Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH MICE docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 37 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Nhóm thực hiện : Nguyễn Ngọc Lịnh
Nguyễn Thị Bích Hiền
Trần Thị Trang Nhã
Đoàn Thanh Phương
Phạm Thị Trang
Nguyễn Thị Thanh Vân
Lớp : Việt Nam học – K31
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH MICE Ở
VIỆT NAM

Giáo viên bộ môn : Th.s Phạm Trần Trúc Viên
Quy Nhơn, tháng 11 năm 2011
TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM
Du lịch là ngành kinh tế mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia, là ngành
kinh tế mũi nhọn kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Đối với Việt Nam, du
lịch cũng đang cất tiếng nói góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước
nhà. Trong những năm gần đây du lịch thực sự đang trên đà cất cánh, những tiềm
năng du lịch đã được đánh thức, đã được lần lượt khai thác và đưa vào phát triển để
phục vụ hoạt động du lịch. Bên cạnh việc phát triển theo chiều sâu những loại hình
đã được khai thác từ lâu còn phát triển thêm những loại hình du lịch mới.
Đa dạng hóa kinh doanh du lịch là một biện pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng,
thế mạnh của điểm du lịch. Do đó, việc phát triển, khai thác du lịch MICE được
xem là một hướng đi có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam trong tương lai.
Do thấy được rõ bản chất, thực trạng hoạt động của du lịch MICE trong thời
gian qua cũng như cơ hội của nó đối với du lịch Việt Nam hiện nay, thấy được
thách thức mà du lịch MICE đặt ra với ngành du lịch Việt Nam nói chung nên
Nhóm 1 đã tìm hiểu và đề xuất ra một số biện pháp, chính sách nhằm khai thác và


phát triển một cách hiệu quả loại hình du lịch này trong tương lai.
Chính vì vậy nên MICE sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với du lịch Việt
Nam.
Vậy, MICE là gì ?
MICE được biết đến tại Việt Nam như thế nào ?
Tại sao thế giới lại quan tâm đến MICE ?
MICE giúp ích gì cho ngành du lich Việt Nam ?
MICE có những đặc điểm gì nổi bật ?
Và để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu về "MICE".
I. TÌM HIỂU DU LỊCH MICE :

1. Du lịch MICE là gì ?

MICE là thuật ngữ viết tắt của những chữ
sau:
M: Meetings (các cuộc hội họp); bao gồm hình thức association meeting và
hình
t
h
ức
corporate
me
eti
ng.
I: Incentives (du lịch khích lệ, khen thưởng); bao gồm hình thức incentive
me
eti
ng
và hình thức incentive
t

r
a
v
el
.
C: Conventions/Congresses/Conferences (hội thảo, hội nghị); bao gồm
hình
t
h
ức
convention organized by members tour và hình thức bid to host a
convention
t
our.
E: Events/Exhibitions (sự kiện, triển lãm); trong
đó :
- Exhibitions bao gồm hình thức trade show và hình thức consumer
show.
2
- Events bao gồm hình thức corporate event và hình thức special
event.
Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour,
Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình
du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh
bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên
môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm
quyền.
MICE là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của
loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. MICE
không phải là sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn và theo nhận thức

khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du
lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và cơ sở hạ
tầng nhất định.
Là loại hình du lịch vẫn còn khá mới ở Việt Nam, tuy nhiên nguồn lợi thu được
từ
.
MICE là rất lớn, và nếu chúng ta khai thác một cách có hiệu quả loại hình du lịch
này thì chắc chắn rằng trong tương lai nó sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho ngành
dịch vụ - du lịch và thương mại .
2. Các hoạt động kinh doanh của MICE :
 Meeting tour :
Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức
nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin mới
về 1 loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề đang tồn tại
Hoạt động Meeting này bao gồm 2 loại:
- Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các
nhóm người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp. Nguồn khách của
Association Meeting thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà
cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm Quy mô của loại hình này thường nhỏ
(khoảng 50 người đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên,
trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 1
năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau.
- Corporate Meeting: chia làm 2 loại:
• Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng một tổ
chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen
thưởng trong nội bộ công ty.
3
• External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác
nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những
phát minh mới.

Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn
Association Meeting.
 Incentive tour :
Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thành viên
hoặc các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc
một tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa
các cá nhân với nhau và với công ty.
Theo cách hiểu ban đầu thì tour du lịch này chỉ dành cho nhân viên của hãng
nhưng ngày nay thì đã mở rộng hơn, ngoài những người làm việc trực tiếp cho hãng
còn có thể có những nhân viên thuộc các công ty con, đại lý hay các công ty có liên
quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của hãng… Đó có thể là giám đốc các chi
nhánh hay trưởng phòng kinh doanh Do đó, kích thước tập khách của Incentive
tour cũng vì thế được mở rộng hơn.
Các tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích,
thưởng cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công
ty. Chính đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông
thường 1 tour du lịch lớn trung bình, số lượng khách thường chỉ dao động từ 100 –
150 khách, kéo dài từ 4 – 5 ngày hoặc từ 8 – 9 ngày với những hoạt động mang tính
tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Tất nhiên có
những đoàn incentive, số lượng khách có thể lên tới hơn 200 hay thậm chí chỉ 30 –
50 khách, nhưng lượng đoàn như thế này thường không nhiều.
Nội dung của Incentive tour được tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo
yêu cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho những
đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhưng không
phải thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có
ít nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive như các chuyến đi du lịch của học
sinh, sinh viên, theo đơn vị lớp, khoa, trường, các đợt tập huấn, dã ngoại của cán bộ
các đoàn thể, tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ Những chuyến
du lịch này cũng nhằm mục đích khuyến khích những người tham gia phát huy
được năng lực của mình và cũng thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh

thần đoàn kết của các thành viên.
 Convention tour :
4
Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa những
chuyên gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau. Số lượng tham
gia khoảng từ 300 – 1500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn
bị không dưới 2 năm. Thông thường hoạt động này được tổ chức trước thềm các sự
kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại:
- Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức bởi các thành viên
luân phiên), là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần ABC.
- Bid to host a convention (Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xin đăng
cai tổ chức), hội nghị này do một nước tổ chức, các thành viên gửi đại diện
tham dự, đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía tư
nhân, thời gian chuẩn bị khá dài.
Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địa
điểm cố định với lượng người tham dự đông.
 Exhibition/ Event tour :
Exhibition tour : là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá
rộng rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại:
- Trade show: là một cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt cho giới lãnh đạo
kinh doanh.
- Comsumer show: là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng
sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đó.
Event tour : là hoạt động tổ chức các chương trình có qui mô, tầm cỡ không
cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau
nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá
trị nào đó thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch. Các
hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch là những ví dụ tiêu
biểu của loại hình này.

