Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thuyết minh kỹ thuật hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.65 KB, 53 trang )


1
THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT
I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dự án
Tên công trình :
Chủ đầu tư :
Địa chỉ :
Trung tâm Thông tấn Quốc gia là dự án xây dựng cấp cao.Đây là công trình được trang bị
các hệ thống cơ điện, hệ thống an ninh tích hợp và kiểm soát an ninh hiện đại nhằm mục
đích mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng cũng như sử dụng tòa nhà hiệu
quả.
Tòa nhà được xây dựng với 10 tầng sử dụng và 2 tầng hầm phuc vụ mục đích chung như
để xe,bể chứa.
1.2. Tổng quan hệ thống BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS tích hợp các hệ thống kỹ thuật cùng hoạt động
trong toà nhà như các hệ thống Cơ/Điện, An ninh, bao gồm các cấu trúc truyền thông
rất đa dạng trong đó nhằm cung cấp các dịch vụ điều khiển tự động, sử dụng năng lượng
hiệu quả nhất và khả năng quản lý tòa nhà thông minh với chi phí vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng thấp nhất.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS cho dự án Trung tâm Thông tấn Quốc gia được
đề xuất thiết kế với các mục tiêu sau:
* Tự động hóa vận hành các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà nhằm mục đích tăng tính
tiện nghi, giảm chi phí vận hành,bảo dưỡng, tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa
việc sử dụng năng lượng và đảm bảo an ninh, an toàn tương xứng với tầm quan
trọng và yêu cầu của tòa nhà.
* Đơn giản hóa việc cảnh báo và phat hiện lỗi cho các thiết bị, máy móc và hệ
thống.
* Hỗ trợ truy cập đến thông tin vận hành thiết bị, hệ thống.
* Tự động hóa và chuẩn hóa quản lý tiện ích.


2
* Cung cấp khả năng mở rộng giao tiếp với tất cả dịch vụ trong tòa nhà giúp cho
việc vận hành toà nhà một cách đơn giản, chính xác và hiệu quả.
Xét về mặt tổng thể, nhiệm vụ của hệ thống quản lý tòa nhà là mang đến những
tiện nghi cho cơ quan chủ quản và vận hành những thiết bị theo cách đơn giản hóa và
chuẩn hóa.Các công việc xử lý bằng các ứng dụng điều khiển tự động và giảm thiểu các
công việc vận hành bằng tay. Hệ thống cũng có khả năng cảnh báo và phát hiện hư hỏng
nhằm cảnh báo sớm, tránh các hư hại đáng tiếc cho các hệ thống kỹ thuật, tiết kiệm chi
phí và tăng tuổi thọ cho các thiết bị kỹ thuật.

II. TIÊU CHUẨN & QUY CHUẨN THIẾT KẾ
2.1. Văn bản pháp quy
* Luật Xây dựng được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua và ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
* Luật đấu thầu số6/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến xây dựng cơ bản số
38/QH12 ngày 16/9/2009.
* Luật thương mại số 36/20005/QH11 của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI,kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
* Nghị định số 19/2005/ NĐ- CP của Chính Phủ về Quy định chi tiết Luật Thương
Mại về xuất xứ hàng hpá ngày 20 tháng 02 năm 2006.
* Nghị định số 85/2009/ NĐ- CP của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật Xây Dựng.
* Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 02tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi một số điều của
Nghị định số 12/2009NĐ-CP ngày 12/02/2009 .

3

* Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
* Thông tư số 05/2010/TT- BKH ngày 10/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.
* Quyết định số 143/QĐ- TTX ngày 09/11/2007 của Tổng giám đốc Thông Tấn xã
Việt Nam về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án Trung tâm Thông tấn Quốc
gia và kế hoạch đấu thầu chi tiết gói thầu chi tiết gói thầu Thi công lắp công trình
G-01.
* Quyết định số 52/QĐ- TTX ngày 14/08/2009 của Tổng giám đốc Thông Tấn xã
Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Trung tâm Thông
tấn Quốc Gia.
* Quyết định số 53/QĐ- TTX ngày 14/08/2009 của Tổng giám đốc Thông Tấn xã
Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán dự án Trung tâm Thông tấn
Quốc Gia.
* Hợp đồng số 268/2010/HĐKT/CONINCO/T.ME ngày 23/08/2010 giữa công ty
Cổ phần Tư vấn Công Nghệ Thiết bị và Kiểm định Xây dựng-CONINCO với
Thông tấn xã Việt Nam về việc lập hồ sơ mời thầu,đánh giá hồ sơ dự thầu gói
thầu Cung cấp và lắp đặt hệ thống an ninh tích hợp và kiểm soát an ninh,BMS.
* Căn cứ vào hồ sơ chỉ định thầu công trình Trung tâm Thông tấn Quốc gia
2.2. Tiêu chuẩn áp dụng
2.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam
* Tests on electric and optical fibre cables under fire conditions
Tiêu chuẩn về khả hoạt động của thiết bị điện và cáp quang trong điều kiện cháy
nổ (Cáp sợi quang - Yêu cầu kỹ thuật) (TCN68-160:1996)

