Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bảo vệ sức khỏe thời lạm phát ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.95 KB, 5 trang )

Bảo vệ sức khỏe thời lạm phát
TPO - Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, lạm phát tăng mạnh,
áp lực mưu sinh thường khiến con người dành ngày càng ít
sự quan tâm cho sức khỏe của mình. Khối lượng công việc
lớn khiến thời gian nghỉ ngơi ngày càng rút ngắn lại. Các
bữa cơm gia đình phải nhường chỗ cho cơm văn phòng phục
vụ nhanh, các bữa ăn vội vã, qua loa


Thực đơn thiếu chủ động này dẫn đến nguy cơ không kiểm soát
được an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ bị mắc các bệnh lý về tiêu
hóa như trướng bụng, tiêu chảy,… Bên cạnh đó còn phải kể đến
tình trạng mất cân bằng về hàm lượng dinh dưỡng nạp vào,
khiến cơ thể bị thiếu chất và dễ bị stress khi công việc căng
thẳng.
Vậy cần phải làm gì để lấy lại thế chủ động trong trường hợp nói
trên? Trên thực tế, vì nhiều lý do khách quan về thời gian và chi
phí nên phần lớn người đi làm đều khó tránh khỏi việc phải ăn
ngoài từ một đến hai bữa mỗi ngày, dù biết rằng hàm lượng chất
dinh dưỡng nhận được cũng lên xuống theo lạm phát.
Do đó thay vì tìm cách thay đổi thực tế này, ta nên chấp nhận nó
và tìm cách chủ động điều chỉnh, nghĩa là tìm cách tăng cường
hệ miễn dịch tự bảo vệ trước nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm
không an toàn, và cân bằng lại dinh dưỡng thông qua các nguồn
cung phổ biến dễ dùng hàng ngày.
Bảo vệ hệ tiêu hóa để tăng cường miễn dịch
Về cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người, Tiến sĩ
Nguyễn Hữu Toản, Nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng và Lâm
sàng Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Trong cơ thể người, đường
ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất với khoảng 70-80% các yếu
tố miễn dịch được đặt tại đây. Đường ruột khỏe mạnh đồng


nghĩa với sức đề kháng cũng theo đó tăng lên. Trong khi đó,
việc bảo vệ cho đường ruột lại có thể thực hiện bằng một công
thức đơn giản: bổ sung cho cơ thể một lượng lợi khuẩn
(probiotics) đầy đủ”.
Theo các nghiên cứu khoa học, số lượng vi khuẩn sống trong hệ
tiêu hoá nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào của cơ thể, bao gồm cả
vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt – lợi khuẩn.
Chính nhóm lợi khuẩn này đã luôn đóng vai trò như lá chắn đầu
tiên trong hệ thống miễn dịch của con người, kìm hãm sự phát
triển của các vi khuẩn xấu và chống lại các bệnh về đường tiêu
hoá.
Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cần có tỷ
lệ lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn
chỉ chiếm 15%. Tỷ lệ lợi khuẩn lý
tưởng trên sẽ bị suy giảm trong những
trường hợp mắc bệnh về tiêu hóa, hoặc
ở những người đang được điều trị bằng
kháng sinh do kháng sinh có tác dụng
tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong đường
ruột.
Một khi có sự gia tăng đột biến hại
khuẩn so với lợi khuẩn, đường ruột
thường dễ dàng bị nhiễm khuẩn, gây
sưng, viêm, thậm chí là ung thư ruột.
Để duy trì tỷ lệ vi sinh trong đường
ruột ở mức lý tưởng 85%-15% nói
trên, chúng ta cần sử dụng các loại
thực phẩm bổ sung lợi khuẩn cho cơ
thể như sữa tươi, sữa chua ăn, phô
mai Trong các loại thực phẩm này, sữa chua ăn thân thiện với

hệ tiêu hoá nhất, với tính phổ biến cao và mức chi phí cũng rất
dễ chấp nhận.
Cân bằng dinh dưỡng bằng thực phẩm phổ biến
Vấn đề thứ hai cần giải quyết trong giai đoạn khó khăn này là tự
cân bằng hàm lượng dinh dưỡng giữa các bữa ăn. Nhu cầu cân
bằng này có theo cả hai chiều: Bị thiếu dinh dưỡng do khẩu
phần ăn không đủ chất và bị thừa dinh dưỡng do ăn quá nhiều.
Và đương nhiên, giải pháp cân bằng cũng cần phải tương đối
đơn giản, dễ thực hiện và với chi phí thấp.
Cách ăn sữa chua hợp

