Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Những CÂU HỎI trọng tâm và ĐÁP ÁN môn Quản Trị Công Nghê pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.59 KB, 18 trang )

(Tài liệu chỉ mang tính tham khảo, không sử dụng khi thi cử)
1.) Hãy lấy các ví dụ thực tế để minh họa các thành phần cấu thành 1 công
nghệ?
Thí dụ trong nhà máy liên hợp gang- thép, thành phần T có thể là xưởng thiêu
kết quặng , xưởng luyện cốc, lò cao, lò luyện thép, xưởng đúc và xưởng cán
thép.Thành phần H có thể bao gồm công nhân, đốc công, nhà quàn trị, nhà nghiên
cứu và phát triển .Đối với thành I (thông tin) có thể gồm các dữ liệu về máy móc
thiết bị, phương pháp sản xuất, kế hoạch sản xuất của nhà máy Thành phần O
hàm chứa trong các thể chế cách thức quản lý, mức độ rộng lớn của tổ chức, các
mối liên hệ với các doanh nghiệp khác (liên doanh, liên kết, khả năng tiếp nhận
công nghệ…)(bạn hãy dựa vào ví dụ này để vận dụng vào 1 doanh nghiệp
thực tế đang kinh doanh và nói cụ thể hơn).
2.) Trong các thành phần cấu thành một công nghệ , thành phần nào là
quan trọng nhất đối với sự phát triển ngắn hạn, thành phần nào là quan
trọng đối với tương lai lâu dài ?
Trong bất cứ một công nghệ nào dù đon giản cũng phải gồm có bốn thành
phần: thành phần kỹ thuật (technoware – ký hiệu là T),thành phần con người
(Humanware – ký hiệu là H ), thành phần tổ chức(Orgaware – ký hiệu là O), thành
phần thông tin (Inforware - ký hiệu là I). Tuy nhiên trong sự phát triển ngắn hạn,
thành phần kỹ thuật luôn là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc
thiết bị, phương tiện con người tăng được sức mạnh cơ bắp trí tuệ.Bất kỳ một quá
trình biến đổi nào cũng có thể mô tả thông qua 4 đặc tính : mức năng lượng phát
ra, mức độ phức tạp, các xử lí và công cụ cần dùng ,năng suất và mức độ chính
xác có thể đạt được. Xét trên bốn đặc tính đó máy móc đạt kết quả cao hơn con
người như nhanh hơn, mạnh hơn, chính xác hơn,phức tạp hơn.
Nhưng trong sự phát triển dài hạn thì yếu tố con người lại là phần quan trọng
nhất bởi vì yếu tố này bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng học hỏi, tích lũy
được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như
tính sáng tạo, sự khôn ngoan và khả năng phối hợp. Phần thông tin biểu hiện tri
thức được tích lũy trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi “làm cái gì?” “làm thế
nào?” . Nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà các sản phẩm của nó có các


đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại của công nghệ khác làm ra không thể có
được .Do đó phẩn thông tin thường được coi là “sức mạnh” của một công nghệ.
Tuy nhiên “sức mạnh” này lại phụ thuộc vào con người , bởi vì con người trong
quá trình sử dụng sẽ bổ sung cập nhật các thông tin của công nghệ, mặt khác việc
cập nhật thông tin của công nghệ để đáp ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa
học.
3.) Tại sao quản trị công nghệ lại rất quan trọng cả ở tầm vi mô và vĩ mô
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam?
Trong nền kinh tế thị trường , cn là một loại hàng hóa nhưng là 1 loại hàng
hóa đăc biệt . Do là một sản phẩm đặc biệt nên nó có những đặc trưng mà công
nghệ mới có.Muốn quản lý tốt công nghệ cần nắm vững các đặc trưng cơ bản của
công nghệ. Nhiều nước đang phát triển đã không thành công trong việc quản lý
và phát triển công nghệ để xây dựng đất nước.(do không nắm vững các đặc trưng
của công nghệ).
Hiện nay, ở hầu hết các nước đang phát triển thì trình độ nhiều ngành sản xuất
nhìn chung còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh còn thấp, việc nâng cao trình độ
công nghệ, sớm loại bỏ công nghệ lạc hậu là 1 vấn đề bức xúc.
Tiềm lực khoa học còn nhiều hạn chế, yếu kém, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học nhìn chung còn thiếu thốn đội ngũ cán bộ
khoa học còn bất cập về trình độ, năng lực, sự bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề,
sự phân bổ cán bộ khoa học còn chậm, chưa khoa học. Do đó việc tăng cường
hiện đại hóa vật chất kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện làm viêc cho cán bộ nghiên
cứu khoa học và công nghệ, kết hợp nghiên cứu việc phát triển kinh tế đi đôi với
việc thu hút chuyển giao công nghệ thích hợp, mở rộng các phương thức chuyển
giao licensing, FDI, OEM & ODM, hợp tác R&D… là vấn đề vô cùng quan
trọng để phát triển kinh tế.
Thực tế ở nước ta trong giai đoạn 1996 – 2000, Bộ khoa học công nghệ và môi
trường đã thẩm định cho 1073 dự án nhóm A, trong đó có 632 dự án FDI, 441 dự
án đầu tư trong nước, phê duyệt 172 hợp đồng CGCN, xác nhận 3 dự án công
nghệ cao, 7 dự án công nghệ mới hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Thông qua các