4
* Tiêu chuẩn về an toàn cho các thiết bị điều khiển công nghiệp (Thiết bị đầu cuối

viễn thông - Yêu cầu an toàn điện) TCN68-190:2003
* TCVN 6160: 1996. Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.
* Trang bị điện trong công trình - Quy chuẩn Xây dựng Việt nam tập 2.
* Trang thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 27-1991.
* Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng
TCXD25-1991
* Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng: TCXD 16-1986
* Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng: TCXD
95-1983.
* Tiêu chuẩn chống sét cho các công trình xây dựng : TCXD 46-1984.
* Quy chuẩn nối đất và nối không các thiết bị điện: TCVN-4756-89.
* Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn điện TCVN 5699-
1:2004.
* Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình”
* Tiêu chuẩn TCVN 5760-1993 “Hệ thống chữa cháy, yêu cầu chung về thiết kế
lắp đặt và sử dụng”
* Tiêu chuẩn TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy, yêu cầu thiết kế”
* Tài liệu “Sổ tay công tác chữa cháy” do Cục PCCC phát hành
* Tài liệu về các tính năng kỹ thuật của các thiết bị phòng cháy chữa cháy
* TCVN 4088: 1985. Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng. Tiêu chuẩn
thiết kế.
* TCVN 5687: 1992. Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế.
* TCXD 175: 1990. Mức ồn cho phép trong công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết
kế.
* TCXD 25: 1991. Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu

5
chuẩn thiết kế.
* TCN-68-161:1995: Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ
thống thông tin - Yêu cầu kỹ thuật.

* TCN 68-141:1999 - Tiếp đất cho các công trình viễn thông (áp dụng cho thiết kế
tiếp đất cho hệ thống tủ điều khiển).
* TCN 68-135:2001 - Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông (áp dụng thiết kế
chống sét cho hệ thống mạng truyền thông của hệ BMS).
* TCN 68-196:2001 - Thiết bị đầu cuối viễn thông (áp dụng thiết kế trở đầu cuối
cho mạng điều khiển tầng).
* TCXD 263:2002 - Tiêu chuẩn lắp đặt cáp và dây cho các công trình.
* ISO/IEC 11801:2002; EIA/TIA 568A-B - Tiêu chuẩn cáp mạng.
* IEEE 802.3u / IEEE 802.3z - Tiêu chuẩn Fast Ethernet / Giga Ethernet.
* IEEE 802.1Q - Tiêu chuẩn VLAN.
* IEEE 802.11b - Tiêu chuẩn Wireless Access
2.2.2. Tiêu chuẩn quốc tế
* Tiêu chuẩn Châu Âu về kết nối dữ liệu mở trong tự động hóa tòa nhà EN14908.
* IEC 60332-1 Tests on electric and optical fibre cables under fire conditions.
* UL196, UL916 is the UL standard for safety for energy management equipment.
* UL508, The UL safety standard for industrial control equipment
* ANSI/IEC 60529-2004, Degrees of Protection Provided by Enclosures (IP Code)/
Tiêu chuẩn về cấp độ bảo vệ của các thiết bị (bộ tiêu chuẩn mã IP)
* Tiêu chuẩn IEC (International Electro-Technical Commission).
* Tiêu chuẩn Anh (BS - British Standard).
* Tiêu chuẩn của Mỹ: NEC (National Electrical Code), IES (Illumination
Engineering Society), NEMA (National Electrical Manufacturer Association).

6
* Tiêu chuẩn của Viện kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí Mỹ (ARI) (Air-
conditioning and Refrigeration Institute)
* Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi ấm Mỹ
(ASHRAE handbooks).
* (American Society of Heating Refrigerating and Air-conditioning Engineers)
* Tiêu chuẩn Anh BS5588-1985: Phòng cháy chữa cháy cho công trình.

* Tiêu chuẩn truyền thông cho toà nhà Building Automation Control Network
(BACnet).
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
3.1. Nhiệm vụ thiết kế chung
Công trình phải đảm bảo tính tiện nghi, hiện đại, tính kinh tế cao đáp ứng được
nhu cầu sử dụng và không bị lạc hậu ít nhất sau 10 năm.
Có tính đến khả năng dự trữ, mở rộng hệ thống trong tương lai và đáp ứng được
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao nhất.
 Giải pháp thiết kế
Lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, thoả mãn yêu cầu chung của một hệ thống
quản lý tòa nhà, tuân thủ các quy chuẩn và hệ thống tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu
chuẩn thế giới được chấp thuận trong lĩnh vực tự động hoá toà nhà tại Việt Nam. Giải
pháp thiết kế phải mang tính thời đại, phù hợp với các công nghệ tiên tiến hiện tại và đảm
bảo không lạc hậu trong tương lai.
 Mục tiêu thiết kế
* Điều khiển: hệ thống quản lý toà nhà có khả năng tự động điều khiển toàn bộ các
hệ thống, thiết bị cơ điện với chức năng điều khiển tự động đã được tích hợp với
hệ thống quản lý trong toà nhà để tối ưu quá trình vận hành và tiết kiệm năng
lượng. Việc điều khiển có thể thực hiện với nhiều hình thức như tại chỗ, từ xa,
Các thao tác điều khiển được cho phép một cách linh hoạt, dưới nhiều hình thức
đồng thời vẫn phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các bảo vệ cần thiết như mật

