PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
VIỄN THÔNG FPT
Tên đầy đủ của DN: Công ty cổ phần viễn thông FPT
Tên viết tắt của DN: FPT Telecom
Ngày thành lập: 31/01/1997
Loại hình DN: Công ty cổ phần
Trụ sở chính tại Hà Nội:
Tòa nhà FPT, lô 2 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy
Tel: (84-4) 7300 2222 | Fax: (84-4) 7300 8889
Chi nhánh miền Nam tại TP HCM:
Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, F.Tân Thuận Đông, Q7
Tel: (84-4) 7300 2222 | Fax: (84-4) 7300 8889
Chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng:
173 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu
Tel: (84-511) 7300 2222 | Fax: (84-511) 7300 8889
Website:
Ngành nghề kinh doanh của DN: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT là công ty cổ phần
được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101778163
ngày 25 tháng 11 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, sửa đổi lần 11
của Giấy đăng ký kinh doanh số 0103008784 ngày 28 tháng 7 năm 2005.
Hoạt động chính: Cung cấp các dịch vụ ADSL, cho thuê đường truyền, tên miền và lưu trữ
dữ liệu, quảng cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến khác.
Một số hoạt động kinh doanh chính mà DN đang triển khai:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng.
- Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet.
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động.
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động.
1
- Đại lý, cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động.
- Đại lý cung cấp các dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng Internet, điện thoại
di động.
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet (chỉ được hoạt động
sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Xuất nhập khẩu thiết bị mạng viễn thông và Internet.
- Dịch vụ viễn thông cố định nội hạt: dịch vụ điện thoại, fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ
truyền dẫn tín hiệu truyền hình, dịch vụ thuê kênh, dịch vụ telex, dịch vụ điện báo.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ truy cập
dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử,
dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức, dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng.
- Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước.
- Dịch vụ viễn thông cố định quốc tế.
- Dịch vụ phát hành phim ảnh, giải trí, giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet.
Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của DN:
Tầm nhìn chiến lược:
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng
tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh
quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một
cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Sứ mạng kinh doanh: Chiến lược “Vì công dân điện tử”
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện
tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công
nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược
phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là
cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con
người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và
sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ
2
là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh
một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong
cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân
điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn
tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DN năm 2010:
Chỉ tiêu Số liệu năm 2010
Tổng doanh thu (VNĐ) 2.522.935.845.088
Doanh thu thuần (VNĐ) 2.513.112.160.658
Lợi nhuận trước thuế (VNĐ) 601.363.587.051
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 516.945.919.989
Tổng tài sản (VNĐ) 2.122.945.734.545
Tổng nguồn vốn (VNĐ) 2.122.945.734.545
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 24.35%
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ (ROE) 43.24%
1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của DN
Việt Nam mới chỉ kết nối vào mạng Internet toàn cầu trong khoảng 14 năm nhưng Việt Nam
đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số
3
các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam có gần 27 triệu người sử dụng
Internet, chiếm 31% dân số, với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ.
Theo số người sử dụng Internet
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân)
4
Sự phát triển vượt bậc của Internet tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều dễ
nhận thấy. Sự phát triển đó không chỉ thể hiện ở những con số về tốc độ tăng trưởng,
loại hình dịch vụ, số lượng truy cập mà còn thể hiện qua việc người dân có thể truy
cập Internet ở mọi lúc, mọi nơi.
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
Đồng hành với sự phát triển của Internet, ngành viễn thông của Việt Nam trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ Internet cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc: tổng số thuê bao băng thông rộng
đạt 3.643.742 thuê bao trong năm 2010 và chắc chắn sẽ không ngừng tăng trưởng trong
tương lai.
5
Tình hình phát triển Internet tháng 12/ 2010.
Statistics on Internet development upto 12/2010
- Số người sử dụng :
Users
26784035
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet :
Users per capita
31.11 %
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt
Nam :
129877 Mbps
- Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 245857 Mbps
(trong đó băng thông kết nối qua trạm trung
chuyển VNIX:
78000 Mbps)
- Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung
chuyển VNIX :
70113334 Gbytes
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 180870
- Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 5566
- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : 12605440 địa chỉ
- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64
đã cấp :
46360918016 /64 địa chỉ
- Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) : 3643742
1.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Với sự phát triển chóng mặt của Internet, ngành viễn thông Việt Nam về lĩnh vực cung
cấp dịch vụ mạng Internet đang trong giai đoạn phát triển. Cùng với sự phát triển về kinh tế,
những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống được nâng cao làm cho
nhu cầu của người dân về các dịch vụ Internet băng thông rộng, dịch vụ trực tuyến, … ngày
càng cao. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng không ngừng tăng cao qua các năm gần
đây về tỷ lệ sử dụng Internet, số lượng các thuê bao Internet, …
1.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
1.3.1. Nhân tố kinh tế
Sau cơn khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu
hiệu phục hồi, cụ thể năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá thực tế đạt 1,98
triệu tỷ đồng. CPI năm 2010 từ mức một con số lên hai con số: 11,75%. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.
Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến những tác động của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng giảm dần, bội chi ngân sách tăng, nợ
nước ngoài chưa đạt mức báo động nhưng cao hơn nhiều so với những năm trước, nhập siêu
có xu hướng tăng. Lạm phát ở mức hai con số và có tăng liên tục trong một vài năm gần đây.
Lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng chỉ số
giá tiêu dùng năm 2010 lên tới 11,75%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng
trưởng của ngành viễn thông. Tốc độ tăng trưởng của ngành về một số lĩnh vực như
Internet, mạng điện thoại cố định và di động có xu hướng giảm tốc độ. Số người dùng
Internet 2009 tăng 17,57% so với năm 2009 trong khi trung bình từ năm 2003 tới 2006, số
người dùng Internet tăng 57,99% một năm.
Nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, chính phủ đã
đưa ra các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để thắt chặt làm giảm tăng trưởng tín dụng
còn 20% gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành viễn thông nói chung và công ty FPT
Telecom nói riêng.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần đây đã càng
kích thích Viễn thông phát triển. Toàn cầu hóa và hội nhập giúp kết nối thế giới với Việt
Nam và quảng bá Việt Nam ra bạn bè khắp năm châu. Chính vì vậy, viễn thông cũng là một
6
công cụ trong sự kết nối đó, không những là công cụ thông thường mà là công cụ rất hiệu
quả. Tuy vậy, các doanh nghiệp Viễn thông cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Riêng đối với FPT Telecom, đây vừa là những thuận lợi cho hoạt
động của doanh nghiệp nhưng cũng là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp
phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công nghệ mới, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ
khách hàng ngày càn tốt hơn.
1.3.2. Nhân tố văn hóa xã hội .
Xã hội Việt Nam đã có sự thay đổi rất nhiều từ khi đất nước đổi mới. Từ cách sống
tới cách chi tiêu đều thay đổi. Lối sống công nghiệp xâm nhập nhanh vào người dân vì vậy
vấn đề nhanh và hiệu quản luôn được đặt ra hàng đầu. Mọi người trở nên sống vội vã hơn,
tiết kiệm thời gian hơn vì vậy với hệ thống viễn thông phát triển đã đáp ứng được điều này.
Thông tin được truyền đi nhanh hơn, hiệu quả và chuẩn xác hơn. Bên cạnh đó, một kho
thông tin khổng lồ trên Internet được khai khai thác ngày càng tốt hơn, phục vụ tốt hơn
công việc và giải trí của con người.
Dân trí và mức sống tăng là một điều kiện để viễn thông phát triển. Năm 2010, WB
đã tuyên bố Việt Nam chính thức thoát nghèo, với thu nhập trung bình tính tới 2010 đạt
mức 1.160USD. Mức sống tăng làm cho người tiêu dùng sẵn sảng trả tiền để được cung cấp
các dịch vụ viễn thông phực vụ trao đổi thông tin và công việc. Đông thời dân trí tăng làm
cho người tiêu dùng hiểu về tầm quan trọng của CNTT-Viễn Thông, đây là một công cụ
giúp nâng cao dân trí, cũng là một kênh kinh doanh hiệu quả như thương mại điện tử hoặc
là một công cụ giải trí hữu ích. Từ đó mà viễn thông càng có có hội phát triển mạnh.
Tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế tuy giảm nhưng khá cao
so với nhiều nước trong khu vưc. Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank),
Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Vì vậy, đòi hỏi một cơ sở hạ tầng
phù hợp. Đây cũng là cơ hội để Viễn thông nhanh chóng mở rộng thị trường không chỉ ở
các thành phố có tốc độ đô thị hóa cao như TP. Hà Nội, TP. HCM, mà còn tiến sang các
tỉnh, thành khác trên cả nước.
7
1.3. 3. Nhân tố chính trị, luật pháp
Trong gần một thập kỷ qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông 2002 tới nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có
những bước chuyển biến hết sức mạnh mẽ.
Thị trường dịch vụ chuyển mạnh từ môi trường độc quyền Nhà nước, độc quyền
doanh nghiệp sang cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tính tới cuối
năm 2010, Việt Nam đã có 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và gần 100
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Môi trường luật pháp được hình thành một cách bài bản và đạt hiệu quả tốt, khung
pháp lý điều chỉnh thị trường viễn thông được dần hoàn thiện thông qua việc ban hành các
quy định pháp luật chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định pháp
luật chuyên ngành, bao gồm Luật Viễn thông 2009, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày
06/4/2011 hướng dẫn Luật Viễn thông, các Quyết định, Thông tư điều chỉnh hoạt động
nghiệp vụ viễn thông như các quyết định về giá cước, kết nối, quản lý tài nguyên viễn
thông.
Cục Viễn thông được hình thành trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và nhân sự của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và
truyền thông với mục tiêu tăng cường năng lực thực thi quản lý nhà nước về viễn thông
theo nguyên tắc “Nhanh chóng, Nghiêm minh, Công bằng, Linh hoạt”. Với việc Cục Viễn
thông chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2011, song song với hệ thống chính sách
viễn thông đã và đang được hoàn thiện thì hoạt động thực thi viễn thông sẽ được thực hiện
hiệu quả hơn, giúp thị trường phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bền vững, mang
lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, góp phần cải
cách nền hành chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.3.4. Nhân tố công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ
thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản
xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các
doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch
vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy
8
vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu
doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Nhân tố công nghệ là một yếu tố có thể coi là quyết định với viễn thông. Điểm lại một
vài thành tựu về công nghệ Viễn thông Việt Nam 10 năm qua kể từ năm 2010. Năm 2008,
Việt Nam phóng vệ tinh Vinasat-1, đây là vệ tinh đầu tiên cho phép phủ sóng toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam, ngoài ra Vinasat-1 còn phủ sóng ở Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán
đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanma. Một
bước ngoặt cũng không kém phần quan trọng nữa của ngành Viễn thông Việt đó là sự kiện
dịch vụ ADSL đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 2003 mang tên MegaVNN do
Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VNPT cung cấp.
