Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Thực hiện sức mạng mềm và chiến lược truyền bá đối ngoại của trung quốc " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 9 trang )

Lý trí
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

44







Lý trí


Nội dung chủ yếu: Từ những lập luận về khái niệm, bài viết đa ra con đờng để
hoá giải tranh luận về sức mạnh mềm hoặc quyền lực mềm của giới học giả hiện nay. Tuy sức
mạnh mềm và quyền lực mềm bắt nguồn từ một từ tiếng Anh nhng lại thuộc hai phạm trù
khác nhau. Sức mạnh mềm muốn trở thành quyền lực mềm cần phải có điều kiện chuyển hoá
nhất định và phải đạt đến tiêu chuẩn đánh giá nhất định. Hạt nhân của chiến lợc truyền bá
đối ngoại Trung Quốc là phải sử dụng các biện pháp truyền bá để thực hiện sức mạnh mềm
đã có, làm cho nó trở thành quyền lực hoá.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,
khi Joseph S.Nye Jr, nguyên trợ lý Bộ
trởng Quốc phòng, học giả chính trị
quốc tế nổi tiếng, đa ra khái niệm Soft
Power, một số học giả nghiên cứu về
quan hệ quốc tế và ngoại giao của Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu thảo luận
toàn diện về định nghĩa, nguồn gốc, đặc


tính, yếu tố, tầng thứ, phân loại, tác
dụng của nó. Nhng cho đến nay, trong
giới học thuật vẫn tồn tại tranh luận khá
lớn về nội hàm cơ bản của nó. Vì vậy,
trong việc lựa chọn con đờng nâng cao
sức mạnh mềm của Trung Quốc, ngời
ta cũng có nhiều cách nói khác nhau, rất
khó đạt đợc sự đồng thuận, trong đó
khác biệt lớn nhất là giữa học giả Diêm
Học Thông với các học giả khác. Bởi vậy,
bắt đầu từ phân tích biện chứng khái
niệm, bài viết đa ra một con đờng làm
rõ và hoá giải bất đồng, đồng thời cũng
đa ra những kiến giải của mình trong
việc thực hiện sức mạnh mềm Trung Quốc.
1. Quyền lực mềm hay sức mạnh
mềm?
Từ khi du nhập vào Trung Quốc đến
nay, trớc hết từ Soft Power phải đối
diện với vấn đề phiên dịch, các học giả có
nói khác nhau về nó. Hiện nay, trong
giới học thuật, từ này có ba tên dịch
bằng tiếng Trung: quyền lực mềm, sức
mạnh mềm và lực lợng mềm. Các tên
dịch này khó phân cao thấp về tần suất
Thực hiện sức mạnh mềm
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

45


sử dụng và tình trạng sử dụng lẫn lộn
vẫn cha có gì thay đổi. Thực ra, cách
dịch khác nhau từ Soft Power phản
ánh trọng tâm lý giải và xu hớng t
duy khác nhau của ngời dịch. Tất nhiên,
điều quan trọng nhất để xóa bỏ sự khác
biệt trong việc dịch từ Soft Power là
phải trở lại ngữ cảnh sử dụng ban đầu
của nó.
Ban đầu, Nye định nghĩa Soft
Power nh sau: Một nớc khiến nớc
khác (tự nguyện) yêu cầu những thứ
nớc này muốn, mà không ép buộc ra
lệnh cho nớc khác làm những việc mà
nớc này muốn, do nớc khác đi theo,
một nớc có thể đạt đợc kết quả mà nó
mong muốn
1
. Rõ ràng, ở đây Nye chỉ ra
Soft Power là một sức ảnh hởng, sức
chi phối hoặc sức khống chế đặc thù,
không mang tính cỡng chế - là lực hút
(đồng hoá) (co-optive power)
2
, sức cảm
hoá và kêu gọi (lây lan và cảm hoá), sức
hấp dẫn (attraction), sức thuyết phục
(persuasiveness)
3