7
khẩu truy cập, phân quyền truy cập
* Giám sát: Hệ thống BMS phải có khả năng giám sát liên tục tại chỗ, từ xa cho
toàn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong toà nhà được tích hợp với BMS. Các
giám sát sẽ được thực hiện thông qua các máy chủ, máy trạm tập trung dễ kiểm
soát, tiện cho việc xử lý.
* Cảnh báo: hệ thống cảnh báo phải được thiết kế với rất nhiều các cấp độ khác
nhau, bằng hình thức xử lý theo các mức độ ưu tiên. Các hình thức cảnh báo đa

dạng, linh hoạt : bằng âm thanh, e-mail, SMS, pop-up, Ngoài ra, hệ thống
cảnh báo cũng phải đảm bảo khả năng lưu trữ theo thời gian, sự kiện nhằm phục
vụ công tác lưu trữ, quản lý sau này.
 Yêu cầu thiết kế
* Độ an toàn tin cậy cao: hệ thống BMS đóng vai trò hết sức quan trọng, cần đạt
yêu cầu cao về độ an toàn cho người vận hành và thiết bị. Các thiết bị vận hành
một cách tự động, đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
* Tính tiện nghi: hệ thống BMS được thiết kế phải đảm bảo dễ vận hành sử dụng,
môi trường làm việc thân thiện đảm bảo tiện nghi cho toà nhà.
* Tính hiện đại: hệ thống được thiết kế với các mô đun điều khiển kết hợp các thiết
bị vận hành cao cấp, tự động hoàn toàn hoạt động của các hệ thống hạ tầng kỹ
thuật. Bên cạnh đó, thiết kế sẽ cho phép phối hợp sử dụng công nghệ “có dây” và
“không dây” với các chuẩn truyền thông cao cấp phổ biến như BACnet,
Lonwork, modbus nhằm đảm bảo khả năng mở rộng và tương thích với thiết bị,
hệ thống quản lý tòa nhà phổ biến hiện nay và trong tương lai.
* Tính kinh tế: thiết kế BMS sẽ được tính toán sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử
dụng cũng như công năng của toà nhà. Ngoài ra, hệ thống cũng phải được tính
toán tối ưu hoạt động của thiết bị tiết kiệm chi phí năng lượng cho Chủ đầu tư.
Tuy nhiên, thiết kế vẫn phải đảm bảo được tính dự phòng trong tương lai khi có
nhu cầu mở rộng, nâng cấp hệ thống mà không phải đầu tư thêm chi phí.

8
3.2. Nhiệm vụ thiết kế chi tiết
Hệ thống BMS sẽ tích hợp toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toà nhà, có chức
năng điều khiển, giám sát, quản lý hoạt động bằng máy tính, tự động chọn chế độ làm
việc thích hợp và cảnh báo khi sự cố xảy ra. Các hạng mục chính tích hợp trong hệ thống
quản trị toà nhà BMS bao gồm:
- Hệ thống điều hòa không khí VRV: Quản lý và điều khiển các thiết bị của hệ
thống điều hòa VRV cho phép tích hợp BMS.
- Hệ thống thông gió: quản lý và điều khiển hệ thống quạt cấp khí tươi, quạt thông

gió thu hồi nhiệt, quạt hút khí thải-khí độc của tòa nhà, quạt nhà vệ sinh,
- Hệ thống cấp thoát nước:
+ Quản lý và điều khiển hệ thống bơm cấp thoát nước và giám sát bể chứa nước
của tòa nhà.
+ Theo dõi lưu lượng và tính lượng nước tiêu thụ của từng tầng.
+ Theo dõi lưu lượng và tính lượng nước cấp từ vòi nước cấp thành phố.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: giám sát hệ thống báo cháy và điều khiển hệ
thống bơm nước chữa cháy của tòa nhà, quản lý quạt tăng áp cầu thang.
- Hệ thống thang máy: giám sát hệ thống thang máy của tòa nhà.
- Hệ thống an ninh:
+ Tích hợp hệ thống camera giám sát vào BMS.
+ Tích hợp hệ thống điều khiển truy nhập.
- Hệ thống chiếu sáng: Quản lý và điều khiển chiếu sang các khu vực
Chiếu sáng hành lang
Chiếu sáng cầu thang bộ
Chiếu sáng tầng hầm
Chiếu sáng ngoài nhà
- Hệ thống điện năng:
+ Giám sát trạng thái của các MCCB,máy biến áp, các tủ điện phân phối chính,
các máy phát điện.
+ Đo đếm điện năng tiêu thụ của từng tầng

9
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS
4.1. Yêu cầu chung
* Hệ thống BMS được thiết kết xứng tầm với quy mô của công trình, trang trọng,
tiện nghi và hiện đại.
* Đảm bảo thiết kế với đầy đủ công năng sử dụng hiện tại để mở khả năng mở rộng
nâng cấp trong tương lai một cách dễ dàng mà không cần thay đổi cấu trúc hệ
thống.

