Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_____________________




Nguyễn Thị Sáu









Chuyên ngành : Địa Lý học
Mã số : 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG





Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
giáo của khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm TPHCM đã
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời
gian học tập tại trường và thực hiện đề tài.
Đặc biệt hơn, tác giả xin chân thành cám ơn sự tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ: Đàm Nguyễn Thùy
Dương đã dành cho tác giả trong suốt quá trì
nh nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban
nghành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: UBND tỉnh, Tổng cục
thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở lao động thương binh-
xã hội, Liên đoàn lao động, Sở công nghiệp, Phòng công
nghiệp.v.v… đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu và
những thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên
cứu đề tài.
Lời cảm ơn tới các thành viên lớp cao học Địa Lý
K17, lòng biết ơn đến với gia đình, người thân đã luôn
động viên, giúp đỡ tá
c giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Xin cảm ơn

TP.HCM, tháng 12 năm 2009


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BR-VT : Bà Rịa - Vũng Tàu
CHLB : Cộng hòa liên bang
CN : Công nghiệp
DS : Dân số
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp (Fund Direct Investment)
GTSX : Giá trị sản xuất
ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Orgnization)
KT : Kinh tế
KV : Khu vực
LĐ : Lao động
LLLĐ : Lực lượng lao động
NN : Nông nghiệp
SX : Sản xuất
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
XHCN : Xã hội chủ nghĩa




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động

mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vai trò to lớn
của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia chủ yếu dựa trên nền tảng
tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Nước ta có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ
tăng lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu lao động/năm.
Lực lượng lao động
đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sản xuất.
Nhận thức được xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới và dựa
vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”,
trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá
trì
nh công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều
chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt
Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều
vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan
trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng
trưởng và phát triển công nghiệp cũng như phá
t triển kinh tế -xã hội của Việt
Nam.
Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nền
kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm

qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt từ 12% - 13%/năm. Năm 2005
GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu
khí, 2000 USD không kể dầu khí). Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là

12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để
đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng
lao động trong ngành công nghiệp. Vì thế việc sử dụng hợp lý lực lượng lao
động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
tỉnh.
Nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài:
“Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công
nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Mục ti
êu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lý luận về lực lượng lao
động và sử dụng lực lượng lao động. Trên cở sở đó phân tích hiện trạng sử
dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu và
đề ra định hướng cho việc nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực
lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh t
heo hướng phát
triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lực lượng lao động
và sử dụng lực lượng lao động.
- Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh, chủ yếu là thời
kỳ đổi mới.
- Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng và

việc sử dụng lực lượng lao động công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu dưới
góc độ Địa lý kinh tế -xã hội.

- Tìm hiểu thực trạng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở

khía cạnh qui mô, cơ cấu và phân bố.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công
nghiệp trên địa bàn.
- Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp cho địa
phương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm có li
ên quan: lực lượng lao động, cơ cấu
lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thị trường lao động.
- Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp,
các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp. Những vấn đề
này sẽ được cụ thể trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Qui mô, cơ cấu, phân bố lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao
động công nghiệp ở địa phương.
- Tổng quan dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao
động công nghiệp. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực
lượng lao động, thực hiện phân công lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung
toàn ngành công nghiệp là chủ yếu. Sau đó đi sâu phân tích lực lượng lao
động và sử dụng lực lượng lao động của các phân ngành công nghiệp. Do sự
khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển, nên đề tài không đề cập đến việc
sử dụng lực lượng lao động thuộc lĩnh vực “Làng nghề”.
 Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chí
nh hiện
nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.
 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình
nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm
Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư
lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với
một số cơ quan thuộc Trung tâm
Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia,
v.v…
Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến
trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu,
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,
GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức …
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về
nguồn lao động và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân

cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên
hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử
dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương …
Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lực lượng lao động công nghiệp ở
tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
Chính vì thế đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao
động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ là một đóng góp
nhỏ, mới mẻ trong kho tàng khoa học khổng lồ. Và những đề tài nghiên cứu
của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham
khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện
đề tài này.




