Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ MINH CHỨNG CHO LỜI KẾT TỘI NHÀ MINH TRONG “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” CỦA NGUYỄN TRÃI " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.05 KB, 11 trang )

14
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
MỘT SỐ MINH CHỨNG CHO LỜI KẾT TỘI NHÀ MINH
TRONG “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” CỦA NGUYỄN TRÃI
Hồ Bạch Thảo
*
Một đôi lúc người yêu Việt sử cảm thấy buồn bởi đọc những bài luận
sử, lấy sự lập dò làm đắc sách, tìm cách bôi nhọ cổ nhân, nhắm lôi kéo sự
đồng tình của kẻ hiếu kỳ. Mặt khác những bậc danh nhân làm lòch sử, các
cây bút lớn; văn chương cô đọng một câu muôn ý, lại có biết bao việc đại sự
để làm, không rảnh để nêu lên những chi tiết vụn vặt. Lợi dụng tình trạng
này, những ngòi bút điên đảo kia có thể tìm cách xuyên tạc sự thực, rồi một
ngày nào đó họ có thể tung ra những bài viết đại loại như sau: “Tội ác giặc
ghi trong Bình Ngô đại cáo nhắm gây căm thù, chưa hẳn có thực.”
Nếu trường hợp này xảy ra, bài khảo luận dưới đây nhằm nêu lên những
bằng chứng từ chánh sử Trung Hoa và Việt Nam, để làm sáng tỏ sự thực.
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chép về tội giặc như sau:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
Dối trời lừa người, kế quỷ quyệt đủ muôn ngàn khóe,
Gây binh kết oán, tội chồng chất ngót hai mươi năm.
Tan nghóa nát nhân, trời đất tưởng chừng muốn sập,
Sưu cao thuế nặng, núi chằm hết thảy sạch không.
Kẻ tìm vàng phá núi đãi bùn, lặn lội nơi lam chướng,
Người mò ngọc dòng dây quăng biển, làm mồi lũ giao long.
Nhiễu dân đặt cạm bẫy hươu đen,
Hại vật, chăng lưới bắt chim trả.
Đến cỏ cây sâu bọ cũng chẳng được trọn đời,
Người góa bụa khốn cùng không một ai yên ổn.
Hút máu mủ sinh dân, quân gian ác miệng răng nhờn béo,
Dựng công trình thổ mộc, nhà công tư dinh thự nguy nga.


Chốn châu huyện bao tầng sưu dòch,
Nơi xóm làng lặng lẽ cửi canh.
Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa tanh nhơ,
Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ ghi tội ác.
Thần nhân đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha.
(1)

Bắt chước lối làm sử xưa, xin lần lượt lấy những câu trong Bình Ngô
đại cáo làm “cương”, rồi nêu lên những bằng chứng chi tiết làm “mục”. Có
thể các bạn trẻ chê rằng “cương mục” quá cổ; nhưng nếu bạn đang ngồi trên
*
New Jersey, Hoa Kỳ
15
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
ghế nhà trường, viết một đoạn văn tiếng Anh mà thiếu “topic sentence”
(câu chủ đề) sẽ bò ông thầy giáo sổ toẹt ngay; “cương” cũng giống như “topic
sentence” vậy.
Bây giờ xin phép vào vấn đề.
A.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
Tất cả những người tham gia khởi nghóa chống quân Minh đều là dân,
ngoài những nghóa só chết trên chiến trường không kể, Minh thực lục chép
hai vụ giết tập thể tù nhân, một vụ giết lăng trì, róc thòt lãnh tụ khởi nghóa
Nguyễn Cảnh Dò. Các văn bản dưới đây là bằng chứng hùng hồn về việc
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Thủ phạm vụ giết tù nhân thứ nhất là Anh quốc công Trương Phụ, đòa
điểm gây tội ác tại xã Nghi Dương, huyện An Lão, châu Đông Triều [Kiến
An, Hải Phòng].

(2)
Để đàn áp cuộc nổi dậy của Nguyễn Sư Cối, Trương Phụ
sai chém hơn 2.000 tù nhân, lập thành bãi tha ma ngụy để dân chúng xem:
Ngày 9 tháng Giêng năm Vónh Lạc thứ 8 [12/2/1410]
Ngày hôm nay, quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ
đánh bại dư đảng giặc Nguyễn Sư Cối tại châu Đông Triều. Trước đây Sư
Cối ngụy xưng vương, cùng với bọn ngụy Kim Ngô Thượng Tướng quân Đỗ
Nguyên Thố đóng binh hơn 2 vạn tại xã Nghi Dương, huyện An Lão, châu
Đông Triều; thường đến sông Hoàng Giang, Ma Lao, cùng cửa biển Đại Toàn
cướp phá, để hưởng ứng theo Giản Đònh [Giản Đònh Đế]. Đến ngày hôm nay,
Trương Phụ cho vây xã Nghi Dương, bọn giặc chống cự, quan quân phấn
khởi bắn tên đá như mưa, khiến giặc thua to. Chém hơn 4.500 thủ cấp, chết
trôi nhiều; bắt sống ngụy Giám Môn Tướng quân Phạm Chi, ngụy Vũ
Lâm Vệ Tướng quân Trần Nguyên Khanh, ngụy Trấn Phủ sứ Nguyễn
Nhân Trụ hơn 2.000 tên, bèn chém liệm xác chôn thành bãi tha ma
để thò chúng (sinh cầm ngụy Giám Môn Vệ Tướng quân Phạm Chi, ngụy
Vũ Lâm Vệ Tướng quân Trần Nguyên Khanh, ngụy Trấn Phủ sứ Nguyễn
Nhân Trụ đẳng nhò thiên dư nhân, giai trảm chi liễm kỳ thi vi kinh quan
yên) [生 擒 僞 監 門衛 將 軍 范 支, 僞 羽 林 衛 將 軍 陳 原 卿, 僞 鎮 撫
使 阮 人 柱 等 二 千 餘 人, 皆 斬 之 斂 其 屍 爲 京 觀 焉].
(3)