. Từ góc độ loại hình
lực lợng, Nye đã giới hạn phạm vi của
Soft Power, cho rằng sức mạnh gồm
sức mạnh hành vi (behavioral power) và
sức mạnh tài nguyên (resource power).
Sức mạnh hành vi chỉ khả năng đạt đợc
kết quả mong muốn, sức mạnh tài
nguyên lại chỉ tài nguyên có đợc liên
quan đến năng lực đạt đợc kết quả
mong muốn. Soft Power và Hard
Power cùng tồn tại, cùng thuộc về sức
mạnh hành vi; trong đó, Soft Power chỉ
năng lực đạt đợc kết quả bạn mong
muốn trong khi ngời khác muốn, bạn
cũng muốn
4
. ở đây, Nye đã giới hạn rõ
ràng Soft Power là một loại năng lực
hành vi - năng lực hành vi ảnh hởng
đến ngời khác, chứ không phải là sức
mạnh tài nguyên và cũng không phải là
tài nguyên hoặc chiếm hữu tài nguyên.
Có thể thấy, Nye đã quy nạp Soft
Power với t cách là năng lực hành vi
vào trong quan hệ tác dụng và bị tác
dụng giữa ngời khác, khiến nó thuộc về
phạm trù quan hệ, chứ không coi nó là
vật chất (tài nguyên) hoặc là phạm trù
thực thể để xem xét.
Trong xã hội học và chính trị học,

quyền lực không phải là vật chất, mà
là một loại quan hệ mang tính áp lực
không cân bằng, không ngang hàng, nó
thuộc về phạm trù quan hệ; sức mạnh
(thực lực) lại là vật chất mang tính
thông thờng, là một phạm trù thực thể.
Rõ ràng, quyền lực và sức mạnh là
hai khái niệm khác nhau, thuộc về hai
phạm trù khác nhau. Theo đó, năng lực
hành vi là quyền lực, có thể gọi là -
quyền lực hành vi (mà không thể nói là
sức mạnh hành vi); năng lực tài
nguyên là sức mạnh, có thể gọi là sức
mạnh tài nguyên (mà không thể nói là
quyền lực tài nguyên). Và Soft Power
thuộc về năng lực hành vi, mà năng lực
hành vi là quyền lực, tức là quyền lực
hành vi, nh vậy, nên diễn đạt Soft
Power của Nye là quyền lực mềm để
chỉ ra đặc tính quan hệ nó là năng lực
hành vi. Nếu nh dịch Soft Power
thành sức mạnh mềm, rõ ràng đã hiểu
sai chủ ý của Nye, sai là đã coi nó thành
vật chất và thực thể; trong khi đó sức
mạnh mềm lại thuộc về sức mạnh tài
nguyên nh Nye đã nói, nói một cách
chính xác, nó thể hiện là thực lực tài
Lý trí
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009


46

nguyên tơng quan với quyền lực mềm
trong sức mạnh tài nguyên. Nó là tài
nguyên quyền lực vô hình (power
resource), tức là tài nguyên quyền lực
mềm bao gồm văn hoá, hình thái ý thức
và chế độ.
5
. Trên thực tế, Nye đã có sự
phân biệt rạch ròi giữa quyền lực mềm
và tài nguyên quyền lực mềm (tức là sức
mạnh mềm). Vì vậy, ông đã có sự phân
biệt giữa sức hút (quyền lực mềm: lôi
kéo nớc khác tham gia vào) - khiến
nớc khác muốn cái bạn muốn - tài
nguyên quyền lực mềm (soft power
resource) - sức hấp dẫn văn hoá, hình
thái ý thức và chế độ quốc tế.
6

Trên cơ sở phân biệt phạm trù quyền
lực (hành vi)/sức mạnh (tài nguyên), Nye
lần lợt phân biệt quyền lực cứng/mềm
và sức mạnh cứng/mềm. Cũng có thể nói,
so với phân chia giữa cứng và mềm
(quyền lực hoặc sức mạnh), phân chia
giữa quyền lực và sức mạnh căn bản hơn.
Do đó, sức mạnh cứng đối ứng với quyền

lực cứng, sức mạnh mềm đối ứng với
quyền lực mềm. Trên cơ sở quyền lực
mềm và sức mạnh mềm là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau, thuộc về
phạm trù khác nhau, nên dịch Soft
Power thuộc sức mạnh hành vi là
quyền lực mềm; còn dịch Soft Power
về ý nghĩa sức mạnh tài nguyên là sức
mạnh mềm. Chúng ta có thể tham khảo
tình huống và ngữ cảnh khác nhau của
từ Soft Power, xác định một cách cụ
thể thuộc phạm trù của nó để có tên dịch
tơng ứng. Đơng nhiên, nếu nh Soft
Power thoát khỏi ngữ cảnh nhất định,
khó có thể phân biệt là sức mạnh hành
vi hay là sức mạnh tài nguyên, chi bằng
dịch nó là lực lợng mềm một cách
chung chung, mơ hồ.
Quả thực, cho dù từ lý luận hay từ giá
trị, là một học giả chính trị học quốc tế
coi Mỹ là nền tảng và bản thân trong bối
cảnh toàn cầu hoá, Nye quan tâm nhiều
hơn đến quan hệ quyền lực bất đối xứng
của ảnh hởng và bị ảnh hởng trong
tác động lẫn nhau giữa các quốc gia trên
thế giới, mà không chỉ giới hạn ở sự
nhiều ít của tài nguyên, lớn nhỏ của
thực lực tự thân trong nội bộ một nớc.
Do đó, sức mạnh mà ông đã lý giải là
loại hình hớng ngoại, là chỉ sức ảnh

