47
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Ở NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ
Trần Văn Hoà
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVN) đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với
nhiều thách thức hết sức to lớn. Các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế, cũng
đang nằm trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi
phân tích kết quả điều tra 105 doanh nghiệp, nhằm đánh giá đúng thực trạng phát
triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn thực hiện Luật
Doanh nghiệp.
1. Phát triển về số lượng
Đối với khu vực nông thôn, trong thời kỳ 1991 - 2006, số lượng các
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chỉ bằng 23,7% trong tổng số doanh nghiệp
trên toàn tỉnh. Hai loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất là
doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong thời kỳ 1995 -
2004, các DNVN ở nông thôn đã tăng xấp xỉ 4 lần, từ 68 doanh nghiệp năm 1995
lên 264 doanh nghiệp năm 2004, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
16,3%. Mặc dù số lượng tuyệt đối tăng, nhưng tỷ trọng các DNVN ở nông thôn
so với tổng số DNVN toàn tỉnh lại giảm từ 33,62% năm 2001, xuống còn 27,19%
năm 2002 và 27,41% năm 2004. Đây cũng là thực trạng chung đối với các
DNVN ở nông thôn trong cả nước.
48
2. Phân bố theo thành phần kinh tế và theo ngành
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DNVN ở nông thôn thuộc thành phần
kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm. Ngược lại, các doanh nghiệp
ngoài nhà nước có xu hướng gia tăng, chiếm 98% trên tổng số DNVN ở nông
thôn, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là các hợp
tác xã (HTX), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân đang có xu
hướng giảm, nhường chỗ cho các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đặc biệt là
các công ty TNHH có tỷ trọng tăng từ 8,9% năm 2001 lên 14,7% năm 2004 và
công ty cổ phần tăng tương ứng từ 2,6% lên 4,9%.
Nếu xét theo nhóm ngành kinh tế, thì tỷ trọng các DNVN trong ngành
công nghiệp trên tổng số doanh nghiệp nông thôn tăng từ 49,76% năm 2001 lên
52,08% năm 2004, trong khi tỷ trọng các doanh nghiệp trong ngành thương mại
và ngành dịch vụ giảm.
- Nhóm ngành khai thác khoáng sản: Bao gồm các ngành khai thác đá,
cát, sạn, đất sét, đá vôi, thạch cao, nghiền đập chẻ đá, titan, than bùn và nước
khoáng. Số lượng các DNVN ở nông thôn thuộc nhóm ngành này chiếm tỷ trọng
rất nhỏ (1,89%), phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, phân tán manh
mún, hình thành tự phát, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, thiếu sự quy hoạch
quản lý thống nhất.
- Nhóm ngành công nghiệp chế biến: Bao gồm các ngành chế biến
nông sản, thực phẩm; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất
giường tủ bàn ghế; dệt may; cơ khí; sản xuất sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Số
lượng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này, tăng từ 21 doanh nghiệp năm 2001
lên 33 doanh nghiệp năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp nhóm
ngành này trên tổng số DNVN ở nông thôn lại giảm từ 13,46% năm 2001, xuống
49
12,50% năm 2004.
- Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước: Bao gồm
ngành truyền tải và phân phối điện, nước và khí đốt. Đây là lĩnh vực mới xuất
hiện nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn. Tỷ trọng các doanh nghiệp
thuộc nhóm ngành này tăng từ 1,28% năm 2001 lên 9,47% năm 2004. Loại hình
doanh nghiệp chủ yếu là các hợp tác xã dịch vụ điện nước phục vụ sinh hoạt và
sản xuất ở những khu vực nông thôn, nơi mà các doanh nghiệp Nhà nước khó có
thể quản lý có hiệu quả.
- Nhóm ngành xây dựng: Bao gồm chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công
trình và hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các công trình xây dựng.
Trong những năm gần đây, nhóm ngành này đã chiếm tỷ trọng cao (32,29%)
trong tổng số DNVN ở nông thôn và có chiều hướng tăng. Đại đa số các DNVN
trong nhóm ngành này đều hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân và
một số công ty TNHH.
