Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tình huống Quản trị học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.93 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn: Lê Hồng Lam
Lớp: 52KD2
Nhóm: 11
TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
TÌNH HUỐNG 1
Câu 1: Giả sử rằng bạn là ông giáo sư kinh tế đang hướng dẫn buổi tập huấn,bạn sẽ giải
thích như thế nào để cho ông giáo sư bác sĩ đồng tình với ý kiến của bạn?
Giả sử tôi là vị giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn ,tôi sẽ giải thích như sau: “Thưa
giáo sư,tôi hiểu những gì giáo sư vừa nói.Quả đúng là trong những công ty kinh doanh,những
xí nghiệp quốc doanh hay tư nhân… thì công việc của nhà quản lý được thể hiện rõ ràng
nhất.Người quản lý rất quan trọng vì họ làm việc trong tổ chức điều khiển mọi người cùng làm
việc đưa ra kết quả cao nhất.Nhưng không phải vì thế mà ở trong các ngành nghề khác hoạt
động quản trị không cần thiết”.
 Thứ nhất, ông ta không hiểu được bệnh viện cũng gần như một hình thức kinh doanh tất
nhiên mục đích chính ở đây không phải là kiếm tiền mà là chữa bệnh.
 Thứ hai, chữa bệnh là một ngành khoa học thì càng cần phải biết nhận thức và vận dụng
tốt trong quá trình quản để đạt được kết quả mong muốn, ngược lại sẽ chịu những hậu
quả không lường. Như việc bệnh viện trang bị thêm thiết bị hiện đại và cho cán bộ tu
nghiệp nước ngoài, nếu như không biết sắp xếp việc bố trí hướng dẫn cụ thể thì làm sao
các bác sĩ có thể sử dụng trang thiết bi đó hoặc nếu không biết quản lý các bấc sĩ giỏi thì
làm sao có thể giữ chân các bác sĩ đó tại bệnh viện.
 Thứ ba, đưa ra một dẫn chứng cụ thể: “ trong một ca phẩu thuật, nếu người bác sĩ trưởng
của ca phẩu thuật không biết cách quản lý, điều hành ca mổ thì sẽ nguy hiểm đến tính
mạng của bệnh nhân còn khi đã phân công việc rõ ràng cho từng người( người phụ trách
về dụng cụ mổ, người thì đo nhịp tim, người phụ trách về việc tiếp thêm máu,…) nhờ
vào đó ca mổ sẽ được diễn ra thuận lợi.
Câu 2: Bạn có nghĩ rằng một nhà khoa học lớn như vị giáo sư bác sĩ kia lại có thể phát
biểu những lời như vậy không? Hãy giải thích tại sao một nhà khoa học cấp cao lại có thể
phát biểu ý kiến như vậy?


Một nhà khoa học lớn như vị giáo sư bác sĩ kia phát biểu những lời như vậy là hoàn toàn sai
lầm.Một nhà khoa học cấp cao như thế lại có thể phát biểu như vậy bởi lẽ theo ông nghĩ là một
bác sĩ thì công việc cứu chữa bệnh nhân là đặt lên hàng đầu,đây là công việc không cần chỉ đạo
mà chỉ cần thấy bệnh nhân đau ốm thì trách nhiệm của người thầy thuốc là nhanh chóng cứu
chữa.Song cũng bởi vì ông là thầy của đại đa số bác sĩ trong bệnh viện nên ông coi việc chỉ đạo
hướng dẫn như là sự chỉ bảo của một người thầy đối với học trò của mình chứ không phải là
hoạt động dẫn dắt,lãnh đạo,hay chính xác hơn là hoạt động quản trị.
Thực chất ông không hiểu hết được tầm quan trọng của công việc quản trị.Ông chỉ mới hiểu
phần lý thuyết mà không thấy được ý nghĩa hoạt động thực tiễn của nó.Chính điều này đã làm
cho ông có những phát biểu sai lầm về tầm quan trọng của hoạt động quản trị đối với ngành y
tế.

Trang: 1
TÌNH HUỐNG 2
Câu 1: Theo bạn,tại sao Hội đồng quản trị lại bổ nhiệm vị giám đốc mới đó?Bạn có ý
kiến gì về việc này?
Bởi vì
 Công ty đang gặp khó khăn về tài chính
 Và ông ta là một chuyên viên tài chính giỏi,sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải
quyết về vấn đề tài chính của công ty.
Ý kiến về việc này: quyết định của Hội đồng quản trị là thiếu chính xác.Vì ông giám đốc này
tuy là có năng lực chuyên môn giỏi nhưng lại chưa đủ khả năng quản trị như kỹ năng giao
tiếp,kỹ năng điều hành nhân sự.Ông ít tiếp xúc với công nhân mà chỉ sử dụng giấy tờ văn bản
cho các mệnh lệnh,ông phó mặc những vấn đề kế hoạch và nhân sự cho cấp phó của
mình.Chính vì thế mà sự đoàn kết trong công ty đang dần dần mất đi và xét về lâu dài thì công
ty có nguy cơ phá sản.
Câu 2: Qua tình huống trên,bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty?