hợp đồng CGCN số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo mới, đào tạo lại
là 10637 người.Hợp đồng CGCN trong các dự án đã mang lại các kết quả đáng
khích lệ, nâng cao rõ rệt trình độ sản xuất so với thời kỳ trước đấy.Một số ngành
đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới
như bưu chính viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin
học. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đáp
ứng tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu như các sản phẩm nông sản, thủy
sản, vật liệu xd, đồ điện gia dụng, hàng may, giày dép…Trình độ chuyên môn kỹ
thuật, khả năng làm chủ máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, đặc biệt trình
độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài từng bước được nâng cao rõ rệt. Như vậy, việc quản lý công nghệ tốt
đã tăng cường được sự lien kết và hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công
nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp, giữa các lĩnh vực khoa học công
nghệ khác nhau, giữa các nhà khoa học để có thể giải quyết các vấn đề lớn của
sản xuất, của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các nước
đang phát triển và đặc biệt là đưa nước ta cơ bàn trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020./
4.) Phân tích vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế và cạnh
tranh?
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ KHCN, đổi mới công
nghệ là động lực của phát triển kinh tế xã hội. đổi mới công nghệ sẽ hình thành
nên sự phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ KHCN.Dưới tác động của đổi
mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng và phong phú hơn, phức tạp hơn, các
ngành công nghệ cao sẽ phát triển nhiều hơn.
Tiến bộ khoa học công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
nhiều sản phẩm mới đa dạng, tăng sản lượng, tăng năng suất, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm nguyên nhiên liệu…Nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Mở rộng thị
trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tiến bộ
KHCN góp phẩn cải thiện điều kiện sống và làm việc, giảm lao động nặng nhọc,
lao dộng phổ thông nâng cao lực lượng lao động chất xám, lao dộng kỹ thuật.Bên

cạnh đó tiến bộ KHCN còn tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp
độ phát triển của một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong cơ cấu công
nghiệp, tạo ra nhu cầu mới. chính những nhu cầu mới này lại thúc đẩy sự ra đời và
phát triển một số ngàh mới là sự khởi đầu của kỷ nguyên công nghệ mới triển
vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Công nghệ giữ vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh, là
chiết chìa khóa để mở cánh cửa đi đến chân trời mới tạo ra một cuộc sống mới
tươi đẹp hơn, phồn vinh hơn.Vì thế một nước thực sự mạnh phải là một nước có
công nghệ tiên tiến, hiện đại, có những sản phẩm công nghệ vượt xa đối thủ cạnh
tranh, áp dụng công nghệ tiên tiến vào cuộc sống hàng ngày.
5.) Phương pháp xác định hàm lượng đóng góp của công nghệ, hàm lượng
công nghệ gia tăng và hiệu suất hấp thụ công nghệ?
Hiện nay người ta chú ý đến quan điểm về công nghệ của trung tâm chuyển
giao công nghệ châu Á – TBD (APCTT). Công nghệ là đầu vào quan trọng để tạo
ra hàng hóa và dịch vụ. Gồm 4 phần: Thành phần kỹ thuật (T),Thành phần con
người (H), thành phần thông tin (I), thành phần tổ chức (O). các thành phần này
có mức độ đóng góp khác nhau vào quá trình sx của tổ chức và đặc trưng cho sự
đóng góp của CN vào hoạt động SX người ta dùng 1 hàm gọi là hệ số đóng góp
của CN (TCC).
TCC = T
βt
. T
βh
. T
βi
. T
βo
≤ 1
Trong đó: T,H,I,O đóng góp riêng của các TP CN
βt, βh, βi, βo: Cường độ đóng góp của các thành phần CN

(βt + βh + βi + βo) = 1
Hàm lượng công nghệ gia tăng:
Sự phân tích hệ số đóng góp của CN có thể là cơ sở để đánh giá hàm lượng
CN gia tăng ở DN :
TCA = TCO – TCI = λ.TCC.VA
Trong đó :
- TCO : Hàm
lượng
công
nghệ
của các
đầu
vào.
- TCA: Hàm
lượng
công
nghệ
gia
tăng.
(Technology content added)
- TCI : Hàm
lượng chất
xám công
nghệ
của các
đầu
ra.
- λ :
Hệ
số môi

trường
công
nghệ

tại
đó
hoạt động sản xuất diễn
ra
(λ≤ 1)
- TCC :
Hệ
số đóng góp của các thành
phần
công ngh