Chín năm sau, lại có một cuộc khởi nghóa khác cũng tại huyện An Lão,
do nhà sư Phạm Ngọc tu tại chùa Đồ Sơn cầm đầu. Viên Tổng binh Giao
Chỉ bấy giờ là Phong Thành hầu Lý Bân đàn áp, bắt tù nhân trước sau hơn
1.000 người, bèn cho xử chém để làm răn:
Ngày 15 tháng Chạp năm Vónh Lạc thứ 17 [31/12/1419]
Quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân bắt được tù trưởng
giặc Phạm Thiện tại châu Đông Triều. Trước đây tên yêu tăng Phạm Ngọc
tại chùa Đồ Sơn, huyện An Lão phao rằng trời giáng ấn kiếm, lệnh làm

chúa; bèn tiếm xưng La Bình vương, kỷ nguyên Vónh Ninh, tụ tập đám đông
16
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
làm loạn. Bọn Thiện và Đào Thừa đến theo. Ngọc cho Thiện làm Nhập nội
Kiểm hiệu Tả Tướng quốc Bình chương quân quốc trọng sự, Ngô Trung làm
Nhập nội Hành khiển Hữu Thượng thư Tri quân quốc trọng sự, Đào Thừa
làm Xa kỵ Đại Tướng quân, Lê Hành làm Tư không, tụ tập đám đông chiếm
cứ đường thủy và bộ. Lúc đại quân đến đánh, Thiện dàn quân hai bên bờ, lại
bày thuyền giữa sông, thủy bộ cùng chống cự. Bân xua quân đánh gấp,
chém 1.200 thủ cấp, bắt sống Thiện cùng bọn Trung gồm 780 người,
tòch thu hơn 200 chiếc thuyền lớn nhỏ; Ngọc tẩu thoát, lại bắt quân
giặc hơn 260 tên, tất cả đều bò xử chém để răn. Thiện, Trung, cùng
bọn Vũ Lộ đều bò giải về kinh sư (Bân đốc tướng só cức chiến, trảm thủ
Trang 2174, quyển 219, Minh thực lục, ghi chép việc Lý Bân đàn áp cuộc khởi nghóa
của nhà sư Phạm Ngọc tàn sát hơn 1.000 tù nhân nghóa quân.
17
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
thiên nhò bách cấp, sinh cầm Thiện cập Trung đẳng thất bách bát thập
nhân, đắc thuyền đại tiểu nhò bách dư sưu. Ngọc thoát tẩu, hựu đắc tặc tốt
nhò bách lục thập dư nhân giai trảm chi giới. Thiện, Trung, cập Vũ Lộ đẳng
câu tống kinh) [彬 督 將 士 亟 戰 , 斬 首 千 二 百 級, 生 擒 善 及 忠 等
七 百 八 十 人 , 得 船 大 小 二 百 餘 艘 . 玊 脫 走 , 又 得 賊 卒 二 百
六 十 餘 人 , 皆 斬 之 械 . 善 忠 及 武 路 等 俱 送 京].
(4)

Qua hai văn kiện nêu trên, Minh thực lục chỉ ghi việc làm của hai viên
tổng chỉ huy quân đội nhà Minh tại nước ta, còn thuộc hạ thì cho là chuyện
nhỏ không đề cập tới. Nhưng một khi chủ tướng giết một, thì kẻ dưới giết
mười; hãy tưởng tượng nỗi đau khổ của dân ta lúc bấy giờ!
Lại thêm tội ác lớn của bọn Trương Phụ gây ra trong cuộc đánh phá tàn

