Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn chân gà chữa bách bệnh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.43 KB, 5 trang )

Ăn chân gà chữa bách bệnh
Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền, ngoài các bộ phận khác
của con gà có công hiệu trị bệnh, chân gà cũng là một vị thuốc hay.
Người ta có thể sử dụng chân gà thông thường hay chân gà đen (gà ác), đặc
biệt là loại chân gà rừng (Gallus gallus jabouillei Delacour et Kinnear) thuộc
họ trĩ (Phasianidae) thì việc trị liệu càng tuyệt.


Tuy nhiên, cần lưu ý là lớp da bao bọc chân gà có hàm lượng chất béo cao,
nếu dùng lâu dài có thể làm tăng lượng lipid máu ở những người cholesterol
cao.
Để tránh tình trạng tăng lipid, người xưa có kinh nghiệm là nên lột lớp da
bên ngoài. Song Đông y còn dựa theo đặc tính của gà: Gáy vào lúc sáng
sớm, là thời điểm thiếu dương, liên quan đến phong mộc và cho rằng ăn thịt
gà dễ làm động phong, khiến phong khí trong cơ thể bị xáo trộn gây các
chứng đau nhức (phong thấp), huyết áp cao (phong hỏa) hoặc ngứa (phong
ngứa)…
Nhưng người xưa cũng đưa ra cách khắc phục là ăn thịt gà với lá chanh. Câu
ca dao “Con gà cục tác lá chanh” chính là kinh nghiệm quý báu của người
xưa để lại.
Theo phương Đông, con gà thuộc hành mộc, lá chanh có vị cay, hành kim.
Theo ngũ hành tương khắc thì kim khắc mộc, do đó muốn ăn thịt gà (mộc)
mà không làm “động phong” thì ăn với lá chanh (kim) để kim khắc mộc.
Mặt khác phần xương bên trong của xương chân gà sẽ sản sinh chất có tên
gọi là hydroxyapatite, làm chắc khỏe các lớp xương bên ngoài.
Dưới đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ chân gà cùng tham khảo và
có thể áp dụng mỗi khi cần:
Chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững

Dùng da chân gà: Theo sách thuốc cổ, phần này được nấu thành cao, uống
với nước sắc vỏ ngũ gia bì và thạch xương bồ với liều 8g mỗi ngày rất hiệu


quả.
Chữa trẻ em mắc chứng da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy da chân gà ninh nhừ với tôm tươi (để cả vỏ),
lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày sẽ hiệu nghiệm.
Làm thuốc để cầm máu
Lấy da chân gà đem đốt thành than tán thành bột, rắc lên vết thương. Hoặc
phối hợp da chân gà với da trâu đốt thành than tán bột rắc lên vết thương sẽ
cầm máu ngay.
Chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, sinh lý yếu, bạch
đới, băng huyết, kiết lỵ, mồ hôi trộm
Từ lâu, xương chân gà ác đã được coi là vị thuốc quý của một số nước
phương Đông. Phối hợp với những vị thuốc nguồn gốc thực vật, xương chân
gà ác được nấu thành cao, gọi là “tinh gà đen” dùng rất tốt cho những chứng
bệnh trên.
Chữa gân xương đau mỏi


Chân gà (nhất là gà trống) 1kg, để nguyên cả lớp da vảy bên ngoài và móng,
chặt nhỏ, nấu với nước ngập chừng 10cm sôi liên tục trong 12 giờ. Cạn nước
thì thêm nước sôi vào, luôn giữ cho nước ngập xương.
Rút nước chiết lần thứ nhất. Tiếp tục thêm nước sôi và đun mỗi lần 4 – 6 giờ
để được nước chiết thứ hai và thứ ba. Hợp các nước chiết lại rồi cô thành
cao mềm. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước ấm.
Chữa vết thương chảy máu
Chân gà đốt thành than, tán bột, rắc, máu sẽ cầm ngay. Sở dĩ như vậy là do
canxi trong chân gà cùng với canxi có sẵn trong máu làm tăng nhanh quá
trình đông máu. Keratin và gelatin trong chân gà cũng có tác dụng cầm máu.
Hơn nữa, bột than chân gà khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc
với một bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu
chóng đông và cầm lại ngay.

Chữa ngộ độc, nhất là ngộ độc hạt quả nhãn rừng
Chân gà rừng 1 cái, phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành than, tán bột.
Đồng thời, lấy rễ cây phèn đen 20g và rễ mía dò 20g, rửa sạch thái mỏng,
phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống bột chân gà với nước sắc
dược liệu hai lần trong ngày.
Món ăn đặc biệt gân chân gà
Đó là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân) dành
riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong các bữa đại tiệc.
Gân chân gà, tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác
dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt.
Dược liệu được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn – vị thuốc, thường nấu nhừ
với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân phơi
khô để khi cần thiết mới dùng.
Người ta thu hoạch gân chân gà bằng cách cho chó đuổi gà đến khi gà đuối
sức, gục ngã thì cắt lấy chân, lột da lấy những sợi gân căng mọng. Tác dụng
bổ dưỡng của gân chân gà được giải thích như sau: khi gà bị đuổi, gắng sức
chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ
nguồn sinh lực ấy.
Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Có người cho
rằng, giá trị bổ dưỡng của gân chân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và
tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt,
nhất là khi được phối hợp với các vị thuốc bắc

×