.
(Technology cotribution coeffcent)
- VA: Giá trị gia tăng
Hiệu suất hấp thụ công nghệ:
Để đánh giá tình trạng hấp thụ công nghệ người ta dùng 1 biểu thức với tên gọi là
hiệu suất hấp thụ công nghệ:
η
A(%)
=
TCCA’ . 100
TCC
A
Trong đó: TCC
A’:
Hệ số đóng góp của CN A’

TCC
A:
Hệ số đóng góp của CN A
Công nghệ nào có hiệu suất hấp thụ càng lớn thì càng được ưu tiên trong việc lựa
chọn công nghệ.
6.) Tại sao cần lựa chọn công nghệ thích hợp? căn cứ để xác định công
nghệ thích hợp?
Sự lựa chọn CNTH ở các nước Công nghiệp bắt đầu là do sự tập trung của
hàng loạt lợi ích khác nhau. Các lợi ích này bao gồm các nhu cầu để:
+ Tìm ra các mối quan hệ hài hòa hơn và có thể chấp nhận được với hoàn cảnh
xung quanh.một tăng của văn hóa quần chúng.
+ Tìm ra được cách để thoát khỏi sự khủng hoảng vể nguyên liệu và năng
lượng.
+ Giảm bớt các công việc nặng nhọc mà ít người muốn làm.
+ Triển khai nhiều hơn các việc làm có lợi cho xã hội.
+Đưa các ngành kinh tế địa phương phát triển đúng hướng,cùng với việc tăng
các doanh nghiệp do chính người địa phương điều hành và làm chủ.
+ Thúc đẩy sự phát triển văn hóa địa phương để chống lại sự đơn điệu và cằn
cỗi ngày
Sau cuộc khủng hoảng giá dầu mỏ (1972_1973) dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế
thế giói, hầu hết các nước phát triển công nghiệp đã nhận ra rằng chính những
ngành công nghiệp khổng lồ và những công nghệ không thích hợp là mối đe dọa
trực tiếp sự sống còn của họ. Các nước đang phát triển cũng nhận thấy rằng một số
công nghệ làm họ nghèo thêm và phụ thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển.Từ
đó việc lựa chọn công nghệ thích hợp đã trở nên vô cùng quan trọng đối với các
phát triển và đang phát triển.
Căn cứ để xác định công nghệ thích hợp:
Sự thích hợp của CN không phải là bàn chất của công nghệ nào, mà nó nhận được
từ hoàn cảnh và mục tiêu dùng để đánh giá nó.
+ Hoàn cành :

- Dân số
-Tài nguyên
-Kinh tế
-Công nghệ
-Môi trường sống
-Văn hóa, xã hội
-Chính trị pháp luật
-Quan hệ quốc tế
+ Mục tiêu :
Dựa vào các mục tiêu của quốc gia, của ngành, của địa phương của cơ sở mà
xác định, nhưng phải tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả.Mục tiêu có thể đổi khác
khi những yếu tố, nhân tố tạo nên hiệu quả và gây hậu quả thay đổi và tương quan
giữa hai tập yếu tố này.

7.) Mô tả 2 phương pháp lựa chọn công nghệ theo hàm lượng công nghệ và
công suất tối ưu?
Theo hàm lượng công nghệ :
Khi ta lựa chọc theo CN theo hàm lượng công nghệ thì ta đánh giá vào sự đóng
góp chung của cả bốn thành phần công nghệ được biểu thị bằng đại lượng :
Hệ số đóng góp của công nghệ và được xác định bởi công thức:
TCC = T
βt
. T
βh
. T
βi
. T
βo
Tuy nhiên trong thực tế, TCC chưa phản ánh được mức đóng góp của CN đối
với một DN, mà còn phải xem xét giá trị đóng góp của CN vào giá tri gia tăng trên

một đơn vị đầu ra, ký hiêu là :
TCA = TCO – TCI = λ .TCC.VA
Trong đó :
TCO : Hàm
lượng
công
nghệ
của các
đầu
vào.
TCI : Hàm
lượng
công
nghệ
của các
đầu
ra
TCA: Hàm
lượng
công
nghệ
gia
tăng.
λ :
Hệ
số môi
trường
công
nghệ
(λ≤ 1)