3. Điều kiện ra đời và phát triển du lịch MICE :
Để hấp dẫn và phát triển loại hình du lịch MICE, mỗi điểm đến (một thành
phố, một vùng, một quốc gia ) phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cao
trên nhiều phương diện như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật cũng như nguồn nhân lực.
5
Trước hết, việc kinh doanh loại hình du lịch này đòi hỏi phải có một môi
trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, năng động, độc lập và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE còn phải đảm bảo đầy
đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng. Đó là sự thuận tiện, an toàn của giao
thông vận tải, nhất là các sân bay tầm cỡ quốc gia, quốc tế; là sự hiện đại, nhanh
nhạy, phong phú của hệ thống bưu chính viễn thông – thông tin liên lạc, đặc biệt là
các phương tiện truyền thông, truyền hình trực tiếp, liên tục, đa năng và là sự lớn
mạnh, linh hoạt, uy tín của hệ thống tài chính ngân hàng.
Quan trọng hơn, loại hình du lịch MICE luôn đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi, quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và thường
xuyên được nâng cấp, trong đó chủ yếu là các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao.
Cụ thể, không gian tổ chức các hội nghị, hội thảo, meeting phải là các hội trường,
phòng họp rộng lớn, được đảm bảo các điều kiện an ninh, được cách âm và được
trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như âm thanh, ánh sáng, máy vi tính nối mạng
internet, projector, fax, điện thoại, các thiết bị truyền hình trực tiếp Ngoài ra, các
cơ sở tổ chức MICE tour còn phải có khả năng cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vận chuyển cũng như vui chơi, giải trí chất lượng hoàn hảo cùng các chương
trình tham quan phong phú, hấp dẫn và ấn tượng.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định trực tiếp và cơ bản nhất đến khả năng khai thác
và phát triển loại hình du lịch MICE phải kể đến yếu tố con người, bao gồm từ khâu
tổ chức đến khâu phục vụ. Những người tổ chức phải luôn là những người có nhiều
kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp, sáng tạo và phải có khả năng tổ chức các hoạt động
MICE trong khu vực cũng như tại mỗi cơ sở tổ chức riêng biệt.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng là phải có những chính sách, chiến

lược xúc tiến, quảng bá để tạo dựng được hình ảnh về một điểm đến thực sự thành
công của du lịch MICE đối với các tập khách tiềm năng và mục tiêu.
4. Đặc trưng của du lịch MICE :
Du lịch MICE là loại hình du lịch có sự kết hợp với một hoặc nhiều hoạt động
hội nghị, hội thảo, gặp gỡ, khen thưởng, triển lãm, sự kiện nổi bật ở một vùng, một
quốc gia nhất định. Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE có những
đặc trưng riêng của mình.
Đối tượng khách du lịch MICE thường giữ những cương vị, địa vị quan trọng
trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước,
các quan chức cấp cao của chính phủ, bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chính trị
gia, các nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thương gia và thường
6
gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Không những thế, khách
du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông, được đài thọ kinh phí bởi
một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu
cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao.
Do thời gian lưu trú ngắn, chương trình hoạt động bận rộn, chặt chẽ nên việc
tổ chức các hoạt động du lịch MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, khoa học và
sáng tạo. Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo,
meeting, triển lãm luôn là nội dung chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất và
thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Bên cạnh
đó, các chương trình này còn bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thư
giãn, ăn, nghỉ, thưởng thức văn nghệ từ đó thỏa mãn các nhu cầu phong phú, đa
dạng của các đối tượng khách.
Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là du lịch MICE thường không có mùa vụ
rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch
MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong
hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch MICE sẽ khắc phục được nhược điểm to lớn của du lịch là

tính mùa vụ. Du lịch MICE có thể tổ chức không trúng vào thời vụ chính của du
lịch.
5. Đặc điểm của du lịch MICE :
 Mục đích của khách du du lịch MICE không chỉ đơn thuần là du lịch :
Không giống với các loại hình du lịch khác như: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan,
thám hiểm, khám phá, thể thao, học hỏi hay giải trí
Du lịch MICE là du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm.
Vì vậy, khách du lịch MICE không chỉ đơn thuần là đi du lịch, mà mục đích chính
của họ là kinh doanh, hội họp, khen thưởng, tham dự các cuộc triển lãm, tổ chức
các sự kiện, các hoạt động về Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Thể thao,…
Song, không phải vì thế mà họ bỏ qua cơ hội giải trí hay tham quan du lịch tại
những quốc gia, những vùng mà họ tham dự hội họp.
 MICE là một loại hình du lich cao cấp :
• Du lịch cao cấp:
Thực ra, du lịch cao cấp cũng tương tự các loại hình du lịch khác, nó bao gồm
các hoạt động: du lịch sinh thái, thám hiểm, học hỏi, nghỉ dưỡng, thể thao tuy
7
nhiên, khách du lịch cao cấp đòi hỏi một sự cung ứng cao hơn, tốt hơn về tiện nghi
lưu trú, ăn uống hay đi 1ại và tất nhiên khách du lịch cao cấp phải trả chi phí cao
hơn cho những nhu cầu của họ so với khách du lịch thông thường.
Họ sẵn sàng chi nhiều tiền để mua được những sản phẩm du lịch làm thoả
mãn nhu cầu cao cấp của họ, như lưu trú tại khách sạn 4 - 5 sao hay resort, ăn uống
tại những nhà hàng sang trọng, yêu cầu về các tiện ích hay cung cách phục vụ đều
phải hoàn hảo.
Các đối tượng sử dụng loại hình du lịch này không phân biệt chức vụ hay địa
vị xã hội, mà chỉ đơn giản là những khách có nhu cầu và có nhiều tiền, và mục
đích của họ chỉ đơn thuần là du lịch, giải trí, nghỉ ngơi hay thư giãn
• Du lịch MICE :
MICE cũng là một loại hình du lịch cao cấp, tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản giữa
chúng chính là mục đích du lich, các đối tượng tham gia và qui mô tổ chức.

