Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đề tài:" Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của VINACONEX". ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.99 KB, 40 trang )

z














Luận văn
Đề tài:" Thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của
VINACONEX".



























































LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


1

LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại Quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế
quốc dân. Đối với tất cả quốc gia trên thế giới, trong tiến trình mở cửa thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì ưu tiên lớn nhất thường là vấn đề đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm
lĩnh thị trường khu vực và quốc tế. Nhập khẩu cho phép bổ xung những sản
phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả

và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Xuất khẩu lại được khuyến khích
nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăng thu ngoại tệ.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công
nghiệp hoá - hiện đại hoá thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế
đối ngoại đặc biệt quan trọng. Hơn hai mươi năm qua, với nhiều chủ trương
và chính sách của Đảng và Nhà nước, các mối quan hệ đối ngoại ngày càng
mở rộng và phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các ngành kinh tế của ta với
các nước trong khu vực và thế giới.
Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, Tổng Công ty
xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX đã sớm khẳng định vai trò
của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của
Tổng Công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn
mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế quốc dân.
Để khai thác triệt để lợi thế của việc xuất nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh
vực xây dựng nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng trong nước, việc đánh
giá hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xây dựng và đề ra giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó trong quá
trình thực tập và tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh ở Tổng Công ty VINACONEX
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


2

tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là :" Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của VINACONEX".
Kết cấu của luận văn:
- Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:

Chương I : Những vấn đề lý luận chung về Thương mại quốc tế nói chung
và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Tổng Công
ty VINACONEX trong thời gian qua.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
hàng hoá tại Tổng Công ty VINACONEX
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


3

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG

I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.Khái niệm về Thương mại Quốc tế
Hoạt động thương mại Quốc tế xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 -3 sau
công nguyên điển hình là "con đường tơ lụa". Những lái buôn chở hàng từ
Châu Á(chủ yếu là tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc) bằng lạc đà vượt qua
sang các nước Châu Âu và mua hàng hoá Châu Âu trở về để bán. Họ đã đi
những bước đầu tiên trên con đường Thương mại quốc tế (TMQT). Qua năm
tháng, hoạt động TMQT ngày càng phát triển.
Ngày nay, TMQT không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là
sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế.
TMQT một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù
hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác phải tính đến
lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn tính toán
cái có thể thu được so với cái phải bỏ ra khi ham gia vào TMQT.

Như vậy, TMQT là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc
gia dưới hình thức buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận tối đa.
2. TMQT - Một sự cần thiết khách quan
Từ lâu các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng các quốc gia cũng như các cá
nhân không thể sống và lao động sản xuất riêng rẽ mà có đầy đủ mọi thứ
được, mà phải có mối quan hệ và hợp tác với nhau thông qua những hoạt
động kinh tế xã hội. Do đó một tất yếu khách quan là phải có TMQT mới đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là
phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và quy mô
sản xuất ngày càng lớn.
Sự cần thiết của TMQT thể hiện qua một số điểm sau :
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


4

- Lý do cơ bản nhất là TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng
của một số nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số
lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất
trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán.
- Về mặt kinh tế, TMQT đem lại nguồn thu nhập lớn cho mỗi quốc gia.
Các quốc gia khai thác được cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của
mình. Quốc gia lớn mạnh ngoài việc thu ngoại tệ còn củng cố ngày càng
vững vị trí vốn đã chắc của mình trên thương trường. Quốc gia lạc hậu thì
tiếp cận được khoa học kĩ thuật tiên tiến, học hỏi được phương thức quản lý
mới, giả quyết công ăn việc làm cho người lao động,
- TMQT ngày càng gắn liền với cạnh tranh gay gắt mà trung tâm cạnh
tranh hướng vào hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu
dùng. Các quốc gia là các hệ thống kinh tế phụ thuộc nhau và mâu thuẫn

nhau gay gắt vì chúng vừa có khuynh hướng bảo hộ vừa có khuynh hướng
mở cửa. Muốn tồn tại các quốc gia phải tự nâng mình lên, sản phẩm sản xuất
ra phải có chất lượng ngày càng cao mới đáp ứng được nhu cầu phong phú,
đa dạng của con người.
Như vậy, TMQT là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất
trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
II. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
VỚI NỀN KINH TẾ QUÔC DÂN
Thế giới ngày càng phát triển thì vai trò TMQT trở thành tất yếu cho sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Có TMQT nói chung và hoạt động
nhập khẩu nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Có thể nói, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến
sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà trong
nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


