Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BT NHÓM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.86 KB, 2 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến vùng đất Tây Nguyên chắc mỗi người trong chúng ta, ai cũng
đều có chung suy nghĩ là về Tây Nguyên là về với những cánh rừng màu xanh
đại ngàn, với những con thác ngày đêm đổ ầm ầm trắng xóa, những đàn voi
rừng hoang dã, cùiiing về với cảnh tượng thiên nhiên, với đủ các màu sắc mà
tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này. Màu vàng của những bông hoa cúc quỳ
mọc ven đường quốc lộ như vẫy chào các bạn đến với mảnh đất đầy nắng và
gió này, màu trắng màu của những cánh đồng bạt ngàn màu hoa cà phê, một
loại cây đặc trưng của sứ sở này, màu đỏ màu của đất đỏ bazan. Còn gì thú vị
hơn khi các bạn đến với Tây Nguyên vào một mùa se lạnh các bạn sẽ được
thưởng thức ly cà phê nóng và nghe tiếng nước chảy khẽ kêu róc rách cùng
một chút âm nhạc trũ tình, không dừng lại ở đó, các bạn còn cảm thấy thú vị
hơn khi cùng đốt lủa trại, nhảy múa cùng các cô gái bản địa mang trên mình
những trang phục truyền thống thổ cẩm sặc sỡ hoa văn, cùng uống rượu cần
với bà con nơi đây, cái nóng của những hòn than cùng cái men nóng của rượu
cầnđã xóa tan đi cái lạnh và giúp bạn gắn bó với mảnh đất này hơn
Đến với Tây Nguyên, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để cưỡi voi tham quan buôn
làng, đi thuyền độc mộc trên một hồ nước yên bình để ngắm cảnh và cắm trại
trong rừng nguyên sinh hoặc leo lên một ngọn núi cao để chiêm ngưỡng toàn cảnh
của núi rừng Tây Nguyên; trải nghiệm thực tế ở tại một gia đình địa phương trong
một ngôi làng dân tộc thiểu số với các lễ hội truyền thống của họ, thưởng thức âm
nhạc Cồng Chiêng và khiêu vũ xung quanh lửa trại.
Những phong cảnh đẹp như tranh vẽ của Tây Nguyên cũng được tô điểm thêm
với sự đa dạng của các công trình kiến trúc đáng kinh ngạc, từ nhà "Rông" của các
dân tộc thiểu số, các chùa, đền thờ được thiết kế theo phong cách phương đông
đến các cung điện và hàng ngàn biệt thự phản ánh sự độc đáo kiến trúc cuối thế kỷ
19 của châu Âu.
Tây Nguyên chắc chắn là lý tưởng cho những người quan tâm đến dân tộc học
Bất cứ nơi nào bạn đến, vẻ đẹp của thiên nhiên và long hiếu khách của người dân
Tây Nguyên luôn luôn chào đón và để lại cho bạn những kỷ niệm khó quên.
Tây Nguyên cũng thực sự là một vùng đất kỳ diệu và bí ẩn cho những ai quan tâm


đến sinh thái và mạo hiểm, những người muốn hoà mình vào thiên nhiên, khám
phá những kỳ quan của thiên nhiên
II NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG TÂY NGUYÊN
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp
các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và
Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và
Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với
Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây
Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.639 km
2
.
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng
khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một
tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây
Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền
nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với
mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ
tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây
công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn
thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu
vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng
sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là
mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy
diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có
thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng
10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và

khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí
hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí
hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới
2. ĐẶC ĐIỂM TỪNG VÙNG
2.1 GIA LAI
II. NỘI DUNG
II. KẾT LUẬN
Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước ta , có vị trí chiến lược quan trọng về
kinh tế , chính trị , quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương ,
là mái nhà của cả bán đảo và là chiếc cầu nối với các nước Lào và
Campuchia . Đây là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung và
Đông Nam Bộ . Môi trường sinh thái của Tây Nguyên không chỉ tác động
đến đời sống , sản xuất của nhân dân trong vùng , mà còn đến hàng triệu
dân của các vùng phụ cận và của các nước Lào và Đông Bắc Campuchia
đang làm ăn sinh sống ở khu vực biên giới .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×