MICE đòi hỏi những sản phẩm du lịch của mình không chỉ là cao cấp mà còn phải
thật hoàn hảo trong công tác tổ chức. Các phòng hội họp, hội nghị hay khen thưởng,
triển lãm là điều kiện vật chất cần phải có cho mục đích của du lịch MICE.
 Khách du lịch MICE là khách cao cấp :
Vì MICE là một loại hình du lịch cao cấp, nên du khách MICE cũng là khách hàng
sang hay khách VIP.
Họ có thể là những Nhà Ngoại giao, Nhà Chính trị, Quan chức cấp cao trong nước và
quốc tế, các doanh nhân của những tập đoàn nước ngoài, đa quốc gia, các công ty liên
doanh, các doanh nghiệp trong nước hay cán bộ viên chức Nhà nước, các kĩ sư, bác sĩ
Khách tham dự du lịch MICE thường là khách đoàn, và những hội nghị với lượng
khách lớn là đối tượng của du lịch MICE .
 Khách du lịch MICE trả chi phí rất cao cho Nhà Cung Cấp cho những lần hội
họp của mình :
Do tính chất của du lịch MICE là du lịch cao cấp, khách MICE lại 1à khách
hạng sang, tập trung số lượng lớn và chi tiêu khá mạnh tay. Nên nguồn doanh thu to
lớn có được từ du lịch MICE là điều dễ hiểu.
Theo tính toán của các Công ty du lịch, loại hình du lịch MICE mang lại giá trị
doanh thu cao gấp 6 lần loại hình du lịch thông thường. Các đoàn khách MICE
thường từ vài trăm đến hàng nghìn khách với mức chi tiêu cao.
Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu được từ du lịch
MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các
lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD – chiếm hơn 10% GDP thế
8
giới. Điều này cho thấy rằng, khi du lịch MICE phát triển thì nó kéo theo sự phát
triển của các lĩnh vực kinh tế khác.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Hội thảo – Sự kiện và Du lịch (CITE)
thuộc Bến Thành Tourist thì trong những năm gần đây, mức chi phí mỗi khách
MICE đến Việt Nam là từ 1.200 - 1.800 USD ngày/người. Đặc biệt có những đoàn
khách chi đến 2.000 USD ngày/người.
Từ những số liệu thống kê trên cho chúng ta thấy rằng, du lịch MICE thật sự là

một nguồn lợi vô giá đối với sự phát triển của ngành du lịch cũng như kinh tế của
các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
 Khách du lịch MICE yêu cầu phải có một sự tổ chức hoàn hảo từ yếu tố nơi
lưu trú, ăn uống phải tiện nghi, sang trọng, đến các trang thiết bị hiện đại dành
cho hội họp, yếu tố con người, cung cách phục vụ hay những điểm tham
quan, giải trí đặc sắc
Để có một sản phẩm du lịch như mong muốn, các đơn vị tổ chức hay các nhà
cung cấp cần phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo, kĩ càng và nhất là đối với du lịch
MICE thì mọi thứ đều phải thật hoàn hảo khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc.
Du lịch MICE cần rất nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng; chất lượng dịch vụ;
nguồn nhân lực; địa điểm tham quan va chương trình vui chơi – giải trí đặc sắc.
Đây là bốn yếu tố cơ bản cấu thành du lịch MICE.
• Với MICE, đặc thù về cơ sở hạ tầng là vấn đề quan tâm hàng đầu:
Vì mục đích chính của du lịch MICE là khen thưởng, hội họp, hội nghị và triển
lãm, nên điều kiện về các phòng họp sang trọng, hiện đại và đầy đủ mọi tiện nghi
phục vụ cho hội họp là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu .
• Chất lượng dịch vụ:
Với du lịch MICE, chất lượng dịch vụ là điều kiện không thể thiếu, nhưng nó
phải thật sự khác biệt và chỉ dành riêng cho du khách MICE.
Từ khâu phục vụ phòng ốc, cho đến khâu ăn uống, hay các tiện ích khác dành cho
khách như: phục vụ điểm tâm sáng trên giường, trong phòng riêng, dịch vụ giặt ủi,
dọn phòng, đến việc chuẩn bị phòng hội họp, phục vụ thức ăn nhẹ, nước uống
cho các buổi hội nghị phải thể hiện được đẳng cấp chuyên nghiệp của các nhà cung
cấp dịch vụ cho MICE.
Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh, ngon, trang trí đẹp mắt, thể
hiện được nét văn hóa ẩm thực của người Việt, hay các món ăn nước ngoài phải
hợp khẩu vị của khách.
9
• Nguồn nhân lực:
Yếu tố con người hay nguồn nhân lực cũng là vấn đề cần phải quan tâm, nó cũng

góp phần quyết định sự thành công của du lịch hội nghị.
• Địa điểm tham quan và chương trình vui chơi, giải trí đặc sắc:
Trước hay sau những buổi hội họp, triển lãm không một đoàn khách MICE
nào lại bỏ qua cơ hội đi du lịch, tham quan hay tìm hiểu những địa điểm vui chơi giải
trí hấp dẫn để tận hưởng những thời gian rảnh rỗi quý giá của họ.
Và từ những nhu cầu này, mà các địa điểm tham quan hay các chương trình du lịch
vui chơi – giải trí đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành chương trình du lịch
MICE .
 Chương trình giải trí cho khách MICE :
Thiết kế chương trình du lịch cho khách MICE không tuân thủ nguyên tắc nào, mà
phải đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác. Đây là phương châm hàng đầu của các nhà
phục vụ du lịch MICE .
Khách du lịch MICE thường là những vị khách khó tính, nên việc đáp ứng và
làm thỏa mãn mọi yêu cầu của họ là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Tiếp đến, các nhà tổ
chức và cung cấp dịch vụ cho MICE nên sáng tạo, phát triển những chương trình tham
quan du lich đặc sắc, cao cấp, mới mẻ, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho MICE.
Trong du lịch MICE, không thể không đề cập trò chơi xây dựng tinh thần tập
thể (team-building). Team-building là kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng
tinh thần tập thể dạng mở, du khách tự quyết định các điểm đến theo
thứ tự
của riêng
nhóm mình và hoàn tất từng chặng một cách tốt nhất. Đây là trò chơi được rất nhiều
đoàn khách MICE quốc tế và trong nước yêu thích.
 Những quốc gia, những vùng có an ninh chính trị ổn định, có tài nguyên
thiên nhiên,… là điểm đến ưa thích của khách MICE:
Tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công
ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và các tập đoàn đa quốc gia.
Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc
gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự.
Và những điểm đến có tình hình chính trị ổn định, có tài nguyên thiên nhiên sẽ