5

Cụ thể, vai trò của hoạt động nhập khẩu thể hiện qua một vài điểm sau :
- Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền
kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối
đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế. Sản xuất trong nước phải học tập,
nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với
hàng nhập.
- Trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm
bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phần

cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc
để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ ngoại thương bao giờ cũng
phức tạp, chứa đầy sự rủi ro so với mua bán trong nước do có sự khác nhau
về nhiều mặt. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu,
doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau :
1. Nghiên cứu thị trường
Vai trò của việc nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu rất
quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường, có nguồn
thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing. Nếu
không thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc thực hiện sơ sài, doanh nghiệp sẽ
phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Trong TMQT, nghiên cứu thị trường
bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trưòng nước ngoài.
1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước
Trên thị trường luôn có những biến động mà bản thân doanh nghiệp rất
khó lượng hoá được. Do vậy cần phải theo sát và am hiểu thị trường thông
qua hoạt động nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trưòng có ý
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


6

nghĩa cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của
doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời được các

câu hỏi sau:
 Thị trường trong nước đang cần mặt hàng gì? Tìm hiểu về mặt
hàng, quy cách, mẫu mã, chủng loại,
 Tình hình tiêu thụ mặt hàng ấy ra sao?
 Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào?
 Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu?
1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn được nguồn hàng nhập khẩu và
đối tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc
nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kĩ lưỡng như thị trường
trong nước. Doanh nghiệp cần biết các thông tin về khả năng sản xuất, cung
cấp, giá cả và sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó cần am hiểu về chính
trị, luật pháp, tập quán kinh doanh, của nước bạn hàng.
2. Lập phương án kinh doanh
Dựa vào kết quả thu được của việc nghiên cứu thị trường, các đơn vị kinh
doanh nhập khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằm ứng
phó với những dự đoán về diễn biến của quá trình nhập khẩu hàng hoá cũng
như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện được quá trình này.
Nội dung của việc lập phương án kinh doanh bao gồm nhiều công việc,
trong đó có các công việc sau:
+ Vấn đề cơ bản đầu tiên là phải xác định được mặt hàng nhập khẩu.
+ Xác định số lượng hàng nhập khẩu.
+ Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch,
+ Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu như chiêu đãi, mời khách,
quảng cáo,
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


7


+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu.
3. Ký kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán Quốc tế là sự thoả thuận của những đương sự có quốc
tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một khối
lượng hàng hóa nhất định cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền và
nhận hàng.
Trong TMQT, hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là chứng từ cụ
thể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Mọi quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi hai bên đã
ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì vậy hợp đồng chính là
bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp, vi phạm hợp
đồng. Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường có nội dung sau :
 Số hiệu hợp đồng
 Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
 Tên và địa chỉ của các bên đương sự
 Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
 Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng gồm:
 Tên hàng
 Số lượng
 Qui cách, chất lượng
 Giá cả
 Phương thức thanh toán
 Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những điều khoản khác như
điều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều khoản khác.
Cụ thể, một hợp đồng nhập khẩu có thể gồm các điều khoản như sau:
Điều 1: Các khái niệm chung (đặc biệt cần với hợp đồng nhập khẩu dây
chuyền sản xuất).
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng

m¹i


8

Điều 2: Hàng hoá và số lượng.
Điều 3: Giá cả.
Điều 4: Thanh toán.
Điều 5: Giao hàng.
Điều 6: Kiểm tra hàng hoá.
Điều 7: Trọng tài.
Điều 8: Phạt.
Điều 9: Bất khả kháng.
Điều 10: Thực hiện hợp đồng.
Điều 11: Các quy định khác.
Đi kèm với hợp đồng có thể có các bản phụ lục tài liệu kỹ thuật, các bản
kê chi tiết tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và yêu cầu của các bên.
4. Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thưong đã được ký kết, các bên tham
gia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc phức tạp đòi
hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc
gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm các bước sau:















Ký hợp đồng
Xin giấy phép
(nếu cần)
Mở L\C
Đôn đốc
phía bán
giao hàng

Thuê tàu
(Nếu có
quy
ền)

Mua bảo
hiểm(Nếu
có quy
ền)

Làm thủ
tục hải
quan(Nh
ập khẩu)
Nhận

hàng(Kiểm
tra SL, CL)

Làm thủ tục
thanh toán
Xử lý tranh
chấp(nếu có)
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


9

Trình tự trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có những công việc
tất yếu phải làm, có những công việc có thể làm hay không tuỳ từng hợp
đồng và có những công việc thay đổi vị trí cho nhau.
5. Đánh giá hiệu quả thực hiện
Kết quả kinh doanh nhập khẩu được xác định bằng lợi nhuận đem lại. Lợi
nhuận được tính toán trên cơ sở chi phí và doanh thu. Ngoài việc hạch toán lỗ
lãi còn phải đánh giá về bạn hàng, về thị trường, về mối quan hệ tiếp theo
giữa doanh nghiệp với bạn hàng.
Qua việc đánh giá này để rút ra kinh nghiệm, mặt mạnh phát huy, mặt
yếu khắc phục nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong các thương vụ sắp tới.
IV. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nhóm nhân tố bên trong
1.1. Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính
Trong kinh doanh nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể làm được
gì ngay cả khi đã có cơ hội kinh doanh. Có vốn và trường vốn giúp doanh
nghiệp thực hiện các công việc kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn,

có điều kiện để tận dụng các cơ hội để thu lợi lớn.
Sự trường vốn tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác do có
điều kiện sử dụng các phưong tiện hiện đại. Ngoài ra còn cho phép doanh
nghiệp có thể thực hiện tốt các công cụ marketing trên thị trường về giá cả,
cách thức nhập khẩu và bán hàng trên thị trường nội địa, tạo điều kiện tốt cho
hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.2. Nhân tố con người
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong
Công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về
tiềm lực của doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất. Một đội ngũ vững
vàng về chuyên môn, kinh nghiệm trong giao thương quốc tế, có khả năng
ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và say mê nhiệt tình trong
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


10
công việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp.
Do đặc điểm riêng của kinh doanh TMQT là thường xuyên phải giao dịch
với đối tác nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh còn phải
giỏi ngoại ngữ. Ngoại ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giao dịch, làm ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc.
1.3. Lợi thế bên trong của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có uy tín trên thị trường là một
điều kiện rất thuận lợi. Có uy tín với bạn hàng về việc thanh toán đủ, đúng
hạn sẽ thuận lợi cho những hợp đồng sau này. Uy tín của doanh nghiệp là
nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp. Nếu có
chức năng nhập khẩu uỷ thác thì khi doanh nghiệp có uy tín sẽ có nhiều các
đơn vị trong nưóc uỷ thác việc nhập khẩu cho doanh nghiệp. Hàng hoá của

doanh nghiệp dễ tiêu thụ hơn những doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn,
mất uy tín với khách hàng.
Ngoài ra, một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhập khẩu một sản
phẩm nào đó sẽ lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng trong nước do am hiểu về thị trường, có những
mối quan hệ rộng, lâu năm.
2. Nhóm nhân tố bên ngoài
2.1. Chính sách của Chính phủ
Chính sách của Chính phủ có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt
động nhập khẩu. Các chính sách tài chính tín dụng ưu đãi cho các nhà nhập
khẩu sẽ tạo cho họ nắm được cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Chính sách
bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu đã
làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu muốn thu lợi nhuận qua
việc bán hàng nhập khẩu trong nước, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội,
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


