Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tổng quan về hệ thống túi khí RSR của Toyota pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.25 KB, 4 trang )

Tổng quan về hệ thống túi khí RSR của Toyota

Để bảo vệ hành khách và hành lý trên xe khi bị va đập người ta sử dụng khung xe
có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS vậy túi
khí SRS là gì?


Túi khí SRS là gì?
1. An toàn xe
Có hai yêu cầu an toàn đối với ô tô. Thứ nhất là an toàn chủ động liên quan đến
việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc bảo
vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành lý trên
xe khi va đập. Điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hư hỏng ít nhất đồng thời
phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch chuyển của
người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng
khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí
SRS.v.v.

2.Thân xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập (CIAS)
Sự hấp thụ và phân tán lực va đập thông qua biến dạng các phần đằng trước và
đằng sau của thân xe sẽ làm giảm lực va đập tới người lái và hành khách. Cấu trúc
ca bin cứng vững cũng giúp giảm thiểu được biến dạng của nó.

3.Đai an toàn
Đai an toàn là một trong những phương tiện cơ bản bảo vệ người lái và hành
khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp cho người lái và hành khách không bị văng ra khỏi
xe trong quá trình va đập đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp
trong ca bin.
4.Túi khí SRS (hệ thống giảm va đập bổ sung)

Túi khí SRS được trang bị để bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách khi họ


đã được bảo vệ bằng đai an toàn. Đối với những va đập nghiêm trọng ở phía trước
hoặc sườn xe, túi khí SRS cùng với đai an toàn sẽ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chấn
thương.
Sự cần thiết của SRS
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không
phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị
đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn
một chút.

Ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe
vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và
giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành
khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp
tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang
xe.

Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động
với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể
này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống.
Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ
giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với
các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực
nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn. Túi khí SRS giúp giảm
hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một
phần lực va đập lên người lái và hành khách.


×