4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau
trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động
làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành
phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi.
Lực lượng lao động l
à một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã
hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao
động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu
kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực
lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động t
rong công nghiệp ở
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật
hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới
chính xác.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng l
ân cận, các yếu tố có thể
thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và
ngược lại.
Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về lực lượng lao động và sử dụng
lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể
tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao động của các vùng lân cận và cả nước.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp
không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát triển the

o
thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực

lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao
động trong tương lai của tỉnh chúng ta cần phải quán triệt quan điểm lịch sử
và viễn cảnh.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững, phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động
phải đi đôi với sử dụng hợp l
ý, bảo vệ tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống
gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Đề tài khai thác thông tin, số liệu từ nguồn của tỉnh: Cục thống kê, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên
đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng
công nghiệp, v.v… Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu, tham khảo các nguồn
khác như Tổng cục Thống kê, các tài liệu từ thư viện Quốc gia, thư viện
Trường Đại học Sư phạm TPHCM, …Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp
xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra

những kết luận cần thiết cho luận văn.
4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Các loại bản đồ
được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng
lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh
cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất.

4.2.3. Phương pháp thực địa
Thực địa l
à phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
đề địa lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử

dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài
liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng
lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh.
4.2.4. Phương pháp dự báo
Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm
xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề. Dựa vào số liệu về lực lượng
lao động, t
ình hình sử dụng lực lượng lao động trong quá khứ và hiện nay của
tỉnh, chúng tôi tiến hành dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng
lao động công nghiệp trong tương lai của tỉnh nhằm hiểu rõ vấn đề và đề ra
những biện pháp giải quyết cho hợp lý.
4.2.5. Phương pháp GIS
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông
tin địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình
nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn.
Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên
cứu của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm b
a chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lực lượng l
ao động trong ngành công
nghiệp
Chương 2: Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công

nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở
Bà Rịa - Vũng Tàu



Chương

1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1. Lao động
1.1.1.1. Quan niệm về lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã
hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát
triển xã hội.[58]
Các định nghĩa lao động tập t
rung đề cập hai khía cạnh chủ yếu: Thứ
nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con người.
Thứ hai, lao động quan niệm là chính bản thân con người, với tất cả nỗ lực
vật chất, tinh thần của nó thông qua hoạt động lao động của mình sử dụng
các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích
nhất định. [4
]
1.1.1.2. Tuổi lao động
Tuổi lao động là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để

thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật lao động qui định. [57]
Độ tuổi lao động luôn được pháp luật qui định và có thể thay đổi trong
các thời kì khác nhau. Có quan niệm khác nhau về độ tuổi lao động. Về giới
hạn dưới của tuổi lao động: Ai Cập qui định từ 6 tuổi, Braxin từ 10 tuổi, Thụy
Điển và Hoa Kì từ 16 tuổi … Về giới hạn trên của tuổi lao động: Đan Mạch,
Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan qui định 74 tuổi; Ai Cập, Malaixia, Ho
a Kì,
CHLB Đức qui định 65 tuổi. Nhiều nước khác không qui định tuổi tối đa.
Ở Việt Nam theo qui định hiện hành của Bộ luật Lao động, tuổi lao
động được qui định:



- Nam: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 60 tuổi.
- Nữ: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi.
Thực tế có những người không nằm trong độ tuổi lao động do pháp luật
qui định nhưng vẫn tham gia lao động. Đó là lao động trẻ em và lao động cao
tuổi. Lao động trẻ em là lao động dưới tuổi lao động (Dưới 15 tuổi đối với
Việt Nam). Lao động cao tuổi là lao động t
rên tuổi lao động (nam trên 60
tuổi, nữ trên 55 tuổi) theo qui định của pháp luật nhưng vẫn còn khả năng lao
động và có nhu cầu làm việc, họ được miễn giảm các nghĩa vụ theo pháp luật
lao động qui định.
1.1.1.3. Vai trò của lao động
Những nguồn lực được dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ gọi là
các yếu tố sản xuất. Lao động là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản: Đất
đai, lao động, vốn và năng lực kinh doanh. Bất kì doanh nghiệp nào, nếu
thiếu lực lượng lao động, quá trình sản xuất sẽ không thể tiến hành bình
thường được. Là yếu tố sản xuất đặc biệt, lao động không đơn thuần là số
lượng mà bao gồm cả chất lượng lao động. Mỗi thời kì khác nhau, số lượng