11
tạo công ăn việc làm cho người lao động, hơn nữa khuyến khích các ngành
sản xuất trong nước phát huy được khả năng của mình.
2.2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tính
theo phần trăm đối với tổng trị giá hàng hoá hay là kết ọp cả hai cách nói trên
đối với hàng nhập khẩu. Theo đó người mua trong nước phải trả cho những
hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nước ngoaì
nhận được.
Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng
trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên
thuế nhập khẩu làm cho giá bán trong nước của hàng nhập khẩu cao hơn mức

giá nhập và chính người tiêu dùng trong nước phải chịu thuế này. Nếu thuế
này quá cao sẽ đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với
hàng nhập và làm hạn chế mức nhập khẩu của doanh nghiệp.
Từ cuối thập kỷ 80, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triển
TMQT, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cạnh
tranh với thị trường thế giới. Để thực hiện chiến lược đó, nhiều nước đã cắt
giảm thuế quan để khuyến khích trao đổi. Ví dụ như Đài Loan đã giảm thuế
hàng nhập khẩu từ 40% xuống 20%. Thái Lan giảm thuế xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị từ 30% xuống còn 5%. Việt Nam với tiến trình tham gia vào
AFTA giảm mức thuế suất xuất nhập khẩu xuống còn 0 - 5% vào năm 2006.
Còn hiện tại việc quy định mức thuế xuất nhập khẩu luôn là đề tài được quan
tâm từ nhiều phía.
2.3. Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhập khẩu
về số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhất định hoặc từ những thị trường
nhất định trong một khoảng thời gian thường là một năm.
Mục tiêu việc áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch của
Nhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại
tệ, bảo đảm các cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


12
Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩu
đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Hạn ngạch nhập khẩu
có tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu tức là do có hạn ngạch làm
giá hàng nhập khẩu trong nước sẽ tăng lên. Nhưng hạn ngạch không làm tăng
thu ngân sách. Đối với cả Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước, việc cấp
hạn ngạch nhập khẩu có lợi là xác định được khối lượng nhập khẩu biết trước.

Hiện nay Nhà nước ta tiến hành đấu thầu hạn ngạch chứ không phân bổ
trực tiếp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa. Doanh nghiệp nào thắng
thầu thì sẽ có quyền nhập khẩu mặt hàng đó với số lượng quy định.Tuy nhiên
việc nhập khẩu nhiều hay ít khi doanh nghiệp đã thắng thầu phụ thuộc vào
đinh ngạch (tổng hạn ngạch) mà Chính phủ đưa ra.
2.4. Tỷ giá hối đoái
Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối
đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy,
giá cả của một đơn vị tiện tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của
nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái (TGHĐ).
Việc áp dụng loại TGHĐ nào, cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc phá giá đồng nội tệ hay chính là TGHĐ cao lên sẽ có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, TGHĐ thấp sẽ hạn
chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu.
2.5. Nhân tố cạnh tranh
Cạnh tranh được xem xét theo hai góc độ: cạnh tranh trong nội bộ ngành
sản xuất trong nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong một thời
kỳ, nếu có nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng và tiêu thụ
ở thị trường nội địa hay nhập khẩu để sản xuất cùng một loại mặt hàng thì
việc cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, doanh số bán hàng, ảnh
hưởng tới mức tiêu thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh
doanh. Khi có nhiều nhà nhập khẩu cùng quan tâm đến một loại hàng hoá,
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