quân của vua Trùng Quang [Trần Quý Khoách] tại huyện Chính Hòa, phủ Tân
Bình [Quảng Bình ngày nay]. Trong cuộc giao tranh, Nguyễn Cảnh Dò bò thương
(Minh thực lục chép lầm là Đặng Cảnh Dò), quân Minh bắt được bèn đem
róc thòt cho đến chết.
(5)
Riêng anh em Đặng Dung bò bắt đem về Trung Quốc.
Nhắc đến Đặng Dung, người yêu thơ cổ không quên được nét hào tráng,
bi hùng trong thiên tuyệt tác nói lên hoài bão của tác giả.
Thuật hoài
Thế sự du du nại lão hà!
Vô cùng thiên đòa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dò,
Sự khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù đòa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vò báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma.
Tạm dòch
Cuộc đời còn mờ mòt, nhưng già rồi biết làm sao đây!
Trong khoảng trời đất vô cùng, chuếnh choáng men say ca hát.
Khi gặp thời những kẻ xuất thân tầm thường như ngư phủ, đồ tể cũng
thành công dễ dàng,
Một khi vận đã qua, đấng anh hùng đành nuốt hận.
Ôm hoài bão giúp vua, phù trì đất nước,
Nhưng không kéo nổi sông trời để rửa sạch giáp binh.
Mối thù nước chưa trả xong, thì đầu đã bạc,
Mấy lần còn ngồi dưới ánh trăng, mài sắc thanh kiếm Long Tuyền.
Sau đây là văn bản trình bày việc đánh bắt và giết Nguyễn Cảnh Dò,
Đặng Dung:
Ngày 17 tháng Giêng năm Vónh Lạc thứ 12 [7/2/1414]

Quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ mang quân đến trang Tra
Hoàng, huyện Chính Hòa [Quảng Bình], châu Chính Bình; tướng giặc là Hồ
Đồng hàng. Nghe tin bọn Đặng Cảnh Dò, Đặng Dung, Long Hổ Tướng quân
18
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
ngụy Lê Thiềm cùng hơn 700 tên chạy đến sách Côn Bồ, Tiêm Man; bọn
Phụ tiến binh ngay đến sông La Mông. Phải theo đường núi vin cành lá mà
leo lên, nên đành bỏ ngựa, tướng só tiếp tục đi theo. Đến sách Côn Bồ, bọn
Cảnh Dò đã bỏ trốn; lại truy kích đến sách Tra Bồ Nại, bọn giặc và dân đòa
phương đều trốn, không biết ở chốn nào, nên làm cuộc lục soát lớn. Vào canh
tư, đi trên 20 dặm, nghe tiếng trống điểm canh, Phụ sai Đô chỉ huy Phương
Chính mang quân lẳng lặng đi, đến lúc trời sáng đến phía bắc sông, tại sách
Tra Bồ Cán. Giặc lập trại tại bờ phía nam, quan quân vượt sông vây đánh.
Giặc chống không nổi, tên bắn liên tiếp trúng, Cảnh Dò bò thương tại sườn,
bắt được. Đặng Dung trốn, Phương Chính mang quân truy lùng bắt cùng
với em là Đặng Nhuệ; lại bắt hết bọn giặc Lê Thiềm, tòch thu ấn ngụy của
Cảnh Dò. Cảnh Dò bò thương nặng, róc thòt, gói thủ cấp áp giải cùng
anh em Đặng Dung đến kinh đô; tất cả đều bò xử chém để làm răn.
(Cảnh Dò thương thậm, quả chi, hàm thủ cập Dung huynh đệ tống kinh sư,
tất trảm tuẫn) [景 異 傷 甚,剮 之, 函 首 及 鎔 兄 弟 送 京 師, 希 斬 狥].
(6)

Những bằng chứng lòch sử nêu trên, có thể làm sáng tỏ lời cảnh cáo
sau đây của thầy Mạnh Tử đối với bọn cai trò độc tài: “Một khi dân không
sợ chết, đừng lấy cái chết dọa dân”. Trương Phụ đàn áp tại huyện An Lão,
giết hàng ngàn tù nhân, đắp mả ngụy để cảnh cáo, nhưng vô ích, lửa giận
của dân được nhen nhúm, để rồi 9 năm sau lại nổi lên cuộc khởi nghóa khác
của nhà sư chùa Đồ Sơn cũng chính tại huyện An Lão này. Việc Trương
Phụ chỉ huy những trận càn quét tàn quân của vua Trùng Quang tại sông
Ái Tử, Ái Mẫu thuộc châu Thuận [Quảng Trò], cùng hành động dã man