lao động nhiều hay ít, chất lượng lao động cao hay thấp sẽ trực tiếp quyết
định đến kết quả sản xuất. [21
]
Nền sản xuất trình độ thấp thì số lượng lao động quan trọng hơn chất
lượng lao động. Nền sản xuất trình độ cao đòi hỏi chất lượng lao động cao.
Mức độ trang bị kĩ thuật – công nghệ như nhau thì ở các nước có công nghệ
tiên tiến với trình độ chuyên môn của người lao động cao hơn sẽ có năng suất
lao động cao hơn.
Mặt khác, người lao động là người trực tiếp hưởng những t
hành quả lao
động của mình và xã hội, là yếu tố tiêu thụ sản phẩm, tạo nhu cầu kích thích
sản xuất phát triển. Lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt của bản
thân người lao động mà còn tích lũy tái sản xuất sức lao động thông qua đóng



góp nghĩa vụ lao động, để dành lúc tuổi già sức yếu …
Tóm lại, người lao động trong hệ thống sản xuất xã hội có vai trò hai
mặt: vừa là yếu tố sản xuất, vừa là yếu tố tiêu thụ. Người lao động là nhân tố
đầu vào quan trọng của cả hai lĩnh vực cung và cầu. Bản chất lao động là
nhân tố tích cực.
1.1.2. Lực lượng lao động
1.1.2.1. Quan niệm về lực lượng lao động
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (IL
O): Lực lượng lao
động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm
và những người thất nghiệp.
Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động.
Theo giáo trình “Kinh tế lao động” của trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội: Lực lượng lao động là số người trong tuổi lao động cộng 1/2 số

người lao động trên tuổi và 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao
động và nhu cầu làm việc.
Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam”
của Tổng cục Thống kê qui định: Lực lượng lao động l
à những người đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (biểu thị dân số hoạt động kinh

tế).
Các quan niệm nêu về lực lượng lao động mới chỉ làm rõ phần nào về
mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao động, không thể
dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê về quy mô lực lượng lao động, bởi vì
chúng còn một số yếu tố không xác định và không phù hợp với Bộ luật Lao
động của Việt Nam.
Theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương bi
nh và Xã hội: Lực lượng
lao động gồm những người từ độ tuổi 15 trở lên đang tham gia hoạt động
kinh tế, không phân biệt là có việc làm hay thất nghiệp.



Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và qui định
hiện hành của Tổng cục Thống kê về lực lượng lao động: Lực lượng lao động
đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế.
Sơ đồ 1.1: Dân số - nguồn lao động - lực lượng lao động xã hội
Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động
Không
có khả
năng lao
động
Tình

trạng
khác
Khôn
g có
nhu
cầu
làm
việc
Nội
trợ
Đi
học
Thất
nghiệp
Làm
công
ăn
lương
Chủ
doanh
nghiệp
Tự
tạo
việ
c
làm
Trên
tuổi lao
động
đang

làm
việc
Lao
động
trẻ
em
Trên
tuổi
lao
động
khôn
g làm
việc
Dưới
tuổi
lao

động
khôn
g làm
việc
Dân số không hoạt động
kinh tế
Dân số hoạt động kinh tế

Nguồn lao động

Nguồn: Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2001
Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng
không đồng nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ

phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham
gia hoạt động kinh tế như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình
hoặc chưa có nhu cầu làm
việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lực lượng lao động còn bao
hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác
phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về pháp luật, khả
năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo
định
hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong
nước và thế giới.