13
giá nhập khẩu cũng tăng lên làm tăng các khoản chi phí, giảm hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Các nhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập thị trương nội địa cũng trở
thành một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Họ cạnh tranh
bằng giá cả, chất lượng, mẫu mã. uy tín, khi thu hút được khách hàng về
phía mình, các sản phẩm của nước ngoài làm giảm thị phần của sản phẩm
được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó làm giảm doanh số
bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
2.6. Nhân tố văn hoá, thị hiếu của mỗi quốc gia
Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau và mỗi quốc gia có một
phong tục tập quán khác nhau. Một quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổ
sung, thay thế cho việc tiêu dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất các loại
hàng hoá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu trong một giai đoạn nhất định của
dân cư. Việc nghiên cứu văn hoá, thị hiếu sẽ quyết đinh kết quả bán hàng của
các nhà nhập khẩu và quyết định đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA
TỔNG CÔNG TY VINACONEX TRONG THỜI GIAN QUA

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY VINACONEX
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Được thành lập ngày 27 -9 -1988, VINACONEX khi đó là Công ty dịch
vụ xây dựng và xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ Xây dựng, có nhiệm vụ
quản lý cán bộ, công nhân lao động ngành xây dựng làm việc ở các nước
Bulgari, Nga, Tiệp khắc (cũ), Irắc, tháng 8 - 1991 trở thành Tổng công ty
xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam(VINACONEX).
Tháng 11 - 1995, Tổng công ty VINACONEX được Chính phủ quyết
định trở thành một Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 90) với nhiều thành
viên mới là các công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây. Từ đó đến nay,
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i



14
nhiều công ty của các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Hà Nội,
Đắc Lắc, Quảng Nam, Đồng Tháp, Hà Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã gia
nhập làm thành viên của Tổng công ty, cùng với nhiều công ty cổ phần thành
lập mới, liên doanh tạo ra một đại gia đình VINACONEX. Trải qua những
năm tháng xây dựng và trưởng thành, cho đến nay, VINACONEX đã trở
thành Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng, với chức năng
chính là: xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh
xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế
khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao
động ra nước ngoài, và đặc biệt, đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế đang
là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xứng tầm với tập đoàn kinh tế mạnh.
Cho đến nay, Tổng công ty đã có một đội ngũ lớn mạnh với hơn 26.000
cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên, nhiều người trong số đó đã được
đào tạo và làm việc ở nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh
nghiệm, có thể đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng.
1.1. Về hoạt động kinh doanh xây lắp
Hoạt động xây lắp đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng
công ty kể từ năm 1995. VINACONEX đã thực hiện đa dạng hoá công tác
xây lắp ở các lĩnh vực: dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, truyền
tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thuỷ lợi và thiết kế các
loại công trình với kỹ thuật chuyên ngành khác nhau, qui mô lớn trong và
ngoài nước Ngày nay VINACONEX được biết đến như một trong những
Tổng công ty hàng đầu về xây lắp ở Việt Nam, ngày càng khẳng định được vị
thế, khả năng và uy tín của mình trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay
gắt. VINACONEX hàng năm đã thi công hàng nghìn công trình, hạng mục
công trình, trong đó có nhiều công trình lớn, đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao, phức
tạp thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: công nghiệp, dân dụng, giao

LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


15
thông thuỷ lợi, cấp, thoát nước, cơ sở hạ tầng kĩ thuật khác, điển hình như:
các nhà máy xi - măng công suất lớn, nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân
đạm ; phát triển các đô thị mới có quy hoạch, kiến trúc đồng bộ theo tiêu
chuẩn quốc tế, các cao ốc, cụm biệt thự ở các thành phố lớn, tổ hợp Đại sứ
quán, Trung tâm báo chí, các khách sạn quốc tế cao cấp; Dự án cấp nước Hà
nội, các nhà máy nước, các dự án thoát nước Hà nội, các công trình giao
thông Ở nước ngoài, Tổng công ty đã thi công nhiều công trình như: Đại
học Tổng hợp ORAN của Angieri, đường xe điện ngầm và nhà máy điện
nguyên tử ở Bungari, các nhà máy, bệnh viện, trường học tại Liên - Xô (Cũ)
và Liên bang Nga, Đại học quốc gia và bệnh viện ở thủ đô Viên - chăn (Lào).
1.2. Về xuất khẩu lao động
Ngày nay VINACONEX được biết đến như là một doanh nghiệp hàng
đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chỉ trong vòng 10 năm
gần đây, VINACONEX đã đưa trên 50.000 người đi làm việc ở trên 20 nước
trên thế giới như các nước ở Trung Đông, Libya,Irắc, Kuwait, Bắc Phi, Nhật,
Hàn Quốc, Singapore, trong số đó bao gồm: kỹ sư, đội trưởng, công nhân
có nghề, lao động phổ thông, thực tập sinh, Uy tín của VINACONEX tại
các thị trường nói trên ngày càng được nâng cao và do đó, ngày càng có
nhiều hãng đến hợp tác với VINACONEX trong việc yêu cầu cung cấp nhân
lực cho họ. Công tác tạo nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu của
VINACONEX liên quan chặt chẽ với chiến lược đào tạo, định hướng theo
yêu cầu của khách hàng. VINACONEX đã đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ
thống trường học, thiết bị phương tiện phục vụ đào tạo, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng về số lượng cũng như chất lượng, phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế.

1.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động
chính của VINACONEX, với mạng lưới bán hàng rộng khắp thế giới, có uy
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


16
tín và hiệu quả. Lĩnh vực xuất nhập khẩu của VINACONEX ngày càng được
mở rộng, hoạt động và tăng trưởng của nó gắn chặt với hoạt động và sự tăng
trưởng chung của các lĩnh vực kinh doanh khác của VINACONEX. Kim
ngạch xuất nhập khẩu trung bình hàng năm của VINACONEX tăng xấp xỉ
20%.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đang là
chiến lược ưu tiên số một cho sự phát triển lâu dài của VINACONEX. Đồng
thời, cùng với việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, sẽ tạo cơ sở nền tảng và
hội đủ các yếu tố cho sự hình thành một tập đoàn đa doanh vững mạnh.
VINACONEX sẽ đón đầu được các thành tựu khoa học công nghệ, khoa học
quản lý tiên tiến của thời đại, khi mà kinh tế tri thức đã trở thành cốt yếu cho
sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Các lĩnh vực mà VINACONEX đang tập
trung đầu tư là: phát triển đô thị, bất động sản, các công trình hạ tầng kỹ
thuật, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thương mại, công nghệ cao,
v.v
VINACONEX đã và đang hợp tác với các trường đại học trong nước và
nước ngoài, các công ty quốc tế có uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế. Hiện
nay, Tổng công ty là một đơn vị lớn mạnh, có nhiều các đơn vị thành viên
bao gồm 42 công ty 100% vốn Nhà nước; 19 công ty cổ phần do Tổng công
ty giữ cổ phần chi phối; 10 công ty có vốn góp của Tổng công ty trong đó có
2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh VINATA VINACONEX (Việt
Nam) - TAISEI (Nhật Bản) và Liên doanh VIKOWA VINACONEX (Việt

Nam) - KOLON (Hàn Quốc); Tổng công ty có 7 văn phòng đại diện tại nước
ngoài gồm các nước : Hàn Quốc, Lybia, Nga, Đài Loan, Malaysia, CH Séc,
Nhật.
2. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty VINACONEX
 Xây lắp
 Tư vấn đầu tư, qui hoạch, khảo sát, thiết kế
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


17
 Xuất nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng, các loại hàng
hoá khác
 Xuất khẩu lao động
 Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng
 Khách sạn và du lịch
 Dịch vụ bảo hiểm, tài chính
 Đầu tư:
 Phát triển đô thị mới và bất động sản
 Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp
 Khu công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật
 Đầu tư Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XNK HÀNG HOÁ TRONG NHỮNG NĂM QUA
Với gần 40 năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty VINACONEX
ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt từ khi được thành lập lại trên cơ sở tổ chức sắp
xếp lại các đơn vị của Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam và một số đơn
vị trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động dưới hình thức Tổng công ty 90. Tổng
công ty đã là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i