Qua tình huống trên ta có thể nhận thấy hoạt động quản trị trong công ty chưa được chú trọng
đúng mức, hoạt động quản trị không hiệu quả, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị, vì

vậy mà không có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Điều này thể hiện
ở chỗ: các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác,các quản viên cao cấp thì không thống nhất,các cán
bộ quản lý thì có những ý kiến bất mãn đối với ông giám đốc.
Câu 3: Giám đốc công ty đã làm tốt chức năng quản trị nào,chưa tốt chức năng quản trị
nào?
Chức năng thực hiện tốt
Hoạch định.
Tổ Chức.
Chức năng chưa thực hiện tốt
Điều khiển.
Kiểm soát.
Cụ thể là ông giám đốc đã xác định được vấn đề khó khăn của công ty là khủng hoảng về tài
chính và ông đã tìm ra phương pháp giải quyết giúp công ty thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
ban đầu đồng thời thông qua các chỉ thị văn bản, ông đã tổ chức phân công việc rõ ràng cho
từng bộ phận .Nhưng ông lại chưa làm tốt chức năng quản trị con người và kiểm tra.
Câu 4:Nếu bạn ở cương vị giám đốc,bạn sẽ làm gì?
Trang: 2

 Nếu ở cương vị giám đốc, tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết tình hình của công ty:
Trước tiên tìm một người có đủ năng lực quản trị để điều hành công ty trở lại trạng thái
ổn định giải quyết khó khăn trước mắt,chuyển vị giám đốc kia bổ nhiệm sang cương vị
cố vấn tài chính cho công ty để ông có cơ hội phát huy hết năng lực chuyên môn của
mình. Giải quyết vấn đề nội bộ tránh gây ra mâu thuẫn.
 Thường xuyên trực tiếp gặp gỡ các nhân viên để bàn bạc, thông báo công việc và xuống
nơi công nhân làm việc, tiếp xúc, động viên và khích lệ họ.
 Lên kế hoạch để giải quyết khó khăn trước mắt và định hướng phát triển lâu dài.
 Lập ra các ban để kiểm tra tình hình hoạt động của công ty.
 Giải quyết vấn đề tiền lương và sẽ khen thưởng những ai làm việc tốt.

TÌNH HUỐNG 3

Câu 1: Ông giám đốc Vân đã thực hiện chức năng gì trong quản trị?
Ông Vân đã thực hiện các chức năng trong quản trị là hoạch định,tổ chức và quản trị con
người.
♦ Đối với chức năng hoạch định: ông đã nhận thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu xấu dù công ty đang có một đội ngũ
nhân viên giỏi, với các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy ông đã nhanh chóng lập ra ban
tham mưu để thực hiện mục tiêu đó là tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ hiện
nay từ đó tìm giải pháp khác phục kịp thời đưa công ty về trạng thái cũ.
♦ Đối với chức năng tổ chức: ông thành lập ban tham mưu với sự phối hợp của những bộ
phận,ban ngành trong công ty với những chuyên gia giỏi,có nhiều kinh nghiệm,có trách
nhiệm cao với công việc của các ngành kinh tế,tài chính,quản lí,kỹ thuật và luật để đạt
được kết quả cao nhất và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng xấu của công ty
hiện nay.
♦ Chức năng quản trị thứ ba là quản trị con người: ông tuyển chọn những người có năng
lực và tín nhiệm để bố trí công việc.Ông đã bố trí ông Thanh làm lãnh đạo ban tham
mưu để thực hiện nhiệm vụ đề ra và tạo cơ hội để ban tham mưu hoạt động một cách có
hiệu quả nhất.
Câu2: Theo anh(chị) tại sao Phó giám đốc và trưởng phòng liên quan lại phản bác kết
luận của Ban tham mưu?
Phó giám đốc và trưởng phòng liên quan lại phản bác kết luận của Ban tham mưu là do :
_ Thứ nhất: Có thể là do phó giám đốc và trưởng phòng liên quan quá tự tin vào năng lực của
mình.Họ cho rằng là những người có kinh nghiệm,có năng lực quản lý giỏi nê không thể sai sót
trong những quyết định khi làm việc.Họ nghĩ rằng nguyên nhân của sự trì trệ hiện nay của công
ty không phải là do họ.
_ Thứ hai: Có thể do họ liên quan đến sự trì trệ của công ty và chính những sai sót của họ trong
công tác quản lý của mình đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty làm cho công ty ngày càng
đi xuống,Họ phản bác kết luận của Ban tham mưu,phải chăng họ lo sợ rằng nếu giám đốc kiểm
tra đánh giá chứng thực những kết luận của Ban tham mưu là đung sự thật thì chức vụ,quyền
hạn,uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng.Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước công ty và mất sự tín
nhiệm của giám đốc.