hởng đối ngoại. Nó đã phát huy tác
dụng thực tế giữa các quốc gia và tạo
thành quyền lực (quan hệ) nào đó. Nó
không phải là nội khuynh và không phải
một loại thực lực và tiềm lực nội tại.
Liên hệ đến các ngữ cảnh sử dụng này,
rõ ràng Soft Power mà Nye đã nói
chính là quyền lực mềm. Từ ý nghĩa
này có thể nói, Nye là một học giả về
quyền lực mềm chứ không phải là học
giả sức mạnh mềm nh chúng ta
thờng nói.
Hiện nay, hiện tợng dùng lẫn lộn từ
quyền lực mềm và sức mạnh mềm
phổ biến trong giới học giả trong nớc
nghiên cứu về quan hệ quốc tế và ngoại
giao. Các học giả thờng tuỳ ý sử dụng
hai khái niệm này, không phân biệt rạch
ròi giữa hai từ, hoặc đơng nhiên coi hai
từ là một. Đã có học giả ý thức đợc sự
khác biệt giữa hai từ và thử phân biệt
khi sử dụng, nhng cũng không tìm đợc
căn cứ rõ ràng nào để phân biệt triệt để.
Hai từ quyền lực mềm và sức mạnh
mềm bị sử dụng lẫn lộn với nhau. Ví dụ,
Thực hiện sức mạnh mềm
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

47


chỗ nên dùng quyền lực mềm thì sử
dụng sức mạnh mềm, khi nói đến sức
hẫp dẫn và sức động viên của một
nớc, rõ ràng đề cập đến quyền lực hành
vi, nhng lại sử dụng từ sức mạnh
mềm, dẫn đến xuất hiện kết luận mâu
thuẫn nh sau: Nye định nghĩa sức
mạnh mềm là quyền lực đồng hoá khi
một quốc gia khiến quốc gia khác coi
mục tiêu mong muốn là mục tiêu
7
.
Ngợc lại, chỗ nên là sức mạnh mềm
lại sử dụng quyền lực mềm, nh khi
nói đến tài nguyên văn hoá của một nớc,
rõ ràng đề cập đến sức mạnh tài nguyên,
nhng lại sử dụng từ quyền lực mềm,
từ đó đã xuất hiện thuật ngữ chứa đựng
mâu thuẫn quyền lực mềm văn hoá.
2.
Sức mạnh mềm văn hoá: Sức
mạnh mềm chính là văn hoá
Một nguyên nhân quan trọng khiến
giới học thuật trong nớc luôn mơ hồ
khái niệm trong tiền đề nghiên cứu lực
lợng mềm là khi lý giải nội hàm của
Soft Power, các học giả đã chuyên tâm
vào phân biệt giữa nó với Hard Power,
tức là giữa mềm và cứng của Power,

mà quên mất tính phức tạp và tính tỉ mỉ
của nội hàm bản thân Power. Coi nhẹ
đối với nội hàm của Power đã trở
thành căn nguyên của sự khác biệt trong
lý giải nội hàm của Soft Power.
Trong khi trình bày về nội hàm cơ
bản của Soft Power hiện nay, giới học
thuật trong nớc cơ bản chia thành hai
phái gồm phái nhấn mạnh yếu tố văn
hóa, tức là yếu tố quan niệm (quan niệm
giá trị, t tởng, tinh thần hoặc nguyên
tắc) và phái nhấn mạnh yếu tố chính trị,
tức là vận dụng chính sách (chế độ,
chiến lợc hoặc quy tắc) (có thể nên gọi
là phái văn hóa và phái chính trị).
Phái trớc coi văn hoá làm nền tảng, chỉ
ra chính trị vận hành dới bối cảnh văn
hoá nhất định, vận hành dới sự chỉ đạo
của quan niệm giá trị văn hoá, nhấn
mạnh tác dụng định hớng của văn hóa
đối với vận hành chính trị. Phái sau coi
chính trị làm nền tảng, chỉ rõ tài nguyên
văn hoá cần vận dụng chính trị, thể hiện
giá trị của nó trong vận dụng chính trị,
nhấn mạnh chức năng thực hiện của
chính trị đối với tài nguyên văn hoá
8
.
Rất nhiều học giả có thể thuộc về phái
văn hóa