- Nhóm ngành thương mại: Bao gồm buôn bán và bảo dưỡng xe có
động cơ, nông lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia
đình và cá nhân, máy móc thiết bị và phụ tùng, vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu,
vàng bạc, đá quý Nhóm ngành này có tỷ trọng doanh nghiệp lớn nhất trong
tổng số các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế (34,85%), doanh nghiệp thuộc
nhóm ngành này đại đa số là doanh nghiệp tư nhân, hình thành tự phát với quy
mô nhỏ, phân tán rải rác và tập trung ở những trung tâm, thị trấn, thị tứ và khu
dân cư tập trung.
- Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm các lĩnh vực kinh doanh chính như
khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng và các
hoạt động dịch vụ xã hội và cộng đồng khác. Nhóm ngành này có số lượng doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DNVN ở nông thôn, trong đó có tới 24
50
doanh nghiệp trên tổng số 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng
hoá đường bộ và đường sông, dịch vụ kho vận.
3. Quy mô và cơ cấu vốn
Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn của các DNVN ở nông thôn qua kết
quả điều tra, được trình bày ở Bảng 1. Vốn bình quân một DNVN ở nông thôn là
1,028 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 70%, tương đương 721 triệu đồng
và vốn vay chiếm 30%, tương đương 307 triệu đồng. So sánh với mức vốn bình
quân của doanh nghiệp ở nông thôn trong cả nước là 1,2 tỷ đồng và vốn bình
quân của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là 3,04 tỷ đồng, có
thể nhận thấy quy mô của các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế được khảo
sát là tương đối nhỏ. Điều này được thể hiện ở các doanh nghiệp có vốn dưới 500
triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (41,9%), tiếp theo là doanh nghiệp có vốn từ 1
tỷ đến 5 tỷ đồng (33,33%), và thấp nhất là doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ
đồng (2,86%).
Bảng 1: Vốn và quy mô vốn trong các DNVN ở nông thôn theo nhóm ngành kinh
tế
Nhóm ngành
Chỉ tiêu ĐVT
CN
khai
khoáng
CN chế
biến
SX PP
điện
Xây
dựng
Thươn
g mại
Dịch
vụ
Nguồn vốn
tr.đ
126 809 464 1.249 1.007 1.328 1.028
51
Vốn chủ sở hữu
tr.đ
97 492 343 1.060 464 1.086 721
Vốn vay tr.đ
29 317 121 189 543 242 307
Phân theo quy mô vốn
Dưới 0,5 tỷ đồng
% 100,0 62,5 50,0 21,2 44,4 28,6 41,9
0,5 - dưới 1 tỷ
đồng
% - 20,8 50,0 30,3 22,2 7,4 21,9
1 - 5 dưới tỷ
đồng % - 12,5 - 45,5 29,6 64,3 33,3
5 - dưới 10 tỷ
đồng % - 4,2 - 3,0 3,7 - 2,8
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp
Quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp trong các ngành khác
nhau cũng có sự khác biệt khá lớn. Thực trạng này cho thấy, có sự bất hợp lý về
đầu tư vốn theo các ngành trong các DNVN ở nông thôn.
4. Quy mô và cơ cấu lao động
Kết quả điều tra cho thấy, quy mô lao động trên một doanh nghiệp là
20,7 người, thấp hơn mức bình quân chung so với doanh nghiệp nông thôn của cả
52
nước (22 người), trên 90% DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế có quy mô lao
động dưới 50 người, chỉ có 9,5% doanh nghiệp có quy mô lao động từ 50 người
đến 199 người. Quy mô lao động trong các ngành khác nhau cũng có sự khác biệt
khá rõ. Các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ có số lao động bình quân cao nhất
32,8 người, thứ hai là ngành xây dựng 25 người, thứ ba là ngành công nghiệp chế
biến 23,7 người, sản xuất và phân phối điện có 10 người, và thấp nhất là ngành
thương mại và khai khoáng có 9,4 người trên một doanh nghiệp. Trong đó, lao
động nữ chiếm tỷ lệ rất thấp, bình quân chỉ có 3,4 người, đặc biệt ngành sản xuất
và phân phối điện hầu như là nam giới, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản,
do yêu cầu công việc nặng nhọc và nguy hiểm nên tỷ lệ lao động nữ cũng rất
thấp.