TCC :
Hệ
số đóng góp của các thành
phần
công ngh

.(Technology
cotribution coeffcent)
- VA: Giá trị gia tăng
Qua đây ta thấy nếu hai CN có cùng Gía trị TCC thì công nghệ nào tạ ra VA lớn
hơn sẽ sinh lời nhiều hơn và ta quyết định chọn công nghệ đó.
Trong trường hợp lựa chọn công nghệ mới, giá trị VA thường chỉ là dự báo, vì vậy
kết quả lựa chọn khó chính xác. Do đó có thể lựa chọn công nghệ theo Hiệu suất
hấp thụ công nghệ, ký hiệu là : ηcn
(%)
Chẳng hạn ta có A’ và B’ là hai công nghệ được áp dụng từ hai công nghệ
gốc là A và B. Quyết định chọn công nghệ nào xuất phát từ sự so sánh về
hiệu suất hấp thụ của hai công nghệ trên:

( )
'
% .100
A
cnA
A
τ
η
τ
=


( )
'
% .100
B
cnB
B
τ
η
τ
=
Công nghệ nào có hiệu suất hấp thụ lớn hơn sẽ được chọn.
Theo công suất tối ưu:
Công suất của một công nghệ là lượng đầu ra tối đa trong một đơn vị thời gian,
ngoài các yếu tố đầu vào nó phụ thuộc chủ yếu vào thành phần công nghệ. Cân đối
giưa chi phí sản xuất và doanh thu từ sản phẩm , công suất của công nghệ có thể
nằm trong khoảng Qmin và Qmax hình 1.0

Trong khoản đó Q* được coi là công suất tối ưu vì không nhất thiết phải hoạt
động với công suất tối đa mới đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất (lợi nhuận cao
nhất).
Tại Q*: LN = DT ∑C =DT* C*
LN = P.Q (Ccđ –Cbđ)
Trong đó : LN là lợi nhuận
Ccđ : chi phí cố định
Cbđ : chi phí biến đổi
DT : doanh thu
P : giá thành
Q : sản lượng.



C,DT
DT*
T
LN
C*
DT
∑C
Cbđ
Ccđ
Q*
QMAX
Q
QMIN
Hình 1.0 Lựa chọn công nghệ theo CSTU
8.) Anh chị hiểu như thế nào về đổi mới công nghệ? Đổi mới công nghệ có
thể đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm được
không? Vì sao?
Ngày nay, việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ là một xu thế tất yếu
của hệ thống công nghệ toàn cầu, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn đối với sự
phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và trên toàn thế giói nhờ liên tục
dổi mới công nghệ. Vậy ĐMCN nên được hiểu ntn? Có rất nhiều quan điểm khác
nhau, có người cho rằng việc ĐMCN là sự hoàn thiện và phát triển k0 ngừng các
thành phần cấu thành một công nghệ dựa trên những thành tựu khoa học nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của sx kinh doanh và quản lý kinh tế xã hội. Với quan
điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù là nhỏ cũng được
coi là đổi mới công nghệ thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ
thì chính xác hơn.
Lại có ý kiến cho rằng ĐMCN là sự thay thế CN củ bằng một công nghệ khác
tiên tiến hơn, nhưng chưa hẳn là vậy bởi ĐMCN là việc chủ động thay thế phần
quan trọng (phần cơ bàn, cốt lõi )hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một

công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
ĐMCN có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số như năng
suất, chất lượng, hiệu quả, …(đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản
phẩm mới một dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm). ĐMCN có thể
là đưa ra hoặc ứng dụng một công nghệ hoàn toàn mới công nghệ sản xuất nước
uống Collagen….chưa có trên thị trường hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và
trong những hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Đổi mới công nghệ mang lại các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới
cũng như cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thương mại, quan trọng nhất là
nhờ đổi mới công nghệ chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt .Các điều tra về
ĐMCN ở trong và ngoài nước cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp, công ty
đã đổi mới công nghệ đều xếp kết quả này lên hang đầu trong số các lợi ích mà họ
thu được. Sau đây là các lợi ích của ĐMCN đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
- cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm
- duy trì và củng cố thị phần
- mở rộng thị phần của sản phẩm
- mở rộng phẩm cấp của sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới.
- đáp ứng được các tiêu chuẩn, qui định, luật lệ.
- giảm tiêu hao nguyên vật liệu năng lượng.
- cải thiện điều kiện làm việc nâng cao độ an toàn cho người và thiết
bị
- giảm tác động xấu đối với môi trường.
Như vậy, việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí
sản xuất là những yếu tố gắn bó với nhau trong quá trình sản xuất của doanh
nghiệp.
9.) Sự khác nhau và mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ quá trình và
đổi mới công nghệ sản phẩm?
Sự khác nhau về 2 cách đổi mới công nghệ :
Mối quan hệ giữa ĐMSP & ĐMQT:
Trong nhiều trường hợp, ĐMQT có quan hệ với ĐMSP khi ngành công nghiệp