Trang: 3
Tôi nghĩ lý do thứ hai là lý do chủ yếu khiến họ phản bác lại kết luận của Ban tham mưu vì
Ban tham mưu được lập ra có sự tham gia của những chuyên gia giỏi và có kinh nghiệm trong
các ngành kinh tế,tìa chính,quản lý,kỹ thuật và luật.Họ làm việc rất thận trọng và có trách
nhiệm do đó những kết luận,chứng cứ,số liệu họ chứng minh đầy tính thuyết phục và có thể tin
tưởng được.Mặc khác,Ban tham mưu được quyền phối hợp và kiểm tra các phòng ban và phân
xưởng nhưng Phó giám đốc và các trưởng phòng có liên quan cho rằng Ban tham mưu đã can
thiệp quá sâu vào công việc của họ và đề nghị những nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ của
công ty và họ là người làm cho tình trạng công ty xấu đi.
Câu 3: Nếu là giám đốc,anh(chị) sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Nếu là giám đốc,tôi sẽ giải quyết tình huống này như sau:
Cần phải có một cuộc hợp để bàn về các chứng cứ mà ban tham mưu đã điều tra, chứ
không thể vì qua tin tưởng vào kinh nghiệm lâu năm của phó giám đốc và trưởng phòng mà họ
nói bác bỏ là bỏ ngay được mà cần phải xem xét các chứng cứ, số liệu mà ban tham mưu điều
tra được. Nếu số liệu mà ban tham mưu điều tra là đúng sự thật thì giám đốc phải thực hiền
quyền hành của mình là đình chỉ công tác đối hoặc kỹ luật đối với phó giám đốc và trưởng
phòng về những thiếu xót trong công tác quản lý của mình đã gây nên những duấ hiệu xấu cho
công ty, đồng thời khen thưởng tích cực trong công tác điều tra của ban tham mưu và động viên
họ.
Song song với việc trên, giám đốc cần lập nên kế hoạch tổ chức lại bộ máy công ty sau
khi đã kiểm điểm cấc nhân viên có liên quan để có thể tìm phương hướng xóa bỏ những dấu
hiệu xấu đã phát sinh.

TÌNH HUỐNG 4
Câu 1: Bà Hương phải làm gì để giải quyết tình huống trên ?
Bà Hương là một người quản lý phân xưởng sản xuất bánh kẹo nên có thể xem bà là một nhà
quản trị.Khi đó trên cương vị là một nhà quản trị thì bà phải thực hiện các chức năng của quản
trị: hoạch định,tổ chức,điều khiển và kiểm soát.
Để phân xưởng rơi vào tình trạng như thế thì bà Hương phải có nhiệm vụ là:
- Trực tiếp tìm hiểu tình hình:

+ Quan sát thực tế phân xưởng máy móc: kiểm tra xem máy đánh bột có vận hành tốt hay
không? Nếu máy vận hành tốt thì thôi còn nếu chưa tốt thì do nguyên nhân gì mà hỏng?
+ Nghe ông Thịnh tường trình về quá trình thay mặt bà làm công việc quản lý
+ Nghe ý kiến của công nhân:
• Nói chuyện trực tiếp với người công nhân bị đình chỉ công việc,hỏi rõ xem giữa người
công nhân này và ông Thịnh có mâu thuẫn gì không
• Nghe những ý kiến khác của các công nhân trong xưởng
Trang: 4
- Phân tích đánh giá tình hình: xem xét xem ai là người đúng,ai là người sai và đúng sai ở
chỗ nào
TH1: Khi kiểm tra máy đánh bột có vận hành tốt hay không.Nếu như máy đánh bột vận hành
tốt thì việc ông Thịnh có ác cảm với người công nhân kia là không có cơ sở, từ đó bà phải tìm
hiểu xem tại sao người công nhân kia từ chối vận hành, có phải anh ta không được khỏe? Hay
anh ta muốn chống đối? Từ đó bà Hương đưa ra cách giải quyết hợp lý và quyết định đình chỉ
công tác của công nhân kia là đã hợp lý chưa.
TH2: Nếu kết quả kiểm tra ngược lại tức là máy đánh bột vận hành không đảm bảo an toàn thì
người công nhân kia từ chối vận hành máy là đúng.Từ đó xem xét tái sao ông Thịnh bát người
công nhân kia phải vận hành máy,phải chăng ông muốn cho kịp lô hàng mà ông không chú ý
tới sự an toàn của người công nhân.Cũng có thể là ông Thịnh có ác cảm với người công nhân
và muốn đuổi việc anh ta.Ông Thịnh là người quản lý mà có những sai phạm như vậy là không
thể được,như thế sẽ ảnh hưởng tới tình hình của công ty và còn gây mất tình đoàn kết trong
phân xưởng.
- Xử lý tình huống:
+ Hòa giải để cho mâu thuẫn không trở nên gay gắt
+ Phân tích đúng sai trước công nhân phân xưởng:
• Mở cuộc họp nội bộ và nói rõ ai là người đúng,ai là người sai,đúng sai ở chỗ nào
• Khắc phục hậu quả và ai sẽ làm gì ?
Câu 2: Tình huống xảy ra có liên quan gì đến tổ chức của xưởng hay không?