1.1.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động
Theo quan điểm triết học, “cơ cấu” hay “kết cấu” là phạm trù phản ánh
cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản
tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên bộ phận đó trong một thời
gian nhất định. Với quan niệm trên, cơ cấu lực lượng lao động là thành phần
khác nhau và mối quan hệ tỉ lệ của các thành phần đó theo các tiêu thức cấu
thành nên một tổng thể lực lượng lao động. Cơ cấu đó thể hiện đặc trưng của
lực lượng lao động từng quốc gia hay địa phương và được hình thành do quá

trình phân phối sử dụng lực lượng lao động.
Ví dụ: Cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trì
nh độ
văn hóa, cơ cấu theo trình độ chuyên môn kĩ thuật…
Người ta thường nghiên cứu cơ cấu lực lượng lao động theo các tiêu

thức sau:
 Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính
Nghiên cứu lực lượng lao động theo tiêu thức này giúp ta xem xét cấu
thành lực lượng lao động nam, nữ tham gia hoạt động sản xuất; tỉ lệ lao động
trẻ, khỏe trong nền kinh tế quốc dân. Trong chừng mực nhất định nó chi phối
năng suất lao động và các hoạt động khác của l
ao động.
Để thể hiện cơ cấu lực lượng lao động theo giới, người ta thường dùng
tỉ số lực lượng lao động theo giới tính. Tỉ lệ này được tính bằng hai công
thức:
Tỉ lệ giới tính nam (hoặc nữ) bằng số lực lượng lao động nam (hoặc
nữ) trên tổng số lực lượng lao động. Đơn vị tính: %

Số lực lượng lao động nam (nữ)
Tỉ lệ giới tính nam (nữ)
=
Tổng số lực lượng lao động



Tỉ số giới tính là tổng số lực lượng lao động nam trên tổng số lực
lượng lao động nữ. Đơn vị tính: %
Tổng số lực lượng lao động nam
Tỉ số giới tính
=
Tổng số lực lượng lao động nữ
Cơ cấu lực lượng lao động theo giới thay đổi theo loại hình công việc.
Đối với những ngành lao động nặng nhọc, lực lượng lao động chủ yếu là nam,
đối với những công việc nhẹ, đòi hỏi sự khéo léo, cần cù như công nghiệp dệt,
may mặc … lao động chủ yếu là nữ.

Cơ cấu lực lượng lao động theo giới phản ánh tính chất, đặc điểm, loại
hình công việc và mức độ bình đẳng nam
– nữ. Trong chừng mực nhất định
nó chi phối năng suất lao động và các sinh hoạt xã hội.
Trên thế giới, khi nền kinh tế càng phát triển thì xu hướng gia tăng tỉ lệ
lao động nữ càng cao, tạo cơ hội cho sự bình đẳng nam – nữ.
 Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế
Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành là tình trạng phân bố sắp xếp lực
lượng lao động của một vùng, một nước (hay tr
ên toàn thế giới) vào các
ngành kinh tế khác nhau, đảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Việc phân chia lực lượng lao động theo ngành kinh tế chủ yếu dựa vào
tính chất và nội dung của hoạt động sản xuất. Nền kinh tế của mỗi quốc gia
được chia thành 3 nhóm ngành: Nông – lâm – ngư (khu vực I); Công nghiệp –
xây dựng (khu vực II) và Dịch vụ – thương mại (khu vực III). Mỗi ngành kinh
tế lại được phân chia thành các phân ngành nhỏ hơn.

Lực lượng lao động công nghiệp là toàn bộ những người có việc làm
hoặc đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp với các phân ngành:
khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện,
ga, nước. [58]



Tỉ lệ lực lượng lao động theo nhóm ngành kinh tế phản ánh tình hình và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vì, sự thay đổi cơ
cấu kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động. Với xu thế phát
triển kinh tế - xã hội như hiện nay, tỉ lệ lực lượng lao động trong khu vực sản
xuất vật chất sẽ giảm xuống, tỉ lệ lực lượng lao động t
rong khu vực không sản

xuất vật chất tăng lên. Nghĩa là, tỉ lệ lực lượng lao động trong khu vực I và II
đang giảm dần và tăng tỉ lệ lực lượng lao động ở khu vực III.
Bảng 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động khu vực kinh tế ở một số quốc gia
trên thế giới năm 2002
Đơn vị tính: %
Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Thế giới 40,0 30,0 30,0
Xing-ga-po 0,2 20,8 79,0
Thụy Sĩ 5,6 33,2 61,2
Hoa kỳ 2,7 24,0 73,3
Nhật Bản 5,7 33,6 60,7
Thái Lan 48,8 14,6 36,6
In-đô-nê-xi-a 45,3 13,5 42,1
Trung Quốc 46,9 12,5 40,6
Ấn Độ 63,0 15,0 22,0
(Nguồn: 66 )
Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế cho phép nghiên cứu cơ
cấu, quá trình phân phối và sử dụng lực lượng lao động theo từng ngành kinh
tế và toàn bộ nền kinh tế, cũng như xu hướng biến động đó qua từng thời kì.
 Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế
Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế phụ thuộc vào chế
độ chính t
rị - xã hội của mỗi quốc gia. Nó thể hiện sự khác biệt và tính đa
dạng của nền kinh tế.