9
, còn Diêm Học Thông lại là đại
biểu của phái chính trị.
10

Thực ra, từ góc độ phân loại phạm trù
thì văn hóa mà phái văn hoá nói đến và
chính trị mà phái chính trị nói đến thuộc
về phạm trù khác nhau. Văn hoá là hệ
thống quan niệm giá trị, nó chỉ một hệ
thống ý nghĩa phù hiệu cùng hởng,
truyền lại cho nhau của nhân dân dới
không gian, thời gian nhất định. Nó
quan tâm đến thực tại trừu tợng, vì thế,
nó thuộc về phạm trù thực thể. Chính trị
là hành vi thao tác tài nguyên, nó chỉ
việc phân phối tài nguyên dựa vào một
xu hớng giá trị nào đó. Nó quan tâm
đến quan hệ (thờng là quan hệ quyền
lực không ngang bằng), vì thế, nó thuộc
phạm trù quan hệ. Nói một cách khái
quát, văn hoá là một loại tài nguyên, là
sức mạnh tài nguyên, do đó có cách nói
sức mạnh văn hoá; còn chính trị là một
loại hành vi, là quyền lực hành vi, do đó
Lý trí
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

48


có cách nói quyền lực chính trị. Có thể
thấy, tranh luận giữa phái văn hoá và
phái chính trị không phải đợc triển
khai dới phạm trù đồng nhất. Điều mà
phái chính trị đã thảo luận nghiên cứu
không phải là bản thân sức mạnh mềm,
mà là vận dụng sức mạnh mềm. Nói sự
tranh luận giữa hai phái là cuộc tranh
luận về nội hàm của sức mạnh mềm
không chính xác bằng nói đó là cuộc
tranh luận giữa (văn hóa) sức mạnh
mềm với sự vận dụng của sức mạnh
mềm, tức là (chính trị) quyền lực. Nói
một cách nghiêm túc, tranh luận có liên
quan đến nội hàm của sức mạnh mềm
không có hiệu quả.
Diêm Học Thông, đại diện của phái
chính trị nghiên cứu về sức mạnh mềm,
đã định nghĩa sức mạnh mềm là tổng
hoà của sức hấp dẫn quốc tế, sức động
viên quốc tế và sức động viên trong nớc
của chính phủ một nớc, quy chính trị
nh sức động viên là sức mạnh mềm và
là hạt nhân của sức mạnh mềm, gọi nó
là sức mạnh chính trị. Trong nghiên
cứu định lợng, sức động viên trở thành
một trong những yếu tố cấu thành chỉ
tiêu hạt nhân trong hệ thống chỉ tiêu
đánh giá sức mạnh mềm mà ông xây

dựng
11
. Có thể thấy, Diêm Học Thông
luôn nói đến chính trị phi thực thể dới
phạm trù thực thể, gộp lẫn làm một khi
nói về chính trị và văn hoá vốn thuộc về
phạm trù quan hệ và phạm trù thực thể.
Đơng nhiên, ông cũng thừa nhận giữa
chính trị và văn hoá có sự khác biệt lớn,
vì thế gọi văn hoá là sức mạnh mang
tính tài nguyên, gọi chính trị là sức
mạnh mang tính thao tác. Vì vậy, ông
đã phân biệt sức mạnh tài nguyên và sức
mạnh hành vi giống nh Nye, nhng sự
phân biệt của ông có hạn, là sự phân biệt
trong một phạm trù thống nhất (phạm
trù thực thể). Chính trị, loại quyền lực
mang tính thao tác hoặc tính hành vi
vốn thuộc phạm trù quan hệ bị coi là
một sức mạnh khác cùng tồn tại song
song với văn hóa, loại sức mạnh mang
tính tài nguyên.
Thông qua phân tích trên, có thể kết
luận: chính trị không thuộc về sức mạnh,
không phải là yếu tố cấu thành sức
mạnh mềm, yếu tố cấu thành duy nhất
của sức mạnh mềm là văn hoá. Từ ý
nghĩa này, sức mạnh mềm chính là văn
hoá, sức mạnh mềm chính là sức mạnh
mềm văn hoá, còn không có sức mạnh