Tình huống xảy ra có liên quan đến tổ chức xưởng, tuy chỉ có 40 công nhân,3 quản lý phụ

trách và 3 phần công việc khác nhau và bà Hương là người quản lý cao nhất.Đây là mô hình
đơn giản,có quy mô nên quyền lực tập trung vào tay một nhà quản trị sẽ gây tắt nghẽn và khi có
biến cố bất ngờ sẽ khó mà giải quyết ngay được.Do tổ chức xưởng của bà Hương chưa chặt chẽ
và chưa hợp lý ở chỗ:quá tin tưởng cấp dưới mà giao toàn bộ công việc quản lý cho ông Thịnh
nên khi có việc xảy ra trong xưởng như vụ máy đánh bột thì cả xưởng rơi vào tình trạng hoang
mang và lộn xộn,không an tâm khi làm việc và sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm đi,cuối
cùng làm cho xưởng lâm vào tình trạng khủng hoảng,Tuy ông Thịnh là người lớn tuổi nhất và
có nhiều kinh nghiệm làm bánh kẹo nhưng ông chỉ giỏi về chuyên môn mà thôi.Một người
quản lý giỏi phải có đầy đủ ba kỹ năng chuyên môn tốt,kỹ năng nhân sự và tư duy.Sự phối hợp
giữa các bộ phận và công việc trong xưởng chưa hợp lý và chưa có hiệu quả.
Câu 3: Bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có phần lỗi khi để xảy ra tình huống trên không?

Để xảy ra tình trạng trên,bà Hương cũng có lỗi trong chuyện này vì bà là người quản lý
cao nhất nhưng bà không nắm được tình hình trong xưởng mà chỉ biết giao toàn bộ hoạt động
sản xuất cho ông cấp dưới.Bà tin tưởng ông Thịnh mà không kiểm tra,giám sát cấp dưới làm
việc như thế nào,có đúng như chỉ định hay không? Vì vậy mà xưởng xảy ra sự cố thì mới hốt
hoảng đi giải quyết đến đây thì quá muộn.Tình hình phân xưởng lúc này rất rối ren,nội bộ lục
đục,mất đoàn kết và nhiều mâu thuẫn.Bà
Hương phải chịu trách nhiệm trong sai sót quản lý của mình.
Câu 4: Nếu ông Thịnh cứ giữ nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về người
công nhân,bạn sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy?
Trang: 5
Nếu ông Thịnh giữ nguyên ý kiến của mình là sai lầm thuộc về người công nhân thì nếu
tôi là người công nhân tôi sẽ giải quyết bằng cách đề nghị tổ chức một buổi kiểm tra máy đánh
bột với sự có mặt của toàn bộ mọi người từ bà Hương đến ông Thịnh và toàn bộ công nhân.Khi
kiểm tra máy đánh bột mà không bị hư hỏng gì thì tôi sẽ tự nhận trách nhiệm và chấp nhận bị
đình chỉ công tác.Còn nếu tôi đúng tức là máy đánh bột không an toàn thì ông Thịnh phải đứng
ra chịu trách nhiệm về hành động của mình và phải bị kỷ luật một cách xứng đáng.
Nếu ông Thịnh vẫn khăng khăng ý kiến của mình là đúng thì tôi sẽ kiện lên người lãnh
đạo cấp cao hơn hoặc có thể kiện lên tòa án vì tội bắt người lao động làm việc trong điều kiện

an toàn không đủ.

TÌNH HUỐNG 5
Câu 1: Phân tích khía cạnh tâm ký trong tình huống này và liên hệ với tâm lý người Việt
Nam chúng ta ?
 Đối với Tổng giám đốc:
 Ở nước ngoài,việc người trẻ tuổi nắm giữ chức vụ cao trong công ty là chuyện
bình thường.Người nước ngoài chủ yếu xét tới trình độ,năng lực làm việc,sự
đóng góp cho công ty
 Là Tổng giám đốc mọi quyền lực đều nằm trong tay ông.Nên khi ông bố vợ gửi
bản báo cáo trực tiếp về công ty mà không thông qua mình thì đương nhiên ông
rất tức giận
 Tâm lý một người lãnh đạo khi bị qua mặt thì đương nhiên là rất khó chịu.Và
hành động chỉ tay vào mặt cấp dưới của mình và thẳng lời chỉ trích,cảnh cáo là
điều tất yếu
 Ở đây cho thấy sự chuyên quyền và độc đoán của ông Tổng giám đốc,muốn
chứng tỏ vị trí của mình đối với người bố vợ và với các nhân viên.Thể hiện rằng
dù là có ai đi chăng nữa thì trong công việc cũng không được để tình cảm chi
phối
 Đối với giám đốc:
 Tất nhiên là làm cấp dưới của con rể thì tâm lý sẽ không thoải mái và rất khó chịu
khi xưng hô trong công việc
 Khi những ý kiến của bố vợ lại bị con rể bác bỏ thẳng thừng không một tí kiêng
nể thì rất tức giận.Dĩ nhiên là lúc này ông sẽ không hợp tác với con rể nữa và
những ý kiến của mình sẽ gửi trực tiếp cho công ty
 Đỉnh điểm của mâu thuẫn càng trầm trọng hơn nữa là con rể lấy qyền của mình
“chỉ tay vào mặt bố vợ” và cảnh cáo,chỉ trích ông toàn thể nhân viên trong cuộc
họp.Là bố vợ của Tổng giám đốc và chức vụ của mình cũng là giám đốc mà bị
con rể mắng chửi trước mặt các nhân viên cấp dưới thì thể diện và cái uy của
mình còn đâu nữa.