4.2. Giải pháp cấp nguồn
* Các bộ điều khiển số DDC được cấp nguồn với điện áp 24VAC.Điện áp 24VAC
sẽ được lấy qua biến áp 220/24 VAC
* Dùng hệ thống cấp nguồn riêng được cấp bởi aptomat bảo vệ độc lập với hệ
thống nguồn cấp của các thiết bị kỹ thuật khác để đảm bảo không bị nhiễu điện
từ.
Hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm: Máy chủ, máy trạm, máy in các bộ điều khiển
trung tâm (tại phòng trung tâm hệ BMS) sẽ được trang bị phương án cấp nguồn qua
UPS để đảm bảo cấp nguồn liên tục phục vụ cho việc giám sát và lưu trữ thông tin trong
trường hợp xảy ra sự cố mất nguồn.


4.3. Bảng tổng hợp phương pháp tích hợp BMS
TT
Hệ thống kỹ thuật
Ứng dụng trong hệ thống BMS
Giao thức kết nối/tích hợp
Điều
khiển
Giám sát
1
Điều hòa thông gió



a
Hệ thống điều hòa trung tâm VRV
Bacnet-TCP/IP
x
x


10
b
Hệ thống thông gió thu hồi nhiệt VRV

x
x
2
Hệ thống quạt thông gió



a
Quạt thông gió Toilet
DO,DI
x
x
b
Quạt thông gió tầng hầm
DO,DI
x
x
c
Quạt tăng áp cầu thang
DI

x
d
Quạt cấp gió tươi
DO,DI

x
x
3
Hệ thống điện



a
Máy biến áp
DI

x
b
Tủ hạ thế
DI

x
c
Tủ phân phối tầng
DI

x
d
Tủ UPS cho trung tâm DATA
DI

x
e
Máy phát
DI


x
f
Chiếu sáng:
Chiếu sáng hành lang
Chiếu sáng cầu thang bộ
Chiếu sáng tầng hầm
Chiếu sáng ngoài nhà
DO,DI
x
x
4
Hệ thống bơm



a
Bơm nước sinh hoạt
DO,DI
x
x
b
Bơm nước thải
DI

x
c
Bể nước
DI


x
5
Hệ thống chữa cháy



a
Bơm chữa cháy
DI

x

11
b
Áp lực nước trong đường ống
DI

x
c
Mức nước tại bể chữa cháy
DI

X
d
Tủ báo cháy
Bacnet-TCP/IP

x
6
Hệ thống an ninh




a
Card access
Tích hợp mức cao
x
x
b
CCTV
Tích hợp mức cao

x
7
Hệ thống thang máy




Vị trí thang, báo lỗi thang, cabin,
DI

x
8
Hệ thống phát thanh PA




Điều khiển các vùng âm thanh

DO
x
x


4.4. Kiến trúc mạng và giải pháp truyền thông
* Mạng truyền thông cấp trường kết nối các DDC của hệ thống BMS sẽ được thiết
kế với chuẩn truyền thông N2 Bus chạy xuyên suốt toàn cấu hình của hệ thống.
* Mạng truyền thông cấp cao là TCP/IP.
* Hệ thống cũng được thiết kế với các cổng kết nối mở rộng nhằm liên kết và
tương tác giữa giao thức BACnet với các giao thức ngoài BACnet như: Modbus,
Lonwork, C-bus, EIB
* Hệ thống BMS sẽ được thiết kế truyền thông 3 cấp:





12















Hình 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống BMS
4.4.1. Cấp điều khỉển khu vực-cấp trường
Các bộ điều khiển ở cấp khu vực là các bộ điều khiển số trực tiếp (DDC). Bộ điều khiển
cấp khu vực se điều khiển các quạt cấp khí tươi,quạt thông gió, quạt hút khí thải, hệ
thống bơm cấp thoát nước, ánh sáng…Cấp khu vực sẽ được trang bị các cảm biến và cơ
cấu chấp hành giao tiếp trực tiếp với các thiết bị điều khiển. Các bộ điều khiển cấp khu
vực sẽ được nối với nhau trên một đường Bus. Do vậy có thể chia sẻ thông tin cho nhau
và chia sẻ thông tin với các bộ điều khiển ở phía trên và cấp vận hành quản lý.
Giao tiếp giữa các bộ điềukhiển ở cấp khu vực với cấp điều khiển hệ thống sử dụng giao
thức N2 Bus.
Các bộ điều khiển ở cấp khu vực được phân bố đều trrên các tầng đảm bảo đủ điểm
giám sát điều khiển hệ thống và có tính đến khả năng dự phòng. Tốc độ truyền thông có
thể điều chỉnh được và tối thiểu 9600 Baud.
Ethernet
BMS Workstation
BMS Server
NAE55

