Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

co che truot lo dat pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.64 KB, 10 trang )

Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
A. MỞ BÀI
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều thảm hoạ về thiên nhiên gây ra tác
hại vô cùng to lớn về tài sản, của cải vật chất và cả tính mạng của con người,
thậm chí gây biến cải, phá vỡ tính ổn định và cân bằng từng bộ phận. Cùng
với lũ lụt, triều cường, động đất, sóng thần…thì trong đó trượt lở đất cũng là
một trong những thảm họa về thiên nhiên vô cùng nghiêm trọng.
Tai biến trượt - lở đất đã và đang xảy ra phổ biến với chiều hướng ngày
càng gia tăng và phức tạp , gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế-xã
hội các tỉnh miền núi nói chung và Hòa Vang nói riêng. Trong những năm
gần đây một loạt các đề tài và dự án các cấp về đánh giá và phân vùng nguy
cơ trượt - lở đất đã được triển khai trong cả nước, bước đầu ứng dụng vào
thực tiễn để quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững .
B. NỘI DUNG
1.1 Trượt lở đất và các khái niệm liên quan
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
1
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
1.1.1 Trượt lở đất
Trượt lở đất là một thuật ngữ quen thuộc trên nhiều văn bản quốc tế
dùng để chỉ hầu hết các hiện tượng chuyển động của các khối đất đá, các tảng,
các mảnh vụn bị tách khỏi nền gốc ở trên cao di chuyển xuống phía chân sườn
ở dưới thấp.
1.1.2 Các khái niệm liên quan
a. Đới sinh trượt
Đới sinh trượt là bề mặt đất nằm bên dưới của thể trượt. Sau khi thể
trượt di chuyển khỏi vị trí, đới sinh trượt bị lõm xuống.
b. Gương trượt
Gương trượt là bề mặt chia cắt đới sinh trượt với thể trượt.
c. Thể trượt
Thể trượt là khối đất đá bị dịch chuyển khỏi đới sinh trượt.


1.2. Đặc điểm của trượt lở đất
Quá trình trượt lở đất thể hiện ở một số đặc điểm sau:
- Lực gây trượt lớn hơn lực kháng trượt.
- Trượt lở đất thường kết hợp với các yếu tố khác như động đất, núi lửa,
mưa bão,…và xảy ra một cách đột ngột.
- Các yếu tố đặc trưng trong quá trình trượt lở đất là thể trượt, gương
trượt và đới sinh trượt.
1.3. Các loại trượt lở đất.
1.3.1 Kiểu trượt
- Trong kiểu này vật liệu trượt lở chạy dọc theo bề mặt, phần còn lại trên
bề mặt sau trượt chỉ là một mảnh hoặc một vài mảnh.
- Trong kiểu trượt này có hai loại trượt là loại trượt bò và loại trượt sụt.
+) Loại trượt bò: Phổ biến là hình thức của trượt khối lượng lớn, vật liệu
trượt lở di chuyển chậm xuống vùng đồi thấp trên một độ dốc.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
2
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
Nguyên nhân phát sinh loại trượt nàythường là do thời tiết ẩm ướt, do
động đất hoặc do hoạt động của con người gây ra như việc cắt xẻ làm đường
giao thông hoặc phá rừng.
+) Loại trượt sụt : Là sự di chuyển phức tạp của các vật liệu theo độ dốc, sản
phẩm trông như bậc thang của sườn núi với những gờ riêng biệt.
Nguyên nhân phổ biến là do lượng nước trong đất quá nhiều, những thứ do
lượng mưa lớn đem lại hoặc do hoạt động của con người tác động đến sự
thoát nước của khu vực trượt lở.
1.3.2 Kiểu dòng chảy
- Đặc điểm: Là vật liệu mất đi sự gắn kết và di chuyển xuống dốc giống
như là chất lỏng.
- Trượt lở kiểu dòng chảy có hai loại là: trượt lở từ vật liệu của núi lửa
(Lahars) và loại dòng chảy lũ.

+) Loại trượt lở từ vật liệu của núi lửa : Được gây ra bởi hoạt động của núi
lửa, nơi có số lượng lớn tro mịn hoặc đá vụn được tích tụ trên sườn dốc, nước
mưa hoặc băng tan từ đỉnh núi kết hợp với các vật liệu này tạo thành dòng
chảy bùn gây thiệt hại lớn.
+) Loại dòng chảy lũ : Được hình thành từ các dòng chảy nhỏ riêng biệt với sự
tích tụ của nước và các mảnh vụn bất ngờ chảy xuống do tác động của lượng
mưa lớn.
1.3.3 Các kiểu trượt đổ
- Đặc điểm của các kiểu trượt này là vật liệu bị phá vỡ và đổ gãy xuống
bề mặt bên dưới.
- Trong các kiểu trượt đổ này có hai loại là đá đổ và trượt lật.
+) Loại đá đổ: Có đặc điểm là khối đá gốc trở nên bở rời và sụp đổ xuống
mặt đất bên dưới.
+) Loại trượt lật : Là các khối trượt mới trượt bên trên của các khối trượt đã
kết thúc và di chuyển xuống bên dưới theo độ dốc.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
3
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
1.4 Các yếu tố tác động trượt lở đất.
Hiện tượng trượt lở đất xảy ra khi lực gây trượt lớn hơn lực kháng
trượt. Tương quan này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức hút trọng trường
tác động lên thể trượt, độ dốc mặt trượt, thành phần, cấu trúc, tính chất cơ lý,
hệ số ma sát bên trong của đất đá, độ chứa nước, mức độ phong hóa, độ che
phủ của thực vật trên địa hình sườn tương ứng, các điều kiện kiến tạo phá hủy
hiện đại liên quan, cũng như các tác động nhân sinh trực tiếp đến vùng trượt
lở.
1.4.1 Các yếu tố tự nhiên
a. Yếu tố địa chất
- Địa chất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động
trượt lở đất. Yếu tố địa chất bao gồm các hoạt động kiến tạo tạo nên các khe