Ở nước ta, trước đây chỉ có hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và tập
thể. Từ khi phát triển nền kinh tế thị trường đến nay, cơ cấu lực lượng lao
động theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi lớn. Trong báo cáo của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nước
ta có 6 thành phần kinh tế sau: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế cá
thể và tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. [Trích trong Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010”, trang 188 – 191]
.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta đang thay đổi theo hướng
giảm dần tỉ lệ lao động ở khu vực quốc doanh, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực
ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch đó phù hợp với đặc điểm
và khả năng phát
triển nền kinh tế - xã hội nước ta, phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất.
 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ
Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ phản ánh chất lượng lực lượng
lao động, việc bố trí lao động phù hợp với trình độ của họ tạo cơ sở cho việc
tăng năng suất lao động, cũng như khả năng cạnh t
ranh của các doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường. Đây là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo và nâng
cao trình độ cho người lao động.
Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ được tính theo tiêu thức sau:
 Trình độ văn hóa: biểu hiện thông qua các quan hệ tỉ lệ của số
lượng người biết đọc, biết viết; số người có trình độ tiểu học; số người có

trình độ trung học cơ sở; số người có trình độ trung học phổ thông; số người
có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Trình độ văn hóa cao của lực
lượng lao động tạo khả năng t
iếp thu, vận dụng nhanh chóng những tiến bộ
khoa học kĩ thuật vào thực tiễn.




 Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết, khả năng thực hành về
chuyên môn nào đó, nó thể hiện trình độ được đào tạo ở các trường chuyên
nghiệp có khả năng chỉ đạo, quản lí một công việc thuộc một chuyên môn
nhất định. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động được đo bằng tỉ lệ
cán bộ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học.
 Trình độ kĩ thuật: Trong nền kinh tế nông nghiệp, nhân lực chủ yếu
quyết định sự phát triển là lao động phổ thông.
Trong nền kinh tế công
nghiệp, nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là các chuyên gia và công
nhân lành nghề. Trong nền kinh tế tri thức, nhân lực chủ yếu quyết định sự
phát triển là các chuyên gia công nghệ cao và người lao động tri thức có nhiều
khả năng sáng tạo.
Cơ cấu lực lượng lao động t
heo trình độ kĩ thuật được phân ra:
Lao động không có kĩ thuật (còn gọi là lao động phổ thông, lao động
đơn giản hay lao động không có nghề) là lao động không qua học nghề dưới
bất kì hình thức nào.
Lao động có trình độ kĩ thuật là những người có trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật. Công nhân kĩ thuật là những
người tốt nghiệp các khóa đào tạo và hoà
n thành thời gian tập sự hoặc tích lũy
kiến thức qua thực tế, đạt trình độ nhất định theo tiêu chuẩn nghề qui định.
Lao động có trình độ cao là những lao động kĩ thuật có trình độ kĩ năng
và kĩ xảo đặc biệt thông qua đào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm thực tế, đảm
nhiệm được những công việc rất phức tạp, đáp ứng được y
êu cầu kĩ thuật –
công nghệ; có khả năng truyền nghề và dạy nghề (gồm những người có trình
độ đại học trở lên, các nghệ nhân, những người có tài năng bẩm sinh đặc biệt).
Ngoài những chỉ tiêu được định lượng hóa kể trên về chất lượng lực

lượng lao động, người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực, phẩm chất, ý chí và
năng lực tinh thần người lao động. Chỉ tiê
u này phản ánh mặt định tính và khó



định lượng như: truyền thống dân tộc về bảo vệ tố quốc, văn hóa văn minh
dân tộc, phong tục tập quán, lối sống, phong cách làm việc của người lao
động.
1.1.3. Việc làm - Thất nghiệp
1.1.3.1. Việc làm
“Việc làm là những công việc mà người lao động tiến hành nhằm có
được thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật” [Theo từ điển “Kinh tế khoa học
xã hội”]