mềm khác. Khi giới định tài nguyên
quyền lực mềm (tức sức mạnh mềm),
Nye đã đa ra các yếu tố nh văn hoá,
hình thái ý thức và chế độ. Chắc chắn,
những yếu tố sức mạnh mềm này đều có
thể quy về văn hoá. Nói tóm lại, văn hoá
ông nói đến bao gồm hai tầng diện và
hai hình thái: một là tầng diện quan
niệm ẩn chứa bên trong, nó bao gồm
quan niệm giá trị, phơng thức t duy,
quan niệm lý luận t tởng, tinh thần
hoặc nguyên tắc, có thể gọi chúng là văn
hoá mang tính quan niệm. Hai là, tầng
diện chế độ thể hiện bên ngoài, tầng
diện này thuộc loại ớc định văn hoá
mang tính xã hội, thực hiện xã hội hoá
văn hoá, biểu hiện của nó là chiến lợc,
chính sách hoặc quy phạm, quy tắc, có
thể gọi chúng là văn hoá mang tính chế
độ. Trong hai loại văn hoá này, nói
chung văn hoá mang tính quan niệm căn
Thực hiện sức mạnh mềm
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

49

bản hơn văn hoá mang tính chế độ, văn
hóa mang tính quan niệm mang tính
nguyên sinh, văn hoá mang tính chế độ

mang tính diễn sinh. Có thể nói, cái
trớc là nguồn, cái sau là dòng chảy; cái
trớc là thể, cái sau là dụng. Nhng hai
loại văn hoá này đều thuộc sức mạnh tài
nguyên, chúng vừa không có tính uy
hiếp, vừa không có tính báo đáp, chỉ là
tính mê hoặc, đều là sức mạnh mềm
trong sức mạnh tài nguyên.
Đơng nhiên, trong quan hệ quốc tế,
trong môi trờng chính trị quốc tế, sức
mạnh mềm hay sức mạnh mềm văn hoá
phần lớn thể hiện là văn hoá mang tính
chế độ. Khi nói đến sức mạnh mềm (tài
nguyên quyền lực mềm) của Mỹ, ngoài
lu hành văn hoá Mỹ, Nye thờng đề
cập chế độ của Mỹ, bao gồm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, ví dụ, ông coi chế
độ Mỹ thể hiện chủ nghĩa tự do và
nguyên tắc thị trờng tự do, khống chế
kinh tế quốc tế là cội nguồn hàng đầu
của sức mạnh mềm Mỹ.
12

3. Thực hiện sức mạnh mềm Trung
Quốc: quyền lực hoá sức mạnh mềm văn
hoá
Nếu nh giới học thuật không đạt
đợc sự nhất trí về nội hàm cơ bản của
sức mạnh mềm, thì sẽ dẫn đến khác biệt
trong lựa chọn con đờng xây dựng sức

mạnh mềm. Sự lý giải khác nhau đối với
nội hàm cơ bản về sức mạnh mềm của
hai phái học giả đã quyết định sự lựa
chọn con đờng nâng cao sức mạnh mềm
khác nhau. Phái trớc đi theo con đờng
văn hoá, nghiêng về đầu t vào văn hoá,
coi xây dựng hệ thống quan niệm giá trị
văn hoá hạt nhân, nâng cao sức hấp dẫn
của văn hoá là phơng hớng chính để
nâng cao sức mạnh mềm của Trung
Quốc. Phái sau lại đi theo con đờng
chính trị, nghiêng về đầu t vào chính
trị, coi điều chỉnh chiến lợc và chính
sách đối ngoại, phát triển quan hệ hữu
nghị chiến lợc với nhiều quốc gia là
sách lợc chủ yếu nhằm tăng cờng lực
lợng mềm của Trung Quốc
13
. Sự khác
biệt liên quan đến tính chất sức mạnh
mềm của hai phái này vợt xa sự khác
biệt về trình độ của sức mạnh mềm, sẽ
dẫn đến hậu quả nhất định trong thực
tiễn ngoại giao. Dễ dàng tởng tợng,
nếu nh trên cơ sở lý giải lệch lạc về nội
hàm cơ bản sức mạnh mềm để dẫn đến
thiên lệch trong lựa chọn con đờng
nâng cao sức mạnh mềm, nh vậy sẽ
không thể có trợ giúp lý luận khoa học
và tham khảo quyết sách hợp lý cho việc

