Nguồn gốc xuất thân và văn hóa làm việc nhóm
Bạn từ đâu tới? Môi trường sống của bạn có ảnh hưởng gì tới cách bạn làm việc
trong công ty? Gill Corkindale, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Thay đổi Con
người, đã khởi xướng một cuộc thảo luận về vấn đề này.
Bạn từ đâu đến - đó là điều tôi muốn biết!
Trong thế giới của chúng ta hiện nay, câu hỏi này ngày càng trở nên khó trả lời. Nhưng đây
lại là một câu hỏi cần phải trả lời.
Nếu chúng ta muốn hiểu được thế giới quan của mình và cách chúng ta gắn bó với nhau,
chúng ta cần phải hiểu được tất cả những yếu tố ảnh hưởng xung quanh và đã định hình
nên chúng ta.
Khi tôi đặt ra câu hỏi này, hầu hết mọi người đều trả lời tôi bằng cách nói về nơi họ sống,
nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện.
Bạn từ đâu đến? Đó là điều tôi muốn biết
Hãy đặt câu hỏi này cho các cá nhân trong nhóm bạn
Nguồn: crestock.com
Một người có thể nói “nước Pháp” hoặc “nước Mỹ”, nhưng ai cũng biết rằng mỗi người
được thừa kế những di sản văn hóa và có những đặc điểm dân tộc hoàn toàn khác nhau.
Người được hỏi sẽ thấy khó chịu nếu như bạn hỏi lại họ một lần nữa, nhưng sự kiên trì này
là cần thiết bởi vì bạn sẽ phát hiện được rất nhiều thứ ẩn giấu đằng sau sự xác nhận bề
ngoài ấy.
Trong công việc của tôi, câu hỏi này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi xuất xứ của chúng ta
ảnh hưởng đến chúng ta trên nhiều cấp độ: quốc tịch, văn hóa, gia đình, nền giáo dục, bạn
bè, công ty, công việc hoặc chức năng, những vai trò của chúng ta trong hiện tại và trong
tương lai….
Tất cả đều ảnh hưởng đến những “quy tắc” hoặc cách chúng ta nhìn nhận thế.
Nhận biết được những quy tắc này là điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp chúng ta hiểu
được chúng ta đang tác động tới nhau như thế nào. Đó là lý do vì sao tôi luôn luôn trả lời
đầy đủ câu hỏi “anh từ đâu đến” để các khách hàng
có thể hiểu tôi.
Mỗi người trong nhóm
có những nét khác biệt về xuất xứ
Nguồn: gilbertguide.com
Là một người phụ nữ Anh (với một chút gốc gác
Ailen), con thứ trong một gia đình trung lưu, đã tốt
nghiệp đại học, trước đây từng là nhà báo và hiện
giờ là giảng viên về kinh doanh, tôi nhìn thế giới qua
những lăng kính nhất định.
Tôi bảo thủ (vì tôi là người Anh), tôi hướng ngoại (tôi
có gốc Ailen), tôi sáng tạo (làm nghề báo) và đôi khi
tôi cũng nguyên tắc (làm công việc mang tính học
thuật).
Một vài trong số những yếu tố này bổ sung với
những yếu tố khác, nhưng cũng có những yếu tố lại
đối nghịch với nhau, vì vậy không phải lúc nào tôi
cũng hiểu được chúng.
Và rồi chúng ta sẽ hiểu nhau hơn trong công việc
Sau đó tôi lắng nghe câu chuyện từ khách hàng và
chúng tôi cân nhắc về việc sẽ làm việc với nhau như hai cá nhân riêng biệt hay như một
nhóm chung. Nếu chúng tôi muốn né tránh một sự xung đột do mâu thuẫn trong nguyên tắc,
tốt hơn hết là chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau ngay từ đầu.
Hãy cùng xem xét sự phức tạp của một nhóm mà tôi đã hướng dẫn vào tuần trước:
•
Một Chuyên viên tin học người Thụy Điển rời trường học năm 18 tuổi để gia
nhập quân ngũ, sau đó làm việc cho một hãng tàu biển Đan Mạch.