Tuy nhiên, vào năm 2006, FPT Telecom trở thành người đi tiên phong trong việc cung
cấp dịch vụ FTTH ( Internet cáp quang). Đây chính là bước khởi đầu cho sự phát triển của
mạng lưới kết nối băng thông rộng và dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên công nghệ băng
thông rộng như IPTV, Video Conferencing và Video on Demand. Các chuyên gia nhận
định sự cạnh tranh trên thị trường của các nhà mạng hiện nay sẽ là một lực đẩy giúp dịch vụ
băng thông rộng cố định tiến thêm một bước và dần thay thế dịch vụ truy cập Internet
ADSL trong tương lai gần, giống như trong quá khứ ADSL đã loại bỏ phương thức truy cập
Internet Dial-up.
Đây chỉ là một số những thành tựu đáng nhớ trong 10 năm phát triển CNTT-Viễn
thông ở Việt Nam. Từ một nước dịch vụ di động là một thứ hàng hóa xa xỉ trở thành thông
dụng, từ một nước có băng thông hẹp sang băng thông rộng ADSL với đường truyền tốc độ
cao và nhiều hơn thế nữa. Điều này chứng tỏ viễn thông Việt Nam đã và đang có những
bước phát triển nhảy vọt, tiến mạnh vào thị trường viễn thông thế giới.
Tóm lại, nhân tố công nghệ và nhân tố kinh tế có tác động mạnh nhất đến hoạt động
của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay và trong dài hạn.
1.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
1.4.1 Tồn tại rào cản gia nhập ngành- Đe dọa từ các gia nhập mới
+ Các rào cản gia nhập ngành :
9
Rào cản công nghệ: Thực tế cho thấy, để có thể cung cấp dịch vụ mạng Internet đòi
hỏi doanh nghiệp phải sở hữu một nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ko phải doanh
nghiệp mới nào cũng có thể ứng dụng một cách thành công ngay từ đầu. Hơn thế nữa, áp
lực cạnh tranh từ các nhà mạng lớn thuộc sở hữu nhà nước, có cơ sở hạt tầng mạnh, có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ viễn thông như: VNPT, Viettel là
rất lớn.
Rào cản về vốn : để tham dự vào ngành cung cấp dịch vụ Internet đòi hỏi phải có số
lượng vốn lớn. Hiện nay, do đây là thị trường rất hấp dẫn, có rất nhiều đối thủ muốn gia
nhập ngành, nhưng vấn đề là phải có vốn lớn, các tập đoàn lớn đã chiếm một vị trí khá rộng
rãi trong ngành, họ đã có số lượng vốn rất dồi dào.
+ Đe dọa từ các gia nhập mới:
Từ năm 2005, SCTV là công ty đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng triển khai
thành công công nghệ truy cập Internet qua mạng truyền hình cáp với thương hiệu
SCTVnet. Đây là dịch vụ phát triển dựa trên công nghệ truyền tải dữ liệu trên mạng cáp
DOCSIS theo tiêu chuẩn Châu Âu, vừa có khả năng truyền hàng trăm kênh truyền hình
đồng thời có thể truyền Internet tốc độ cao với tốc độ tải về tối đa là 50Mbps theo tiêu
chuẩn của thế giới.
Khác với hình thức truy cập Internet thông thường, dịch vụ Internet bằng công nghệ
DOCSIS của SCTV có những ưu điểm vượt trội sau:
• Vừa xem truyền hình cáp vừa truy cập Internet cùng trên một sợi cáp.
• Luôn sẵn sàng: Không tín hiệu bận, không thời gian chờ.
• Tốc độ cao, 50Mbps cho đường tải dữ liệu xuống và 10Mbps cho đường đưa dữ
liệu lên mạng.
• Băng thông cực lớn và rất ổn định nhờ đường truyền với mạng lưới kết hợp cáp
quang và cáp đồng trục.
• Đảm bảo phục vụ tốt cho các ứng dụng đòi hỏi truy cập Internet tốc độ cao và các
dịch vụ tương tác dữ liệu như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem video theo yêu cầu, gọi
điện thoại qua mạng internet, nghe nhạc, hội nghị truyền hình…
• Giá cước thấp và tính cước chính xác do sử dụng giao thức IPD.
10
Với việc kết hợp giữa mạng truyền hình cáp và mạng Internet đã tạo ra một xu
hướng phát triển mới cho lĩnh vực viễn thông này. Đây thực sự là một đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn lớn nhất của các nhà mạng nói chung và FPT Telecom nói riêng.
Mức độ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành là 5 điểm.
1.4.2 Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng
Hiện tại ở Việt Nam các công ty thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình
những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà
cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh
với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ
thống, công ty sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng
quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
FPT hiện nay đã hợp tác với nhiều công ty như:
• Về công nghệ mạng: Cisco Systems, 3COM, F5, Huawei,
• Nhóm thiết bị viễn thông: Alcatel Lucent, Huawei, Nokia Siemen …
Vậy mức độ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành là: 7 điểm.
1.4.3 Quyền lực thương lượng từ phía người mua
Khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của mình một cách
có lợi và hợp lý nhất đối với họ. Họ có thể quyết định sử dụng gói mạng nào cũng như
chuyển đổi sang bất kỳ nhà mạng dịch vụ mạng Internet nào nếu như họ cảm thấy hài lòng.
Do vậy quyền lực từ phía người mua là không hề nhỏ.