đa ra chiến lợc nâng cao sức mạnh
mềm của nớc ta, từ đó làm mất đi tính
hiệu quả của kiến nghị chính sách.
Do hiểu sai chính trị hoá (quyền lực
hoá) đối với sức mạnh mềm, cộng với
thái độ chủ nghĩa h vô đối với truyền
thống văn hoá Trung Quốc, trong con
đờng lựa chọn nâng cao lực lợng mềm
trên thực tế, Diêm Học Thông đại diện
của phái chính trị đã đi vào ngõ cụt. Ông
coi quan hệ chiến lợc hữu hảo trong sức
động viên quốc tế, tức là tăng cờng số
lợng đồng minh quân sự làm đột phá
khẩu, vì thế đề ra đối sách điều chỉnh
chính sách (không liên kết). Nào ngờ,
lịch sử đã chứng minh, số lợng nớc
đồng minh chiến lợc của một nớc
đã giống sự lớn nhỏ trong quyền chế
Lý trí
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

50

định quy tắc quốc tế, về căn bản không
phải chiến lợc, chính sách liên quan
của nớc này quyết định, mà là sức
mạnh cứng nh sức mạnh quân sự, sức
mạnh kinh tế quyết định. Trên thực tế,
tăng cờng và nâng cao sức mạnh mềm -

cho dù là chiến lợc và chính sách của
văn hoá mang tính chế độ - đã hỏng
trong tầm nhìn của Diêm Học Thông.
Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể
khẳng định, sức mạnh mềm chính là sức
mạnh mềm văn hoá. Vì thế, tăng cờng
và nâng cao sức mạnh mềm chính là
tăng cờng và nâng cao sức mạnh mềm
văn hoá. Vấn đề hiện tại là phải làm thế
nào để tăng cờng sức mạnh mềm văn
hoá của đất nớc?
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ý nghĩa
của sức mạnh tài nguyên quốc gia (bao
gồm sức mạnh mềm) mang tính quan hệ
quốc tế, giá trị của nó thể hiện thông
qua quan hệ quyền lực bất bình đẳng
trong sự tác động lẫn nhau giữa các nớc.
Có nghĩa là, giá trị của sức mạnh tài
nguyên không phải ở chỗ bản thân mình
nắm giữ, mà ở tác dụng đối ngoại. Có thể
thấy, đánh giá thực lực của một nớc
không chỉ phải nhìn vào số lợng tài
nguyên, mà còn phải nhìn vào chất lợng
của nó, xem xét phạm vi và mức độ ảnh
hởng của nó đối với các nớc khác.
Đơng nhiên, tài nguyên hoặc bản
thân chiếm hữu tài nguyên tuy không
ngang hàng với năng lực hành vi, nhng
tài nguyên hoặc chiếm hữu tài nguyên là
cơ sở của năng lực hành vi, quyết định

năng lực hành vi. Theo lý giải của chủ
nghĩa hiện thực, quyền lực bắt nguồn từ
sức mạnh (thực lực), trên cơ sở sức mạnh;
sức mạnh là nguồn gốc, cơ sở và chỗ dựa
của quyền lực. Vì vậy, sức mạnh quốc
gia quyết định quyền lực của quốc gia,
sức mạnh của một nớc càng lớn, quyền
lực của nó đối với nớc khác hoặc trong
xã hội quốc tế càng lớn. Cũng nh vậy,
sức mạnh mềm của một nớc càng mạnh,
thì sức mạnh mềm đối ngoại của nó càng
lớn. Trong xã hội quốc tế, là một sức
mạnh hành vi ảnh hởng đến nớc khác
với phơng thức đặc thù (phi cỡng chế),
quyền lực mềm của một nớc cần dựa
vào vận dụng tài nguyên quyền lực mềm
- sức mạnh mềm mới đạt đợc. Chính
trong ý nghĩa này, Nye đã chỉ ra: là một
loại sức hấp dẫn, sức mạnh mềm chính
là năng lực hấp dẫn đối phơng thông
qua sức hấp dẫn kỳ lạ của văn hoá và
hình thái ý thức
14
. Đối với một nớc,
trong bối cảnh quốc tế và điều kiện lịch
sử nhất định, nó là một loại tài nguyên
văn hoá thực thể đã định, và lợng của
sức mạnh văn hoá (tức sức mạnh mềm)
là nhất định. Vì thế, mấu chốt của vấn
đề sức mạnh mềm không phải ở chỗ có