 Đối với tâm lý người Việt Nam:
 Trong các công ty ở Việt Nam, rất hiếm khi có trường hợp bố vợ lại là cấp dưới
của con rể,thường là các công ty ưu tiên cho những người có kinh nghiệm, làm
việc lâu năm trong công ty,làm việc ở các vị trí quan trọng,chủ chốt
 Và nếu như có thì họ cũng đặt vấn đề tình cảm,quan hệ gia đình lên trên hết.Mọi
ý kiến của bố vợ dù đúng dù sai thì con rể cũng có phần kiên nể và châm chước
cho qua
Trang: 6
 Giả sử những ý kiến của bố vợ không chính đáng,không hợp lý thì con rể cũng
phải giải thích và nói chuyện riêng với bố vợ về những lý do mà mình không
chấp nhận yêu cầu của ông.Bố vợ,con rể có sai thì họ cũng về nhà tự bảo nhau
 Họ rất coi trọng thể diện của mình.Họ luôn dùng các giải pháp mềm dẻo để giải
quyết các vấn đề sao cho thấu tình đạt lý
 Những nhà lãnh đạo cấp cao luôn biết kiềm chế những cảm xúc của mình,điều
tiết mức độ tình cảm trong những hoàn cảnh khác nhau.Cấp dưới luôn muốn lấy
lòng cấp trên chứ không chống đối,ra mặt đối đầu
 Ở Việt Nam,mọi người trước khi làm bất cứ việc gì thì họ đều suy nghĩ rất
kỹ,làm sao cho vừa đạt được mục đích,vừa có mối quan hệ tốt đẹp với các nhân
viên cấp dưới và cấp trên của mình.Họ luôn đề cao các mối quan hệ thân
thuộc.Và trong một công ty,những người trong một gia đình liên kết với nhau để
tạo thành một thế lực hùng mạnh nhằm khống chế và điều khiển công ty
 Trong tình huống này,có đề cập đến nhu cầu được tôn trọng .Đối với người Việt
Nam nói riêng và người Á Đông nói chung,họ luôn muốn người khác tôn trọng
trong công việc cũng như trong cuộc sống
Câu 2: Bạn có đồng ý với cách lãnh đạo của TGĐ Ubrich BaVa không ? Vì sao?

Tôi không đồng ý với phong cách lãnh đạo của ông TGĐ
 Ông TGĐ là người thiếu tin tưởng vào nhân viên của mình (đã bác bỏ ý kiến đề xuất),rất
nóng nảy và không kiềm chế được hành động của mình (trước mặt các nhân viên trong
cuộc họp,ông đã chỉ thẳng tay vào mặt GĐ chỉ trích và ra lời cảnh cáo),thiếu sự tôn

trọng đối với người khác.Đặc biệt hơn trong trường hợp này lại là ông bố vợ của
mình.Hơn nữa ông quá nặng nề về nguyên tắc,áp đặt quyền lực,mệnh lệnh,thông tin một
chiều,gây căng thẳng,bất mãn trong nội bộ.Đây là phong cách lãnh đạo độc đoán,chuyên
quyền
 Ai mà chẳng có lúc phạm sai lầm,và đương nhiên những sai lầm thường sẽ làm cho
chúng ta tức giận,nổi nóng.Nhưng chúng ta phải biết kiềm chế.Nếu bạn nổi nóng và
công khai lớn tiếng chỉ trích ,trút hết cơn giận dữ lên đầu nhân viên thì bạn đang đánh
mất lòng tin của mọi người và uy quyền trước nhân viên
 Người bị chỉ trích trước tất cả đồng nghiệp của bạn sẽ có thái độ bất hợp tác,thù địch đối
với bạn.Chính điều đó sẽ trở thành nổi đe dọa lớn đối với công việc của bạn
 Ông Ubrich BaVa là một TGĐ,một nhà quản trị cấp cao mà những kỹ năng mềm lại
không nắm vững,không giải quyết tốt các vấn đề liên quan tới quản trị con người.Điều
đó sẽ quyết định tới sự thành,bại không những đối với công ty mà cả con đường sự
nghiệp của ông.
Câu 3: Trong tình huống này có sự hiện diện của thế lực trong cơ cấu tổ chức không?
Trang: 7
• Người có thế lực cao tất yếu sẽ điều khiển mọi hoạt động của người dưới
quyền.Họ sử dụng uy quyền,đưa ra mệnh lệnh,bắt người khác phải phục tùng
theo chỉ định của họ
• Ông không tôn trọng,xem xét ý kiến nhân viên của mình,kiểu làm việc cá
nhân,hành động chỉ tay vào mặt nhân viên cấp dưới của mình chứng tỏ ông ta
dùng uy quyền của mình làm người khác phải nghe theo.Điều đáng nói hơn là
ông cảnh cáo sẽ cách chức,đưa xuống chức vụ thấp hơn
• Là người nắm giữ chức vụ cao trong công ty,ông có đầy đủ quyền lực để quản
lý,giám sát,ban hành mệnh lệnh,nhưng ông quá lạm dụng chức quyền,áp đặt
thông tin một chiều

TÌNH HUỐNG 6
Câu 1: Đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế,lợi ích toàn diện của công ty ABC.Nếu anh(chị)
là giám đốc anh (chị) sẽ chọn phương án kế hoạch sản xuất của ai?