P
A
U
/
A
H
U

In

te
gr
at
io
n

FC
U

PL
A
N
T

M
IS
C
200 Devices
NAE55
200 Devices
Web
Access
FIRE ALARM

13
4.4.2. Cấp điều khiển hệ thống
Cấp điều khiển hệ thống được trang bị cá bộ điều khiển cà giao tiếp mạng với khả năng
lớn hơn so với các bộ điều khiển ởcấp khu vực về số lượng các điểm vào ra, các vòng
điều chỉnh và các chương trình điều khiển. Các bộ điều khiển hệ thống được tích hợp sẵn
các chức năng quản lý, lưu trữ. Các bộ điều khiển hệ thống có thể giao tiếp trực tiếp với

các thiết bị điều khiển thông qua các cảm biến và cơ cấu chấp hành hoặc gián tiếp thông
qua việc kết nối với các bộ điều khiển cấp khu vực.
Các bộ điều khiển hệ thống đảm bảo khả năng hoạt động độc lập khi truyền thông với các
trạm vận hành giám sát bị mất.
Giao tiếp giữa cấp điều khiển hệ thống với cấp quản lý và vận hành thông qua
chuẩn:Ethernet TCP/IP
4.4.2. Cấp vận hành giám sát và quản lý
A. Các thiết bị phần cứng
- Máy tính:máy tính HP
- HP Notebook: HP NC 2400 vá hợp kim nhận dạng vân tay. Intel core duo, ULV
processor 1,2 GHz, 1024 MB DDR2 SDRAM 60 G hard drive. DVD/ CD RW, Window
XP Pro
- Máy in kim hãng Epson
- UPS:Bộ nguồn UPS 3KAV cho thiết bị điều khiển NAE
- Bộ điều khiển nối mạng NAE55 hỗ trợ 2000 điểm,200 thiết bị địa chỉ,2 cổng RS-232,2
cổng RS-485,2 cổng USB,1 cổng Ethernet LAN(TCP/IP).Tốc độ xử lý 300MHz, RAM
256MB.
- Bộ tích hợp hệ thống điều hòa VRV,hệ thống điều khiển truy nhập,hệ thống CCTV theo
chuẩn BACnet,ModBus,LON.
- NetWork HUB.
- Intel Dialogic Voice Board
- Bộ điều khiển hệ thống BMS từ xa thông qua phần mềm viễn thông.




14
B. Các tính năng của phần mềm quản lý
- Các trạm vận hành và giám sát chủ yếu giao tiếp với các nhân viên vận hành. Các trạm
vận hành ở cấp độ này chủ yếu là các máy PC. Một trạm vận hành thường bao gồm các

gói phần mềm:
- An toàn hệ thống: Giới hạn quyền truy cập và vận hành đối với từng cá nhân
- Xâm nhập hệ thống: Cho phép những người co quyền được truy cập và lấy dữ liệu hệ
thống qua máy tính cá nhân hoặc các thiết bị lưu trữ khác.
- Định dạng dữ liệu: Lắp ghép các điểm dữ liệu rời rạc vào trong các nhóm định dạng có
quy tắc phục vụ cho việc in ấn hiển thị.
- Tùy biến chương trình:Người sử dụng có thể tự thiết kế, lập trình các chương trình riêng
theo yêu cầu sử dụng của mình.
- Giao diện: Xây dựng giao diện dựa trên các ứng dụng của khách hàng,có sử dụng công
cụ vẽ đồ họa và bảng biểu.
- Lập báo cáo:Có khả năng lập báo cáo tự động, định kì hoặc theo yêu cầu về các cảnh
báo và các sự kiện, hoạt động vận hành.
- Quản lý việc bảo trì bảo dưỡng: Cung cấp giao diện điều khiển chung cho cá hệ thống
con(VRV,Fire Alarm,Access control ) vàcung cấp khả năng tổng hợp thông tin từ các hệ
thống con để từ đó đưa ra các tác động có tính toàn cục trong hệ thống.
- Quản lý năng lượng và tài nguyên:Thu thập ,lưu trữ và xử lý dữ liệu lịch sử như năng
lượng sử dụng, chi phí vận hành và các cảnh báo và tạo ra các báo cáo để cung cấp các
công cụ cho qua trình quản lý và sử dụng thiết bị lâu dài.
4.5. Giải pháp bố trí tủ điều khiển
- Các tủ điện điều khiển tầng sẽ được đặt trong các khu kỹ thuật của mỗi tầng.
4.6. Giải pháp thông gió tủ điều khiển
- Hệ thống tủ điều khiển sẽ được thiết kế trang bị khe thông gió nhằm đảm bảo duy trì
nhiệt độ hoạt động cho phép đối với các thiết bị điều khiển.
4.7. Giải pháp chống sét và nối đất hệ thống
- Hệ thống tủ điều khiển sẽ được nối đất chung với hệ thống điện của toà nhà.

15
- Hệ thống mạng truyền thông các bộ điều khiển sẽ được thiết kế với các bộ bảo vệ chống
sét lan truyền. Ngoài ra, các trở đầu cuối cũng được trang bị cho các bộ điều khiển trong
đoạn mạng để đảm bảo hạn chế nhiễu và tăng độ tin cậy truyền thông.