róc thòt Nguyễn Cảnh Dò tại phủ Tân Bình vào năm Quý Tỵ (1413), thì 4
năm sau đó cũng chính tại châu Thuận và phủ Tân Bình nổi lên cuộc khởi
nghóa lớn do những người đã từng hợp tác với nhà Minh khởi xướng, để
mưu lật đổ bạo quyền:
Ngày 13 tháng 6 năm Vónh Lạc thứ 15 [26/7/1417]
Quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân tâu: “Tại Giao Chỉ,
người châu Thuận [Quảng Trò] có bọn Lê Hạch, Phan Cường, cùng bọn thổ
quan Đồng tri Trần Khả Luận, Phán quan Nguyễn Chiêu, Chủ bạ Phạm Mã
Hoãn, Thiên hộ Trần Não, Bách hộ Trần Ngô Sài; tại châu Nam Linh [phía
bắc Quảng Bình] có Phán quan Nguyễn Nghó, Tri huyện Tả Bình Phạm Bá
Cao, Huyện thừa Vũ Vạn, Bách hộ Trần Ba Luật làm loạn. Chúng đốt thành
quách nhà cửa hai châu, giết quan lại, tiếm xưng danh hiệu, tụ tập đồng đảng
hơn 1.000 tên. Bèn ra lệnh ngay cho Đô đốc Chu Quảng mang quân đánh
dẹp, cùng Chỉ huy Giao Châu Trung vệ Hoàng Chấn, Chỉ huy Đồng tri Giao
Châu Hữu vệ Đàm Công Chính, Chỉ huy Thiêm sự vệ Thuận Hóa Ngô Quỳ,
Chỉ huy Thiêm sự vệ Tân Bình Phan Cần cầm quân hội tiễu; giết Lê Hạch
cùng đồ đảng hơn 500 người tại trận; bắt sống Phan Cường, Trần Khả Luận,
Nguyễn Chiêu, Phạm Mã Hoãn, Phạm Bá Cao, Vũ Vạn; chiếu theo luật tất
cả đều bò tru lục. Bọn Nguyễn Nghó, Trần Ba Luật cùng đồng bọn còn sót lại
bỏ trốn; đốc suất các tướng tiếp tục truy bổ…”
(7)

19
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
B.
Dối trời lừa người, kế quỷ quyệt đủ muôn ngàn khóe,
Gây binh kết oán, tội chồng chất ngót hai mươi năm.
Tan nghóa nát nhân, trời đất tưởng chừng muốn sập,
Sưu cao thuế nặng, núi chằm hết thảy sạch không.
Người Trung Quốc có câu nói “Quân bất hý ngôn” nghóa là vua không

nói đùa, ý nói lời vua hứa chắc như đinh đóng cột. Xét việc làm của vua Minh
Thành Tổ, rõ ràng phản lại câu nói nêu trên. Trong đạo dụ nêu 20 điều kết
tội cha con vua nhà Hồ,
(8)
Minh Thành Tổ long trọng hứa sẽ lập con cháu nhà
Trần lên làm vua. Nhưng vốn bản chất “dối trời lừa người” nhà Minh tìm mọi
cách phỉnh gạt rằng con cháu nhà Trần đã chết hết, để chia nước ta thành
phủ huyện cai trò. Giản Đònh Đế, Trần Quý Khoách là con cháu nhà Trần,
được dân chúng tôn lên làm vua, thể theo lời vua nhà Minh thường rêu rao
“phục hưng nước bò diệt, nối dòng bò đứt” bèn cho sứ giả đến xin cầu phong,
thì bò quân Minh khủng bố bắt giết. Lòch sử ghi nhận Trương Phụ hai lần
giết sứ giả nhà Hậu Trần: Năm Vónh Lạc thứ 7 [1409] giết sứ giả Đoàn Tự
Thủy tại Thanh Hóa; năm Vónh Lạc thứ 11 [1413] giết sứ giả Nguyễn Biểu
tại Nghệ An. Về vụ giết sứ giả Đoàn Tự Thủy, Minh thực lục chép như sau:
Ngày 3 tháng 10 năm Vónh Lạc thứ 7 [9/11/1409]
Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ
trú binh tại Thanh Hóa. Lúc này tên cầm đầu giặc Trần Quý Khoách xưng
càn là cháu Tiền Vương, sai ngụy quan Đoàn Tự Thủy mang thư đến quan
Tổng binh xin phong tước. Phụ nói rằng con cháu nhà Trần trước đây đã bò
giặc họ Lê giết hết rồi, đã cho tìm hỏi khắp nhưng không còn ai. Nay chỉ
phụng mệnh dẹp giặc, không biết điều gì khác; bèn đem Đoàn Tự Thủy giết,
rồi xua binh tiến thẳng…
(9)

Nhà Minh cố tình đàn áp, gây việc binh đao. Không kể việc Trương
Phụ lần thứ nhất mang đại quân sang đánh nhà Hồ; sau khi guồng máy
cai trò được thiết lập, Trương Phụ lại mang quân sang nước ta thêm hai lần
nữa. Một lần chủ yếu đánh dẹp quân của Giản Đònh Đế, lần sau đánh tan
lực lượng vua Trùng Quang tại Thuận Hóa [Quảng Trò, Thừa Thiên]. Viên
đại tướng lỳ lợm hiếu sát này, từng tuyên bố: “Tôi sống được cũng là vì Hóa

Châu [Trò-Thiên], có làm ma cũng là vì Hóa Châu. Hóa Châu mà chưa dẹp
được, tôi còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng nữa!”
(10)