hoặc thị trường đã chin muồi, những nổ lực về ĐMCN có xu hướng tập trung và
ĐMQT để làm giảm chi phí. Việc tiêu chuẩn hóa các SP sẽ dẫn đến việc thay đổi
các quá trình sản xuất nhờ đó mà tiêu chuẩn về quá trình cũng như tiêu chuẩn về
sản phẩm ngày càng được nâng cao.
10.) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ? Hãy
nêu 3 nhân tố mà anh chị cho là quan trọng nhất? vì sao?
Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ :
- Thị trường: Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình
đổi mới. nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì
điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. đổi mới chỉ thực sự hoàn thành sau khi sản
phẩm hay quá trình được người tiêu dùng chấp nhận , do vậy một khía cạnh
rất quan trọng của đổi mới là marketing.
ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI SẢN PHẨM
Mục đích Giảm chi phí sx trên đơn
vị SP
Thay đổi bản chất vật lý
SP
Phương pháp + Kết hợp với tiến bộ kỹ
thuật:
- Không thay đổi các
yếu tố sản xuất.
- Bố trí thêm thiết bị
mới
- Tối ưu hóa các yếu tố
sản xuất.
+ Kết hợp với tiến bộ
KHKT
- Có thể thay đổi các
yếu tố sản xuất
- Đưa vào thiết bị mới

hoặc thiết bị đã cải tiến.
+ Bắt đầu từ ý tưởng SP
mới
+ Suy nghĩ cách chế tạo
+ chế tạo và kiểm tra
+ Đưa vào thị trường sử
dụng
- Nhu cầu: phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu.
Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính
trị, xã hội, kinh tế, công nghê…) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áp lực
của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu
để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của người tiêu
dung cũng thúc đẩy đổi mới.
- Hoạt động R&D: R&D là khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo
cáo về năng lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rõ: ”Nếu không có cơ sở
nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất
cánh công nghệ nào cả”. Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và
nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu thuận lợi trong đổi mới.
- Cạnh tranh: cạnh tranh sẽ giúp ta biết được điểm mạnh điểm yếu so với
đôi thủ để từ đó ta có thể cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Các hỗ trợ từ chính sách quốc gia: Để khuyến khích các doanh nghiệp
đổi mới công nghệ, chính phủ thường có các chính sách phù hợp.
• 3 nhân tố được cho là quan trọng nhất là
- Thị trường: khi muốn quyết định đổi mới công nghệ thì bạn cần phải dự
báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Từ
đó việc đổi mới công nghệ sẽ tạo bước đột phá cho doanh nghiệp của bạn
so với đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn không xác định rõ thị trường thì những
quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động
marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.

- Nhu cầu: khi nhu cầu thay đổi thì sản phẩm phục vụ con người cũng thay
đổi theo. Do đó, đổi mới công nghệ giúp tạo ra được sản phẩm mới nhằm
đáp ứng nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai
- Hoạt động R&D: Nghiên cứu và phát triển không chỉ đáp ứng một phần
nhu cầu ở thời điểm hiện tại của con người mà nó còn là một chiến lược
trong dài hạn nhằm “tạo ra nhu cầu cho con người”.
11.) Phân tích tác động của đổi mới công nghệ đến doanh nghiệp?
Đổi mới công nghệ mang lại các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới
cũng như cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thương mại, quan trọng nhất là
nhờ đổi mới công nghệ chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt .Các điều tra về
ĐMCN ở trong và ngoài nước cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp, công ty
đã đổi mới công nghệ đều xếp kết quả này lên hang đầu trong số các lợi ích mà họ
thu được. Sau đây là các lợi ích của ĐMCN đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
- cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm
- duy trì và củng cố thị phần
- mở rộng thị phần của sản phẩm
- mở rộng phẩm cấp của sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới.
- đáp ứng được các tiêu chuẩn, qui định, luật lệ.
- giảm tiêu hao nguyên vật liệu năng lượng.
- cải thiện điều kiện làm việc nâng cao độ an toàn cho người và thiết
bị
- giảm tác động xấu đối với môi trường.
Như vậy, việc đổi mới công nghệ sẽ làm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm
chi phí sản xuất và ngược lại đối với những doanh nghiệp chậm chạp trong quá
trình đổi mới công nghệ sẽ phải chịu thất bại trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường và không thể tồn tại được nếu giữ mãi
những công nghệ cũ.
12.) Có những mô hình đổi mới công nghệ nào? cho biết ưu và nhược
điểm của chúng?
Mô hình tuyến tính :

mô hình tuyến tính đơn giản nhất có tên là sức đẩy của khoa học (hình 1). Mô
hình này dựa trên logic khoa học là cơ sở tri thức, tiền đề tạo ra công nghệ. Thực
tế cho thấy hầu hết đột phá công nghệ gần đây đều được dựa trên những khám phá
khoa học trước đó. Ví dụ : Công nghệ năng lượng hạt nhân dựa vào công trình của
Einstein, hoặc nghệ gen dựa trên các khám phá của Watson và Crick về cấu trúc
AND…