4.8. Giải pháp kết nối mạng LAN của toà nhà
- Hệ thống mạng LAN của hệ thống BMS là hệ thống mạng kết nối giữa Server của hệ
thống và các bộ điều khiển trung tâm. Hệ thống mạng này được kết nối qua các Switch/
Hub và hệ thống dây cáp CAT6.
- Hệ thống BMS được thiết kế hệ thống mạng LAN riêng và độc lập với hệ thống mạng
LAN của toà nhà để đảm bảo cách ly giữa hai hệ thống nhằm các mục đích :
+ Chống nguy cơ lây nhiễm virus phá hoại.
+ Hạn chế được các truy cập trái phép.
+ Đảm bảo hệ thống hoạt động tin cậy với tốc độ truyền tối đa.
V. GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT VỚI BMS
Trong tòa nhà có nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau,sử dụng công nghệ khác nhau và
mức độ tự động hóa cũng khác nhau. Hệ thống BMS sẽ tích hợp các hệ thống trên thành
một hệ thống nhấtthông qua mạng truyền thông, các giao thức truyền thông
chuẩn :BacNet, ModBus, Lon,N2 Qua đó các hệ thống có thể trao đổi thông tin cho
nhau để tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà .









16
5.1. Hệ thống điều hoà thông gió
5.1.1. Hệ thống điều hòa trung tâm VRV
Sơ đồ kết nối giữa hệ thống VRV và BMS

Tổng quát

Hệ thống BMS thiết kế cho tòa nhà Trung tâm Thông tấn Quốc gia đảm bảo
khả năng sẵn sàng kết nối/tích hợp với hệ thống điều hòa trung tâm VRV theo
giao thức chuẩn Bacnet – TCP/IP. BMS quản lý, điều khiển các thiết bi của hệ
thống điều hòa cho phép tích hợp BMS. Các thiết bị của hệ thống điều hòa
trung tâm VRV mà BMS có quản lý, giám sát như sau:
+ Các dàn nóng (Outdoor Unit).
+ Các dàn lạnh (indoor Unit).
+ Các bộ điều khiển dây.
+ Các bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP.

17
Phần mềm của hệ thống BMS có khả năng quét toàn bộ các điểm BACnet của
hệ thống điều hoà VRV thống qua các bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP để đưa về
máy chủ BMS. Các điểm BACnet của VRV sẽ được gán tên biến, xử lý theo
chương trình và hiển thị đồ hoạ trên giao diện hệ thống BMS. Qua giao thức
truyền thông này hệ thống BMS có thể điều khiển cũng như giám sát sâu đến
các thông số của các giàn nóng, giàn lạnh, kiểm soát nhiệt độ từng khu vực…
- Khi kết nối với BMS, BMS sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị của hệ
thống HVAC qua máy tính điều khiển BMS trung tâm trên giao diện đồ họa.
Yêu cầu kỹ
thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống điều hòa không khí VRV:
- Cung cấp các bộ chuyển đổi Bacnet- TCP/IP để kết nối với BMS.
- Bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP phải cung cấp đầy đủ các tính năng để
hệ thống BMS có thể điều khiển, giám sát được tất cả các thông số cần
thiết của hệ thống điều hòa VRV.
- Gia công các điểm đấu nối lắp đặt các sensor cảm biến trên đường ống
gió và ống nước theo thiết kế của hệ BMS.

- Cung cấp các điểm đấu nối của tủ động lực hệ thống thông gió,điều
áp,hút khói.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật cần thiết và cử cán bộ kỹ thuật
phối hợp với nhà thầu BMS trong việc tích hợp hệ thống điều hòa VRV
với hệ thống BMS.
2. BMS
- Cung cấp dây cáp tín hiệu đến các bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP của
hệ thống điều hòa.
- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống VRV
theo chuẩn truyền thông BACnet TCP/IP.

18
- Cung cấp và đấu nối các phần điều khiển của tủ BMS với tủ động lực
của hệ thống thông gió, điều áp, hệ thống hút khói.
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.
- Lập trình các thuật toán quản lý tiết kiệm năng lượng hoạt động của hệ
thống điều hòa.
Phương
thức hoạt
động
- Hệ thống điều hòa VRV có thể hoạt động độc lập từ hiện trường với các chức
năng thông thường
- Trên màn hình đồ họa BMS sẽ hiển thị các thông số trạng thái cần thiết cho
việc quản lý, điều khiển các thiết bị của hệ thống điều hòa trung tâm VRV tích
hợp BMS.
- Hệ thống VRV sẽ hoạt động dựa trên thuật toán lập trình sẵn và dựa trên thao
tác điều khiển của người vận hành.
- Trong các trường hợp có sự cố về cháy nổ, hệ thống điều hòa VRV sẽ ngừng
hoạt động.
Lịch trình

làm việc
-Hệ thống VRV được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc của tòa
nhà, cho phép tiết kiệm năng lượng và tối ưu công năng của hệ thống.
Vào các ngày nghỉ, hệ thống BMS sẽ không cho phép hệ thống VRV hoạt
động, nếu có đơn vị nào muốn làm việc trong các ngày nghỉ thì đơn vị đó cần
liên hệ với ban quản lý để ban quản lý cân nhắc bố trí.
Điều khiển
-Hệ thống BMS cho phép thực hiện các chức năng điều khiển điển hình với hệ
thống điều hòa trung tâm VRV được liệt kê dưới đây thông qua bộ chuyển đổi
Bacnet TCP/IP. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành, hoạt động trong
thực tế và tùy thuộc vào chức năng của bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP, hệ thống
BMS sẽ chỉ cần thực hiện một số chức năng cơ bản đảm bảo cho công tác vận
hành, quản lý.
 Chạy/ dừng (start/stop): Stop/ operation.
 Chế độ làm việc: Cooling/ Heating/ Fan/ Auto.