Công ty viễn thông FPT thiên về mạng ADSL băng thông rộng vì vậy mà tốc độ
đường truyền của FPT luôn là sự thích thú của nhiều người, song có một điều là giá thành
của FPT hơi cao theo đánh giá của nhiều người, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh
tế, nhưng nếu làm một phép so sánh với các mạng khác nếu với tốc độ đường truyền của
FPT thì cũng tương đương nhau thậm chí FPT còn rẻ hơn nữa. Ban đầu do tâm lý ưa
chuộng các mạng viễn thông có chi phí rẻ nên ít ai chọn FPT, thế nhưng sau một thời gian
sử dụng qua nhiều mạng thì khách hàng lại chọn FPT và là những khách hàng lâu dài của
FPT vì lí do chất lượng, giá thành thì chỉ cần bỏ thêm mấy chục ngàn VND. Và thực tế là
khách hàng của FPT có nhu cầu sử dụng ADSL băng thông rộng ngày càng tăng và lâu dài.
Vậy mức độ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành là: 8 điểm.
11
1.4.4 Cạnh tranh giữa các DN trong ngành
Trong lĩnh vực viễn thông FPT là một trong 4 nhà cung cấp đường truyền Internet đầu
tiên tại Việt Nam, hiện chiếm 30% thị phần với gần 500.000 thuê bao ADSL; là nhà cung
cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực: Internet băng thông rộng, Internet cáp quang, dịch
vụ truyền hình trực tuyến. Tuy nhiên, trong lĩnh vực viễn thông FPT phần nào cũng chịu áp
lực từ phía khách hàng do gặp phải sự canh tranh từ các đối thủ nặng ký như VNPT,
Viettel… Thực tế cho thấy sự cạnh tranh giữa các nhà mạng diễn ra hết sức gay gắt trong
việc giành giật khách hàng. Cùng với sự gia tăng của cạnh tranh trên thị trường, với sự xuất
hiện của các nhà mạng mới, giá cước ngày càng giảm và các mạng vẫn không ngừng đầu tư
cho chất lượng để tăng sức cạnh tranh.
Mức độ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành là: 7 điểm.
1.4.5 Đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với
các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố
khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa
của sản phẩm thay thế.
Hiện nay FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ
ADSL, cho thuê đường truyền, tên miền và lưu trữ dữ liệu, quảng cáo trực tuyến, trò chơi
trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến khác. Do vậy các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế
sản phẩm, dịch vụ của FPT Telecom như: Dcom 3G- giải pháp thay thế cho ADSL, USB
3G thay thế cho đường truyền ADSL, các dịch vụ giải trí lành mạnh đang dần thay thế
các trò chơi trực tuyến, …
Mức độ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành là: 6 điểm.
Ngoài ra, cũng cần xét đến quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác như:
công đoàn, chính phủ, các tổ chức tín dụng, dân chúng,… với mức độ ảnh hưởng đến
cường độ cạnh tranh trong ngành là 4 điểm
12
Kết luận: Qua quá trình phân tích đánh giá và mô hình lục giác cạnh tranh ( diện tích
tương đối rộng) ở trên chúng ta có thể thấy được: Ngành cung cấp dịch vụ mạng Internet
là một ngành có cường độ cạnh tranh mạnh và rất hấp dẫn.
1.5 Thiết lập mô thức EFAS
1.5.1 Cơ hội
a) Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng toàn cầu hóa
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp viễn thông trong nước đặc biệt là
FPT Telecom sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh mới, cơ hội đầu tư trang bị thiết bị công nghệ
mới, hiện đại, tiết kiệm được vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế.Ngoài ra, Hội nhập WTO còn
thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua
việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và
cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên thế
giới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho FPT Telecom
tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập
trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng chăm sóc khách hàng.
13
Tuy nhiên, với lộ trình mở cửa thị trường lĩnh vực viễn thông trong cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam, cho tới thời điểm này, FPT Telecom vẫn chưa thực sự phải đối mặt
với cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài.
b) Xu hướng sử dụng dịch vụ Internet ngày càng tăng
Theo báo cáo Điều tra tổng kết điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại,
Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010, Việt Nam đang có gần 15,5 triệu thuê bao điện
thoại cố định; 99,7% số xã được điều tra có điện thoại di động; số thuê bao Internet băng
rộng đạt gần 3,3 triệu thuê bao và 87,2% số xã được điều tra có thuê bao Internet băng
thông rộng; 94,9% số xã được điều tra có điểm truy nhập viễn thông công cộng.
Theo kết quả điều tra, có khá nhiều tỉnh đạt 100% về truyền dẫn cáp quang, cáp đồng,
tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng đến cấp xã. Thống kê cũng cho thấy trung bình cả nước có
12,6% hộ gia đình có máy tính cá nhân, 8,2% hộ có nối mạng Internet. Riêng số thuê bao
Internet cả nước tính đến cuối tháng 9.2011 ước tính đạt 4,1 triệu thuê bao. So với 8 tháng
đầu năm thì số thuê bao Internet băng rộng trong vòng một tháng tăng trưởng không đáng
kể. Nhưng so với cùng kỳ năm trước thuê bao Internet 9 tháng tăng 18% nhiều hơn 1% so
với 8 tháng đầu năm.
Số người sử dụng internet tại thời điểm cuối tháng 9/2011 đạt 31,7 triệu người, tăng
23% so với cùng thời điểm năm trước.
Cùng với xu hướng đó FPT Telecom có thêm nhiều cơ hội tăng số lượng thuê bao
Internet của mình, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
c) Lợi thế cạnh tranh đến từ thương hiệu
Hiện tại Việt Nam có 13 nhà mạng nhưng phần lớn thị phần đều nằm trong tay của 3
nhà cung cấp là VNPT, Viettel và FPT Telecom. Tuy chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng
mạnh như 2 đối thủ trên nhưng FPT đang dần chứng tỏ mình là nhà cung cấp hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến, gồm: Internet băng thông rộng,
Internet cáp quang, dịch vụ truyền hình trực tuyến, điện thoại cố định cộng với lợi thế về
thương hiệu FPT, khả năng thu hút khách hàng mới cho mảng dịch vụ này khá lớn.