Ở Việt Nam, thời bao cấp, coi việc làm là những công việc đòi hỏi một
chuyên môn nào đó tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm hoặc
phải thuộc biên chế nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã. Hiện nay,
quan niệm việc làm ở nước ta đã thay đổi. Điều 3 của Bộ luật Lao động đầu
tiên của nước Việt Nam năm 1994 được sử dụng trong các cuộc điều t
ra về:
“Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam” đưa ra định nghĩa: “Mọi hoạt
động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa
nhận là việc làm” [51]
“Người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt
động kinh tế, mà trong tuần trước điều tra: đang làm công việc để nhận tiền
lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật; đang làm công việc
không được hưởng tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận trong các công việc
sản xuất kinh doanh của hộ gia đình; đã có công việc trước đó, song t
rong

tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ tiếp tục làm việc ngay
sau thời gian tạm nghỉ việc”. [51] Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc
và nhu cầu làm
thêm, người có việc làm được chia ra: Người đủ việc làm và
người thiếu việc làm.
- Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính
đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ; Hoặc những người có số giờ



làm việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng có nhu cầu làm thêm; Hoặc những người có
số giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ qui định đối với
những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện hành
của Nhà nước.
- Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều
tra có số giờ làm việc dưới 40, hoặc có số giờ làm
việc nhỏ hơn giờ qui định
đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện
hành của Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng
không có việc để làm (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu
cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm). Theo
Quyết định số 188/
1999/QĐ-TT ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ,
mức giờ chuẩn được qui định là 40 giờ/1 tuần làm việc.
1.1.3.2. Thất nghiệp
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là
tình cảnh người lao động không có việc làm vì những lí do ngoài ý muốn của
họ”.
Ở nước ta, “người thất nghiệp là những người thuộc nhóm dân số hoạt
động kinh tế, trong t

uần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu
làm việc”. [41] Giới hạn độ tuổi của người thất nghiệp qui định cả những
người trên độ tuổi lao động. Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam, khi xã
hội còn một tỉ lệ nhất định người trên độ tuổi lao động làm việc trong nền
kinh tế quốc dân và đi liền với
nó là tỉ lệ không nhỏ số người đó đang rơi vào
tình trạng không có việc làm nhưng đang có nhu cầu tìm việc làm.
Cách phân loại thất nghiệp chỉ là tương đối. Tùy theo mục đích nghiên
cứu, có nhiều dạng thất nghiệp khác nhau: Theo thời gian thất nghiệp (thất
nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn); Theo tình trạng sản xuất (thất
nghiệp theo chu kì, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp thời vụ); Theo lí do thất



nghiệp (thất nghiệp do nghỉ việc – xảy ra khi người lao động tự ý xin thôi
việc, thất nghiệp do đuổi việc – xảy ra khi người lao động vi phạm hợp đồng
lao động, người chủ sử dụng lao động sa thải họ). [21]
1.1.4. Thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó
diễn ra hành vi trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là
người sử dụng lao động. Lao động được m
ua bán trên thị trường không phải
là lao động trừu tượng, mà cụ thể, thể hiện bằng việc làm được trả công, với
những tiêu chuẩn đánh giá: tính chất cá nhân hay tập thể của việc làm, tính kĩ
thuật, thành thạo, cơ động … của việc làm.
Thị trường lao động là nơi thể hiện việc làm được trả công qua các

quan hệ mua và bán giữa người cung ứng lao động và người sử dụng lao
động, nghĩa là các quan hệ cung và cầu lao động. [44] Chỉ những người lao
động đang làm thuê hoặc đang đi tìm việc làm thuê mới trực tiếp tham gia thị

trường lao động.
Cung lao động là khối lượng người lao động (số lượng, chất lượng)
tham gia vào thị trường lao động trong thời gian nhất định. Cầu lao động là

khả năng sử dụng lao động trên thị trường lao động. Nếu mức cầu có khả
năng thu hút tất cả những người có khả năng trong xã hội thì thị trường lao
động vận hành thắng lợi. Ngược lại điều đó, nạn thất nghiệp xảy ra làm tổn
hại cho lợi ích nền kinh tế và người lao động.
1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lực lượng lao động
Để phản ánh tình hì
nh sử dụng số lượng lực lượng lao động dựa vào
các chỉ tiêu:
 Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong dân số là tỉ lệ phần trăm giữa
số người thuộc lực lượng lao động so với tổng số dân cùng thời kì. Công thức
tính:



S
T (%) =
D
Trong đó: T là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động
S là số lượng lực lượng lao động
D là tổng số dân cùng kì
 Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo ngành kinh tế là tỉ lệ phần
trăm số lượng lực lượng lao động ở một ngành kinh tế nào đó so với tổng số
lực lượng lao động cùng kì.
S
n


T
n
(%) =
S
Trong đó: T
n
là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong ngành n
S
n
là số lượng lực lượng lao động trong ngành n
S là tổng số lực lượng lao động
 Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo thành phần kinh tế là tỉ lệ
phần trăm số lượng lực lượng lao động ở một thành phần kinh tế nào đó so
với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công thức tính:
S
t

T
t
(%) =
S
Trong đó:
T
t
là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong thành phần kinh tế t
S
t
là số lượng lực lượng lao động trong ngành t
S là tổng số lực lượng lao động
 Tỉ lệ lực lượng lao động có việc làm là phần trăm của số lượng lực

lượng lao động có việc làm so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công
thức tính:
S
c

T
c
(%) =
S



Trong đó: T
c
là tỉ lệ lực lượng lao động có việc làm
S
c
là số lượng lực lượng lao động có việc làm
S là tổng số lực lượng lao động
 Tỉ lệ lực lượng lao động thiếu việc làm là phần trăm của số lượng lực
lượng lao động thiếu việc làm so với tổng số lực lượng lao động cùng kì.
Công thức tính:
S
tv

T
tv
(%) =
S
Trong đó: T

tv
là tỉ lệ lực lượng lao động thiếu việc làm
S
tv
là số lượng lực lượng lao động thiếu việc làm
S là tổng số lực lượng lao động
 Tỉ lệ lực lượng lao động thất nghiệp là phần trăm của số lượng lực
lượng lao động thất nghiệp so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công
thức tính:
S
tn

T
tn
(%) =
S
Trong đó: T
tn
là tỉ lệ lực lượng lao động thất nghiệp
S
tn
là số lượng lực lượng lao động thất nghiệp
S là tổng số lực lượng lao động
1.3. Công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong công nghiệp
1.3.1. Công nghiệp và sự phân chia công nghiệp
1.3.1.1. Định nghĩa công nghiệp
Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm
nhất định thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công
nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công
nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó.





1.3.1.2. Phân loại công nghiệp
Có nhiều cách phân loại công nghiệp:
 Dựa vào công dụng kinh tế của các sản phẩm, công nghiệp được
chia thành công nghiệp nặng (nhóm A) sản xuất các tư liệu sản xuất và công
nghiệp nhẹ (nhóm B) sản xuất các tư liệu tiêu dùng.
 Dựa trên tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay
căn cứ vào tính chất chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính
chất giống nhau của các quá trình công nghệ, công nghiệp đư
ợc chia ra các
ngành thấp hơn. Ở Việt Nam, theo Nghị định 117 của Chính phủ ngày
18/10/1982, công nghiệp được phân thành 19 ngành công nghiệp: công
nghiệp điện năng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thiết bị máy
móc, công nghiệp hóa chất. . .
 Dựa vào các tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, công
nghiệp phân chia thành ba nghành: khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản
xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Theo cách này nước ta có 29 phân
ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, luyện kim…
Ngoài ba cách phân loại trên: dựa vào trình độ trang thiết bị kĩ thuật
chia thành công nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp;
dựa
vào quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có công nghiệp quốc doanh, công
nghiệp ngoài quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã, tư nhân…; dựa
theo cấp quản lí có công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương;
dựa theo vốn đầu tư có công nghiệp vốn Nhà nước, công nghiệp vốn đầu tư
nước ngoài.
Trong thực tế ở nước ta sự phân chia các ngành công nghiệp không chỉ

theo một cách mà vận dụng tổng hợp các cách nói trên.



×