19
Các giám
sát được
thực hiện
Hệ thống BMS cho phép thực hiện các chức năng giám sát điển hình với hệ
thống điều hòa trung tâm VRV được liệt kê dưới đây thông qua bộ chuyển đổi
Bacnet TCP/IP. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành, hoạt động trong
thực tế và tùy thuộc vào chức năng của bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP, hệ thống
BMS sẽ chỉ cần thực hiện một số chức năng cơ bản đảm bảo cho công tác vận
hành, quản lý.
 Trạng thái chạy/ dừng: Start/Stop.
 Chế độ hoạt động: Cooling/ Heating/ Fan.
 Nhiệt độ phòng:

o
C.
 Ngắt chuông báo động.
 Tình trạng dàn lạnh.
 Tình trạng dàn nóng.
Các báo
động được
giám sát từ
trung tâm
điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
 Báo động: Normal/ Malfunction.
 Mã lỗi (malfunction code): Normal/ Manufacturer Specific.
5.1.2. Hệ thống quạt thông gió.
a. Quạt hút khí thải/ quạt cấp khí tươi/ quạt hút nhà vệ sinh:
Tổng quát
Hệ thống quạt cho tòa nhà bao gồm:
 Quạt thông gió tầng hầm.
 Quạt thông gió Toilet.
 Quạt cấp khí tươi cho hệ thống điều hòa VRV.
Yêu cầu kỹ
thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống thông gió

20
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho
việc điều khiển, giám sát trạng thái của các quạt:
- Tiếp điểm cho điều khiển tắt/mở quạt.

- Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động chạy/dừng của quạt.
- Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.
- Tiếp điểm cho giám sát chế độ hoạt động Tự động/ bằng tay (Auto/
Manual).
2. BMS
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần
cứng kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ thống
quạt thông gió.
- Cung cấp và lắp đặt các cảm biến khí CO.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu từ các tủ DDC đến các tiếp điểm
giám sát/ điều khiển của hệ thống quạt thông gió
- Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống điều
hòa thông gió.
Hoạt động
Hoạt động của hệ thống quạt thông gió cho tòa nhà được điều khiển/giám sát
thông qua các chế độ như sau:
- Hệ thống quạt thông gió của tòa nhà có thể hoạt động ở chế độ điều khiển
bằng tay bởi các công tắc/nút bấm trên các bảng/tủ điều khiển tại hiện
trường.
- BMS điều khiển/giám sát các quạt cấp/ hút không khí theo lịch trình, thuật
toán hoạt động được lập trình trước để tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ
của các quạt. Hệ thống BMS cũng được lập trình liên động với các hệ thống
khác để điều khiển hoạt động của các quạt theo các kịch bản liên động: khi
có cháy hệ thống quạt thông gió ngừng hoạt động, hệ thống quạt tăng áp
chạy…

21
- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ
thống quạt thông gió trên giao diện đồ hoạ và điều khiển hoạt động của các
quạt để đáp ứng với tình trạng/yêu cầu hiện tại của tòa nhà.

Lịch trình làm
việc
Tất cả các quạt đều được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc.
Hệ thống cũng cho phép tạo lịch trình làm việc vào ngày nghỉ.
Một số lịch trình tiêu biểu mà hệ thống BMS cung cấp là:
- Tự động bật các quạt vào thời điểm bắt đầu giờ làm việc trong ngày
(7h sáng) và tự động tắt các quạt vào thời điểm thích hợp sau khi hết
giờ làm việc (ví dụ 7h tối).
Không cho phép hệ thống chạy vào các ngày nghỉ, ngày lễ.
Điều khiển
-Hệ thống BMS được thiết kế cho phép có thể điều khiển trực tiếp từ trên
màn hình máy tính bởi người vận hành, điều khiển tự động theo thuật toán đã
được lập trình trước hoặc điều khiển trực tiếp từ các tủ điều khiển tại hiện
trường, các thông số và chế độ điều khiển như sau:
 Tắt/ mở quạt.
 Điều khiển tốc độ quạt.
Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
 Chế độ làm việc của quạt: Tự động/ bằng tay (Auto/manual)
 Trạng thái on/off của quạt.
 Báo lỗi sự cố quạt.
 Giám sát nồng độ khí CO tại các điểm đo.
Các báo động
được giám sát
từ server
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
 Tín hiệu báo lỗi
 Báo động mức khí CO cao



