Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn uống khi gan nhiễm mỡ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 5 trang )

Ăn uống khi gan nhiễm mỡ
Thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ,
kết quả hay cho ra gan nhiễm mỡ
khiến nhiều người thấy lo lắng.

Ảnh: minh họa - Internet
Lương y Như Tá cho rằng, phần lớn các
trường hợp gan nhiễm mỡ chưa phải là
bệnh lý của gan, mà đó chỉ là sự tích lũy
mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế, cải
thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cần điều
chỉnh lại các yếu tố nguy cơ. Thường gan
nhiễm mỡ hay gặp ở những người béo
phì, nghiện rượu, tiểu đường dạng 2;
dùng nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất
béo
Đa phần những người có gan nhiễm mỡ
không có biểu hiện triệu chứng, mà biết
được là qua xét nghiệm. Tình trạng tích
mỡ tại gan diễn ra từ từ nên các biểu hiện
của nó cũng khó cảm nhận được. Chỉ khi
nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy
ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan
căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có
cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan
Ăn uống, bài thuốc
Theo lương y Như Tá, với người khi xét
nghiệm cho biết gan nhiễm mỡ, thì cần
giảm thức ăn béo, giảm lượng mỡ động
vật, lòng đỏ trứng, tránh rượu, hạn chế
dùng phủ tạng động vật. Nên dùng nhiều


rau củ quả tươi xanh, như cải xanh, cải
cúc, rau muống, cà chua, cà rốt, mướp,
dưa chuột, quả dâu, bắp, trà xanh Bên
cạnh đó cần vận động cơ thể nhiều hơn.
Ngoài ra, theo lương y Như Tá, tùy vào
thể bệnh mà y học cổ truyền có những
bài thuốc khác nhau. Với thể can khí uất
kết - người hay khát nước, tiểu ít, hông
sườn đầy tức, bụng đầy; có thể dùng bài
thuốc gồm các vị: bạch thược, bạch truật
(cùng 15g), chỉ thực, phục linh (cùng
30g), đương quy 12g, sài hồ, sơn tra, uất
kim (cùng 12g), bạc hà, chỉ xác (cùng
8g), cam thảo 6g, sắc (nấu) uống.
Nếu thể khí trệ huyết ứ thì biểu hiện hay
mệt mỏi, hay đau nhói trước ngực; có thể
dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa,
đương quy, bạch thược (12-16g), đào
nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (cùng 10-
12g), đơn sâm 12g, hồng hoa, sung quý
tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung, ô
dược, uất kim (cùng 8-10g).
Nếu thể tỳ hư đờm thấp, biểu hiện chân
tay mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy ; trường
hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các
vị: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc
nhự (cùng 10-12g), trần bì, bán hạ, chỉ
thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (cùng
6-10g), chích thảo 3g, ô dược 10g, sơn
tra 10g, sắc uống. Cách sắc như sau: cho

các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước,
nấu còn 1 chén, chắt nước ra; cho tiếp 2
chén nước vào, sắc còn nửa chén. Hòa
hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong
ngày.

×