Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cấu tạo phanh khí nén pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.2 KB, 3 trang )

Cấu tạo phanh khí nén


Phanh khí nén là loại phanh có kết cấu phức tạp. Dùng trên ôtô cỡ lớn hoặc có kéo
remorque , các loại xe khách, xe buýt




Ưu điểm:
Tàu hỏa, xe buýt và các xe đầu kéo đều lựa chọn phanh khí nén mà không sử dụng
phanh thuỷ lực bởi vì dầu phanh có thể bị chảy hết khỏi hệ thống nếu có rò rỉ, còn
khí nén thì không bị như vậy! Mặt khác, các phương tiện nêu trên thuộc nhóm vận
tải hạng nặng (cả người và hàng hóa) nên yêu cầu về độ an toàn là tối quan trọng.
Một đoàn tàu cao tốc sử dụng phanh thủy lực sẽ trở thành một đoàn tàu tử thần lao
đi với tốc độ của một viên đạn nếu chẳng may dầu phanh bị rò rỉ
Đối với phanh khí nén, điều tài tình nhất là nếu toàn bộ khí bị rò rỉ hết ra ngoài thì
cơ cấu phanh dừng sẽ được kích hoạt tự động và hãm cả đoàn tàu lại. Trong khi
đó, nếu phanh thuỷ lực bị rò rỉ hết dầu phanh thì sẽ thực sự là một thảm họa
Lực tác dụng lên pedal bé.Trang bị trên ôtô lớn có kéo romooc.
Bảo đảm chế độ phanh remorque khác với ôtô kéo, do đó phanh đoàn xe ổn định.
Khi remorque tách khỏi ôtô thì remorque phanh tự động.
Có khả năng cơ khí hóa qúa trình điều khiển ôtô và sử dụng khi nén cho hệ thống
treo loại khí.
Khuyết điểm:
Có kết cấu phức tạp với nhiều cụm chi tiết.
Kích thước và trọng lượng khá lớn, gía thành cao, độ nhạy ít, thời gian chậm tác
dụng lớn.
Cấu tạo của một hệ thống phanh kiểu khí nén điển hình
- Máy nén khí (air compressor): nén và bơm khí tới các bình chứa để sẵn sàng sử
dụng.


- Van điều áp của máy nén khí (air compressor governor): điều khiển thời điểm
bơm khí của máy nén vào các bình chứa để đảm bảo thể tích khí đủ tiêu chuẩn.
- Các bình chứa (air reservoir tanks): chứa khí nén cho toàn hệ thống.
- Các van xả hơi nước (drain valves): nằm phía dưới thân các bình chứa, dùng để
xả hơi nước lẫn trong khí nén.
- Tổng van phanh (foot valve): khi nhận tác động từ chân phanh sẽ điều khiển
nhả khí nén từ các bình chứa.
- Bầu phanh (brake chambers): thường là một bình hình trụ có nhiệm vụ tạo lực
đẩy lên đòn điều chỉnh khe hở má phanh thông qua một cần đẩy để quay cơ cấu
cam phanh xe.
- Cần đẩy (push rod): một thanh nối bằng thép hoạt động tương tự như một pit-
tông nối giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở má phanh.
- Đòn điều chỉnh khe hở má phanh (slack adjusters): một tay đòn nối cần đẩy
với cơ cấu cam kiểu chữ S để điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh.
- Cam kiểu chữ S (brake s-cam): cơ cấu cam kiểu chữ S ép các guốc phanh vào
sát tang phanh để phanh xe.
- Guốc phanh (brake shoes): các kim loại được phủ một lớp vỏ đặc biệt nhằm tạo
ra ma sát với tang phanh.
- Lò xo hồi vị (return spring): một lò xo cứng được nối với các guốc phanh ở mõi
bánh xe nhằm giữ các guốc ở vị trí không phanh khi không bị ép bởi cơ cấu cam
Nguyên lý hoạt động
Trên phanh khí nén có một van ba ngả, như tên gọi của nó, có ba cửa nối tới ba
đường khí khác nhau: một cửa dành cho ống dẫn chính từ bình tích khí, một cửa
dẫn tới các xi-lanh công tác của cơ cấu phanh và cửa còn lại thông với các bình
chứa phụ. Và như vây, một hệ thống “van ba ngả” sẽ thực hiện các chức năng sau:
1. Nạp khí: Hệ thống cần được nạp đầy khí nén thì mới có thể nhả phanh. Nghĩa
là, khi xe không hoạt động, nó luôn trong tình trạng được phanh. Chỉ khi áp suất
trong hệ thống đạt tới mức thích hợp thì cơ cấu phanh dừng mới thôi tác dụng, xe
sắn sàng hoạt động.
2. Tác dụng phanh: Khi người điều khiển đạp phanh thì áp suất trong hệ thống sẽ

giảm xuống. Còn khi lượng khí trọng hệ thống giảm thì van ba ngả sẽ cho phép
khí hồi về các bình chứa, đồng thời cơ cấu phanh thực hiện chức năng phanh.
3. Nhả phanh: Sau khi thực hiện tác dụng phanh thì một lượng khí nén sẽ bị xả ra
ngoài, sau đó áp suất trong hệ thống được tăng để nhả phanh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×