•
Một Giám đốc Marketing người Nhật làm việc trong một công ty gia đình, đã
học nghệ thuật khái niệm ở Tokyo.
•
Một chuyên gia tài chính người Canada gốc Trung Quốc làm việc trong một
ngân hàng của Mỹ.
•
Một anh chàng người Anh gốc Pakistan, thành viên của một văn phòng tư
vấn của Đức.
Mỗi người được nuôi dạy trong một nền văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình khác nhau, họ
được giáo dục theo những kiểu mẫu và ở những trình độ khác nhau, làm những công việc
khác nhau trong các công ty khác nhau với văn hóa tổ chức cũng rất khác nhau.
Tham gia vào nhóm nghĩa là
tìm tiếng nói hòa hợp từ sự khác biệt
Nguồn: mmpc.com
Mặc dù đây không phải là kiểu thường gặp trong một nhóm thông thường, nhưng nó cho
thấy sự đa dạng trong nguồn gốc xuất thân và những khó khăn khi quản lý một nhóm làm
việc đa văn hóa như vậy (khái niệm văn hóa mà tôi nói tới ở đây là văn hóa tổ chức, văn hóa
công việc cũng như văn hóa dân tộc).
Nếu bất cứ ai đó trong những nhà quản lý trên thay đổi quốc gia, công việc, tổ chức hoặc vai
trò của mình, họ sẽ mang theo mình những quy tắc của riêng họ.
Nếu không có sự hiểu biết về bản thân, về hoàn cảnh mới và những con người mới xung
quanh họ, sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra những hiểu lầm, thậm chí là những xung đột, như
tôi thường thấy trong rất nhiều tổ chức.
Những ví dụ điển hình
Luca - một Giám đốc Bán hàng người Peru trong một Công ty bán lẻ của Pháp ở Tây Ban
Nha - có bố mẹ là người Ý. Anh đã được giáo dục trong một trường của Đức tại Lima và học
đại học tại Mỹ.
Mặc dù anh đã thích nghi với rất nhiều kiểu văn hóa nhưng anh vẫn gặp khó khăn khi quản
lý những con người với các tính cách khác biệt ở các văn phòng của anh tại Barcelona và
Mandrid.
Phong cách cởi mở kiểu Ý của anh lại trở nên kỳ quặc với những cách cư xử kín đáo và
mang tính chính trị của những đồng nghiệp Tây Ban Nha.
Nia - một Chuyên gia Thời trang người Pháp đến từ Reunion, một hòn đảo của Pháp ở Ấn
Độ Dương - có gia đình gốc gác từ Rajasthan, bắc Ấn Độ.
Cô có thể “xoay xở” với những thói quen cứng nhắc đầy tính thủ tục của người Pháp, nhưng
cô thấy khó mà có thể chịu đựng sự thiếu tự nhiên và thiếu cởi mở từ những đồng nghiệp
của mình.
Cả Luca và Nia đều có vẻ ngạc nhiên khi được hỏi về nguồn gốc xuất thân của mình, mặc
dầu họ đều biết rõ rằng nền văn hóa và những đặc điểm văn hóa mà họ kế thừa nắm giữ
đầu mối quan trọng lý giải cho những khó khăn mà họ gặp trong công việc.
Họ đã hòa mình quá tốt vào những đất nước đã nuôi lớn họ đến mức họ không còn để ý đến
những quy tắc văn hóa sâu đậm đã tạo nên họ.
Trái ngược với họ là Remy - một Giám đốc người Thụy Điển của một Công ty thực phẩm
Pháp - một người luôn giữ mối liên lạc chặt chẽ với nguồn cội và những giá trị gia đình của
mình.
Nơi anh sống - anh nói - là
một ngôi làng ở ngoại ô
Lausanne, cũng là nơi gia
đình anh đã sống trong suốt
200 năm, nhưng nơi anh
xuất thân lại là một ngôi làng
ở phía đông nước Pháp, nơi
tổ tiên của anh đã cư ngụ từ
400 năm trước đó.