Đến nay, FPT Telecom có hạ tầng tại 29 tỉnh, thành phố sau:
- Miền Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, An
Giang, Lâm Đồng, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận.
14
- Miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Nghệ An, Buôn Mê Thuột (Đăk
Lăk), Thừa Thiên - Huế.
- Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh,
Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
d) Công nghệ ngày càng phát triển
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ viễn thông, FPT Telecom đã đem lại
những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu truy cập Internet cao nhất của
khách hàng tại Việt Nam
Tháng 8/2006, FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình
dịch vụ FTTH là công nghệ truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang mới nhất trên thế
giới. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu truyền thông và viễn thông của mọi đối tượng sử
dụng, FPT Telecom đem đến cho khách hàng giải pháp truy cập Internet bằng cáp quang -
FTTH với nhiều tiện ích vượt trội như: Tốc độ truy nhập Internet cao, lên đến 65
Gigabit/giây; chất lượng tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chiều dài cáp;
nâng cấp băng thông dễ dàng; đáp ứng hiệu quả cho các ứng dụng Công nghệ thông tin hiện
đại.
Ngày 25/8/2011, đại diện PCCW Global, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu
Hồng Kông và FPT Telecom đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương về việc kết nối
mạng Ethernet của hai bên nhằm mở rộng hệ thống mạng lưới quốc tế, cũng như đa dạng
hóa thêm dịch vụ viễn thông.
Hay hồi tháng 5/2011 vừa qua, tập đoàn FPT và Microsoft đã cùng nhau đánh dấu mốc
về thỏa thuận sẽ cùng hợp tác, nghiên cứu về các cơ hội của điện toán đám mây tại Việt
Nam và triển khai các mô hình thương mại thử nghiệm. Người dùng công nghệ điện toán
đám mây sẽ không phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng bao gồm, mua máy chủ, mua hệ điều
hành, thuê chuyên gia về cài đặt, bảo mật, bảo trì. Thay vào đó người dùng chỉ cần một
trình duyệt và có kết nối Internet. Mặt khác, với mô hình thuê bao người dùng chỉ phải trả
cho những gì mình thực sự sử dụng, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Đảm bảo độ an toàn và
tính bảo mật. Như vậy, qua công nghệ điện toán đám mây FPT Telecom có thể phát triển
thị phần của mình.
15
e) Chính sách của Chính phủ
1. Phát huy mọi nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và hiện đại hoá bưu chính,
viễn thông, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Ưu tiên đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông đối với nông thôn, vùng sâu vùng xa,
biên giới, hải đảo; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu
chính, viễn thông công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của Nhà
nước.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu
chính, viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý
với đầy đủ các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý.
4. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
bưu chính, viễn thông.
5. Tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghiệp bưu chính,
viễn thông.
6. Mở rộng hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy với những chính sách của chính phủ đã góp phần tạo điều kiện đẩy mạnh, phát
triển dịch vụ viễn thông. Từ đó, các dịch vụ của FPT Telecom có cơ hội phát triển hơn.
1.5.2 Đe dọa
a) Đối thủ cạnh tranh mạnh
Đã vài năm nay, thị trường ADSL gần như là cuộc chơi tay 3 của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt nam - VNPT, Viettel và FPT Telecom. Theo con số thống kê hết năm 2008,
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam - VNPT có khoảng 1,7 triệu thuê bao ADSL, FPT
Telecom có khoảng hơn 330.000 thuê bao còn Viettel có khoảng 400.000 thuê bao. Trong
năm 2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam - VNPT đã bứt phá mạnh mẽ và tuyên
bố đang năm trong tay hơn 2,5 triệu thuê bao ADSL, Viettel nắm trong tay 530.000 thuê bao
và FPT Telecom khẳng định đang có 440.000 thuê bao ADSL. Như vậy, FPT Telecom và
16
Viettel có mức độ tăng trưởng thuê bao không nhiều. Với con số này, thị phần dịch vụ
ADSL đứng đầu vẫn là VNPT, sau đó đến Viettel và thứ 3 là FPT Telecom.
Như vậy, so với đối thủ cạnh tranh thị phần dịch vụ ADSL của FPT Telecom còn thấp.
Ngoài ra, các dịch vụ khác của FPT Telecom cũng đang chịu ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh
tranh mạnh này
b) Nhận thức và ý chí chính trị của lãnh đạo
Công nghệ thông tin thường chỉ được nhấn mạnh trong những văn bản chính sách hay
pháp lý có liên quan trực tiếp đến ngành CNTT chứ ít được đề cập thỏa đáng trong các tài
liệu chính sách hay chiến lược phát triển của các ngành công nghiệp khác như du lịch, hàng
hải, hàng không, y tế, nông nghiệp, và nhiều ngành khác. Mức độ áp dụng CNTT trong
quản lý nhà nước cũng như trong nhiều ngành kinh tế, dịch vụ xã hội ở các cấp còn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Mức độ ứng dụng CNTT trong nhân dân còn chưa cao, Thủ tướng Chính phủ chưa trực
tiếp lãnh đạo Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, và nhiều bộ trưởng chưa tham
gia Ban này cũng khiến cho việc đưa sự phát triển CNTT như một động lực thúc đẩy sự
17
phát triển toàn diện của đất nước gặp nhiều khó khăn. Ở các bộ/ngành và các cấp lãnh đạo,
quản lý thấp hơn cũng chưa có sự thống nhất ý chí chính trị cao dành cho sự phát triển
CNTT, coi đó như động lực phát triển kinh tế-xã hội toàn diện.