Hình 1. Sức đẩy của khoa học
Đến thập kỉ 1970 một số nghiên cứu mới xác nhận rằng thị trường có ảnh hưởng
tới đổi mới. Mô hình tuyến tính thứ 2 ra đời có tên là lực hút của thị trường (sức
kéo của thị trường)


Hình 2. Sức kéo của thị
trường
Nghiên cứu
cơ bản
Nghiên cứu
ứng dụng
Triển khai thực
nghiệm
chế tạo
nhu cầu thị
trường
nghiên cứu và
triển khai
tiếp thị
Ưu và nhược điểm của mô hình tuyến tính: chỉ tập trung vào vai trò của những
tác nhân kích thích đổi mới đầu tiên. Thực tế đổi mới công nghệ cho thấy mô hình
tuyến tính chỉ có thể áp dụng cho một số rất ít các trương hợp đổi mới và trong

một vài ngành nhất định. Ví dụ mô hình sức đẩy của khoa học thường thấy trong
ngành dược còn sức kéo thị trường lại thường thấy xảy ra trong ngành công
nghiệp thực phẩm.
Mô hình tương tác kết hợp:
Bản chất của mô hình này là sự lien kết toàn bộ hệ thống, lấy doanh nghiệp làm
chủ thể, lien kết các yếu tố của hệ thống đổi mới .Trong hệ thống đổi mới, các
doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố cạnh tranh : các đối thủ .Các nguồn
cung cấp ý tưởng đổi mới: các bạn hàng và đồng minh, các trường đại học …


Hình 3. Mô hình đổi mới công nghệ tương tác kết hợp
Ưu nhược điểm: mô hình này lien kết toàn bộ hệ thống lại với nhau làm cho quá
trình đổi mới hiệu quả và mang tính thuyết phục hơn nhưng lại tốn kém nhiều chi
phí cho việc phối hợp đó, khó thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống.
DOANH
NGHIỆP
Các nhà cung
cấp chính
Các đối thủ cạnh
tranh
Khách hàng chủ
yếu
Đầu tư tài sản và
mua sắm thiết bị
Bạn hàng và các
đồng minh chiến
lược
Thông tin,
pattent
Trường đại học

và phòng thí
nghiệm
Cơ sở hạ tầng
khoa học và
công nghệ
13.) Cho biết việc áp dụng đổi mới công nghệ được triển khai như thế
nào?
1. phân tích môi trường
Trước khi quyết định áp dụng một công nghệ mới, doanh nghiệp cần phân tích
môi trường bên trong cũng như bên ngoài.
Đối với môi trường bên trong, phân tích:
- chiến lược công ty : chiến lược mới có giúp doanh nghiệp thực
hiện được chiến lược hay không?
- Qúa trình sản xuất: tính linh hoạt, chất lượng sản phẩm, chi phí lao
động, nguyên vật liệu, những công việc SX hiện có.
- Nguồn nhân lực:Văn hóa công ty, thái độ của ban quản trị, người
lao động và đoàn thể.
- Tái chính: Đánh giá chi phí và lợi ích, xử lý thông tin, tài trợ, phân
bổ vốn.
- Marketing: Chiến lược Sp, chiến lược giá, kênh phân phối….
Đối với môi trường bên ngoài:
- Khách hàng: nhu cầu, sức mua
- Nhà cung cấp: Năng lực, quan hệ với nhà cung cấp
- Đối thủ cạnh tranh: mối đe dọa từ đối thủ mới, sự sử dụng công
nghệ mới của đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, môi trường cạnh tranh.
- Chính phủ: Sự hỗ trợ, tài trợ vốn ưu đại thuế.
* Các giai đoạn áp dụng công nghệ mới
+ Giai đoạn 1: Hoạch định chiến lược
- Mục tiêu: nhận dạng những lãnh vực kinh doanh mà CN mới sẽ tác động
mạnh để ưu tiên cho những lãnh vực này.

