Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tìm hiểu về hệ thống treo phụ thuộc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.74 KB, 10 trang )

Tìm hiểu về hệ thống treo phụ thuộc

Chúng ta đã có loạt bài nói về hệ thống treo trên ô tô và phân loại hệ thống treo
trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo phân loại chi tiết của hệ thống treo
phụ thuộc cũng như những ưu nhược điểm của hệ thống

Hệ thống treo phụ thuộc và đặc tính của nó
Với hệ thống treo phụ thuộc, cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc
dầm cầu xe, vì thế cả hai bánh xe sẽ cùng dao động với nhau khi gặp chướng ngại
vật.

Loại hệ thống treo này có những đặc tính sau:
+ Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo dưỡng.
+ Có độ cứng vững cao nên có thể chịu được tải nặng.
+ Vì có độ cứng vững cao nên khi xe đivào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng.
+ Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ
thế mà các bánh xe ít bị mòn.
+ Vì có khối lượng không được treo lớn nên tính êm dịu của xe khi sử dụng hệ
thống treo phụ thuộc kém.
+ Do chuyển động của bánh xe bên trái và bên phải có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ
xuất hiện dao động và rung động.
Phân loại và cấu tạo của hệ thống treo phụ thuộc.
Hệ thống treo phụ thuộc có nhiều kiểu khác nhau:
+ Kiểu đòn kéo có dầm xoắn.

+ Kiểu nhíp song song.

+ Kiểu đòn dẫn - đòn kéo có giằng ngang.

+ Kiểu bốn thanh liên kết,


Tuy có khác nhau đôi chút về kết cấu, song nguyên lý hoạt động vẫn giống nhau.
1- Kiểu đòn kéo có dầm xoắn.

Kiểu này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt
phía trước và dẫn động bánh trước. Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một
thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn.
Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được
treo, tăng tính êm dịu cho xe. Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian
của khoang hành lý. Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc
trên đường mấp mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm cầu, nhờ thế hiện
tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp xe chạy ổn định hơn.
2- Kiểu nhíp song song.

Với loại này, hai bó nhíp được đỡ hoặc treo dầm cầu tạo dao động cho xe khi đi
vào đường gồ ghề. Đồng thời ở loại này có kết cấu thêm bộ giảm chấn nhằm
nhanh chống dập tắt dao động do nhíp gây nên. ưu điểm của loại này là có thể tạo
ra khoảng sáng gầm xe rất cao, nâng cao được tính cơ động của động cơ, đồng
thời cũng có cấu tạo đơn giản, độ cứng vững cao. Hệ thống treo này thường được
dùng cho các loại xe tải hoặc dùng để treo cầu sau trên một số xe du lịch.
Ở hệ thống treo loại này, khối lượng không được treo phụ thuộc vào khối lượng
các lá nhíp. Tuỳ theo cách bố trí các lá nhíp, mà ta có các kết cấu khác nhau.

Các lá nhíp được định vị với nhau bằng bu lông xuyên tâm 1 và hạn chế dịch
chuyển ngang bằng các tấm ốp nhíp 3, và cả bộ nhíp được cố định lên xe nhờ
quang treo 2.
Đầu lá nhíp cái thường được uốn cong để cố định lá nhíp bằng chốt treo. Tuy
nhiên, cũng có loại nhíp thay cho việc uốn các đầu nhíp, người ta dùng giá bắt
nhíp và bu lông kéo.



Các đầu lá nhíp thường có kết cấu như hình vẽ.

Ở trên các dòng xe tải do có sự chênh lệch rất lớn tải trọng khi xe không tải và có
tải, người ta kết cấu thêm một nhíp phụ. ở trạng thái không tải thì chỉ có nhíp
chính làm việc, còn khi tải tăng thì cả nhíp phụ và nhíp chính sẽ làm việc tăng độ
cứng vững cho hệ thống treo.

3- Kiểu đòn dẫn, đòn kéo có thanh giằng ngang.
Kiểu này thường được sử dụng cho hệ thống treo trước và treo sau của các xe bán
tải, xe tải nhẹ, Với đặc tính:
- Xe chạy êm.
- Độ cứng vững cao.

4- Kiểu bốn thanh liên kết.
Kiểu này thường được sử dụng cho hệ thống treo phía sau. Kiểu treo này giúp cho
xe chạy êm nhất trong các kiểu hệ thống treo phụ thuộc.

Ưu nhược điểm

Đặc trưng kết cấu của hệ thống treo phụ thuộc là dầm cầu cứng liên kết giữa hai
bánh xe. Khi ôtô chuyển động toàn bộ cụm truyền lực cầu ôtô đặt trong dầm cầu.
Trên ôtô các cầu bị động thường dầm cầu được chế tạo bằng thép định hình dùng
để liên kết dịch chuyển của hai bánh xe. Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh
xe trái và phải nối với nhau bằng một dầm cầu cứng nên khi dịch chuyển bánh xe
này trong mặt phẳng ngang thì bánh xe còn lại cũng dịch chuyển theo.
Nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc:
- Khối lượng phần không được treo ( phần liên kết bánh xe) là rất lớn, đặc biệt ở
trên cầu chủ động. Khi ôtô di chuyển trên những con đường không bằng phẳng, tải
trọng sinh ra sẽ gây nên va đập mạnh giữa phần không được treo với phần được
treo, sẽ làm giảm độ êm dịu trong khi chuyển động. Mặt khác bánh xe va đập

mạnh trên nền đường làm xấu đi sự tiếp xúc các bánh xe với mặt đường.
- Khoảng không gian phía dưới sàn ôtô phải lớn, để đủ bảo đảm cho dầm cầu thay
đổi vị trí, cho nên chiều cao trọng tâm của ôtô sẽ lớn và sẽ làm giảm đi thể tích
chứa hàng hóa sau ôtô.
- Sự nối cứng giữa hai bánh xe nhờ vào dầm cầu liền gây nên các trạng thái điển
hình về động học, nếu bố trí hệ thống treo này cho cầu trước dẫn hướng, sẽ làm
xấu đi tính ổn định trong khi chuyển động trên đường không bằng phẳng.
Ưu điểm của hệ thống treo phụ thuộc:
- Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định, do vậy độ mòn lốp xe ít.
- Khi chịu lực bên ( Ly tâm, đường ngang, gió bên ) hai bánh xe liên kết cứng làm
hạn chế hiện tượng trượt bên của bánh xe.
- Công nghệ chế tạo đơn giản; Số lượng các chi tiết ít; Dễ tháo lắp, sửa chữa và
bảo dưỡng; Giá thành thấp.
Với những ưu điểm trên, hệ thống treo phụ thuộc thường được dùng chủ yếu ở ôtô
tải, Buýt, dùng cho cầu sau của ôtô con. Đối với những ôtô có tính việt dã cao, với
tốc độ không lớn lắm thường dùng hệ thống treo phụ thuộc cho cả hai cầu trước và
cầu sau.

×