1. Phương án của ông Phong: sản xuất 5.000 sản phẩm và cho thuê 1 phân xưởng
 Chi phí = biến phí + định phí
= 5.000*20.000 + 170.000.000
= 275.000.000
 Doanh th = bán sản phẩm + thuê phân xưởng
= 5.000*60.000+97.500.000
= 397.500.000
 Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
= 397.500.000 – 275.000.000
= 122.500.000
2. Phương án của ông Sỹ : sản xuất 10.000 sản phẩm
 Chi phí =biếnphí+địnhphí
= 10.000*20.000 + 175.000.000
= 375.000.000
 Doanh thu = bán sản phẩm
=(5.000*60.000)+(5.000*39.000)
= 495.000.000
 Lơi nhuận = doanh thu – chi phí
= 495.000.000 – 375.000.000
= 120.000.000
Đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế, lợi ích toàn diện của công ty ABC .Nếu tôi là giám đốc tôi
sẽ chọn phương án của ông Sỹ: sản xuất 10.000 sản phẩm: 5.000 sản phẩm với giá 60.000 và
5.00 sản phẩm với giá 39.000.
 Về mặt lợi nhuận thì phương án của ông Sỹ là 120.000.000 thấp hơn phương án của
ông Phong là 122.500.000 và khoảng chênh lệch này quá thấp:2.5000.000
 Quan trọng hơn là phương án cả ông Sỹ có lợi ích toàn diện cho cả công ty :
• Khi công ty sản xuất và đưa ra thị trường với số lượng lớn sản phẩm thì sản phẩm
của công ty sẽ được biết đến và sử dung càng nhiều,do đó thị phần sẽ được mở
rộng
Trang: 8

• Việc bán hàng với giá ưu đãi cho một tổ chức xã hội được xem là một hành động
từ thiện.Hành động này sẽ tốt trong việc nâng cao hình ảnh của công ty trong xã
hội
• Sản xuất được nhiều sản phẩm là góp phần giải quyết,tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho người lao động
• Không cho thuê phân xưởng thi công ty sẽ hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng
và bảo quản phân xưởng .Ngoài ra nếu có đơn đặt hàng mới thì công ty có thể sản
xuất thêm để tăng doanh thu
Câu 2: Trong tình huống này ông Quang,giám đốc công ty,đã thực hiện chức năng nào
trong quản trị?
Trong tình huống này ông Quang đã thực hiện một chức năng rất quan trọng trong quản trị -
đó là chức năng hoạt định.
Từ những mục tiêu của công ty như lợi nhuận,nâng cao thương hiệu,chiếm lĩnh một phần
lớn thị trường….Và thông qua việc nhìn nhận lại những nguồn có trong công ty,ông Quang đã
cùng cấp dưới phân tích,tổng hợp lại những điều kiện thuận lợi và khó khăn,tính hiệu quả của
từng phương án.Trong tình huống này,ông Quang đã tiến hành phân tích hai phương án của
ông Sỹ và ông Phong xem phương án nào mang lại hiệu quả cao nhất.Từ đó ông Quang mới có
thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp và có lợi nhất cho công ty

TÌNH HUỐNG 7
Câu 1 : Dựa vào thuyết ngũ hành nhu cầu phân tích kế bắt thả của Khổng Minh?
Trả lời :


Những nhu cầu của Mạch Hoạch:
Trang: 9
• Những nhu cầu cơ bản: Mạnh Hoạt ở vùng tây Nam hoang dã thiếu thốn là một vùng
vẫn thiếu rất nhiều nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như ăn, uống, mặc, tồn
tại, các nhu cầu khác của cơ thể
• Những nhu cầu về an toàn và an ninh: năm trong vùng gặp đe dọa thường xuyên.

• Những nhu cầu về xã hội: như nhu cầu 2 nhưng xã hội ở Tây Nam vẫn có tinh thần
mạnh mẽ đó là ý chí đấu tranh nổi dậy.
Vì vậy Gia Cát Lượng đã công phá nhân tâm tức công phá 3 nhu cầu trên.
• Nhu cầu tự trọng: biết nhu cầu tự trọng của Mạnh Hoạt cao “ không chịu khuất phục
dù có bị chặt đầu” Gia Cát Lượng đã nhiều lần bắt rồi tha làm giảm tự trọng trong
Mạnh Hoạt đồng thời khiến Mạnh Hoạt phải tôn trọng cúi đầu trước Gia Cát Lượng
để thành tâm phụng sự.
• Nhu cầu tự thể hiện: Gia Cát Lượng đã cho Mạnh Hoạt thể hiện rõ nét toàn bộ các
nhu cầu này đồng thời cho mạnh hoạt thấy Gia Cát Lượng còn nổi bật hơn bằng việc
thể hiện đầy đủ từng nhu cầu chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng suốt… đến khi Mạnh
Hoạt phải nói rằng “ ngài có uy trời” , cho thấy rõ sự tài ba và sự thể hiện của Gia
Cát Lượng hơn Mạnh Hoạt rất nhiều.