thể tăng cờng hoặc nâng cao, mà là ở
chỗ phát huy sức mạnh hiện có với t
cách là tiềm năng, thực thi ảnh hởng
và tác dụng chi phối đối với nớc đối
tợng hoặc nớc mục tiêu một cách thực
tế nh thế nào. Do đó, sức mạnh chuyển
từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái
thực tại, chuyển hoá thành quyền lực
hiện thực. Đây chính là quá trình quyền
lực hoá sức mạnh mềm văn hoá hay
chính là quá trình quyền lực hoá sức
mạnh mềm của văn hoá.
Thực hiện sức mạnh mềm
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

51

Văn hoá một nớc chỉ có thể trở thành
một loại quyền lực mềm khi nó đợc
truyền bá rộng rãi và công nhận phổ
biến trong xã hội quốc tế. Vì vậy, truyền
bá là mấu chốt để thực hiện chuyển hóa
văn hoá từ sức mạnh (mềm) thành
quyền lực (mềm) tức là sức mạnh mềm
văn hoá. Thông qua truyền bá văn hóa
mới có sức ảnh hởng, mới đợc đối
tợng công nhận. Quá trình đợc đối
tợng công nhận và tiến đến đồng hóa
đối tợng là biểu trng duy nhất của

quyền lực hóa sức mạnh mềm văn hóa.
Đối với một nớc, quá trình quyền lực
hoá sức mạnh mềm văn hoá chính là quá
trình truyền bá đối ngoại của văn hoá.
ở đây, nên vận dụng phạm vi phơng
thức của chủ nghĩa kết cấu trong lý luận
quan hệ quốc tế để lý giải hiện tợng
quyền lực hóa sức mạnh mềm văn hoá,
từ đó, xác lập chiến lợc truyền bá đối
ngoại thực hiện sức mạnh mềm Trung
Quốc, mở ra con đờng quyền lực hóa
sức mạnh mềm văn hóa dân tộc Trung
Hoa. Căn cứ vào lý giải của lý luận chủ
nghĩa kết cấu, đối với một quốc gia, mục
tiêu chiến lợc của truyền bá văn hoá
đối ngoại phải là tạo ra và cung cấp
quan niệm (văn hóa) chung, từ đó, dẫn
dắt và quy phạm các quốc gia liên quan
xác lập t cách quốc gia của nó, xây
dựng quốc gia của nó theo hớng tốt,
định nghĩa lợi ích quốc gia của nó (bao
gồm an ninh quốc gia), chi phối hành vi
quốc gia của nó, cuối cùng đạt đợc mục
đích ảnh hởng và khống chế mục tiêu
về quan niệm văn hóa. Từ đây cho thấy,
quyền lực hoá sức mạnh mềm văn hoá
chính là cộng đồng hoá. Vì vậy, truyền
thông đại chúng của một nớc cần phải
tích cực thông qua truyền bá đối ngoại
để thúc đẩy văn hoá dân tộc mình (cái

gọi là quan niệm t hữu) đợc xã hội
quốc tế tiếp nhận và công nhận, từ đó
khiến nó đợc nâng lên và chuyển hoá
thành văn hóa quốc tế, thậm chí là văn
hóa thế giới đợc các nớc liên quan
cùng công nhận, tức là quan niệm chung.
Một khi những quan niệm chung này
đợc các nớc liên quan công nhận, thì
có thể dùng để đồng hoá quan niệm t
tởng của đối phơng để đi đến quy định
và chi phối hành vi nhà nớc của đối
phơng.
Là nớc đang phát triển lớn nhất,
Trung Quốc đang hội nhập mang tính
sáng tạo (hay nói cách khác hội nhập
mang tính lựa chọn) vào xã hội quốc tế.
Cùng với việc tham gia, học tập và tiếp
nhận các chế độ quốc tế, chúng ta có
nghĩa vụ đem đến cho quốc tế sản phẩm
công cộng (public goods), có cống hiến
quốc tế, qua đó thể hiện đầy đủ hình
tợng của một nớc lớn có trách nhiệm
(accounta-ble). Hơn nữa, là một quốc gia
có truyền thống văn hoá lâu đời và rực
rỡ, những sản phẩm công cộng chúng ta
có thể đem đến cho thế giới không phải
là tài nguyên vật chất, mà là tài nguyên
văn hoá (bao gồm văn hoá mang tính
quan niệm và văn hoá mang tính chế độ).
Đơng nhiên, văn hoá truyền bá đối

ngoại của chúng ta là có lựa chọn: nó
vừa phải có đặc tính dân tộc, lại vừa có
tính thích ứng phổ biến với thế giới, hơn
thế, loại văn hoá này phải là loại hình
Lý trí
Nghiên cứu Trung Quốc
số 1(89) - 2009

