Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

Bài tiểu luận môn Thuế Nhà đất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 53 trang )

Bài tiểu luận môn Thuế Nhà đất
Đề tài : “ Thực trạng và những vấn đề
cần giải quyết trong công tác thu, nộp
và quản lý thuế của nước ta hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp cần giải quyết
một số tồn tại trong công tác quản lý,
thu, nộp thuế Nhà đất
Phần 1 : Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ đặc điểm của thuế là điều tiết thu nhập
của dân cư, nhà nước không hoàn trả trực tiếp,
ngang giá cho người nộp thuế, mà chỉ thông qua
việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng.
Nhà nước cần phải thu đúng, thu đủ để đảm bảo
chi cho các mục tiêu trên, còn người nộp thuế
thường muốn nộp thuế càng ít càng tốt.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài(tiếp)
Do đó khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế
của người dân chưa cao thì tình trạng trốn thuế, nợ
thuế là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến công
tác thuế luôn gặp những khó khăn nhất định.
Vì vậy, công tác thuế không phải chỉ riêng của ngành
thuế mà phải có sự tham gia của nhiều tổ chức cá
nhân, nhiều cấp, nhiều ngành, nhằm tạo sự đồng
thuận, sự phối hợp trong công tác thu ngân sách.
Phần 1 : Đặt vấn đề(tiếp)
1.2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu công tác thu nộp thuế của Nhà nước ta hiện
nay. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác
thu nộp thuế hiện nay ra sao?
1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu


Tìm hiểu : “Thực trạng và những vấn đề cần giải
quyết trong công tác thu, nộp thuế của Nhà nước
ta hiện nay. Đưa ra một số giải pháp cần giải
quyết một số vấn đề cồn tồn tại trong công tác
quản lý và thu nộp thuế Nhà đất.”
Phần 2 : Tổng quan về địa bàn
nghiên cứu
2.1. Vị trí
địa lý
2.1. Vị trí địa lý(tiếp)
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải
đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam
Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp
Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía
đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài
4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm
cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ
điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất
600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất
50km (Quảng Bình).
2.1. Vị trí địa lý(tiếp)
Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái
Bình Dương.
Toạ độ địa lý trên đất liền: Điểm cực Bắc 23023'B (xã Lũng
Cú, Đồng Văn, Hà Giang). Điểm cực Nam 8034'B (Xóm
Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau). Điểm cực Tây
102010'Đ (dãy Khoan La San, xã Sìn Thầu, Mường Nhé,

Điện Biên). Điểm cực Đông 109024'Đ (trên bán đảo Hòn
Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh - Khánh Hòa). Lãnh
thổ nước ta hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ (15 vĩ độ).
2.2. Đặc điểm khí hậu
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của
nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo.
Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ
cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC.
Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa
trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí
trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000
giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².
2.3. Đặc điểm địa hình
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là
đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai
đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ
biển dài.
Phần đất liền (Bốn vùng núi chính)
Hai đồng bằng lớn
Vùng biển
2.4. Các nguồn tài nguyên
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên
rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên du lịch và tài nguyên đất.
2.4.1. Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim,
sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu Tính chung, các loài
thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới
1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc
nhĩ, mật ong Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000

loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể
các loài côn trùng.
2.4. Các nguồn tài nguyên(tiếp)
2.4.2. Tài nguyên thuỷ hải sản
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và
nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm,
cá trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính
riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có
2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài
tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển Nhiều loài cá
thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá
thu, mực Có những loài thân mềm ngon và quý
như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc
2.4. Các nguồn tài nguyên(tiếp)
2.4.3. Tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có
nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và
phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh
rạch, biển chính là tiền đề cho việc phát triển giao
thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt,
sinh hoạt và đời sống
Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm
cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả
nước
2.4. Các nguồn tài nguyên(tiếp)
2.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng:
than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí
(ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí
đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng

dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8
trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan,
titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc,
chì ); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit ).
2.4. Các nguồn tài nguyên(tiếp)
2.4.5. Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa
hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao
nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với
ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ
dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo
(Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh) ; động
Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên
nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) ; thác Bản
Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà
Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly
(Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