là những điểm đến ưa thích của du khách MICE .
10
 Tóm lại, khách du lịch MICE muốn kết hợp hội họp ở các thành phố lớn, nghỉ
ngơi ở những vùng biển sạch đẹp, an toàn và có thể tham quan các di tích lịch sử,
văn hóa, những danh thắng đẹp và nổi tiếng trên thế giới đặc biệt phải đảm bảo
được những điều kiện về cơ sở vật chất. Đây là những vấn đề mà du khách MICE
quan tâm trong việc lựa chọn địa điểm đến của mình.
6. Du lịch MICE trên thế giới và Đông Nam Á :
 Thế giới :
MICE là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển vì giá trị
của dịch vụ này lớn hơn nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm.
Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới; đứng ở vị trí thứ hai là Đức; Tây
Ban
Nha đứng ở vị trí thứ ba; đứng ở vị trí thứ tư là Pháp; Anh đứng ở vị trí thứ
năm
trong
bảng xếp hạng các quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng các
cuộc hội
họp/hội
nghị/hội thảo quốc tế năm
2008.

Phòng họp MICE trên thế giới
Vienna chia sẻ vị trí đứng đầu với Paris; Barcelona đứng ở vị trí thứ ba sau
khi
qua mặt Singapore và Berlin; Singapore rớt từ vị trí thứ ba xuống vị trí thứ
tư;
Berlin
rớt liền ba hạng từ vị trí đồng hạng hai xuống vị trí thứ năm trong bảng
xếp hạng

các
thành phố đứng đầu thế giới về số lượng các cuộc hội họp/hội
nghị/hội thảo quốc
tế.
Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch MICE đem lại hiệu quả đáng kể,
nhờ lượng khách đông và tập trung. Khách MICE là khách hạng sang, giàu có,
mức chi cho tiêu dùng cao, sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú dài
ngày. Ngoài lợi ích cho ngành Du lịch, MICE còn tác động tích cực đến các ngành
kinh tế khác, bởi MICE là sản phẩm tổng hợp từ du lịch riêng lẻ kết hợp các
11
chương trình du lịch MICE, với sự có mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như chính
khách, nghệ sĩ, doanh nhân.
Lọai hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế
giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm,
tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Hiện nay, du lịch MICE mang lại nguồn
thu rất lớn cho ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì:
- Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người.
- Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là
3 tỉ USD.
- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế)
đạt 280 tỉ USD.
Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước châu Âu và châu
Mỹ có những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo. Các
quốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị: Mỹ, Anh, Đức, Nhật
Du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước châu Á. Điển hình nhất
phải kể đến Trung tâm Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), một trong những nơi
hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với 4,5 triệu lượt
khách/năm. Trung tâm Hội nghị Impact (Thái Lan) thu hút khoảng 3 triệu khách
MICE/năm. Nước này hiện nay là điểm đến lớn thứ 18 của thế giới đối với khách

MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được tổ chức mỗi năm. Thái Lan đang có
những kế hoạch táo bạo trong việc thu hút các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm về
nước này với ngày càng nhiều về văn phòng marketing được khai trương trên thế
giới. Hiện nay, nước này có 5 trung tâm hội nghị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế và 2
trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.
 Đông Nam Á :
Đông Nam Á cũng đang phát triển du lịch MICE và nổi bật là Singapore – Thị
trường du lịch MICE lớn nhất Đông Nam Á.
Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức
hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút
đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút
khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng
của khu vực.
12
Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến
hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec Singapore,
Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch
Sentosa…
Singapore là điểm đến ưa thích của các đòan khách MICE.
Là trung tâm tài chính, kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng như của Châu Á
và thế giới, Singapore là nơi đặt trụ sở của hơn 7 nghìn công ty đa quốc gia trên thế
giới. Chính phủ Singapore đang bỏ ra hàng tỉ đôla Sing để xây dựng thêm những
trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày
càng nhiều những đoàn khách MICE tới đảo quốc này.
Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lượt khách vào năm 2015,
đem về nguồn thu khoảng 30 tỉ đô la Singapore. Tổng cục du lịch Singapore (STB)
dự kiến sẽ tăng doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên
khoảng 10 tỉ đô la Singapore vào năm 2015.
Theo con số thống kê của STB, năm 2007, Singapore đã đón khoảng 10,3

triệu khách, tăng khoảng 5,4% so với năm 2006. Khách làm ăn kinh doanh và
khách MICE chiếm khoảng 28% tổng lượng khách đến Singapore, và đem lại gần
35% doanh thu của toàn ngành du lịch (khoảng chừng 4 tỉ đô la Singapore).
II. DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM :
1. Thực trạng du lịch MICE ở Việt Nam trong những năm qua:
Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn mới đối với khách du lịch MICE. Sự
“bùng nổ” của lượng du khách MICE đến Việt Nam trong thời gian qua là một tín
hiệu vui với ngành Du lịch Việt Nam.
13
MICE được các công ty trong ngành du lịch Việt Nam khai thác từ nhiều năm
nay. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Việt Nam airlines) và Saigontourism
cùng các khách sạn 5 sao ở Việt nam như: New World, Sofitel, Seraton, Legend,
Equaterial đã thành lập nên “Vietnam – Meetings – Incentives club”. Câu lạc bộ đã
tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan,
IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ.
Câu lạc bộ còn quan tâm khuếch trương hình ảnh của Việt Nam trên các tạp
chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI (Hong Kong), MICE NET (Úc), tổ
chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo
chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện quốc tế tại Singapore, Hong
Kong, Đức, Úc. Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các họat động giới thiệu Việt
Nam tại Singapore (tháng 03/2005) và Sydney (tháng 09/ 2005). Đồng thời Việt
Nam đã nhận được hợp đồng phục vụ khách du lịch MICE trong 2 năm (2005 –
2006) đến từ Úc, Singapore, Đức.
Các khách sạn có doanh thu từ thị phần du khách du lịch MICE năm 2005 tăng
10% so với năm 2004 và công suất phòng đạt trên 80%.
Giữa cuối tháng 8/2007 là đoàn khách của Tập đoàn Schorders Investment
Management Limited, tập đoàn chuyên về quản lý tài sản có trụ sở tại Anh Quốc đã
chọn Việt Nam là điểm đến cho trên 180 cán bộ và nhân viên của tập đoàn tại
Singapore lưu trú ở Việt Nam 4 ngày. Công ty TransViet là đơn vị tổ chức sự kiện
cho đoàn khách này.