TÌNH HUỐNG 8
Câu 1: Dùng cơ chế tương sinh hay tương khắc hãy giải thích:
• Nguyên nhân làm Nam bê trễ trong công việc.
• Nguyên nhân làm Nam trở thành người tốt.
Trả lời :
Nguyên nhân làm Nam bê trễ trong công việc :
Theo cơ chế tương sinh :
• Có năng lực, làm việc tốt tất có bạn bè ( kim sinh thủy )
• Theo bạn bè rủ rê thì mới sa vào con đường ăn chơi ( mộc sinh hỏa )
• có ăn chơi thì mới bỏ bê công việc ( mộc sinh hỏa )
Theo cơ chế tương khắc: ăn chơi bỏ bê việc dẫn dến mọi người xa lánh ( hỏa khắc
kim )
Nguyên nhân làm Nam trở thành người tốt :
o Theo cơ chế tương sinh :
• Được khuyên nhủ, tin tưởng sẽ có nhận thức ( thủy sinh mộc )
• Có nhận thức sẽ có giải quyết sự việc, sửa chữa thành nhân viên tốt ( kim sinh
thủy )

Trang: 10
o Theo đó, hai hành đứng kề nhau thì sinh nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các
hành cách nhau thì khắc nhau và cứ thế luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu
của sự đổi thay, biến dịch của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên. Một khi
Ngũ Hành cân bằng thì vận số của một người theo đó cũng tốt đẹp theo.

TÌNH HUỐNG 9
Câu 1 : Bạn hãy kiểm tra xem vì sao cô linh không đạt được dự kiến của mình ?
Trả lời :
Theo dự kiến của cô Linh : dựa vào bảng chi phí ta tính được
A. Chi Phí Chung: 8.610.000 Đ/tháng
B. Chi Phí Cho 1 Đầu Tóc: 24.300 Đ/đầu
 Tổng chi phí cố dựa vào số người bình quân và chi phí chung: 24.300*30*30 +
8.610.000 = 30.480.000 Đ/tháng.
ta tính được tổng doanh thu : 33.000*30*30 = 29.700.000 Đ/tháng.
Lãi trong tháng : - 780.000 Đ/tháng.
 Như vậy rõ ràng cửa hàng không kiếm được lãi mà còn bị lỗ 780.000 Đ, không những
thế cô Linh còn đặt định hướng phải kiếm lãi cố định 3.000.000 Đ cho ta thấy cách
tính toán sai lầm của cô linh trong kinh doanh.
Câu 2: Hãy đề nghị một kế hoạch sửa chữa những sai sót để cửa hàng cô đạt được lợi
nhuận trong điều kiện lượng khách trung bình không đổi (30 người/ngày).
Trả lời :
Kế hoạch sửa chữa những sai sót để cửa hàng cô đạt được lợi nhuận trong điều kiện
lượng khách không đổi là:
Giả sử không thay đổi chi phí, tức là tổng chi phí cố định vẫn ở mức : 30.480.000
Đ/tháng
Và dự kiến sẵn mong muốn hàng tháng kiếm lời khoảng 3.000.000 Đ
Tức là tổng doanh thu trong tháng phải là : 33.480.000 Đ/tháng.
Vậy cô Linh cần đưa ra giá uốn tóc trung bình tối thiểu là 33.480.000/(30*30) = 37.200
Đ/tháng