2.4. Các nguồn tài nguyên(tiếp)
2.4.6. Tài nguyên đất
Tổng số vốn đất đai tự nhiên ở Việt Nam là 33 triệu ha,
đứng hàng thứ 60 so với các nước trên thế giới, nhưng do
số dân đông (đứng hàng thứ 13 trong 205 nước) trên thế
giới cho nên số ha đất tự nhiên/đầu người thấp, chỉ vào
khoảng 0,51 ha. Đất nông nghiệp hiện có khoảng 6,9 triệu
ha, chiếm 21% so với đất tự nhiên, nếu tính diện tích đất
nông nghiệp/đầu người, chỉ vào khoảng 0,4 ha, hiện nay
giảm còn 0,1 ha, đây là một chỉ tiêu vào loại thấp nhất thế
giới, nếu so với toàn thế giới thì số liệu VN nhỏ hơn 12
lần (thế giới 1,2 ha đất nông nghiệp/đầu người).

Phần 3 : Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Những động năng của cải cách thuế có thể được tập
trung vào bốn khía cạnh: tài khóa, kinh tế, chính trị,
và hành chính. Đối với khía cạnh tài khóa, hoạt
động cải cách thuế là nhằm làm tăng thu ròng cho
ngân sách. Các nhà kinh tế thường xem đây là một
thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự thành công
hay thất bại của chiến lược cải cách thuế.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Trong điều kiện Việt Nam, tình trạng thâm hụt ngân sách quá
cao trong nhiều năm đã đặt ra một yêu cầu phải cơ cấu lại
cán cân ngân sách, trong đó cải cách thuế trên cơ sở gia tăng
nguồn thu là một nhánh của quá trình.
Tăng nguồn thu ròng cho ngân sách được định nghĩa bao gồm
cả số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi nhu cầu chi tiêu
ngân sách của Việt Nam ngày càng tăng nhanh do yêu cầu
của tiến trình phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì những nguồn tài trợ cho nhu cầu đó lại
không tăng nhanh tương ứng.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Tình trạng bội chi ngân sách lớn và kéo dài đã làm cho không
gian tài khóa trở nên chật hẹp, qua đó làm giảm tính chủ
động của chính phủ trong các phản ứng chính sách, đặc biệt
trong điều kiện thực hiện các gói kích thích kinh tế thời gian
qua.
Việc hội nhập vùng và gia nhập WTO buộc Việt Nam phải cắt
giảm các hạng mục thuế ngoại thương, trong khi cơ sở thuế

của các sắc thuế khác không được mở rộng cho phù hợp với
yêu cầu phát triển mới. Như vậy, tăng số thu ngân sách
tuyệt đối phải phù hợp với nhu cầu chi tiêu ngân sách và
những cơ sở để đảm bảo khả năng tăng thu.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Quy mô của hoạt động thu ngân sách cũng cần phải
được so sánh với quy mô nền kinh tế từng thời kỳ.
Không nhất thiết phải duy trì một tỷ lệ quá cao giữa
tổng thu ngân sách so với GDP bởi như vậy quy mô
của khu vực công có thể là quá lớn sẽ gây nên hiệu
ứng chèn lấn đầu tư khu vực tư nhân, trong khi điều
đáng nói là hiệu quả đầu tư của khu vực công luôn
thấp hơn so với khu vực tư nhân. Tuy nhiên, một tỷ
lệ quá thấp cũng gây áp lực lên các hoạt động chi
tiêu công, giảm các phản ứng chủ động linh hoạt của
chính phủ trước các bất ổn vĩ mô có thể phát sinh.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Tạo ra một cơ cấu thu ngân sách hợp lý và bền vững
hơn cũng là một mục tiêu quan trọng của cải cách
thuế. Hiện tại cơ cấu nguồn thu ngân sách của Việt
Nam đang dần trở nên bất hợp lý, do quá phụ thuộc
vào xuất khẩu dầu thô, ngoại thương, và doanh
nghiệp nhà nước, trong khi những nguồn thu này lại
thiếu tính bền vững. Chính vì vậy, chiến lược cải
cách thuế còn phải hướng đến tái cấu trúc nguồn thu
thuế, đảm bảo tính bền vững hơn cho ngân sách
trong dài hạn.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