Cũng trong thời gian này một đoàn khách MICE lớn với hơn 820 đại biểu của
những nước thuộc khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Philippines,
Singapore và các khách mời đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật… đã đến tham dự Hội
nghị Tai - Mũi - Họng và Phẫu thuật Đầu - Cổ ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại
TP.HCM từ ngày 19 - 24/8/2007. Thành công của hội nghị không chỉ góp phần
nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế mà còn là động
lực quan trọng đối với Saigontourist trong việc đẩy mạnh phát triển mảng du lịch
MICE chuyên nghiệp.
14
Hội nghị Tai - Mũi - Họng và Phẫu thuật Đầu - Cổ ASEAN lần thứ 12
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày
7/12/2006 đã thổi bùng làn sóng đi lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư vào
Việt Nam.Tại các công ty du lịch thì hợp đồng đưa đoàn ra, đoàn vào du lịch Việt
Nam bay về tới tấp. Sự kiện gia nhập WTO đã thúc đẩy dòng khách đi lại, học hỏi
thị trường ngày càng nhiều.
Đặc biệt hơn là Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị các đại biểu cấp cao
APEC. Đây chính là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong hoạt động
du lịch MICE ở Việt Nam. Trong thời gian diễn ra hội nghị, tất cả các khách sạn từ
3 đến 5 sao ở Hà Nội được huy động đón khách, 125 khách sạn với 4296 phòng đã
được chính phủ lựa chọn và 110 khách sạn cùng các cơ sở lưu trú khác đã được giới
thiệu cho đoàn khách. Tổng cộng có khoảng gần 8000 phòng khách sạn và cơ sở
lưu trú. Hội nghị APEC là cơ hội quảng bá tốt nhất cho việc giới thiệu hình ảnh đất
nước cùng những sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay. Ngay sau sự kiện tổ
chức thành công hội nghị APEC thì hoạt động du lịch MICE đã có 1 bước tiến đáng
kể: Công ty du lịch Fiditourist nhận được các hợp đồng tổ chức du lịch cho các
khách hàng Pepsico, Dược phẩm Fournier, Dai-ichi, HSBC, Shell, BTA, Syngenta,
Hawaco, Diethelm, Toyota, Petronas, Mobiphone với số lượng lên tới gần 15.000
khách. Công ty du lịch Saigontourist cũng có các đoàn khách lớn như 1.600 khách
của Công ty Epic Designer Việt Nam, 1.000 nhân viên Công ty Prudential, 500
khách của Công ty nhựa Rạng Đông

Khách sạn Rex cũng “kéo” được các hội nghị, hội thảo có qui mô quốc tế. Hội
nghị các luật sư châu Á - Thái Bình Dương với hơn 100 luật sư.
Các hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương với sự
tham gia của 21 Chủ tịch và các nhà lãnh đạo của các quốc gia và các nhóm kinh tế
15
vào cuối năm 2006 tại Hà Nội, Olympic Toán học quốc tế 48 (IMO) (7/2007), cuộc
thi Hoa hậu Trái đất tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (10/2007), Triển lãm và Hội
chợ Quốc tế nhiều ngành như Công nghiệp, Nông nghiệp, Văn hóa, Du lịch, Lễ hội
âm nhạc,… Đặc biệt là Festival Huế chào đón nồng nhiệt hai năm một lần vào năm
2002, 2004, 2006, 2008 Rõ ràng, rất khó để liệt kê tất cả các sự kiện quốc tế được
tổ chức tại Việt Nam trong những năm qua.
Từ ngày 27 đến 30/9/2011 Hội nghị Chất lượng châu Á, tổ chức tại TP.HCM
cũng thu hút nhiều khách du lịch MICE.
Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về ghép tế bào gốc. Tham dự hội thảo có
trên 80 chuyên gia quốc tế và trên 200 đại biểu trong nước. Hội thảo diễn ra trong 3
ngày, từ 10 - 12/11 tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương (Hà Nội).
Theo đại diện của nhiều hãng lữ hành, mùa du lịch MICE năm nay đến sớm
với lượng khách tăng mạnh. Đơn cử như Công ty Fiditour liên tiếp nhận được
những hợp đồng MICE giá trị cao ngay trong tháng 6. Dự kiến, lượng khách MICE
trong mùa hè năm nay tại Fiditour sẽ đạt khoảng 60.000 lượt (tăng 32% so với cùng
kỳ năm 2010). Tương tự, tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist trong 6 tháng
đầu năm 2011 đã đón nhiều đoàn Mice lớn với hơn 40.000 lượt khách trong nước
và quốc tế. Còn tại Vietravel, lượng khách Mice từ đầu năm đến nay cũng chiếm
khoảng 60% tổng số lượng khách của công ty này
Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: Việt
Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của
Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay).
Tóm lại, qua một số tìm hiểu về hoạt động du lịch MICE ở trong nước cũng
như quốc tế trong thời gian qua, có thể khẳng định MICE là 1 cơ hội tốt với ngành
du lịch Việt Nam về hướng phát triển du lịch trong tương lai. Phát triển MICE là cơ

hội để mở rộng thị trường du lịch, tăng lượng khách quốc tế và nâng cao uy tín cho
du lịch Việt nam. Hiện nay Việt Nam chính là một trong 10 điểm đến hàng đầu của
du lịch MICE trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
2. Tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam để phát triển du lịch MICE :
Việt Nam là nước chủ nhà chào đón rất nhiều các nhà lãnh đạo quốc gia, du
khách nước ngoài tham dự các hội nghị và các công ước. Sự thành công của những
sự kiện như vậy mà làm cho Việt Nam trở thành một "thương hiệu" vô giá cho du
khách và Việt Nam được biết đến như là một điểm đến của du lịch MICE. Việt
Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch .
16
a) Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trải dài trên nhiều địa
hình khác nhau: biển, rừng, sông hồ, đồi núi các giá trị văn hóa đặc sắc
mang tính truyền thống lịch sử lâu đời, … đã thu hút khách du lịch thế giới
đến Việt Nam ngày càng tăng trong đó có khách du lịch MICE.
 Khu Dự trữ sinh quyển, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Di sản
thiên nhiên…
Việt Nam có 32 Vườn Quốc gia, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới:
- Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ( công nhận năm 2000)
- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (công nhận năm 2001)
- Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (công nhận năm 2004)
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (công nhận năm 2004)
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (công nhận năm 2006)
- Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An (công nhận năm 2007)
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (công nhận năm 2009)
- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (công nhận năm 2009)
 Việt Nam có 2 Di sản thiên nhiên thế giới :
- Vịnh Hạ Long (công nhận năm 1994)
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (công nhận năm 2003)
 Việt Nam có khoảng 400 nguồn suối nước nóng:
Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây

dựng khá tốt như:
- Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông (Lâm Đồng)
- Suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình)
- Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa -Vũng Tàu)
- Suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình)
- Suối nước nóng Quang Hanh (Quảng Ninh).
 Việt Nam có 125 bãi biển:
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi
tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp như:
- Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa)
- Bãi biển Mĩ Khê (Đà Nẵng), được tạp chí Forbes (Mĩ) bình chọn là một trong
6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
- Bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Bãi biển Phú Quốc (Kiên Giang)
- Bãi biển Lăng Cô (Huế)
- Bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh)
- Bãi biển Lagi (Bình Thuận)…
Việt Nam là quốc gia có 3 vịnh đượ xếp vào những vịnh đẹp nhất thế giới :
- Vịnh Hạ Long
17
- Vịnh Lăng Cô
- Vịnh Nha Trang
 Di sản Văn hóa Thế Giới, di tích lịch sử, Bảo tàng…
 Việt Nam có 5 Di Sản Văn hóa vật thể được thế giới công nhận :
- Quần thể di tích Cố đô Huế (công nhận năm 1993)
- Phố Cổ Hội An (công nhận năm 1999)
- Thánh địa Mỹ Sơn (công nhận năm 1999)
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (công nhận năm 2010)
- Thành nhà Hồ (công nhận năm 2011)
 Việt Nam có 6 Di sản Văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận:

- Cao nguyên đá Đồng Văn (công nhận năm 2010)
- Nhã nhạc cung đình Huế (công nhận năm 2003).
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (công nhận năm 2005)
- Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh (công nhận năm 2009)
- Ca trù (công nhận năm 2009)
- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc (công nhận năm 2010).
 Việt Nam có 2 Di sản Tư liệu Thế giới:
- Mộc bản triều Nguyễn (công nhận năm 2009)
- 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (công nhận năm 2010)
 Việt Nam có hơn 40.000 di tích :
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó
có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp
hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
 Việt Nam có 117 bảo tàng :
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38 bảo tàng, các địa
phương quản lý 79 bảo tàng. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
 Nhiều dân tộc, đa tôn giáo:
 Việt Nam có 54 dân tộc anh em :
Việt Nam có 54 dân tộc anh em với nhiều nét văn hóa độc đáo và đa dạng.
Nhiều nét văn hóa đặc sắc như :
- Chợ tình Sapa
- Lễ Nghinh Ông
- Chợ phiên
- Hát giao duyên
18
- Múa Sênh Tiền
- Tục bắt rể
- Đua ghe

- Lễ Chol Chnam Thơ Mây …
 Việt Nam có nhiều Tôn Giáo :
Một số Tôn Giáo tiêu biểu :
- Đạo Phật
- Đạo Thiên Chúa
- Đạo Cao Đài
- Đạo Hòa Hảo
- Đạo Tin Lành
- Đạo Hồi…
Việt Nam có một lịch sử nghìn năm với nhiều dấu tích lịch sử, kiến trúc văn hóa và
danh lam thắng cảnh. Đó là tiềm năng lớn để phát triển du lịch MICE.
Và Việt Nam là địa điểm mà nhiều du khách MICE muốn đến tham quan,
trước hết là vị trí mới mẻ trong khi các điểm đến như Singapore, Bangkok,
Jakarta, Kuala Lumpur đã trở nên quá quen thuộc đối với khách du lịch MICE. Có
đường bờ biển dài và nhiều bãi tắm đẹp, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong
phú, có nhiều loại hình du lịch được phát triển tại Việt Nam như: leo núi, thể thao,
thám hiểm, nghỉ dưỡng
Việt Nam là một quốc gia miền nhiệt đới khá đặc biệt, có nhiều điều bí ẩn
thu hút sự tò mò của du khách, có nhiều di sản văn hóa thế giới hay khu dự trữ sinh
quyển thế giới, đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng lại cùg chung sống hòa bình trên một
lãnh thổ, có nhiều nền văn minh, văn hóa
Những đoàn khách MICE đến từ Châu Âu, Mĩ hay Úc thì ưa thích đến các nước
Châu Á vì bề dày lịch sử hay những nền văn minh văn hóa cổ đại của các quốc gia
phương Đông này luôn là điều bí ẩn, thu hút sự tò mò của du khách MICE phương
Tây.
b) Các cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch có sẵn để phục vụ du lịch MICE:
 Hệ thống khách sạn sang trọng :
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 20 khách sạn 5 sao đáp ứng cho du lịch
MICE trong nước và quốc tế, trong đó có một số hệ thống khách sạn lớn như:
 New World

 Sofitel
19
 Sheraton
 Legend
 Equaterial
 Caravelle
 Rex
Vì khách du lịch MICE là khách hạng sang và khách VIP nên những nhu cầu về
nơi lưu trú của họ cũng phải thật hoàn hảo.
 Giao thông vận tải:
 Hệ thống đường hàng không:
 Việt Nam có 8 sân bay Quốc tế:
- Sân bay quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ)
- Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng)
- Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng)
- Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng)
- Sân bay quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế)
 Ngoài ra còn có 14 sân bay nội địa :
Buôn Ma Thuột , Cà Mau, Chu Lai , Cỏ Ống, Điện Biên Phủ, Đông Tác,
Đồng Hới, Gia Lâm, Nà Sản, Pleiku, Phù Cát, Phú Quốc, Rạch Giá, Vinh .
 Các hãng hàng không đang hoạt động ở Việt Nam:
Một số hãng hàng không của Việt Nam:
- Vietnam Airlines
- Jetstar Pacific
- Vasco
- VietJetAir
- Air Speed Up.

