Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tìm hiểu về hệ thống các NHTM ở Việt Nam,nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.4 KB, 26 trang )

Tìm hiểu về hệ thống các NHTM ở
Việt Nam
I/ Giới thiệu chung về các NHTM
 Giới thiệu chung về Ngân hàng:
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người
sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một
khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng
lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho
những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn
nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm
khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên
tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được
chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước.
 Ngân hàng thương mại:
1. Khái quát:
Ngân hàng thương mại(NHTM) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền
với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn
và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá
phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày
càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
2. Khái niệm ngân hàng thương mại:
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
- Ở Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.”
- Ở Pháp, đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại
là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
- Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đã xác định "tổ chức
tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung
nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán" và


trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán".
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc
trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho
vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
3. Quá trình phát triển của các Ngân hàng thương mại ở VN:
Cho đến nay, ngành ngân hàng VN đã trải qua hơn 59 năm (bắt đầu từ 06.05.1951) xây
dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát
triển tốt. Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mới căn bản
và toàn diện của hệ thống ngân hàng VN. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện , Chủ tịch
HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định ngày 03.07.1987 cho làm thử việc
chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN,sau đó tổng kết
và Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.03.1988 đổi mới mô hình tổ
chức bộ máy ngân hàng VN, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Đến năm
1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh
ngân hàng vào ngày 24.05.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của
hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”.
Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát
triển khoảng 20 năm (từ 1990 đến nay).
4. Hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
Tính đến năm 2008, ngành NHVN có: 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 38 ngân hàng
thương mại cổ phần đô thị; 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh; 5
ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
II/ Thực trạng
1. Sự phát triển trong quá trình hội nhập:
Nhận xét chung:

Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng
(NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi
nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam
(VN) phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Các NHTM cổ phần (CP) một mặt đang cấu
trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn
điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND . Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự
phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, những đóng góp của hệ thống NHTM VN vào quá trình đổi mới và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn.
Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh
tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền . Cùng với quá trình cải cách và đổi mới,
số lượng các NHTM VN đã tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một
hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. Sự lớn mạnh của hệ
thống NHTM VN thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm: về tổng
vốn đăng ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 16 lần và các khoản vay
tăng khoảng 14 lần. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM
đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 140% GDP.
2. Cơ cấu
Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%)

vietinbankschool.edu.vn
Thị phần tiền gửi của các NHTM (%)

vietinbankschool.edu.vn
Nhận xét:
+ Các NHTM NN vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn,
đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Chính họ là
kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các thành

phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển. Vì vậy, GDP của sáu
tháng đầu năm 2010 đã đạt khoảng 6,4%, mức tăng cao nhất kể từ quí 4 năm 2008 đến
nay.
+ Nhờ các cam kết mở cửa thị trường sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ
tăng trưởng về huy động vốn của các NHTM CP có sự bứt phá mạnh, thị phần đã tăng
lên 31,23% so với 21,3% năm 2006, khiến cho thị phần của các NHTM NN giảm
+ Năm 2009, lợi nhuận của các NH có mức tăng trưởng khá, tỉ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA) của 6 NH lớn nhất lên mức 1,9%. Tỉ suất này năm 2008 là 1,5%.
3. Một vài nét về sự phát triển
 Về phát triển các sản phẩm dịch vụ
Hệ thống NHTM VN đã phát triển khá nhanh về số lượng các NH và số lượng chi
nhánh/phòng giao dịch, cùng với quá trình hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống
và phát triển các dịch vụ mới, nên doanh số và tỷ trọng dịch vụ tăng lên qua các năm. Cụ
thể:
• Dịch vụ huy động vốn và cho vay: Đây vẫn là dịch vụ mang lại nguồn thu chủ
yếu cho các NHTM hiện nay và có mức tăng trưởng khá.
Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN
Huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua các năm (trừ năm 2008, có
giảm sút do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) do việc đa dạng hóa sản
phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.
Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn tăng nóng
trong năm 2007, một số NHTM CP có tốc độ tăng từ 60% trở lên. Tuy nhiên, 6 tháng đầu
năm 2010, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 10,8%, nguyên nhân là do mặc dù chính phủ đã
thực thi chinh sách nới lỏng tiền tệ quyết liệt, kèm theo đó là các chính sách ưu đãi của
các tổ chức tín dụng, bên cạnh những doanh nghiệp tranh thủ vay vốn nhằm mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp khác đang thu hẹp sản xuất, trả bớt nợ
ngân hàng. Tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm chỉ đạt mức 3.1% trong đó nhiều lĩnh vực
có mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với mọi năm như xây dựng, xuất nhập khẩu.