Vậy anh đến từ đâu? Những
lực đẩy văn hóa nào đã định
hình nên anh trong công
việc? Lực đẩy nào có tác
động mạnh nhất đến anh:
quốc tịch, những di sản, nền
giáo dục, nghề nghiệp hay
văn hóa tổ chức? Và anh có
dẫn chứng nào chứng minh
cho việc những ảnh hưởng
đó đã giúp đỡ hay gây khó
khăn cho công việc của anh
hay không?
Ý kiến phản hồi
1. Mặc dù những công ty tiêu
biểu trên hiểu được sự khác
biệt giữa những nhân viên
đến từ các nền văn hóa khác nhau, họ vẫn có thể thất bại khi đến một giai đoạn mà Gill
Corkindale đã miêu tả: trân trọng sự khác biệt tinh tế trong từng nhóm.
Rất nhiều vấn đề nảy sinh từ
sự khác nhau về nguồn gốc của
các cá nhân trong nhóm
Nguồn: qualitylogoproducts.com
Nếu một công ty tuyển dụng những người Ý, công ty đó có thể được đánh giá là mang tính
xã hội và cởi mở. Nếu điều này nhìn chung là đúng - những sự khái quát này phải được sử
dụng cẩn thận, thì sẽ có rất nhiều nhóm nhỏ trong một tổng thể lớn, tạo ra bởi sự khác biệt
về địa lý, về tôn giáo và rất nhiều những điều kiện kinh tế - xã hội khác.
Điều này đúng với tất cả các nhóm, dù đến từ Anh, Mỹ, Đức, Ấn Độ, vv. Cần có sự kiên
nhẫn và kỹ năng để xác định mỗi người đến từ đâu và tại sao. Các công ty đầu tư nhiều vào
quá trình này sẽ được lợi vì giúp được các nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của
mình.
Andy Hitchens
2. Sự va chạm trong một nhóm có thể xảy ra bởi những đặc điểm văn hóa, cá nhân như Gill
Corkindale đã chứng kiến trong công việc của cô. Không giống như những đổ vỡ trong một
công ty thường nảy sinh từ những hiểu lầm trong các nhóm.
Thông thường để giải quyết những mâu thuấn này, cần có một người bên ngoài có kỹ năng
để có thể giải quyết. Mỗi nhân viên nhờ đó sẽ hiểu rõ hơn chính mình và các đồng nghiệp.
Các nhân viên cấp cao có lẽ là quá kín đáo để có thể tự mình nhìn nhận vấn đề.
Pierre j.
3. Tôi nhận ra rằng thứ tự trong gia đình cũng là một yếu tố to lớn. Thứ tự trong gia đình có
nghĩa là bạn có bao nhiêu anh chị em ruột, bạn là con thứ mấy trong nhà.
Tôi là người con thứ 6 trong gia đình có bảy đứa con, do đó tôi luôn bị cuốn hút bởi những
công việc cần sự cộng tác hoặc làm việc nhóm và luôn tránh xa những đồng sự ích kỷ kiểu
“con một”.
Tôi nghĩ rằng động lực trong gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng. Bố mẹ tôi không hay
cãi nhau và chúng tôi - những đứa con - luôn cố gắng làm cho mọi người trong nhà hạnh
phúc do vậy chúng tôi luôn giữ cho gia đình ở trạng thái bình thường.
Tìm bản sắc riêng để tạo sức mạnh chung
Nguồn: saga.vn
Chúng tôi luôn tránh sự đối đầu bởi chúng tôi đã nhận ra sự cực đoan của nó. Bài học này
vẫn được thể hiện trong cách làm việc của tôi: luôn hài hước để tránh những tình huống rắc
rối, luôn lắng nghe và thấu hiểu các quan điểm khác nhau và biết cách thỏa hiệp.
Mark Dlugozima