Trong 5 hãng này, hiện tại duy nhất chỉ có Vietnam Airlines trực tiếp thực hiện
các đường bay quốc tế.
Ngoài ra còn có các hãng hàng không Quốc tế khác hoạt động tại nước ta.
20
 Hệ thống đường sắt :
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó
tuyến đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu
máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hang.
Đường sắt Bắc Nam, hay đường sắt Thống Nhất, là tuyến đường sắt bắt đầu từ
thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy
gần song song với quốc lộ 1A, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh lỵ.
 Hệ thống đường bộ :
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối
liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào,
Campuchia.
Tiêu biểu là Quốc lộ 1A: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng
Nam, qua các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình,
Thanh Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, Thành
phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau. Đây là con đường có tổng chiều dài 2260
km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả 400 cây
cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Thanh Trì (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận
(Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
 Công nghệ thông tin, visa hải quan, điện, nước…
Việt Nam có trình độ công nghệ thông tin khá cao đủ khả năng
đáp
ứng một
cách đầy đủ nhất các yêu cầu của mọi tổ chức, cá nhân du lịch MICE.
Ngoài ra, nước ta còn có nhiều chính sách khuyến khích về Visa hải quan…
Hệ thống điện nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

 Với sự nhộn nhịp của thị trường MICE trong thời gian gần đây, các công ty
kinh doanh trong ngành du lịch như các hãng lữ hành, hàng không, khu du
lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm… đã có
những bước liên kết dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch trọn gói nhằm thúc đẩy
lọai hình du lịch MICE.
21
Việt Nam đã có cơ sở về hạ tầng đạp ứng được yêu cầu của khách du lịch
MICE. Đặc biệt là hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước là Hà Nội và
Thành phố Hố Chí Minh.
Hà Nội :
Hà Nội được đánh giá là 1 trong 2 điểm nổi bật thu hút khách du lịch MICE
hiện nay. Với bề dày truyền thống văn hóa lịch sử gần 1000 năm tuổi, Hà Nội được
bạn bè quốc tế đánh giá là thành phố du lịch. Trong những năm vừa qua, Hà Nội
được bình chọn là 1 trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và 3 trong số 10
thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới; là thành phố hội tụ nhiều sản phẩm du lịch
phong phú, đậm chất văn hóa, cơ sở vật chất tiềm năng. Mặc khác, Hà Nội là nơi
tập trung số lượng lớn các đại sứ quán và các cơ quan chính phủ, rất nhiều hội nghị
sẽ được tổ chức tại thủ đô và đó chính là cơ hội kinh doanh lớn cho các khách sạn,
đặc biệt là các khách sạn ở trung tâm.
Hà Nội đang trở thành một trung tâm du lịch MICE với lợi thế của một Thủ đô
đang trên đà phát triển hiện đại, là một thành phố vì hòa bình, an toàn và thân thiện.
Theo ước tính của Sở Du lịch, doanh thu từ du lịch MICE chiếm khoảng 30% tổng
doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội. Lợi nhuận thu được từ du lịch MICE cao gấp
6 lần du lịch thông thường.
Sau sự kiện Hà Nội là nơi tổ chức thành công sự kiện APEC thì du lịch MICE
ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã dần tạo lập nên một thương hiệu
riêng cho mình.
Hà Nội đang có lợi thế rất lớn về điểm đến mới thân thiện, đồng thời chất
lượng các loại hình dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể khiến
các công ty tổ chức MICE nước ngoài tìm đến Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa
học kĩ thuật và là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế. Bên cạnh
đó, Hồ Chí Minh được Tổ chức Liên hiệp Quốc tế xếp vào loại đô thị lớn nhất thế
giới trong thế kỷ XXI. Thời gian qua, khách du lịch quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh
tăng bình quân 15%/năm.
Với việc cải thiện và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất kĩ
thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có 1 hệ thống khách sạn 4 – 5 sao đạt tiêu
chuẩn quốc tế như: Sheraton, Saigon Hotel & Tower, Caravelle, Sofitel Plaza, New
World, Renaissance Riverside, Equatorial, Legend Saigon, Duxton, Rex, Majestic
có khả năng cung cấp các phòng họp đạt tiêu chuẩn cao với sức chứa từ 300 đến
800 chỗ cùng các phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ hội nghị, hội thảo.
22
Ngoài ra hệ thống siêu thị Diamond Plaza, Thương xá Tax, Zen Plaza, Trung tâm
thương mại Saigontourist ở trung tâm thành phố rất thuận lợi cho việc mua sắm
cũng như các điểm tham quan, nghỉ dưỡng.
c) Tình hình chính trị ổn định, đ ộ

i

n

g ũ

n

g uồ

n


n

h

â n

l ự

c

c ó

t r

ì n

h

đ ộ

v à
n

g h

i ệ p

v ụ

c


a o

,

c ó

s ự

h ỗ

trợ

v



m

ặ t

c

h

í n

h

s


á c

h

từ

ph

ía

n h

à

n ư



c :

Việt Nam đang được xem là
điểm
đến an toàn và thân thiện đối với
khách du lịch quốc
tế.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại
nhiều quốc gia và khu vực dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách thì
Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt du khách
quốc tế. Bên cạnh đó, các điểm đến như Singapore, Bangkok, Jakarta, Kuala

