Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự ) – Lê Hữu Trác ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.44 KB, 6 trang )

Tiết: 01 Ngày soạn:……………
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự ) – Lê Hữu Trác

A. Mục tiêu bài học.
Giúp Hs hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi
bút lí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách
sinh hoạt nơi phủ chú Trịnh.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
2. Học sinh: đọc kĩ đoạn trích, soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

Dựa vào phần tiểu dẫn trong sgk, Gv yêu cầu
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
hs nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
và đoạn trích.
Gv nói thêm: Ông sinh ra trong một gia đình
khoa bảng, có nhiều người đỗ tiến sĩ, làm quan
to. Ông là con thứ bảy của thượng thư Lê Hữu
Mưu nên thường gọi là Chiêu Bảy. Thuở nhỏ
chăm học, mang chí làm quan, lập công danh
lớn.







Gv nói thêm về thể loại kí và vài nét về tác
phẩm.
- Kí là một loại hình văn xuôi tự sự bao gồm
nhiều thể ( kí sự, bút kí, hồi kí, phóng sự,…).
Đặc trung của thể lại kí là tôn trong sự thật
khách quan của đời sống, không hư cấu, sự
việc và con người trong tác phẩm phải hoàn
toàn xác thực. Vì thế giá trị hiện thực của tác
phẩm là rất đậm đặc và đáng tin cậy.
- Thượng kinh kí sự ghi lại cảm nhận của mình
bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh
- Lê Hữu Trác ( 1724 – 1791 ) hiệu là
Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu
Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng
Hồng, trấn Hải Dương.
- Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh
giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền
bá y học.
- Sự nghiệp của ông được tập hợp trong
bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66
quyển biên soạn trong thời gian gần 40
năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất
trong thời trung đại Việt Nam.
2. Tác phẩm thượng kinh kí sự.
- Thể loại: kí
- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, nằm

ở cuối bộ y tông tâm lĩnh.
- Nội dung: ( sgk )






vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12
tháng giêng năm Nhâm Dần ( 1781) đến lúc
xong việc về tới nhà Hương Sơn.
- Thượng kinh kí sự là bức tranh về đời sống
hiện thực thời vua Lê chúa Trịnh, cụ thể hơn là
cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Đó là một
cuộc sống quyền lực, xa hoa, kiểu cách, nhạt
nhờ.





Em hãy tìm những chi tiết miêu tả về quang
cảnh trong phủ chúa?

Gv gợi ý hs tìm và phân tích những chi tiết
miêu tả về quang cảnh trong phủ chúa.











3. Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.
Nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô,
được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê
đơn cho Trịnh Cán.
II. Phân tích.
1. Quang cảnh trong phủ chúa.
- Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với
“những dãy hành lang quanh co nối nhau
liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh
gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”, trong
khuôn viên phủ có điếm “Hậu mã quân
túc trực”. Vườn hoa trong phủ chúa “ cây
cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa
đua thắm,…
- Bên trong phủ là những nhà “Đại
đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía” với
kiệu son, võng điều, đòê nghi trượng sơn
son thếp vàng và “ những đồ đạc nhân









Pv. Vậy em có nhận xét gì về quang cảnh được
miêu tả ở đây?

Gv yêu cầu hs tìm và phân tích những chi tiết
về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.







gian chưa từng thấy”. Đồ dùng tiếp khách
ăn uống toàn là “mâm vàng chén bạc”.
- Đến nội cung của thế tử: phải qua năm
sáu lần trướng gấm. Trong phòng thắp
nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son
thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm màn là
che ngang sân”…
 quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ,
lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
2. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
- Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì
có “ tên đầy tớ chạy trước hét đường”,
“cáng chạy như ngựa lồng”.
- Trong phủ chúa, người giữ cửa truyền
báo rộn ràng, người có việc quan qua lại
như mắc cửi.

→ Chúa giữ vị trí trọng yếu, có quyền uy
tối thượng.
- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và
thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ. “thánh
thượng đang nhự ở đấy, chưa thể yết kiến,
hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà,
phòng trà”,…
- Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu
trực” xung quamh.




Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm
theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh
đường truyền đạt lại; xem bệnh xong cũng
không được trao đổi với chúa mà chỉ được viết
tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa.
Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác agiả phải
nín thở đứng chờ ở xa…



Pv. Vậy em thấy cung cách sinh hoạt trong
phủ chúa như thế nào?



- Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy
thuốc phục dịch và lúc nào cũng có người

đứng hầu hai bên. thế tử chỉ là một đứa bé
năm sáu tuổi nhưng tác giả - một cụ già –
khi vào xem bệnh phải lạy 4 lạy, khi ra
cũng lạy 4 lạy. Muốn xem thân hình của
thế tử phải có một viên quan nội thần đến
xin phép được cởi áo cho thế tử.
 Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói
năng, người hầu kẻ hạ,…cho thấy sự cao
sang quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc
sống xa hoa hưởng thụ đến cực điểm và
sự lộng hành của nhà chúa.

4.Củng cố.
- Những nét chính về Lê Hữu Trác.
- Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
5. Dặn dò.
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu thái độ của tác giả trước quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
- Phẩm chất của người thầy thuốc Lê Hữu Trác qua việc bắt mạch và kê toa cho thế tử.
 Rút kinh nghiệm:

×