Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Danh mục hồ sơ tín dụng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.16 KB, 4 trang )

PHỤ LỤC III/TDDN:
DANH MỤC HỒ SƠ TÍN DỤNG
I. ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG.
II. DANH MỤC HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG.
1. Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà
nước (Điều 166- Luật Doanh nghiệp cho phép 04 năm chuyển đổi
DNNN kể từ ngày 01/07/2006, trong thời gian này các DNNN vẫn
được phép hoạt động theo Luật DNNN 2003)
- Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, hoặc Giám
đốc, quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề có giấy phép.
- Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định hoặc đăng ký
mã số XNK.
- Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này)
- Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ tín dụng như:
Văn bản của Hội đồng quản trị, uỷ quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc cho người
khác ký hợp đồng,
- Trường hợp khách hàng vay vốn, bảo lãnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của
pháp nhân thì ngoài những hồ sơ về pháp nhân nêu trên phải có văn bản pháp lý như
quyết định thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động xác định rõ thẩm quyền hoặc uỷ
quyền vay vốn tại Ngân hàng. Nội dung uỷ quyền của pháp nhân phải thể hiện cụ thể
số tiền vay hoặc mức tiền được vay (giá trị bảo lãnh) cao nhất, thời hạn vay vốn (bảo
lãnh), mục đích vay vốn (bảo lãnh), bảo đảm tiền vay (thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh),
các nội dung khác liên quan đến việc vay vốn, bảo lãnh và có cam kết chịu trách
nhiệm trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay, không thực hiện được
nghĩa vụ bảo lãnh. Người uỷ quyền phải có đủ thẩm quyền pháp lý.
- Đăng ký mã số thuế.
- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.


- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH 1 thành viên)
- Điều lệ doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài).
- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.
- Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định.
- Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này).
- Sổ theo dõi cổ đông;
- Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
1
- Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng
giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng.
- Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc uỷ quyền
cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.
- Các giấy tờ khác liên quan
3. Đối với khách hàng là tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp có thu):
- Quyết định thành lập.
- Điều lệ, quy chế hoạt động đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có).
- Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng.
- Các giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký ).
- Văn bản uỷ quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cấp trên có thẩm quyền.
III. DANH MỤC HỒ SƠ VỀ TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG:
Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn
hoặc người bảo lãnh (nếu có):
- Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất, gồm:
+ Bảng cân đối;
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính;
+ Lưu chuyển tiền tệ (nếu có);
- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 03 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính
đến thời điểm gần nhất.
- Trong trường hợp cần thiết, khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài chính
được kiểm toán và nhận xét của kiểm toán.
- Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.
- Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả.
IV. HỒ SƠ VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN VAY VỐN
1. Phương án sản xuất kinh doanh/ Kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng vay
trả, nguồn trả.
2. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ
ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ.
3. Các Hợp đồng dân sự, thương mại (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, dịch vụ )
* Đối với các khoản vay trung dài hạn/theo dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp
thêm những tài liệu sau:
4. Văn bản phê duyệt chủ trương/cho phép đầu tư dự án của Công ty mẹ hoặc
Hội đồng quản trị (tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp); Văn bản thông qua chủ
trương/cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền, tuỳ theo phân loại Nhóm các dự án
theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), Báo cáo nghiện cứu khả thi hoặc báo
cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư; Dự án, phương án vay vốn. Nội dung
2
các tài liệu này phải đảm bảo phù hợp theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số
16/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.
7. Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án
cụ thể):

7.1. Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có, có thể bổ sung trước khi giải ngân).
Những dự án nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì
trong quyết định đầu tư phải quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có
thiết kế và dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền duyệt.
7.2. Các văn bản khác:
- Quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở.
- Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan chế độ
ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan (Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu
tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ khoa học công nghệ và môi trường ) (nếu có).
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa
cháy, xử lý nguồn nước thải (chỉ với những dự án có yêu cầu); Giấy xác nhận đăng
ký/Bản cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền.
- Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của
dự án (nếu có).
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/thuê nhà xưởng/thuê lại
đất để thực hiện dự án (nếu có).
- Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng
xây dựng (nếu có).
- Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên của
Tổng công ty (nếu có).
- Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện dự án (nếu
dự án đang được tiến hành đầu tư).
- Tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án
(nếu đã thực hiện đầu tư hoặc dự án có nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư).
- Giấy phép xây dựng (nếu công trình phải yêu cầu có giấy phép xây dựng).
- Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án: Phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu (có thể bổ sung sau).
- Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị, phê duyệt hợp đồng nhập khẩu
thiết bị (có thể bổ sung sau); Hợp đồng thuê đơn vị quản lý điều hành dự án (nếu có).

- Các hợp đồng tư vấn (nếu có).
- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình của cấp có
thẩm quyền.
- Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có).
- Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, dự toán
chi phí hoạt động được duyệt )
V. DANH MỤC HỒ SƠ ĐẢM BẢO TIỀN VAY:
1. Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo:
3
- Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được
đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Nội dung cam kết
này phải được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
- Văn bản chấp thuận của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với
khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ)
* Cho vay không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của Chính
phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tổng Giám đốc Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
2. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/hoặc
tài sản bên thứ ba:
Tuỳ từng loại tài sản có các giấy tờ khác nhau, trong đó một số loại giấy tờ chủ
yếu gồm:
- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (nếu có):
+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản.
+ Phương tiện vận tải, tầu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, giấy
phép lưu hành.
+ Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ
tiết kiệm, các giấy tờ trị giá được bằng tiền)
+ Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng đối với kim khí quý, đá quý.
+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản
(nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải)

+ Các quyền bao gồm: (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ,
quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các
căn cứ pháp lý khác; Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác
tài nguyên; Các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có)
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của
pháp luật)
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Giấy cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/ Hợp đồng hoặc
văn bản bảo lãnh của bên thứ 3.
3. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
+ Giấy cam kết thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ
quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được
hoàn thành hoặc hợp đồng thế chấp cầm cố dự phòng.
+ Văn bản của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn
vay (nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ định của Chính phủ).
Lưu ý: Hồ sơ về bảo đảm tiền vay phải là bản gốc (bản chính) do cán bộ quan hệ
khách hàng làm đầu mối giao nhận.
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×