- Hành động: Xem xét lại thực trạng marketing và tình hình cạnh tranh trong
nước và quốc tế.
Đánh giá các hoạt động chức năng, bao gồm thiết kế, kỹ thuật và SX
Xem xét hệ thống SX và phương pháp SX hiện tại
Nhận dạng các yêu cầu về kỹ thuật của DN.
+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu khả thi
- Mục tiêu: Xem xét các đặc điểm của CN.
- Hành động: Đánh giá tình hình tài chính
Xem xét lại sự thay đổi về tổ chức và đánh giá công nghệ về mặt kỹ thuật
và đạo tạo
Lựa chọn nhóm dự án
Đơn giản hóa SP và quá trình
Xem xét tính thích hợp của CN đối với cơ sở hạ tầng.
Đánh giá yếu tố chống lại sự thay đổi trong tổ chức
+ Giai Đoạn 3: Lựa chọn
- Mục tiêu: lựa chọn công nghệ thích hợp nhất và nhà cung cấp đáng tin cậy
nhất.
- Hành động: Lập danh sách các nhà cung cấp CN.
Chọn ra một số nhà cung cấp và yêu cầu họ định giá.
Đánh giá chi tiết các bản chiết tính giá của nhà cung cấp.
Lựa chọn nhà cung cấp.
+ Giai Đoạn 4: Thực hiện
- Mục tiêu: Tạo môi trường thuận lợi để áp dụng CN
- Hành động: Chuẩn bị kết hoạch chi tiết để thực hiện
Xác định rõ trách nhiện cá nhân
Chú ý đặc biệt đến sự gắn kết giữa công nghệ mới với phần con lại của hệ
thống.
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn để mô tả các bước hoạt động của hệ thống mới
Kiểm tra tất cả các bộ phận của hệ thống mới.
Đảm bảo việc đào tạo đã hoàn tất.

14.) Chuyển giao công nghệ là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
CGCN?
+ Chuyển Giao CN là: là cách thức mà nhờ đó công nghệ được chuyển đến
bên nhận hay nói cách khác là việc đưa kiến thức, kỹ thuật ra khỏi ranh giới sinh
sản của nó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến CGCN :
Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận:
- Tình hình chính trị :
Nếu không ổn định về chính trị và mất an ninh về xã hội, cả bên nhận và
bên giao sẽ gặp rủi ro nhiều hơn.
Hệ thống hành chánh có hoạt động đúng trức năng không? Có thực hiện
đúng các quyền không?
Bên cung cấp công nghệ muốn biết họ được phép chuyển giao những qui
định nào. Do vậy những nước có quản lý hoạt động chuyển giao CN phải ban hành
những văn bản pháp qui rõ dàng và chi tiết.
Ba hệ thống hỗ trợ trong việc tiếp nhận công nghệ là: hệ thống pháp luật,
Hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp.
+ Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: việc ngăn ngừa bên nhận sử dụng
không thỏa đáng CNCG là mối quan tâm hàng đầu của luật dân sự nói chung và
luật hợp đồng nói riêng.
- Tình hình kinh tế:
Sự thay đổi của lãi suất, tỉ giá, giá cả các chính sách kinh tế, tính ổn định
của nền kinh tế (chính sách thay thế nhập khẩu, bảo hộ các ngành công nghệ trong
nước…. đều ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ.
Cơ sở hạ tầng khoa học – công nghệ và nhân lực khoa học – công nghệ, yếu
tố này ảnh hưởng đến việc hấp thu sử dụng, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập.
Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ: các chính sách công
nghệ và chuyển giao công nghệ phải được hoạt định và được thực hiện đầy đủ để
phổ cập công nghệ và thể hiện mong muốn có được những tiến bộ về công nghệ.
Vấn đề này ESCAP đã đề nghị các biệm pháp sau:

nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích cửa công nghệ trong đời sống hàng
ngày bằng phương tiện thông tin đại chúng.
+ Giới thiệu lợi ích của công nghệ qua các triển lãm và hội chợ.
+ Xuất bản các tạp chí công nghệ
+ Khuyến khích đổi mới
• Các yếu tô thuộc bên giao và nước giao:
- Kinh nghiệm: bên giao có kinh nghiệm giải quyết được những vấn đề riêng
của từng nước, đào tạo phù hợp với yêu cầu cụ thể, chuyển giao đúng thời hạn,
trôi chảy.
- Chính sách chuyển giao công nghệ:
Nếu CGCN đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ chính sách của bên giao
thì mọi nỗ lực sẽ tập trung vào thành công của CGCN.
- Vị thế thương mại và công nghệ:
Bên giao là những tập đoàn lớn hay chỉ là công ty nhỏ và vừa. Bên giao có
đầy đủ nguồn lực, có uy tín ko?
Ngoài các yêu tố trên, vai trò tổ chức quốc tế cũng rất quan trọng đối với sự
thành công của CGCN.
Một số vấn đề cùng cần chú ý là trước khi quyết định CGCN, bên giao
phân tích rất kỹ tình hình bên nhận bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi lien quan đên
bên nhận. nếu thấy tình hình ko thuận lợi, bên giao có thể sẽ ko chuyển giao công
nghệ. Từ đó thấy được bên nhận cần phải làm gì để thu hút công nghệ nước ngoài.
15.) Phân tích tầm quan trọng của SHTT đối với CGCN?
Bảo hộ SHTT có ảnh hưởng rất khác nhau đến từng nước đang phát triển và
cho từng ngành sản xuất, kinh doanh. Các nước đang phát triển đã có hoặc đang
triển khai hoạt động Nghiên cứu & Phát triển riêng sẽ được hưởng lợi từ Chuyển
giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến. Trong khi các nước chậm phát
triển hơn sẽ chịu thiệt thòi do việc bảo hộ SHCN hầu như không có ảnh hưởng
tích cực nào đến chuyển giao công nghệ vào các nước này.
Chúng ta có thể thấy rằng, quyền SHTT chỉ có thể đem lại lợi ích phát triển
quốc gia khi những lợi ích thu được từ việc áp dụng, phổ biến trí thức- trên cơ sở