Một mặt đàn áp, một mặt thì bóc lột, hai chính sách song song. Thuế
má nặng nề, đủ mọi loại; như thuế cá phải nạp tiền, khi cần gạo thì bắt đổi
tiền nạp gạo. Lại cho lập sở Thương bạc tại Vân Đồn để đánh thuế buôn
bán với tàu thuyền nước ngoài. Hai văn bản dưới đây nói về việc thu thuế
cá và lập sở Thương bạc:
Ngày 24 tháng Giêng năm Vónh Lạc thứ 7 [8/2/1409]
Bộ Hộ tâu rằng Giao Chỉ mới nội phụ, khó có thể tận thu tô thuế, mà
sự cung ứng cho quân và ngựa thì cần rất nhiều, nên tạm thời thu thuế cá,
cứ 1 quan tiền thì bắt nạp 2 đấu gạo để chi dụng
(11)

20
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
Ngày 19 tháng Giêng năm Vónh Lạc thứ 6 [15/2/1408]
Thiết lập tại Giao Chỉ, Vân Đồn Thương bạc Đề cử ty. Đặt Đề cử, Phó
Đề cử mỗi chức một viên.
(12)

Trong bộ máy quân sự đồ sộ đặt tại nước ta, quân lính được chia làm 2
loại: một loại chiến đấu, một loại làm đồn điền. Nhà Minh cướp không núi,
chằm, ruộng tốt làm hầm mỏ, đồn điền. Tận dụng trai tráng Việt làm lính
đồn điền, chính quyền nhà Minh nhắm vào những điều lợi sau đây:
Thu được số lúa nạp hàng năm, tại vùng châu thổ sông Hồng, Thanh
Hóa hàng năm nạp 35 thạch; tại vùng Nghệ Tónh, Bình Trò Thiên nạp 18
thạch mỗi đầu người.
Gom thanh niên vào lính để khỏi theo phe nổi dậy.

Lính Việt nặng lòng với nước Việt nên còn lưỡng lự hai lòng, không
dùng để chiến đấu được, nên dùng làm lính sản xuất.
Sau đây là văn bản về việc lập đồn điền:
Ngày 29 tháng 5 năm Vónh Lạc thứ 19 [28/6/1421]
Quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân tâu rằng đất nội
phụ Giao Chỉ xa xôi, không dễ dàng vận chuyển lương thực; xin cho các ty,
vệ, sở chia lính lập đồn điền để cung cấp. Hoạch đònh một phần căn cứ vào
đất đai hiểm hay dễ, tình thế gấp hay hoãn để dùng quân đồn điền hoặc
chinh điều nhiều hay ít. Quân lính người bản xứ tuy được liệt vào sổ binh,
nhưng lúc đánh nhau còn lưỡng lự hai lòng, thường không liều chết; nay bàn
đònh tỷ số đồn điền phần nhiều là lính bản xứ, quan quân ít.
Trong 7 vệ gồm Giao Châu tả, hữu, trung, tiền, cùng Trấn Di, Xương
Giang, Thanh Hóa; hoạch đònh quan quân 1 phần đồn điền, 9 phần chinh
thủ [quân lo việc phòng thủ và tấn công]; quân lính người bản xứ 7 phần
đồn điền, 3 phần chinh thủ. Hậu vệ Giao Châu, vệ Tam Giang, Thiên Hộ
sở Thò Cầu; quan quân 2 phần đồn điền, 8 phần chinh thủ; lính bản xứ 8
phần đồn điền, 2 phần chinh thủ. Mỗi người làm đồn điền hàng năm trưng
thu 35 thạch lúa.
Ba vệ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa quan quân đồn điền 3 phần, 7
phần chinh thủ; lính bản xứ 6 phần đồn điền, 4 phần bò chinh điều [quân
điều động đi đánh dẹp]. Ba Thiên Hộ sở tại Diễn Châu, Nam Tónh, Thanh
An; tất cả quan quân không phụ trách đồn điền, quân bản xứ 3 phần đồn
điền, 7 phần chinh tiễu [quân lo việc tiễu trừ]. Quân đồn điền hàng năm
trưng thu 18 thạch lúa mỗi người. Lời tâu được chấp nhận.
(13)

C.
Kẻ tìm vàng phá núi đãi bùn, lặn lội nơi lam chướng,
Người mò ngọc dòng dây quăng biển, làm mồi lũ giao long.
Nhiễu dân đặt cạm bẫy hươu đen,

Hại vật, chăng lưới bắt chim trả.
Nhà Minh rất chú trọng đến việc khai mỏ vàng và ngọc trai. Minh
thực lục ghi việc lập cục khai mỏ vàng trong 7 trấn, cục khai mỏ ngọc trai
tại tỉnh Quảng Yên:
21
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
Ngày 19 tháng Giêng năm Vónh Lạc thứ 6 [15/2/1408]
Lập cục khai mỏ vàng tại 7 trấn: Thái Nguyên, Gia Hưng [thuộc Vónh
Phú], Quảng Oai [thuộc Hà Tây], Thiên Quan [thuộc Ninh Bình], Vọng Giang
[thuộc Nghệ An], Lâm An [thuộc Quảng Bình], Tân Ninh [không rõ]. Đặt
Đại sứ 2 viên, Phó sứ 4 viên; lại tuyển Tri châu, Tri huyện 21 viên; mỗi trấn
3 viên Đề đốc, Áp biện; lại dùng 2 viên Tổng đốc tại phủ. Sai bộ Lễ đúc ấn
ban cấp.
(14)

