Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối phó với bệnh sốt xuất huyết bằng nam dược ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.99 KB, 5 trang )

Đối phó với bệnh sốt xuất huyết bằng nam dược
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã chính thức vào
mùa. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh, đã có
những trường hợp biến chứng gây xuất huyết tiêu
hóa hay tử vong.
Chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, tuy
nhiên để điều trị triệu chứng, các bài
thuốc đông y, món ăn bài thuốc, thuốc
nam… đã được áp dụng trong điều trị và
phòng chống căn bệnh này. Xin giới
thiệu thêm phương pháp điều trị của
Bệnh viện Tuệ Tĩnh đối với sốt xuất huyết độ I, II.
Đó là dùng bài thuốc nam kết hợp châm cứu.
Y học cổ truyền quan niệm sốt xuất huyết Dengue
thuộc ôn bệnh, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây
ra. Khi phát bệnh ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương
minh gây sốt cao, phiền nhiệt, khát nước, mạch hồng
đại, nhiệt chuyển vào dinh huyết gây xuất huyết phát
ban, chất lưỡi đỏ sẫm. Bệnh nặng lên sau 3 – 4 ngày,
nếu không chữa kịp thời thì nhiệt độc lấn sâu vào
trong, làm cho xuất huyết phủ tạng, huyết áp hạ,
mạch nhanh và có thể dẫn tới tử vong.
Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ (Đông y gọi
là thể Ôn tà uất biểu và Tà trở mạc nguyên) tương
đương với SXH độ 1 theo phân loại của Tổ chức Y tế
Thế giới. Biểu hiện phát sốt (ban đầu có thể kèm theo
cảm giác sợ lạnh), đau đầu, đau lưng, đau mình mẩy
và cơ khớp, môi khô miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu
lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, muộn hơn có thể xuất
hiện triệu chứng như mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì,
ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo


kết hoặc lỏng nát, tiểu tiện sẻn đỏ…
Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí và dinh
huyết (Đông y gọi là thể Khí dinh lưỡng phiền) tương
đương với SXH độ 2 theo phân loại của Tổ chức Y tế
Thế giới. Biểu hiện sốt cao và rất cao, môi khô miệng
khát, tâm trạng bồn chồn không yên, có ban xuất
huyết dưới da và niêm mạc.
Phép chữa: lấy thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ
huyết làm chủ.
Bài thuốc gồm các vị sau: Lá tre 60g, rễ cỏ tranh 16g,
lá khế 60g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, cam
thảo 8g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang,
ngày uống 2 lần.
Nếu bệnh nhân có xuất huyết gia trắc bách diệp sao
đen 12g. Sau khi uống thuốc hầu hết các bệnh nhân
giảm sốt nhanh, hết đau đầu, không có xuất huyết,
không khát nước và đặc biệt bệnh nhân không phải
bù dịch. Ngày điều trị trung bình từ 4 đến 7 ngày.
Nếu bệnh nhân có đau đầu nhiều, sốt cao kết hợp với
châm cứu. Các huyệt thường dùng: đại chùy huyết
hải, hợp cốc, phong trì, khúc trì.
Dùng thủ pháp, châm tả huyệt đại chùy, huyệt phong
trì không châm sâu.
Tác dụng của những huyệt trên là thanh dinh lương
huyết, thanh nhiệt giải độc, ích khí sinh tân.
Sau khi châm 1 đến 2 phút bệnh nhân hạ sốt, hết đau
đầu.
Vị trí huyệt:
Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống
lưng 1. Cách châm: châm thẳng 0,5- 1,5 tấc. Không

được châm sâu hơn.
Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và
ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Cách châm: châm thẳng
0,5 đến 1 tấc.
Khúc trì: Ở chỗ lõm tại đầu ngoài nếp khuỷu. Tại
điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch với mỏm
trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay, khi khuỷu tay
hơi co lại. Cách châm: châm thẳng, sâu 0,5- 1 tấc.
Huyết hải: Cách bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía
trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong. Cách xác định
đơn giản: ngồi đối diện bệnh nhân, lòng bàn tay phải
của thầy thuốc đặt lên xương bánh chè bên trái của
bệnh nhân; huyệt sẽ nằm tại chỗ đầu mút ngón tay cái
của thầy thuốc. Cách châm: châm thẳng 1-1,5 tấc.
Phong trì: Ở chỗ lõm giữa cơ ức- đòn chũm và phần
trên cơ thang. Nói cách khác, ở giữa chỗ lõm thẳng
phía dưới ụ chẩm và xương chũm. Cách châm: châm
thẳng, mũi kim hướng về hố mắt phía đối diện, sâu 1-
1,5 tâc, không được châm quá sâu

×