viên của siêu thị Metro Thăng Long cấp cứu do ngộ độc
thực phẩm. Nguyên nhân gây ngộ độc ban đầu được xác định là do món đậu
xào trong bữa ăn trưa tại siêu thị có “vấn đề”. Cũng trong thời gian này,
khoa Cấp cứu của BV E còn tiếp nhận nhiều trường hợp khác vào điều trị
với biểu hiện của ngộ độc thức ăn như đau bụng quằn quại, nôn mửa, dị
ứng…

Liên tiếp những ca ngộ độc thực phẩm vào cấp cứu tại Trung tâm Chống
độc
Tương tự, trong 5 ngày tết vừa qua (từ ngày 2 đến 6-2), Trung tâm Chống
độc – BV Bạch Mai đã tiếp nhận hơn 20 ca cấp cứu do ngộ độc thực phẩm,
trong đó có 5 ca ngộ độc thức ăn, 3 ca ngộ độc rượu và nhiều ca dị ứng thức
ăn (ngộ độc nhẹ). Điển hình như trường hợp bệnh nhân Phạm Thanh A, 22
tuổi, ở Phú Bình (Thái Nguyên) được chuyển từ BV tỉnh lên trong tình trạng
ngộ độc rượu cấp tính, hôn mê, nôn ra máu…
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc cho biết, thời gian gần
đây số lượng bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn do nhiễm vi sinh vật giảm hơn
trước do người dân ngày càng chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) hơn. Tuy nhiên, số vụ ngộ độc thực phẩm do chất phụ gia, phẩm
màu vẫn chưa giảm, đặc biệt là số ca ngộ độc rượu trong dịp tết vẫn tăng
cao. Có đến gần 50% số bệnh nhân ngộ độc nhập viện trong những ngày tết
khi xét nghiệm thấy trong máu có nồng độ methanol cao, đủ gây ngộ độc.
Trên phạm vi cả nước, số liệu báo cáo của Bộ Y tế trong 8 ngày tết (từ ngày
31-1 đến 8-2) ghi nhận có 10.252 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Bộ Y tế


nhận định, thời điểm sau Tết Nguyên đán, số bệnh nhân nhập viện do ngộ
độc thực phẩm thường tăng do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng. Hơn nữa,
vào thời điểm này hàng năm, điều kiện thời tiết thay đổi (từ đông sang
xuân), khí hậu bắt đầu nóng ẩm khiến thức ăn dễ ôi thiu, nguy cơ ngộ độc
thực phẩm tăng mạnh nếu như người dân không biết cách bảo quản, sử dụng
thực phẩm hợp lý, đảm bảo vệ sinh.
Phòng các ngộ độc thường gặp
Ở nước ta vẫn có quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên đây cũng
là thời điểm có nhiều cuộc liên hoan nhất trong năm. Điều đó khiến ngộ độc
rượu rất phổ biến trong thời gian này. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến
cáo, người dân cần lưu ý sử dụng những loại rượu có nguồn gốc rõ ràng,
tránh sử dụng loại rượu tự nấu không rõ xuất xứ vì không loại trừ trường
hợp pha cồn, hóa chất vào rượu.
Để hạn chế bị ngộ độc rượu cần chú ý ăn thêm thức ăn có tinh bột, tránh tình
trạng hạ đường huyết vì có thể gây tổn thương não kéo dài. Sau khi uống
rượu, nếu có biểu hiện thần kinh lẫn lộn, ú ớ, hôn mê, không tự đứng hay
ngồi được, vã mồ hôi, chân tay lạnh, không nhận biết được xung quanh, có
sang chấn… thì cần đưa tới cơ sở y tế ngay. Đối với những người có dấu
hiệu nhẹ hơn thì cần chú ý chăm sóc, khoảng 10 phút thì nên lay gọi một lần,
tránh tình trạng để người bệnh li bì, bệnh có thể nặng lên, có thể rơi vào hôn
mê.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, dịp đầu năm người dân cần lưu ý ngộ độc nấm,
mật cá trắm, cá trôi. Thông thường, sau tết người dân thường thích ăn lẩu cá,
sử dụng những loại cá to và có khá nhiều trường hợp đã bị viêm dạ dày, suy
thận, viêm thận, phải chạy thận nhân tạo… chỉ vì ăn mật cá trong thời gian
này.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, các bác sĩ khuyến cáo mọi người dân
cần nâng cao ý thức đảm bảo VSATTP trong bữa ăn hàng ngày. Với các
thực phẩm đã chế biến, nấu chín chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày bởi sau
đó sẽ không còn giá trị dinh dưỡng mà lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ

độc. Đối với các loại thực phẩm đóng gói cần phải xem xét có bị quá hạn sử
dụng hay không.
Các loại bánh kẹo, hoa quả, rau củ chuẩn bị từ tết cần bảo quản tốt và sử
dụng sớm, nếu thấy có các biểu hiện hư hỏng như: rau úa vàng, khoai tây
mọc mầm, thực phẩm tươi sống có mùi, trái cây héo… thì không nên sử
dụng. Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nói chung, trước hết cần bình tĩnh
nhận định có phải là bị ngộ độc thực phẩm hay không thông qua các triệu
chứng xảy ra sau khi ăn uống như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê môi,
tiêu chảy… Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà, nặng hơn thì phải
kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất.
Tăng cường công tác phòng chống cúm
A/H1N1
Ngày 11-2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trước
tình hình dịch cúm A/H1N1 đang có dấu hiệu
bùng phát trở lại ở nước ta, Bộ vừa có công văn
chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường
công tác phòng chống cúm A/H1N1; các cửa khẩu
tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh từ
các vùng có dịch nhằm sớm phát hiện các trường
hợp xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền cúm
A/H1N1; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
tiếp tục giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc
cúm tại các địa phương, điều tra dịch tễ và giám
sát các trường hợp xét nghiệm dương tính với
cúm A/H1N1 để xác định nguồn lây và xử lý kịp
thời ổ dịch.
Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả giám
sát trong những năm gần đây cho thấy các chủng
cúm A/H1, H5 và cúm B lưu hành luân phiên

nhau. Thời điểm này, cúm A (H1N1) đang lưu
hành trong cộng đồng nhưng không có biến đổi so
với mọi năm và trên thế giới.

×