Nếu giá như vậy vẫn còn rẻ thì cô có thể áp dụng thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của cô,
ngược lại nếu giá quá cao ta có thể xem xét có giảm được các phí hay không hoặc vì lợi ích
kéo khách, ta giảm dự kiến lãi ban đầu nhằm thu hút thông qua uốn giá rẻ.
Trang: 11
Câu 3: Phân tích công việc quản trị mà cô Linh đã làm ở cửa hàng ?
Công việc quản trị mà cô Linh Đã làm ở cửa hàng đó là:
• Hoạch định: lên kế hoạch mướn mặt bằng để kinh doanh đồn thời tham khảo giá
các cửa hàng uốn tóc, rồi đưa ra giá uốn tóc trung bình.
• Tổ chức: cô đã lập được các bản chi phú báo cáo để có thể dễ dàng kiểm tra được
các kết quả trong doanh thu của cửa hàng đồng thời cũng tổi chức rõ cửa hàng
gồm các thành viên gì.
• Quản trị con người: chưa nói rõ vì cửa hàng có thể chỉ mới đi vào kinh doanh nên
chưa cần thiết.
• Kiểm tra: đã kiểm tra dự tính ban đầu thấy cửa hàng tổng kết thấy lỗ và chưa đạt
được dự kiến.
TÌNH HUỐNG 10
Câu 1: Khó khăn mà cá nhân ông mạnh đang gặp phải trong công việc của mình là
gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến điêu đó ?
Trả lời :
Khó khăn mà cá nhân ông mạnh đang gặp phải trong công ty là :
• Bộ phận sản xuất phải thay đổi kế hoạch sản xuất thường xuyên.
• Công nhân phải làm việc thêm giờ, nguyên vật liệu bị thiếu hụt.
• Bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng không thể làm việc được với nhau dẫn dến
nhiều khách hàng than phiền về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm.
• Chưa xem trọng và tin tưởng đến các nhân viên dưới quyền dẫn đến lo ngại và
phải giải quyết nhiều công việc.
Nguyên nhân: là do ông tự làm một lúc nhiều công việc, vừa ra quyết định về giá và phân
phối. Cho nên khi ông muốn báo cáo về vấn đề gì thì công ty lập tức gặp khó khăn. Một
phần cũng là do ông lo ngại, chưa tin tưởng đến cấp dưới như trong phần khó khăn gây một
trở ngại không kém.

Trang: 12
Câu 2: Làm thế nào để giải quyết khó khăn đó ? Vấn đề mấu chốt nhất ông Mạnh cần
quan tâm để giải quyết khó khăn là gì ?
Trả lời :
Trươc mặt ông nên đặt niềm tin và giảm bớt trách nhiệm cho cấp dưới. Sau đó là giải
quyết triệt để những hợp đồng đang thực hiện. Tiếp theo là tìm và chia sẻ thêm cho các
nhân sự phụ trách việc đưa ra các quyết định về giá và phân phối. Đồng thời có kế hoạch
xem lại cơ cấu tổ chức và có kế hoạch tăng lương hoặc giảm giờ làm để ổn định tâm lý cho
Công Nhân sau khi 1 loạt thời gian làm thêm và thiếu nguyên vật liệu.
Cần có một định hướng chiến lược sau một thời gian công ty ổn định như thêm nhân
viên quản lý ổn định trong khâu nguyên vật liệu và tổ chức công việc cụ thể.
Vấn đề mấu chốt ở đây là ông Mạnh phải có một cách tổ chức và bố trí công việc hợp
lý, không nên làm cho công ty phải phụ thuộc vào mình.
Câu 3: Hãy hình dung các rủi ro đến với công ty này khi vấn đề không được giải
quyết thấu đáo ?
Trả lời :
Đầu tiên khách hàng sẽ mất sự tin tưởng và các hợp đồng sẽ ít đi khi thấy công việc trì
trệ và thấy nhân viên quá phụ thuộc vào cấp trên sẽ hiện rõ, lợi nhuận công ty giảm dẫn
đến có thể lương cho công nhân và nhân viên giảm, chi phí các mặt hàng tăng lên và càng
không đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, dẫn đến việc đầu tiên là cắt giảm dần
sau đó các nhân viên và công nhân phải nghỉ việc, đình công nếu nợ lương nhân viên quá
nhiều.
Kết quả cuối cùng là công ty phá sản, nợ nần chồng chất và chịu sự giải quyết theo pháp
luật.
CHUYỆN VỀ LƯU BÌNH VÀ DƯƠNG LỄ
Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Dương Lễ nhà
nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn
hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình
cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra
làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu,

của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ.
Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc.
Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ
tên là Châu Long đang kén chồng. Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long
kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn
học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một
Trang: 13
nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ
chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau.
Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ,
đến khoa thi năm đó thi đỗ Trạng Nguyên. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa.
Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu
Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu
Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón
tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước
ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng
trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa
mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho
thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa.
Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cũng
thường thấy ở đạo nghĩa phương Ðông.
Trả lời:
Ban đầu Lưu Bình đang ở hành Thổ( ham chơi không chịu học), sau 2 lầnđi th rớt thì đâm
ra ăn chơi nhiều hơn =)) Thổ phát mạnh hơn.
Sau đó Lưu bình tìm đến Dương Lễ để nhận sự giúp đỡ, nhưng lại bị bạc đãi dẫn đến lòng
tự trọng tăng lên ( hành Thổ). Đồng thời, nhận được sự động viên của Châu Long làm cho
(hành Mộc) càng tăng lên từ đó góp phần cho hỏa tăng cao.
⇒ Phát Hỏa mạnh( nhu cầu tự thể hiện), dẫn đến hỏa sẽ lấn át Thổ ( theo quy luật thịnh
suy), Thổ sẽ yếu đi. Như vậy Lưu Bình sẽ không còn ham chơi nữa và chỉ lo học.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11:

• Nguyễn Ngọc Ngà
• Nguyễn Văn Bảo
• Nguyễn Lê Ngọc Huệ
• Nguyễn Khoa Bách
• Bùi Nguyễn Hoàng Huệ
• Trần Minh Tiến
• Lê Mạnh Thắng
Trang: 14

×