52

hữu nghị, loại hình hợp tác, không
mang tính cạnh tranh và tính đối kháng.
Vì vậy, Trung Quốc cần phải tăng
cờng xây dựng hệ thống giá trị văn hóa
lấy hoà làm hạt nhân, tích cực suy
nghĩ nhu cầu đối với sức mạnh mềm
Trung Quốc và yêu cầu trong việc vận
dụng sức mạnh mềm đối với Trung Quốc
của thế giới, phát huy hết mức nguồn
nhân lực và thông tin truyền bá đại
chúng để đa quan niệm lý luận thế
giới hài hoà đến các nơi trên thế giới,
khiến nó trở thành quan niệm văn hóa
đợc xã hội quốc tế chấp nhận phổ biến.
Hiện nay, Trung Quốc nên đặt mục tiêu
chiến lợc truyền bá đối ngoại văn hoá ở
các nớc đang phát triển, thông qua các
kênh, truyền bá đến các nớc này mô
hình phát triển kinh tế Trung Quốc -
Nhận thức chung Bắc Kinh (Beijing

Consensus) có sức hấp dẫn quốc tế nhất,
từ đó ảnh hởng một cách có hiệu quả
đến sự lựa chọn mô hình phát triển của
những quốc gia này và cùng nhau xây
dựng một thế giới hài hòa.
Vũ Lệ Hằng
dịch


Chú thích:
1
Joseph Nye Soft Power Foreign
Policy, Fall 1990, . 166.
2
Joseph Nye, Soft Power, Foreign
Policy, Fall 1990, . 166.
3
Robert Keohane and Joseph S.Nye,
Power and Interdependence in the

Information Age, Foreign Affairs, Sep./
Oct. 1998, p.86
4
Robert Keohane dan Joseph S.Nye,
Powwer and Interdependence in the
Information Age, Foreign Afffairs, Sep./
Oct. 1998, p.86.
5
Joseph Nye, Soft Power, Foreign
Policy, Fall 1990, p.167.

6
Joseph Nye, Soft Power, Foreign
Policy, Fall 1990, p.167.
7
Diêm Học Thông, Từ Tiến: So sánh
sức mạnh mềm Trung Mỹ, Quan hệ quốc
tế hiện đại, năm 2008, kỳ 1, tr. 26.
8
Du Tân Thiên: Xây dựng sức mạnh
mềm và chiến lợc đối ngoại Trung Quốc,
Nghiên cứu vấn đề quốc tế, năm 2008 kỳ
2, tr.16
9
Lục Cơng: Sức mạnh văn hoá yếu
làm Trung Quốc mất điểm thời báo toàn
cầu, ngày 19 tháng 6 năm 2007.
10
Diêm Học Thông: Hạt nhân của sức
mạnh mềm là sức mạnh chính trị, Thời
báo toàn cầu, ngày 22 tháng 5 năm 2007;
Tài nguyên văn hoá cần vận dụng chính
trị, Thời báo toàn cầu, ngày 2 tháng 8
năm 2007.
11
Diêm Học Thông, D Tiến : So sánh
sức mạnh mềm Trung Mỹ, Quan hệ quốc
tế hiện đại, kỳ 1 năm 2008, tr.26
12
joseph Nye, Soft Power, Foreign
Policy, Fall 1990, p. 168.

13
D Tân Thiên: Xây dựng sức mạnh
mềm và chiến lợc đối ngoại Trung Quốc,
Nghiên cứu vấn đề quốc tế, kỳ 2 năm
2008; Diêm Học Thông, Từ Tiến: So sánh
sức mạnh mềm Trung Mỹ, Quan hệ quốc
tế hiện đại, kỳ 1 năm 2008.
14
Joseph Nye, Refining the Nationl
Interest, Foreign Affairs, July/August,
1999, p. 24.

×