Như vậy, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển CNTT nói chung, sự phát triển của
FPT Telecom nói riêng với tư cách là động lực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển toàn
diện đất nước chính là nhận thức và ý chí chính trị của lãnh đạo các ngành, các cấp. Một
Nghị quyết Trung ương về phát triển CNTT sẽ tạo bước đột phá lớn cho sự thống nhất ý chí
chính trị ở các ngành, các cấp cho mục tiêu chung của đất nước.
c) Vốn đầu tư và con người
Tương tự như bất kỳ ngành dịch vụ hay sản xuất công nghiệp nào khác, FPT Telecom
sẽ phải đối đầu với việc huy động vốn từ các thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài một khi chỉ duy trì các công cụ huy động vốn thông qua vay trực tiếp hay đầu tư trực
tiếp từ các quan hệ truyền thống. Về bản chất các nguồn vốn của các đối tác nước ngoài
thông qua hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh với FPT Telecom cũng chỉ là việc huy
động từ các thị trường vốn nước ngoài, tuy nhiên điểm khác biệt là các đối tác gánh chịu rủi
ro trực tiếp với nhà đầu tư hữu danh hoặc vô danh và cũng chính vì vậy các đối tác sẽ cố
gắng hạn chế mức độ giải ngân lớn và gia tăng mức độ quay vòng vốn đầu tư, tận thu thông
qua các công trình đầu tư. Khi xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ mới, chắc chắn các đối
tác sẽ yêu cầu gia tăng mức can thiệp vào các quá trình ra quyết định nếu không họ sẽ tận
dụng các lợi thế về hiểu biết thị trường mà tìm cách chuyển đổi sang các hình thức có lợi
hơn cho họ. Do vậy trong một giai đoạn nhất định việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cho
việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới của FPT Telecom sẽ gặp những khó khăn và sẽ gây
ảnh hưởng không nhỏ tới các kế hoạch đã được dự trù. Bên cạnh việc cạnh tranh về thu hút
nguồn vốn, FPT Telecom sẽ phải chạy đua trong cuộc cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực
có kinh nghiệm, đã qua đào tạo, bởi lẽ với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và các kênh phân
phối dịch vụ không một nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện nào không nghĩ đến việc giảm
chi phí đào tạo thông qua thu hút nhân lực của đối thủ cạnh tranh.
d) Trình độ dân trí thấp
Tổng cục Thống kê vừa cho biết: Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93
triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu
18
vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước;
dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%.
Như vậy tỷ lệ dân số khu vực nông thôn còn khá lớn, khu vực thành thị còn thấp. Mà
các dịch vụ viễn thông của FPT Telecom phổ biến ở khu vực thành thị, khu vực nông thôn
còn hạn chế. Mặt khác,nước ta là một nước đông dân nhưng trình độ dân trí còn thấp. Trong
khi yêu cầu của ngành đòi hỏi phải có trình độ cao. Đó là một trong những mối đe dọa của
FPT Telecom.
e) Sản phẩm mới ra đời
WiGig: Chuẩn kết nối Internet không dây tốc độ cao
WiGig (wireless gigabit) vừa được công bố, hứa hẹn sẽ mang đến một chuẩn kết nối
Internet không dây mới có tốc độ tăng gấp 10 lần chuẩn wifi. Với tiêu chuẩn công nghệ
không dây mới mẻ này, người dùng ắt hẳn sẽ chờ đợi thời điểm mà chuẩn kết nối không
dây thật sự tạo ra một cuộc cách mạng bùng nổ. WiGig là chuẩn công nghệ không dây mới,
các thiết bị kết nối với nhau một cách liền mạch với hiệu suất cao.
WiGig hứa hẹn sẽ giúp cắt giảm các số lượng dây kết nối trong một hệ thống mạng, tạo
không gian làm việc thông thoáng và đơn giản hơn. WiGig sẽ là kết nối mở đường cho việc
giới thiệu các sản phẩm không dây với hiệu suất làm việc cao như: máy tính, điện thoại di
động, TV, đầu đọc blu-ray, máy ảnh kỹ thuật số và nhiều hơn nữa.
WiMAX: Truyền dẫn không dây khoảng cách lớn
WiMAX (viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access) là tiêu chuẩn
IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn.
WiMAX là kỹ thuật viễn thông cung cấp việc truyền dẫn không dây ở khoảng cách lớn
bằng nhiều cách khác nhau, từ kiểu kết nối điểm - điểm cho tới kiểu truy nhập tế bào. Dựa
trên các tiêu chuẩn IEEE 802.16, còn được gọi là WirelessMAN. WiMAX cho phép người
dùng có thể duyệt Internet trên máy laptop mà không cần kết nối vật lý bằng cổng Ethernet
tới router hoặc switch.
3G: Cuộc chiến giữa USB và ĐTDĐ
3G là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Third generation technology” (công nghệ thế hệ
thứ 3). Vì vậy, ngoài những dịch vụ giống thế hệ 2G, thì trên nền tảng truyền tải dữ liệu tốc
độ cao, chuẩn 3G cho phép truyền không dây dữ liệu thoại và phi thoại (gửi thư điện tử,
19
hình ảnh, video ); thêm vào đó, nhà cung cấp còn có thể phát triển ứng dụng cho các dịch
vụ khác như: thương mại điện tử, ngân hàng, giải trí, truy nhập internet di động, tải dữ liệu
từ các mạng xã hội…, với độ xác thực, tin cậy cao.