(tiếp)
*Vấn đề hiệu quả trong phân bổ nguồn lực
Cải cách thuế còn phải làm tăng tính hiệu quả trong
việc phân bổ nguồn lực vốn có tính hữu hạn của nền
kinh tế. Do một chính sách thuế bất kỳ sẽ làm thay
đổi hành vi của các thực thể trong nền kinh tế, nên
việc cải cách thuế sẽ giúp điều chỉnh lại các khuynh
hướng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, khuyến
khích khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Thông qua các chính sách thuế, chính phủ có thể tạo ra các
động cơ khuyến khích có tính kinh tế để khu vực tư nhân
phân bổ vốn và các ngành nghề và lĩnh vực mục tiêu, hơn là
các can thiệp hành chính gây méo mó các quan hệ thị
trường. Một số dạng thức thị trường mới nổi ở Việt Nam
như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản rất cần
có các chính sách thuế mới của Chính phủ để điều tiết và
phân bổ lại nguồn lực thích hợp. Nguyên tắc quan trọng là
cải cách thuế phải làm giảm tổn thất phúc lợi vô ích của xã
hội bằng cách tạo ra một sắc thuế có mức thuế suất thấp
nhưng có cơ sở thuế rộng hơn
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
* Vấn đề hành chính thuế
Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam được đánh giá
là kém hiệu quả, trong khi mức độ tuân thủ của
người nộp thuế thấp. Do vậy, khía cạnh hành chính
thuế ở Việt Nam vừa mang tính mục tiêu, vừa mang
tính hỗ trợ cho các cuộc cải cách thuế. Cải cách

hành chính thuế phải tập trung vào ba lĩnh vực bao
gồm giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế,
giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm chi phí quản lý
thu thuế.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Sự quá tải của hệ thống quản lý thuế hiện nay không chỉ cho
thấy sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của hệ thống
thuế mà còn là sự lạc hậu của mô hình quản lý thuế cũ
không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế. Thực trạng đó cho thấy sự cần thiết phải thay đổi một
cách căn bản và toàn diện phương thức quản lý một hệ
thống thuế mới phù hợp hơn, có tính động và hiệu quả
hơn. Giảm chi phí tuân thủ thuế cũng là một mục tiêu
quan trọng. Do hệ thống thuế hiện nay quá phức tạp và
rườm rà trong các thủ tục hành chính đã làm tăng các chi
phí tuân thủ thuế của người nộp thuế.
3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
(tiếp)
Một số điều tra cho thấy các doanh nghiệp hàng năm phải mất
trên 1.000 giờ cho các thủ tục liên quan đến thuế. Nếu nhân
con số này với số doanh nghiệp nộp thuế sẽ thấy được một
sự lãng phí ghê gớm về mặt nguồn lực mà nền kinh tế phải
bỏ ra hàng năm. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí quản lý thu
thuế cũng là một đòi hỏi cần thiết. Một phần lý do chi phí
này quá cao nằm ở hệ thống quản lý thuế quá cồng kềnh lại
không hiệu quả, phần khác do sự suy giảm về sức thu trong
một số sắc thuế. Yêu cầu của cải cách thuế không chỉ là tái
cơ cấu lại nguồn thu như đã đề cập ở trên mà còn phải tái cơ
cấu lại cách thức quản lý hệ thống hành thu của các cơ quan

thuế trên cơ sở giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý thuế.

×