Ngày 3 tháng 8 năm Vónh Lạc thứ 17 [23/8/1419]
Lập cục khai mỏ ngọc trai tại châu Tónh An [thuộc Quảng Ninh], đặt
một viên Đại sứ.
(15)

Lòch sử thường ghi nhận chỗ nào có bóc lột đàn áp; chỗ đó dân chúng
vùng lên. Tại Trung Quốc nhóm khởi đầu nổi lên chống lại chế độ nhà Tần
là những dân phu xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Tại nước ta, dưới thời
nhà Minh đô hộ, dân đãi vàng đã làm hai cuộc khởi nghóa, cầm đầu bởi Vũ
Cống, Hoàng Nhữ Điển tại tỉnh Nghệ An; viên Xã chính coi việc đãi vàng
là Trònh Công Chứng tại tỉnh Hải Dương:
Ngày 1 tháng 11 năm Vónh Lạc thứ 17 [17/11/1419]
Ty Đô Chỉ huy Giao Chỉ tâu rằng tại huyện Kệ Giang [thuộc huyện
Thanh Chương], phủ Nghệ An có tên thổ quan Bách Thiên Trần Trực Thành,
cùng em là Trực Ngụy tự xưng Kim Ngô Tướng quân; cùng bọn Lãm Bàn

giặc Áo Đỏ cướp phá xã Dương Biến giết Tuần kiểm Trương Tú. Vũ Cống
người trong hộ đãi vàng liên kết với kỳ lão Hoàng Nhữ Điển tụ tập dân
chúng đốt phá huyện Phù Lưu [Quỳnh Lưu, Nghệ An]. Các nhóm nổi dậy tại
huyện Khâu Ôn [thuộc Lạng Sơn] có Nông Văn Lòch, châu Vũ Ninh [thuộc
Bắc Ninh] có Trần Đại Quả, châu Khoái [thuộc Hưng Yên] có Nguyễn Đặc,
huyện Thiện Thệ có Ngô Cự Lai tiếp tục trước sau làm loạn, giết hại quan
binh. Tại huyện Đồng Lợi, châu Hạ Hồng [thuộc Hải Dương], phủ Tân An,
viên Xã chính coi việc đãi vàng là Trònh Công Chứng tụ tập đám đông hơn
1.000 người đốt phá bắt giết quan lại tại các ty Tuần kiểm thuộc các huyện
Đa Dực [Thái Bình], Đồng Lợi, châu Hạ Hồng và cửa biển sông Đản. Đô đốc
Phương Chính mang quân đánh bại giặc tại Đồng Lợi. Thám thính cho biết
trước đó bọn chúng đến châu Nam Sách, bèn truy kích kòp thời đánh dẹp
tại ty Tuần kiểm A Côi [Thái Bình] chém hơn 400 thủ cấp, số giặc chết trôi
tính không hết; Công Chứng bèn chạy trốn. Sắc dụ quan Tổng binh Phong
Thành hầu Lý Bân mang quân đánh bắt.
(16)

Nhà Minh độc quyền việc khai thác muối, lập ty Đề cử tại các tỉnh ven
biển để trông coi:
Ngày 7 tháng 5 năm Vónh Lạc thứ 9 [29/5/1411]
Thiết lập ty Đề cử lo về thuế muối, cùng trông coi kho muối. Lập ty Tuần
kiểm tại quan ải nhỏ thuộc huyện Cổ Lũng, phủ Lạng Giang [Lạng Sơn].
(17)
Như tại Nghệ Tónh, lập các công trường muối tại cửa Hội, Nam Giới,
Chân Phúc, Thiên Đông; cùng thiết lập 5 kho muối:
22
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
Ngày 13 tháng 7 năm Vónh Lạc thứ 15 [24/8/1417]
Thiết lập tại phủ Nghệ An, Giao Chỉ kho Quảng Tích. Tại cửa biển Đan
Thai [cửa Hội], huyện Nha Nghi [Nghi Xuân, Hà Tónh] lập ty Tuần kiểm; ty

Đề cử muối, gồm 5 kho muối: Bác Tế, Quảng Tế, Viễn Tế, An Tế, Diễn Tế;
cùng 3 công trường muối: Nam Giới, Chân Phúc, Thiên Đông.
(18)