Công nghệ 3G đã được đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển
trên thế giới. Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất lại là Mobile Internet (truy cập internet
di động), Live TV (xem truyền hình trực tiếp trên điện thoại di động), VOD/MOD (xem
phim/nghe nhạc theo yêu cầu. Vì thế, sự xuất hiện của USB 3G với giá cả phải chăng đã
cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ internet của FPT Telecom trong cuộc đua truy cập
internet. Với đặc điểm nhỏ gọn, vùng phủ sóng rộng USB 3G thực sự là đối thủ cạnh tranh
đáng gờm so với các thiết bị và phương thức truy cập internet của FPT Telecom.
Mô thức EFAS
Cơ
hội
Nhân tố
Độ
quan
trọng
Xếp
loại
Điểm
quan
trọng
Giải thích
1. Việt nam gia nhập
WTO và xu hướng toàn
cầu hóa
0.1 4 0.4
2. Xu hướng sử dụng dịch
vụ Internet ngày càng
tăng
0.15 4 0.45
3. Công nghệ phát triển 0.05 3 0.15
4. Chính sách của Chính
phủ
0.05 2 0.1
5. Lợi thế cạnh tranh đến
từ thương hiệu
0.1 3 0.3
Đe
doạ
1. Đối thủ cạnh tranh
mạnh
0.15 2 0.3
2. Nhận thức và ý chí
chính trị của lãnh đạo
0.1 3 0.3
3. Vốn đầu tư và con
người
0.05 2 0.1
20
4. Trình độ dân trí thấp 0.1 2 0.2
5. Sản phẩm mới ra đời 0.15 3 0.45
Tổng 1 2.75
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
2.1Sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom đã và đang không
ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng
một đường truyền Internet. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các đối tác viễn
thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp đi quốc tế… là những hướng đi FPT
Telecom đang triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ của mình ra khỏi biên giới Việt Nam,
tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông hàng đầu.
* Lĩnh vực hoạt động:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
- Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.
* Sản phẩm – Dịch vụ:
Internet băng thông rộng
+ ADSL – Dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao
Khi sử dụng dịch vụ ADSL của FPT Telecom, khách hàng sẽ được trải nghiệm một dịch
vụ: Tốc độ vượt trội, kết nối liên tục, quản lý cước rõ ràng, hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
+ Dịch vụ Internet cáp quang – FTTH (Fiber To The Home)
+ Dịch vụ Internet tốc độ siêu cao bằng kết nối VDSL
+ Dịch vụ Triple Play
Kênh thuê riêng – Data (Internet Leased Line)
21
Ngày nay, với sự hội nhập và giao lưu mạnh mẽ của các nền kinh tế, các hoạt động
giao dịch giữa các tổ chức doanh nghiệp gần như được tận dụng tối đa qua mạng internet kết
nối phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. Nắm bắt xu thế đó, Công ty Viễn thông FPT đã
triển khai tới khách hàng dịch vụ thuê kênh riêng internet, một kênh truyền dẫn thông tin
hữu ích và đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi cao cho một kênh trao đổi độc lập và
chuyên nghiệp nhất.
Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ đường truyền Internet có cổng kết nối quốc tế riêng
biệt dành cho các văn phòng, công ty có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Khác với kết
nối Internet thông thường, đường truyền kênh thuê riêng có thể cung cấp mọi tốc độ từ
256Kbps đến hàng chục Gbps với cam kết tốt nhất về độ ổn định và tốc độ kết nối.
Dịch vụ kênh thuê riêng internet giúp triển khai hiệu quả các ứng dụng trên nền internet
như: Website, Email server, VPN, Voice, Video conferencing
Đặc tính dịch vụ kênh thuê riêng: Tối đa hóa tốc độ kết nối, là kênh kết nối đối xứng,
kênh thuê riêng có tốc độ tải xuống và tải lên ngang bằng nhau tại mọi thời điểm, truyền dẫn
theo thời gian thực, không bị trễ, kết nối cổng quốc tế, tiết kiệm chi phí.
Dịch vụ thuê riêng bao gồm:
+ Lease Line Internet
+ Viễn thông trong nước
+ Viễn thông quốc tế
+ VoIP Doanh nghiệp
+ Dịch vụ máy chủ
+ Dịch vụ Domain - Hosting
Nội dung số
Là một nhà cung cấp dịch vụ Internet, FPT Telecom đã và đang tiếp tục không ngừng
đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng
một đường truyền Internet.
+ Truyền hình Tương tác OneTV
Dịch vụ “ OneTV – Muốn gì xem nấy” là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu được truyền
trên cáp ADSL của FPT Telecom.
22
Ngoài tính năng truyền hình thông thường, dịch vụ OneTV hấp dẫn, tiện dụng với “tất
cả trong một” như: Nhiều kênh trong và ngoài nước; có sự thay đổi thường xuyên về số
kênh phát sóng. Truyền hình xem lại cho phép chiếu lại các kênh đã phát trong vòng 48 giờ
của 10 kênh; Kho phim truyện khổng lồ, phong phú, nhiều thể loại được cập nhật hàng
tuần; Các chương trình thiếu nhi, ca nhạc sôi động cùng những sự kiện tổng hợp bằng các
video clip sống động, chân thực, một kho nhạc khổng lồ dành cho mọi đối tượng cùng
những tin tức nóng hổi được cập nhật hàng giờ…
Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ OneTV của FPT Telecom, khách hàng có cơ hội được
theo dõi các trận bóng Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật và các giải La Liga, Seri A,
Champions League… khi công ty chính thức tiếp sóng 2 kênh K+1 và K+ Nhịp sống của
VSTV, đơn vị sở hữu các kênh K+.