- Dùng khoảng 2 hộp
mỗi ngày
- Dùng sau khi đã ăn no
để giảm lượng lợi
khuẩn
bị dịch vị tiêu diệt.
-
Dùng ăn nhẹ giữa buổi
cho những người theo
chế độ ăn kiêng.
- Đối với các trường
hợp vừa khỏi bệnh, nên
dùng các dòng sữa chua
tập trung bổ sung lợi
khuẩn để củng cố hệ
tiêu hóa đã bị suy yếu.
Trên thực tế, phần lớn các khẩu phần ăn ngoài cho người đi làm
hiện nay đều không cung cấp đủ dưỡng chất mà cơ thể yêu cầu,
vì đã bị điều chỉnh cho phù hợp với lạm phát thực phẩm. Do đó,

chỉ nên xem bữa trưa là bữa phụ trong ngày, và cần bổ sung
thêm những nguồn dinh dưỡng khác cho cơ thể trong giờ làm
việc.
Có thể tận dụng ngay một nguồn thực phẩm khá dễ tìm đã được
nhắc đến đó là sữa chua ăn. So với phô mai, sữa tươi hay sữa bò
thông thường, các thành phần dinh dưỡng như chất đạm và chất
béo trong sữa chua ăn đã được chuyển hoá một phần, giúp cơ
thể nhanh chóng hấp thụ.
Đặc biệt, đối với những người khó hấp thụ đường lactoza
(lactose) từ sữa tươi có thể yên tâm sử dụng sữa chua ăn thay
thế, do đường lactoza đã chuyển thành các loại đường đơn dễ
tiêu hoá.
Vậy còn đối với những người do nhu cầu công việc mà thường
xuyên tham gia các buổi chiêu đãi thì sao? Những chất dinh
dưỡng bị dư thừa từ việc ăn uống quá mức cũng tạo áp lực cho
hoạt động trao đổi chất.
Theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, lượng chất không được hấp
thu hết sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa – kẻ thù của sức khoẻ và
sắc đẹp. Để đẩy mạnh quá trình hấp thu và tránh mỡ thừa, một
lần nữa chúng ta cần dựa vào vai trò của lợi khuẩn trong đường
ruột. Ở tỷ lệ vi sinh lý tưởng, lợi khuẩn sẽ giúp hấp thu tối đa
lượng dinh dưỡng có thể.
Nếu đã chọn sữa chua ăn như một nguồn bổ sung lợi khuẩn,
những người cần giảm cân sẽ còn được lợi từ một yếu tố khác.
vị béo của sữa chua ăn có thể thoả mãn nhanh chóng cơn thèm
phô mai, bơ, đường trong khi thực tế hàm lượng carbohydrate,
protein và các khoáng chất trong sữa chua ăn chỉ đáp ứng vừa đủ
nhu cầu dinh dưỡng và giúp duy trì lượng đường huyết ổn định.
Canxi – một vi chất rất giàu khác trong sữa chua ăn là chất xúc
tác giúp đốt cháy mỡ thừa, chuyển hoá chúng thành năng lượng

thay vì đọng lại trong cơ thể.
Đương nhiên, lượng năng lượng này cần được giải phóng hết
trong quá trình hoạt động hàng ngày. Kết hợp với ăn kiêng,
luyện tập hợp lý, việc sử dụng sữa chua ăn sẽ giúp người thừa
cân giảm trọng lượng cơ thể một cách đáng kể.

×