nứt, các đứt gãy, các hoạt động của núi lửa, động đất, … làm thay đổi độ dốc
và lực liên kết của các lớp đất đá. Bên cạnh đó cấu tạo đá gốc và lớp vỏ phong
hoá cũng tác động đến trượt lở đất.
b. Yếu tố địa mạo
- Yếu tố địa mạo tác động đến quá trình trượt lở đất bao gồm độ dốc địa
hình, độ cao địa hình và mức độ chia cắt của địa hình. Kết quả thống kê ngoài
thực địa cho thấy số lượng các điểm trượt lở đất đá tỷ lệ thuận với độ cao và
độ dốc địa hình.
+) Sườn dốc <15º: ít xảy ra trượt lở.
+) Sườn dốc từ 15º – 25º: tần suất nhiều hơn.
+) Sườn dốc > 25º: xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ.
- Có trên 60% số điểm trượt lở phân bố ở các khu vực có độ cao địa
hình từ 500 đến 1.000 m và độ dốc sườn lớn hơn 35º.
c. Tính chất cơ – lý, hóa học của đất .
Tính chất cơ – lý, hoá học của đất thể hiện ở các yếu tố về độ gắn kết
của đất. Đất có tính chất tơi xốp, hạt độ thô, dễ biến dạng, dễ thấm, lực liên
kết yếu và dễ bị xói mòn, rữa trôi thường xảy ra trượt lở.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
4
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
d. Yếu tố khí tượng - thủy văn
- Tính chất nhiệt đới nóng, ẩm làm tăng khả năng phong hoá của đất đá ở bề
mặt dốc làm suy giảm độ bền và mối liên kết giữa chúng. Dòng chảy mặt sẽ là
nhân tố làm thay đổi sự ổn định của sườn dốc.
- Lượng mưa lớn sẽ làm tăng lượng nước ngầm, làm suy giảm độ kết dính của
đất, tăng cường khả năng phong hoá của đá gốc, tăng trọng lượng của các
khối đất đá làm tăng khả năng trượt lở đất.
1.4.2. Các yếu tố nhân sinh
- Các hành vi phát triển của con ngưới do thiếu hiểu biết hoặc do lợi ích kinh
tế trước mắt đã thúc đẩy tai biến tiềm năng chuyển thành hiểm họa trượt lở.

- Bùng nổ dân số, gia tăng đô thị hóa, dẫn đến việc mở rộng phạm vi sử dụng
đất đai đến tận các vùng có độ nhạy cảm cao về tai biến trượt lở xói lở các
loại.
- Do nhu cầu mở rộng các điểm dân cư kèm theo nhịp độ phát triển kinh tế
cao của những thập kỉ qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống,
các công trình công nghiệp các loại cũng được đẩy mạnh, mở rộng quy mô,
trải trên nhiều địa bàn có nhiều nguy cơ cao về tai biến trươt và xói lở.
Tóm lại, tai biến trượt lở đất là kết quả của tổng hợp một loạt các yếu
tố địa chất - địa mạo, khí tượng - thuỷ văn và các hoạt động nhân sinh.
1.5 Nguyên nhân trượt lở đất.
- Trượt đất xảy ra khi lực gây trượt của trọng lực vượt quá độ bền của đất đá
nói chung.
- Ta có một sườn dốc bất kì với góc dốc α. Như vậy, trong bất kì sườn dốc
nào cũng có lực cắt tác dụng. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra
trượt. Để biến trượt thành hiện thực, cần phải phá vỡ sự cân bằng của sườn.
Các nguyên nhân làm mất cân bằng tạo trượt là:
• Tăng độ dốc của sườn, của mái dốc.
• Làm biến đổi độ bền của đất đá (trương nở, ẩm ướt, phá hủy kết tự
nhiên).
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
5
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
• Tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động lên đất đá gây xói ngầm và
chảy cát.
• Tăng tải trọng trên sườn dốc, dao động địa chấn và vi địa chấn
1.6 Ảnh hưởng của trượt lở đất.
1.6.1. Hậu quả của trượt lở đất
- Làm mất diện tích đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp đất thổ cư của
cộng đồng.
- Phá hoại các công trình xây dựng đường sá, cầu cống, đê đập, các công