So với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng gấp 5 đến 6 lần
được cho là tăng trưởng nóng, nhưng nhìn nhận một cách sâu sắc có thể thấy, nếu không
có sự tăng trưởng cao của tín dụng trong vài năm qua, thì không có được tốc độ tăng
GDP như ngày hôm nay.
• Các dịch vụ phi tín dụng : Dịch vụ thanh toán
Trong 3 năm trở lại đây, dịch vụ thanh toán đã có bước phát triển quan trọng.
Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất được triển khai tích cực, việc kết nối hệ thống
ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc đạt kết quả kích lệ. 3 liên minh
thẻ Banknet, VNBC và Smartlink đã kết nối liên thông 10 thành viên là các NHTM có số
lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc là nền tảng quan trọng cho việc thúc
đẩy phát triển dịch vụ này.
Tính đến cuối tháng 7/2010, đã có trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ
và hơn 190 thương hiệu thẻ, gần 11.000 ATM phát hành trên phạm vi cả nước và 37.000
thiết bị chấp nhận thẻ POS. Các dịch vụ tiện ích đi kèm ngày càng được đa dạng hóa như
thẻ mua xăng dầu, thẻ mua hàng qua mạng, thanh toán tiền điện nước…; việc triển khai
thí điểm cung ứng phương tiện thanh toán “ví điện tử” của các tổ chức không phải tổ
chức tín dụng cũng có bước phát triển nhanh, trong đó số lượng phát hành đạt gần 84.500
“ví điện tử” của 17 NH tham gia triển khai dịch vụ và được chấp nhận thanh toán tại 119
đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ. Điều này đã góp phần phát triển mạnh mẽ thanh toán
điện tử trong thời gian tới, tạo tói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.
Tỷ lệ tiền mặt trong tổng thanh toán có xu hướng giảm, từ 20,3% năm 2004 xuống còn
14,6% năm 2008 và 14,5% năm 2009. Sự phát triển của Hệ thống thanh toán điện tử liên
NH có vai trò quan trọng trọng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho dịch vụ phát triển.
Về việc sử dụng nguồn vốn:
- Theo cơ cấu các ngành: Cho vay theo lĩnh vực kinh tế không thay đổi nhiều
qua các năm. Trong tổng số dư nợ cho vay của NH, nông lâm thủy sản vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là công nghiệp, thương mại và xây dựng.
Cơ cấu cho vay khu vực ngân hàng
Ở thời điểm cuối tháng 6/2009, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất chiếm đến

22% tổng các khoản vay của toàn hệ thống, thế nhưng những lĩnh vực nhận được tiền
phần lớn không thay đổi, điều này cho thấy những khách hàng đã vay tiền đã tiếp tục
được cấp vốn.
Tính đến cuối tháng 6/2009, khoản vay dành cho lĩnh vực nông nghiệp và công
nghiệp, mỗi lĩnh vực chiếm 26%, thương mại chiếm 18%, xây dựng chiếm 13%.
- Theo đối tượng vay tiền, ở thời điểm cuối tháng 6/2009, 15% là các doanh
nghiệp nhà nước, 66% là doanh nghiệp tư nhân, 17% là các hộ gia đình
- Theo lĩnh vực đầu tư:
Quy định về hoạt động của các ngân hàng thương mại lần được thắt chặt, nhất là
đối với hoạt động đầu tư chứng khoán và bất động sản
Vào chứng khoán:
Đối với hoạt động ngân hàng đầu tư, được chia thành 2 nhóm nghiệp vụ, nhóm
được trực tiếp thực hiện hoặc phải triển khai thông qua các công ty con. Ngân hàng
thương mại được phép trực tiếp tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu chính
phủ.Với các nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán; tự doanh chứng khoán bao
gồm cả mua bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; môi giới chứng khoán; quản lý, phân
phối chứng chỉ quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán… ngân hàng không
được trực tiếp thực hiện mà phải thông qua các công ty con của mình.
Vào bất động sản: Theo dự thảo mới, ngân hàng có thể bị cấm kinh doanh bất
động sản trừ trường hợp bất động sản đó dùng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc,
hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của mình. Ngoài ra,
ngân hàng được phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay có đảm bảo bằng bất
động sản liên quan.
Vào các lĩnh vực khác: Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép Ngân hàng thương
mại (NHTM) được mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo
hiểm, quản lý tài sản bảo đảm, thông tin tín dụng qua việc thành lập công ty độc lập;
không cho phép các TCTD, kể cả các NHTM, được hoạt động trên các lĩnh vực không có
liên quan trực tiếp với hoạt động chính thông qua việc thành lập các công ty con, công ty
liên kết. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giới hạn mức góp vốn, mua cổ phần của

NHTM vào một doanh nghiệp không hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó và tổng mức góp vốn của
một NHTM vào tất cả các loại doanh nghiệp này không vượt quá 40% vốn điều lệ, quỹ
dự trữ của NHTM liên quan.
III. Năng lực cạnh tranh
1. Đánh giá năng lực cạnh tranh?
Sự cạnh tranh, thách thức đối với các NHTMVN càng gia tăng khi Chính phủ VN tháo dỡ
rào cản đối với các NHTMNNg nên đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của
NHTMVN trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.
“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở
duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi
nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh
doanh”.
2. Ưu điểm của ngân hàng
1. Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
Hiện tại các ngân hàng thương mại VN đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng lớn,
đặc biệt là thị trường nông thôn. Trong số các Định chế Ngân hàng trung gian nói trên,
đáng chú ý nhất là các Ngân hàng thương mại Nhà nước tuy chỉ có 4 Ngân hàng nhưng
chiếm tới gần 60% thị phần tổng thể các dịch vụ Ngân hàng thông qua một mạng lưới “dày
đặc” các chi nhánh trong cả nước: Ngân hàng Công thương Việt Nam có gần 90 chi nhánh
cấp 1; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 76 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Phát
triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long có 25 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam có hơn 30 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Chính sách xã hội có chi nhánh ở hầu hết các
tỉnh, thành và nhất là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam với hơn
100 chi nhánh cấp 1 cùng với tổng số gần 2000 chi nhánh tính tới cấp 4 đã “phủ sóng” đến
100% số huyện, thị trong cả nước.
2. Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn
• Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Năm 2005 với nhiều hình thức
huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ

đồng tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng.
• Năm 2007, 1 năm sau bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế nước ta khi Việt
Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các NHTM bước
vào cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần làm cho thị phần huy động
vốn và thị phần tín dụng của các NHTM CP tăng mạnh.
• Năm 2008, thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80%.
• Năm 2009, tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức tăng
trưởng tín dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, dù vậy
tăng trưởng tín dụng năm 2009 vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng tín
dụng các năm 2002 - 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2010,
mức tăng trưởng chỉ đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%.
3. Phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối thấp so với các ngân hàng
nước ngoài

×