Nhìn chung, trình độ lao động trong các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên
Huế rất thấp, công nhân có trình độ cử nhân, cao đẳng, trung cấp rất ít, chỉ chiếm
khoảng 10% trong tổng số công nhân, đại đa số là lao động phổ thông (52%), đặc
biệt công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ trọng rất thấp (6,93%). Tuy nhiên, trình
độ lao động trong các doanh nghiệp phân bố không đều, tuỳ thuộc vào mức độ
phức tạp về quy trình sản xuất của các ngành, quy mô doanh nghiệp, trình độ
quản lý và nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm.
5. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng DNVN ở nông thôn có lãi chiếm
86,7%, thua lỗ 7,6% trên tổng số doanh nghiệp được điều tra, trong khi đó tỷ
trọng doanh nghiệp có lãi chung toàn tỉnh là 70,12%, doanh nghiệp thua lỗ
23,26%.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DNVN ở nông thôn
53
Thừa Thiên Huế theo nhóm ngành kinh tế
Nhóm ngành kinh tế
Chỉ tiêu ĐVT
CN
khai
khoáng
CN
chế
biến
SXPP
điện
Xây
dựng
Thươn
g mại
Dịch
vụ
Doanh thu tr. đ 293 968 575 1.243
4.296 1.527
1.945
Lợi nhuận tr. đ 7 31 20 23 21 50 27
Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu
%
4,59 3,32 3,08 1,90 1,04 4,42 2,49
Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 6,77 2,75 5,71 2,00 4,66 5,28 3,59
Doanh thu/lao động tr. đ 45 57 57 53 403 71 146
Thu nhập/lao động/tháng
ng. đ
469 402 304 917 664 455 640
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp
Doanh thu bình quân đối với DNVN ở nông thôn là 1,945 tỷ đồng trên
một doanh nghiệp (Bảng 2). Cụ thể, ngành thương mại có doanh thu bình quân
trên một doanh nghiệp cao nhất, tiếp theo là ngành dịch vụ, thứ ba là ngành xây
dựng, thứ tư là ngành công nghiệp chế biến, thứ năm là ngành sản xuất và phân
54
phối điện, nước và thấp nhất là ngành công nghiệp khai khoáng. Theo loại hình
doanh nghiệp, công ty cổ phần và công ty TNHH có quy mô doanh thu bình quân
cao hơn mức bình quân chung, trong khi các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã
có mức doanh thu bình quân thấp hơn mức bình quân chung. Lợi nhuận bình
quân trên một DNVN ở nông thôn là 27 triệu đồng. Tuy nhiên, hai ngành có mức
lợi nhuận bình quân cao hơn mức bình quân chung là ngành dịch vụ và ngành
công nghiệp chế biến. Các ngành xây dựng, thương mại và sản xuất và phân phối
điện, nước có mức lợi nhuận trong khoảng từ 20 triệu đến 23 triệu đồng, ngành
công nghiệp khai thác khoáng sản có mức lợi nhuận thấp nhất.
Tóm lại, trong thời gian triển khai Luật Doanh nghiệp, ở nông thôn Thừa
Thiên Huế đã có sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về số
lượng, đa dạng hoá ngành nghề và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé về vốn, lao động và trình độ công
nghệ và quản lý thấp đã hạn chế sự phát triển của các DNVN ở nông thôn so với
thành thị.
THE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN RURAL
AREA OF THUA THIEN HUE PROVINCE
Tran Van Hoa
College of Economics, Hue University
SUMMARY
The aim of this paper is to evaluate the real status of SMEs in the rural
55
areas of Thua Thien Hue province based on the survey of 105 enterprises. The
main concerns of the paper are the changes in number, the distribution of
ownership form and the economic sectors, the scale of the enterprises in terms of
capital, labor as well as the economic performance. After implementing the Law
of Enterprises, the SMEs in the rural areas of Thua Thien Hue were fast
increased in number and diversified economic sectors as well as competitiveness
in the market.