+ Nghe nhạc trực tuyến www.nhacso.net
+ Kênh giao tiếp Vitalk
Quảng cáo trực tuyến
Tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến từ năm 2000 với sản phẩm chính là báo
điện tử VnExpress.net, FPT Online hiện là đơn vị quảng cáo trực tuyến số 1 tại Việt Nam,
chiếm khoảng gần 50% thị trường quảng cáo trực tuyến.
Công ty độc quyền khai thác quảng cáo trực tuyến trên:
+ Trang tin tức chính thống: .
+ Trang tin giải trí: .
+ Trang game trực tuyến: .
+ Trang công nghệ: .
+ Trang âm nhạc trực tuyến:
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn, thiết kế và kỹ thuật chuyên nghiệp, với lợi thế về nền
tảng công nghệ của tập đoàn CNTT số một Việt Nam – FPT, FPT Online cam kết mang lại
giải pháp quảng cáo tối ưu cho khách hàng. Các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trực tuyến
của FPT Online bao gồm:
1. Logo, banner truyền thống,
23
2. Rich media: Flash game, quảng cáo 3D, TVC, expanding, tương tác….
3. Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Advertising)
4. Intext
5. Các hình thức tin thương mại
6. Thiết kế online
7. Quảng cáo trên điện thoại di động (thông qua hệ thống ViTalk)
8. Dự án hợp tác
Báo điện tử
+ Vnexpress.net
+ ngoisao.net
+ Sohoa.net
+ Gamethu.net
Trò chơi trực tuyến
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) thuộc FPT Telecom, được
thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Với sứ mệnh trở thành công ty cung cấp dịch vụ nội dung số hàng đầu Việt Nam, đồng
hành cùng công dân điện tử, FPT Online đã và đang xây dựng các dịch vụ “cổng thông tin”
các ứng dụng trên điện thoại di động, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội, cổng thanh toán và
thương mại điện tử.
Ngoài ra, trò chơi trực tuyến đang là một trong những sản phẩm được rất nhiều game
thủ tại Việt Nam và các nước trên thế giới yêu thích như Thần võ, Tây Du Ký, Bá Chủ Thế
Giới, Thiên Long Bát Bộ, MU Việt Nam…
2.2Thị trường của doanh nghiệp
Trong năm qua, chiến lược mở rộng vùng phủ đã được công ty đẩy mạnh triển khai. Tại
thị trường trong nước, hết giai đoạn 2011, FPT Telecom đã củng cố và phát triển ổn định trên
36 tỉnh, thành phố. FPT Telecom tiếp tục tiến hành xây dựng đường trục Bắc – Nam, dự
kiến, sẽ được đưa vào khai thác vào quý II/2012. Bên cạnh đó, công ty cũng xây mới các
tuyến cáp trục liên tỉnh, với tổng số gần 1 triệu km phục vụ cho 36 chi nhánh trên toàn quốc.
Ngoài việc phát triển về chiều rộng, FPT Telecom cũng chú trọng phát triển theo chiều
sâu tại những nơi công ty đã hiện diện, bằng việc mở rộng địa bàn cung cấp dịch vụ ra các
24
vùng lân cận thủ phủ tỉnh, thành phố; triển khai các chiến dịch phát triển hạ tầng, bán hàng
tại các khu đô thị, chung cư, tòa nhà…
Tiếp tục chiến lược này, trong giai đoạn 2012, công ty sẽ “phủ sóng” tại 10-15 tỉnh
thành mới ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Khu vực miền bắc : có 18 văn phòng giao dịch ở 13 tỉnh, thành
Khu vực miền Trung : có 8 văn phòng giao dịch ở 8 tỉnh, thành
Khu vực miền Nam : có 19 văn phòng giao dịch ở 15 tỉnh, thành
Bên cạnh thị trường nội địa, FPT Telecom cũng chú trọng mở rộng địa bàn cung cấp
dịch vụ tại Cambodia. Đồng thời tích cực tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tiếp cận đối
tác là các công ty viễn thông lớn, để lập hợp tác song phương. FPT Telecom hiện đang có
hàng chục đối tác quốc tế: PCCW, T-System, NTT, Singtel, Korea Telecom, China Telecom,
…
2.3Đánh giá nguồn lực của DN trên chuỗi giá trị
Các nguồn lực theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật chất,
tài chính của công ty. Các nguồn lực có thể chia thành hai loại là nguồn lực hữu hình và
nguồn lực vô hình
Đánh giá nguồn lực của Tập đoàn FPT Telecom :
Nguồn lực hữu hình :
+ Các nguồn lực tài chính : bao gồm khả năng vay nợ, khả năng tự tài trợ
+ Các nguồn lực tổ chức : Cấu trúc quan hệ báo cáo chính thức, hệ thống
hoạch định, kiểm soát phối hợp chính thức
+ Các nguồn lực vật chất : Tính phức tạp và phân bố các nhà xưởng máy móc thiết bị, các
chi nhánh văn phòng, tiếp cận các nguồn nguyên liệu
+ Các nguồn kỹ thuật : dự trữ về kỹ thuật như bản quyền, bí mật kinh doanh
Nguồn lực vô hình :
+ Nhân sự : kiến thức , tin cậy, có khả năng quản trị, thói quen tổ chức
+ Các nguồn sáng kiến : các ý tưởng, khả năng khoa học, khả năng cải tiến
+ Các nguồn danh tiếng : danh tiếng với khách hàng, chất lượng độ tin cậy của sản phẩm,
danh tiếng với nhà cung cấp về tính hữu hiệu, hiệu quả các tương tác và mối quan hệ
cùng có lợi
25