hoạt động Nghiên cứu & Phát triển- bù lại được những phí tổn cho việc bảo hộ
quyền. Do đó, chiến lược SHTT quốc gia gồm hai mặt cơ bản: Bảo hộ quyền
(khuyến khích sáng tạo tri thức) và sử dụng quyền (phổ biến, áp dụng tri thức).
Nếu như việc bảo hộ quyền nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi kinh tế của Chủ sở
hữu và phải tuân theo tiêu chuẩn bảo hộ quốc tế tối thiểu của TRIPS, thì sử dụng
quyền ở đây phải được hiểu là các chính sách quốc gia nhằm mục tiêu chính là xây
dựng lĩnh vực Nghiên cứu & Phát triển bằng công cụ quyền SHTT. Đối với nước
ta-một nước đang phát triển trung bình- thì trọng tâm của chiến lược SHTT quốc
gia phải là sử dụng quyền trên cơ sở chú ý thích đáng đến bảo hộ quyền chứ không
phải lấy bảo hộ làm trọng tâm như hiện nay.
Bảo hộ SHTT tác động trực tiếp đến lợi thế sở hữu, đặc biệt là trong các
ngành công nghiệp hiện đại. Nó cũng ảnh hưởng đến lợi thế quốc tế hóa. Bảo hộ
chặt chẽ SHTT góp phần giảm chi phí hoạt động ngoài công ty, đẩy mạnh xu thế
chuyển giao công nghệ theo Li xăng và liên doanh chiến lược với các doanh
nghiệp nội địa. Vì như vậy sẽ giảm nguy cơ bị bộc lộ bí mật. Đối với nhiều
doanh nghiệp của các nước đang phát triển hàng đầu, liên minh chiến lược với các
Công ty xuyên Quốc Gia là con đường quan trọng nhất để nhận công nghệ hiện
đại và giúp họ thâm nhập được vào những lĩnh vực kỹ thuật cao quan trọng.
16.) Các phương thức CGCN và nội dung trong hợp đồng CGCN?
Các phương thức chuyển giao công nghệ :
1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Hợp đồng license.
3. Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật.
4. Các hợp đồng quản lý.
5. Các hợp đồng marketing.
6. Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, các nghiên cứu khả thi, các hoạt
động dịch vụ đầu tư, tái đầu tư.
7. Các hợp đồng chìa khóa trao tay.
8. Bán và mua các phương tiện sản xuất.
9. Các hoạt đông R&D

Nội dung Hợp đồng Chuyển giao Công nghệ
1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công
nghệ được chuyển giao.
2. Địa chỉ bên giao,bên nhận, tên cơ quan, tổ chức giao và nhận và các
yếu tố cần thiết khác.
3. Giải thích từ ngữ
Định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng. (Đây là điều
hết sức quan trọng vì các bên tham gia hợp đồng sử dụng ngôn ngữ khác
nhau, nên cần thiết thống nhất việc hiểu các khái niệm các bên sử dụng
trong hợp đồng).
4. Nội dung công nghệ được chuyển giao
Trong điều khoản này cần nêu rõ tên công nghệ được chuyển giao; mô tả
chi tiết những đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động của
công nghệ được chuyển giao.
5. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Nội dung chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) theo quy định
của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
6. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện
chuyển giao công nghệ.
7. Thời hạn, tiến độ và địa điểm cung cấp công nghệ, máy móc
thiết bị.
8. Các nội dung liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để
đảm bảo thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Có thể quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc quy định trong phụ lục hợp
đồng về nội dung chương trình, hình thức, lĩnh vực, số lượng học viên,
chuyển giao bên giao và bên nhận, địa điểm, thời hạn;
b) Trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;
c) Trình độ, chất lượng, kết quả đạt được sau khi đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;
d) Chi phí cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
9. Giá cả và thanh toán

10. Cam kết của các bên về bảo đảm thực hiện hợp đồng
11. Bảo hành và thời hạn bảo hành
12. Nghĩa vụ hợp tác và trao đổi thông tin của các bên.
13. Bổ sung sửa đổi, hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng
Các bên có thể quy định điều kiện sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc chấm dứt
hợp đồng, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.
14. Thời hạn của hợp đồng
15. Phạm vi và mức độ bảo đảm bí mật đối với công nghệ được
chuyển giao
16. Trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng
17. Giải quyết tranh chấp.
18. Xác nhận của bên giao, bên nhận, ký tên, đóng dấu.

×