trình thủy lợi liên quan trực tiếp đến vùng trượt, có thể nằm trên hoặc tại chân
các thể trượt xói lở, sập lở.
- Gây ách tắc các dòng chảy nhánh, cấp nhỏ, cục bộ, tắc các công trình kênh,
luồng nhân tạo, gây úng ngập cũng như hạn cục bộ liên quan đến trượt lở.
- Tác hại đến sức khỏe và tính mạng con người
- Tác động làm gia tăng tính nhạy cảm của một số tai biến khác như suy thoái
rừng, gia tăng bóc mòn, rửa trôi, suy thoái đất trồng, gia tăng nhạy cảm của lũ
lụt, lũ quét.
1.7 Trượt lở đất ở Huyện Hòa Vang- TP Đà Nẵng
1.7.1 Khái quát về huyện Hòa Vang
* Diện tích: 737,48 km2, chiếm 58,74% diện tích toàn thành phố.
* Dân số: 155.287 người, chiếm 20,64% dân số toàn thành phố.
* Mật độ dân số: 211 người/km2.
Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố, được
thành lập từ tháng 01/1997, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía đông
giáp quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành
Sơn, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế
và tỉnh Quảng Nam.
Hòa Vang là một huyện nông nghiệp, hàng năm cung cấp các mặt
hàng nông sản cho thành phố. Hòa Vang còn tập trung các dãy rừng phòng
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
6
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
hộ cho thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là rừng Bà Nà - Núi Chúa, đây không
chỉ là rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý mà còn là một khu du lịch nổi
tiếng của thành phố Đà Nẵng.
1.7.2 Cơ chế trượt lở đất ở huyện Hòa Vang
Nhìn chung, Hòa Vang là một huyện miền núi, nguyên nhân trượt lở
đất ở đấy chủ yếu là do lượng nước trong đất quá nhiều, những thứ do lượng
mưa lớn đem lại, do hoạt động của con người tác động đến sự thoát nước của

khu vực trượt lở, tạo nên cơ chế trượt sụt
Loại trượt sụt
Bên cạnh đó, cơ chế trượt lật ở đây cũng xảy ra phổ biến với các khối
trượt mới trượt bên trên của các khối trượt đã kết thúc và di chuyển xuống
bên dưới theo độ dốc.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
7
Vị trí ban đầu
Vật liệu tập trung
sau khi trượt
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
1.8 Những biện pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến trượt lở
+) Trước khi xảy ra trượt lở đất:
- Công bố rộng rãi bản đồ dự báo các đới nhạy cảm mức độ khác nhau về tai
biến trượt lở, những dự báo rủi ro, tác hại đối với các công trình nhà cửa,
đường xá, trung tâm kinh tế nằm trong phạm vi các đới nhạy cảm cao về
trượt lở.
- Quy hoạch sử dụng mặt bằng, đất đai của khu vực, dựa trên các kết quả
nghiên cứu, điều tra đã có, nhằm giúp cộng đồng có thể phòng tránh, phòng
vệ và phòng chống nguy cơ trượt lở.
- Hướng dẫn kĩ thuật phòng vệ, phòng chống nguy cơ trượt lở đối với các
công trình trượt lở xây dựng các loại, đường sá, cầu cống, nằm trong phạm vi
các đới nhạy cảm trượt lở.
- Ở những vùng có tiềm năng trượt đất, khi tiến hành xây dựng các công trình
phải chú ý đến phòng chống trượt đất:
+) Làm đường yêu cầu taluy không quá dốc thành vách, không xây dựng nhà
cửa, công trình trên các sườn nghiêng.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
8
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam

+) Đối với những sườn có tiềm năng trượt ta phải kiểm soát nước bề mặt, hạn
chế tác dụng nước bề mặt bằng cách xây tường chắn và rãnh thoát nước,
không cho nước vào khu vực sườn.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định về kĩ thuật nhằm
phòng vệ, phòng ngừa ,phòng chống trượt lở nêu trên, khi cần phải có xử lý
đối với các vi phạm liên quan.
+) Sau khi xảy ra trượt lở đất:
- Cứu hộ, cứu trợ, tài trợ đối với các nạn nhân của hiểm họa trượt lở
- Cứu trợ y tế, tiến hành bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng các dịch bệnh
diễn ra sau hiểm họa.
- Thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Sửa chữa, khôi phục, tái thiết các công trình xây dựng, các công trình công
cộng, đường xá, cầu cống, các công trình kinh tế, văn hóa – xã hội của khu
vực.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
9
Cơ chế trượt lở đất ở Hòa Vang GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam
C. KẾT LUẬN
Vấn đề trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, lũ lụt, trượt lở đất…ảnh
hưởng một cách khắc nghiệt không chỉ là chuyện riêng của một quốc gia nào
mà nó đang đe dọa trực tiếp đến toàn thế giới. Ảnh hưởng trực tiếp đến an
toàn của con người và cả nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng ta cần có những
biện pháp và cách phòng tránh nhằm làm giảm thiểu bớt những thiệt hại mà
nó gây ra.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 08CDL
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×