Bấy giờ giá muối rất đắt, thương gia phải dùng vàng, bạc để đổi muối,
rồi bán cho kẻ tiêu thụ với giá cắt cổ. Người dân phải bóp bụng, bớt thực
phẩm khác để lấy tiền mua muối. Thảm thay, dân một nước có cả hàng ngàn
cây số bờ biển, mà không có đủ muối để ăn!
Ngày 23 tháng 4 năm Vónh Lạc thứ 13 [31/5/1415]
Ty Bố chánh Giao Chỉ tâu rằng đã triệu tập thương gia đến, hứa cho dùng
vàng, bạc, tiền đồng để đổi muối. Rồi Bộ Hộ quy đònh một lượng vàng cấp 30
dẫn
(19)
muối, 1 lượng bạc, hoặc 2.500 đồng tiền cấp 3 dẫn. Nay chấp nhận.
(20)
Rừng biển là nơi hầm mỏ được khai thác, cũng là nơi dân bò lùa đến
để săn bắt cầm thú, hải sản. Các văn bản đề cập đến việc triều cống, tiết lộ
cống một lượt 2.000 thúy vũ;
(21)
ngoài ra còn cống các thú vật quý hiếm khác
như tê giác v.v
Ngày 18 tháng 2 năm Vónh Lạc thứ 16 [25/3/1418]
Đô Chỉ huy Trần Tuấn tại Giao Chỉ sai người đến cống các vật như
ngựa, vàng, tê giác, ngà voi.
(22)

D.
Đến cỏ cây sâu bọ cũng chẳng được trọn đời,
Người góa bụa khốn cùng không một ai yên ổn.
Hút máu mủ sinh dân, quân gian ác miệng răng nhờn béo,

Dựng công trình thổ mộc, nhà công tư dinh thự nguy nga.
Chốn châu huyện bao tầng sưu dòch,
Nơi xóm làng lặng lẽ cửi canh.
Qua các bằng chứng đã nêu, người đàn ông lúc bấy giờ bò bắt lính, phục
dòch nặng nề. Phụ nữ ngoài việc thay chồng nuôi con, phải bỏ khung cửi
tại nhà, đến các công xưởng dệt quyên,
(23)
lụa, làm các đồ tiểu công nghệ để
cống tiến thiên triều:
Ngày 29 tháng Chạp năm Vónh Lạc thứ 17 [14/1/1420]
Giao Chỉ dâng 1.320 tấm quyên, 5.000 cân tô mộc, 2.000 thúy vũ, 10.000
chiếc quạt.
(24)

Của cải tước bóc nhiều, dó nhiên con đường bộ qua ải Pha Lũy không tiện
cho việc vận chuyển số lượng lớn. Theo lời xin của Trương Phụ, mở phương
tiện vận chuyển bằng đường thủy. Thủy trình này nếu tính từ nước ta tại
thành Đông Quan [Hà Nội]; thì bắt đầu từ sông Phú Lương [Hồng Hà], qua
sông Thiên Đức [sông Đuống], đến sông Lục Đầu, qua sông Kinh Môn, Kinh
Thầy ra biển; rồi theo bờ biển vònh Hạ Long đến châu Khâm (Trung Quốc).
Các trạm dòch đường thủy và sở vận chuyển được mô tả như sau:
23
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
Ngày 19 tháng 5 năm Vónh Lạc thứ 14 [14/6/1416]
Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ tâu rằng từ
trạm dòch Thiên Nhai thuộc châu Khâm, tỉnh Quảng Đông, qua cảng
Miêu Vó đến Thông Luân, Phí Đào theo ngả huyện Vạn Ninh đến Giao
Chỉ phần lớn do đường thủy, đường bộ chỉ có 291 dặm.
(25)
Đường cũ bắc

Khâu Ôn gần Thất Dòch, nên lập cả trạm đường thủy và trạm ngựa để tiện
việc đi lại. [Thiên tử] chấp thuận. Rồi cho lập 2 trạm đường thủy tại Phòng
Thành và Phật Đào tại châu Khâm tỉnh Quảng Đông; lập 3 sở chuyển vận
tại Ninh Việt, Dõng, Luân; lập ty Tuần kiểm tại Phật Đào; lập 2 trạm mã
dòch tại Long Môn, An Viễn huyện Linh Sơn, lập 2 sở chuyển vận tại An
Hà, Cách Mộc.
Tại huyện Đồng An, châu Tónh An, Giao Chỉ lập trạm dòch đường
thủy cùng sở chuyển vận tại Đồng An; lập trạm dòch đường thủy cùng sở
chuyển vận tại Vạn Ninh, huyện Vạn Ninh; lập 3 trạm dòch đường thủy tại
Tân An thuộc huyện Tân An, An Hòa thuộc huyện An Hòa và Đông Triều
thuộc châu Đông Triều; lập trạm dòch đường thủy cùng sở vận chuyển tại
Bình Than, huyện Chí Linh; lập trạm dòch đường thủy tại Từ Sơn, thuộc
huyện Từ Sơn. Các trạm ngựa tại Thiên Nhai thuộc châu Khâm, Quảng
Đông; Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm, sông Lô phủ Giao Châu đều lập
trạm đường thủy. Trạm đường thủy Châu Môn, Hoành Châu lệ thuộc vào
phủ Nam Ninh, Quảng Tây. Cho thiết lập Thiên Hộ sở thủ ngự tại Tân
An, Giao Chỉ.
(26)