22
b. Quạt tăng áp cầu thang
Tổng quát
Hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà có 01 chiếc
Hệ thống tăng áp cầu thang có chức năng tạo áp suất dương trong khu vực thang bộ
thoát hiểm nhằm ngăn chặn khói loan tỏa vào khu vực này khi có sự cố hỏa hoạn và
cung cấp ôxy cho người hoạt động trong quá trình thoát hiểm. Hệ thống bao gồm
các quạt tăng áp cầu thang, hệ thống đường ống gió và các cửa cấp gió tại tất cả các
tầng.
Yêu cầu kỹ
thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống quạt tăng áp
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp các bảng/tủ điều khiển quạt
với đầy đủ các tiếp điểm khô không điện áp cho việc giám sát trạng thái của các
quạt tăng áp:
- Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở quạt.
- Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cung cấp:quạt, tủ động lực gồm các thiết bị
trong tủ như aptomat, khởi động từ,rơ le.
2. BMS
- Cung cấp DDC.
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ
thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với quạt tăng áp.
- Cung cấp các cảm biến chênh áp không khí và động cơ đóng mở cửa gió.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống bảo vệ từ các tủ DDC đến các tiếp
điểm giám sát/ điều khiển của quạt tăng áp.
- Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho quạt tăng áp.


23
Hoạt động
Hoạt động của hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà được điều khiển/giám
sát thông qua các chế độ như sau:
- Hệ thống quạt tăng áp cầu thang của tòa nhà hoạt động theo tín hiệu báo cháy.
- BMS giám sát các quạt tăng áp cầu thang,đo thông số áp lực trong cầu thang bộ.
- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống
quạt tăng áp cầu thang trên giao diện đồ hoạ
Lịch trình
làm việc
Không cần thiết tạo lình trình làm việc cho các quạt tăng áp cầu thang bộ.
Điều khiển
Quạt tăng áp cầu thang chạy theo tín hiệu báo cháy.Hệ thống BMS được thiết kế
cho phép giám sát trạng thái quạt tăng áp.
.
Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
-Trạng thái của quạt.
-Báo lỗi sự cố.
Các báo
động được
giám sát từ
trung tâm
điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
-Tín hiệu báo lỗi
5.2. Hệ thống cấp thoát nước
Tổng quát
Hệ thống BMS sẽ điều khiển/ giám sát:
- Bể nước sinh hoạt và bơm nước sinh hoạt.


24
- Bơm nước thải
Yêu cầu kỹ
thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống cấp thoát nước
Nhà thầu hệ thống nước cung cấp các tủ điều khiển bơm với đầy đủ các tiếp
điểm khô cho điều khiển/ giám sát trạng thái của các thiết bị hệ thống cấp
thoát nước:
- Tiếp điểm giám sát chế độ hoạt động của bơm: Tự động/ Bằng tay (Auto/
Manual)
- Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của bơm.
- Tiếp điểm giám sát mức nước cao/ thấp của bể chứa.
- Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi bơm.
- Tiếp điểm điều khiển bơm Chạy/ Dừng (On/ Off).
Gia công lắp đặt các điểm đấu nối cho các cảm biến áp suất trên đường ống
nước,cảm biến đo mức nước.
2. BMS:
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ
thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ thống cấp thoát
nước.
- Cung cấp thiết bị đo lưu lượng nước phù hợp với kích thước của đường
ống nước, các bộ cảm biến mức nước, các bộ cảm biến áp suất nước.
- Kéo dây cáp tín hiệu, dây cáp nguồn, ống bảo vệ đến các thiết bị của hệ
thống BMS cung cấp
- Kéo dây cáp tín hiệu, ống bảo vệ từ tủ DDC tới các điểm đầu kết nối của
hệ thống liên quan.


25
- Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống cấp thoát
nước.
Hoạt động
Hoạt động của hệ thống bơm cấp thoát nước cho tòa nhà được điều khiển/giám
sát thông qua các chế độ như sau:
- Hệ thống bơm cấp thoát nước của tòa nhà có thể hoạt động ở chế độ điều khiển
bằng tay bởi các công tắc/nút bấm trên các bảng/tủ điều khiển tại hiện trường.
- BMS điều khiển/giám sát các bơm cấp thoát nước theo thuật toán lập trình tự
động đã được lập trình sẵn: Tự động bơm nước trong các giờ thấp điểm, toà nhà
tiêu thụ ít điện năng hoặc khi mức nước trên bể nước mái thấp…
- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống
bơm cấp thoát nước trên giao diện đồ hoạ và điều khiển hoạt động của các bơm
để đáp ứng với tình trạng/yêu cầu hiện tại của tòa nhà.
Lịch trình
làm việc
Hệ thống BMS sẽ được lập trình để điều khiển các bơm tự động chạy vào các giờ
có mức giá điện thấp/ các giờ thấp điểm nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Điều khiển

Hệ thống BMS được thiết kế cho phép có thể điều khiển trực tiếp từ trên màn
hình máy tính bởi người vận hành, điều khiển tự động theo thuật toán đã được lập
trình trước hoặc điều khiển trực tiếp từ các tủ điều khiển tại hiện trường, các
thông số và chế độ điều khiển như sau:
- Tắt/ mở bơm.
Các điểm
giám sát

Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Chế độ hoạt động của bơm: Tự động/ Bằng tay (Auto/ Manual).

- Trạng thái của các bơm nước.
- Mức nước trong bể chứa nước sinh hoạt,bể nước thải(cao/thấp).
Các báo
động được
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
 Báo động mức nước trong bể (cao/thấp)

×