Lumpua trở nên quá quen thuộc với đối tượng khách du lịch MICE nên họ
muốn tìm đến những điểm mới lạ thì Việt Nam trở thành điểm đến đầy triển
vọng cho loại hình du lịch này.
Nguồn nhân lực dồi dào và có đào tạo nghiệp vụ bài bản,
Nhà nước đang khuyến khích đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và đưa nó vào
chiến lược của của quốc gia.
3. Khó khăn của du lịch MICE khi thực hiện ở Việt Nam :
 Hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ:
Điều kiện không thể thiếu để tiến hành du lịch MICE chính là cơ sở hạ tầng
với các trung tâm hội nghị, triển lãm đạt tiêu chuẩn quốc tế và khách sạn cao cấp
trong khi những công trình này ở Việt Nam còn rất hiếm.
Theo các chuyên gia về du lịch, để phát triển loại hình du lịch MICE, Việt
Nam cần phải có những trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị đủ lớn (với sức chứa
ít nhất vài ngàn người) và mang tầm quốc tế nhưng Việt Nam vẫn đang thiếu trầm
trọng các trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị. Chúng ta chưa có hệ thống các
trung tâm Hội nghị cao cấp, khách sạn nhiều sao, hệ thống giao thông hiện đại,
trung tâm triển lãm tầm cỡ quốc tế Hiện nay, việc tổ chức các đoàn khách trên
1000 người cũng là một vấn đề với những tổ chức làm du lịch.
23
Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều Công ty như Saigontourist, Công ty
Thương mại - Dịch vụ TSC, Công ty Du lịch Fiditourist, Hapro Tour đã mạnh dạn
"nhảy vào" thị trường này nhưng theo nhiều Giám đốc khách sạn, lữ hành, nước ta
chưa có hạ tầng du lịch và đội ngũ nhân lực đáp ứng để tiến đến chuyên nghiệp tổ
chức MICE tour.
Bên cạnh các ưu điểm như thân thiện, chi phí thấp thì nhiều khách du lịch đến
Việt Nam đã phàn nàn về dịch vụ tại đây. Cụ thể, kết quả khảo sát nằm trong dự án
nâng cao nhận thức về du lịch do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tài trợ
cho thấy có đến 44% du khách không hài lòng về tài xế taxi, người bán hàng rong,
dịch vụ tổ chức tour, đường sắt và mua sắm quà lưu niệm.
Về chất lượng phục vụ, các hãng lữ hành Việt Nam có tầm cỡ cũng chỉ mới

dám đảm bảo đúng yêu cầu phía đối tác đặt ra, chưa có sự sáng tạo, hấp dẫn đối với
khách. Các thành phố lớn vẫn chưa có những trung tâm mua sắm đủ sức hấp dẫn du
khách, rồi tình trạng kẹt xe, đường sá xấu, đeo bám khách cũng khiến khách
"ngán ngẩm".
 Xúc tiến quảng bá :
Một thách thức nữa đặt ra là hiện nay khách hàng thiếu thông tin về du lịch
Việt Nam; thiếu sự liên kết giữa các khách sạn, công ty du lịch, hãng hàng không
để quảng bá hình ảnh đất nước.
Việc quảng bá là một trong những điểm yếu nhất của loại hình du lịch này
cũng như của toàn ngành nói chung. Hiện tại, các hoạt động về MICE phần lớn do
các công ty, các khách sạn tự kết nối và thực hiện một cách đơn lẻ, do đó tính đồng
bộ chưa cao, không phát huy được hiệu quả kinh tế do những mong muốn chiếm
đoạt thị trường và bảo vệ các bí quyết kinh doanh, từ đó cản trở việc liên kết, hợp
tác để cùng nhau đạt hiệu quả. Việc quảng bá loại hình này ra nước ngoài nói riêng
và du lịch Việt Nam nói chung còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp.
Cụ thể, sự ra đời của Câu lạc bộ Vietnam Meeting and Incentive đã góp phần
quảng bá cho du lịch MICE Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế do khách
hàng thiếu thông tin về Việt Nam, khách hàng Việt Nam có thói quen tự tổ chức,
Việt Nam chưa có thị trường, chưa có tên tuổi và chiến lược marketing để phát triển
thị phần MICE.
Tóm lại do những tính chất đặc thù của thị trường MICE hoàn toàn khác biệt
so với thị trường du lịch thông thường mà du lịch MICE đang thiếu một tổ chức
chuyên nghiệp đứng ra để điều phối hoạt động, sao cho phát triển xứng với tiềm
năng, để sản phẩm không chỉ bảo đảm đúng yêu cầu mà còn đạt mức sáng tạo, hấp
dẫn.
24
 Đội ngũ các chuyên gia, cán bộ và nhân viên du lịch:
Hạn chế đối với loại hình du lịch MICE ở Việt Nam còn thể hiện rất rõ ở yếu
tố con người, đó là đội ngũ các cán bộ, chuyên gia và nhân viên.
Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc nỗ lực tuyển chọn và đào tạo

đội ngũ các chuyên gia, cán bộ, nhân viên có năng lực ở các tổ chức làm du lịch
chuyên nghiệp thì nguồn nhân lực ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa đủ năng lực,
thiếu tính sáng tạo, chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và
khả năng giao tiếp ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).
Hiện nay ở Việt Nam, các mô hình chuyên hoạt động về MICE vẫn còn thiếu 3
tổ chức quan trọng là CVB (Convention and Visitors Bureau) làm công tác
marketing, PCO (Professional Conference Organizer) làm công tác tổ chức các hội
nghị hội thảo chuyên nghiệp và DMC (Destination Management Company) cung
cấp các dịch vụ tính năng.
 Sự cạnh tranh với thị trường Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương :
Sự cạnh tranh gay gắt giữa những quốc gia đang khai thác thị trường
MICE
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Việt
Nam.
Việt Nam chưa có thị trường
khách
du lịch MICE thân thiết và chưa có danh
tiếng trên thị trường du lịch MICE thế
giới.
Ngoài ra, một số quy định về du lịch bất hợp lý của chính quyền đã gây cản
trở trong
việc
phát triển du lịch
MICE.
Một số thủ tục hành chính còn quá rườm
rà, chậm
trễ
và gây mất thời
gian.
Chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc

tổ chức
các
hoạt động du lịch
MICE.
Chưa xây dựng được những sản phẩm và
chương
trình
riêng biệt cho từng thị phần khách du lịch
MICE.
4. Cách khắc phục khó khăn trong phát triển du lịch MICE ở Việt Nam:
Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt với các nước ở khu vực, bên cạnh những thế
mạnh, những điều kiện thuận lợi thì những hạn chế, khó khăn trong việc khai thác
và phát triển du lịch MICE ở Việt Nam đang đặt ra cho ngành du lịch những thách
thức to lớn. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng nỗ lực và đề ra các giải
pháp mới nhằm khai thác và phát triển du lịch MICE một cách có hiệu quả trong
tương lai.
Dự báo về khả năng Việt Nam vươn lên cạnh tranh với Singapore - trung tâm
thu hút khách MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay - các chuyên gia du lịch cho
rằng Việt Nam nên thành lập một tổ chức xúc tiến phát triển MICE, cải thiện hệ
thống hạ tầng sân bay, khách sạn, các trung tâm hội nghị, tăng khả năng phân tích
thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá và tăng cường đào tạo nguồn
25

×