* .* *
Văn Nguyễn Trãi ý tứ sâu xa phong phú như có phép màu. Qua bốn
câu cuối kể tội giặc trong Bình Ngô đại cáo, người viết ngộ ra rằng dù có bỏ
thêm mươi năm nghiên cứu, cũng không trình bày được hết ý; vậy xin kính
cẩn chép lại nguyên văn để làm phần kết thúc bài:
Nguyên văn
决 東 海 之 水 不 足 以 濯 其 汚,
罄 南 山 之 竹 不 足 以 書 其 惡.
神 人 之 所 共 憤,
天 地 之 所 不 容.
Phiên âm

Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dó trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dó thư kỳ ác.
Thần nhân chi sở cộng phẫn,
Thiên đòa chi sở bất dung.
Dòch nghóa
Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa tanh nhơ,
Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ ghi tội ác.
Thần nhân đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha.
H B T
CHÚ THÍCH
(1) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr 284.
(2) Để giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể, chúng tôi tham khảo sách Đất nước Việt Nam qua
24
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009
các đời của Đào Duy Anh, đổi các đòa danh xưa trong bài này ra đòa danh hiện nay.
Việc làm khó có được sự chính xác hoàn toàn, nếu sơ suất xin bạn đọc chỉ dẫn; ngoài
ra, chỗ không biết thì ghi là không rõ.
(3) Minh thực lục, q 100, tr 1303.
(4) Minh thực lục, q 219, tr 2174.
(5) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr 234 chép: Tháng 11, Nguyễn Cảnh Dò và Đặng Dung
bò Trương Phụ nhà Minh bắt sống. Cảnh Dò mắng ngay vào mặt Phụ: “Tao đònh giết
mày, lại bò mày bắt”, chửi Phụ luôn miệng. Phụ giận lắm, giết Dò rồi lấy gan ăn.
(6) Minh thực lục, q 147, tr 1727-1728.
(7) Minh thực lục, q 190, tr 2012-2013.
(8) Xin xem bài “Đánh thành đánh vào lòng người” của cùng người viết, talawas ngày
3/5/2006.
(9) Minh thực lục, q 97, tr 1281.
(10) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr 233.
(11) Minh thực lục, q 87, tr 1157.

(12) Minh thực lục, q 75, tr 1032.
(13) Minh thực lục, q 237, tr 2276.
(14) Minh thực lục, q 75, tr 1032.
(15) Minh thực lục, q 215, tr 2151
(16) Minh thực lục, q 218, tr 2165-2166.
(17) Minh thực lục, q 115, tr 1470.
(18) Minh thực lục, q 192, tr 2028.
(19) Đơn vò đo khối lượng của Trung Quốc xưa, không cố đònh; thông thường, 1 dẫn = 200
cân; 1 cân (Khố Bình) = 0,596kg.
(20) Minh thực lục, q 163, tr 1847.
(21) Lông chim phỉ thúy (một loài chim tró).
(22) Minh thực lục, q 197, tr 2062.
(23) Lụa mộc, lụa sống.
(24) Minh thực lục, q 219, tr 2182-2183.
(25) Đơn vò đo khoảng cách của Trung Quốc xưa. 1 dặm tương đương 0,50km.
(26) Minh thực lục, q 176, tr 1927.
TÓM TẮT
Bài viết đưa ra những bằng chứng cho lời kết tội nhà Minh trong tác phẩm Bình Ngô đại
cáo của Nguyễn Trãi. Đó là những đoạn sử liệu được trích ra từ bộ Minh thực lục của Trung
Quốc, mô tả rõ ràng các tội ác dã man của quân Minh, như đàn áp đẫm máu các cuộc khởi
nghóa của nhân dân Việt Nam, thảm sát hàng ngàn tù binh nghóa quân, giết hại sứ giả, hành
hình man rợ các thủ lónh nghóa quân Bài viết cũng trưng dẫn nhiều văn bản ghi chép việc
bóc lột tàn tệ nhân dân Việt Nam từ các chính sách thuế khóa, sưu dòch nặng nề đến việc vơ
vét của cải, khai thác cạn kiệt tài nguyên nước ta của nhà Minh.
ABSTRACT
SOME EVIDENCE FOR NGUYỄN TRÃI’S ACCUSATIONS AGAINST
THE MINH DYNASTY IN HIS WORK “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”
This article presents evidences for the accusations against the Minh Dynasty in the
work Bình Ngô đại cáo by Nguyễn Trãi. These are historical documents drawn from Chinese
historicall work Minh thực lục that gives clear descriptions of the Minh Forces’ ferocious

atrocities such as bloody suppressing against the uprisings of the Vietnamese people,
massacre of thousands of prisoners, barbarous killing of emmisaries, executions of leaders
of Vietnamese uprising forces The article also quotes various documents noting down the
Minh Dynasty’s exploitation against the Vietnamese people through their taxation and corvee
policy as well as their robbery of the Vietnamese property and natural resources.

×