18
*BẢNG 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY(NĂM 2002 - 2004)
Đơn vị : Tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002

2003

2004

1. Tổng giá trị sản
lượng
1767

1780

1948

- GT KD XNK hàng
hoá
436

462

455


2. Tổng doanh thu
779

925

983

3. Nộp ngân sách
65

70

75

Nguồn : Trích báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm
(2002 - 2004)
Qua bảng trên ta thấy, giá trị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hoá có đóng góp rất lớn vào giá trị tổng sản lượng của Tổng công ty hàng
năm. Cụ thể, năm 2002 đạt 436 tỉ đồng, chiếm 24,67% tổng giá trị sản lượng,
năm 2003 đạt 462 tỉ đồng chiếm 25,96% tổng giá trị sản lượng,, năm 2004
đạt 455 tỉ đồng đạt 23,36% tổng giá trị sản lượng.
Tổng doanh thu của công ty luôn tăng đều qua các năm. Có được kết quả
như vậy một phần do hoạt động kinh doanh xuât nhập khẩu, nhưng chu yếu
do hoạt động xây lắp. Giá trị sản lượng xây lắp cao, nhiều công trình quốc tế
được thực hiện như : Xây dựng trường Đại học Đồng Độc, bệnh viện
Sethairath tại Viên chăn - Lào Các công trình lớn trong nườc như : Nhà
máy xi măng Nghi Sơn, Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước, công trình
thuỷ lợi Tân chi, công trình cầu Bến Hồ bắc qua sông Đuống, Tất cả các
công trình lớn này đều mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng

m¹i


19
Tổng công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, các khoản
nộp ngân sách được hoàn thành hàng năm, tránh nợ đọng năm này qua năm
khác.
Để phục vụ nhu cầu trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công
ty đã tận dụng lợi thế của mình, hướng vào các mặt hàng chủ yếu trong lĩnh
vực xây dựng.
Các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty gồm:
- Nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng.
- Nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng.
- Nhập khẩu hàng điện dân dụng.
- Nhập khẩu xe máy.
- Nhập khẩu một số mặt hàng khác
Các mặt hàng xuất khẩu gồm :
- Xi măng, gạch Granit (sang Lào)
- Chất tẩy rửa (sang Nhật Bản)
- Đá xẻ, đá Marble (sang Singapore)

*BẢNG 2 : KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY
(NĂM 2002 - 2004)
Đơn vị : USD
Năm
2002

2003

2004


Kim ngạch NK
27.502.356

29.108.406

28.516.156

Kim ngạch XK
92.580

132.100

281.312

Tổng KN XNK 27.594.936

29.240.506

28.797.468

Nguồn: Trích báo cáo tổng kết năm (2002 - 2004)
Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu do hoạt động
nhập khẩu mang lại, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên,
Tổng công ty đang chú trọng vào hoạt động xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


20

các loại nguyên vật liệu xây dựng sang Lào, Singapore và Nhật Bản nên kim
ngạch xuất khẩu đã dần đạt được chuyển biến qua từng năm. Kim ngạch nhập
khẩu năm nào cũng chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


21
1. Hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty VINACONEX
Nhập khẩu hàng hoá là một mảng khá lớn trong số các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty VINACONEX. Vì vậy để xem xét đánh giá
một cách chi tiết, tỉ mỉ thật khó. Ta chỉ đi phân tích một số mặt chính sau :
1.1. Về thị trường nhập khẩu
Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, việc tìm
kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao. Kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi biên
giới quốc gia thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên phức tạp. Trong
những năm vừa qua, Tổng công ty VINACONEX đã luôn cố gắng trong việc
tìm kiếm và lựa chọn thị trường.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi gia
nhập khối ASEAN thì mối quan hệ của Tổng công ty với các thị trường ngày
càng mở rộng và gắn bó, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung thị trường nhập khẩu của Tổng công ty có xu hướng tăng qua
các năm (khoảng 10% một năm). Những thị trường thường xuyên như Nhật
bản, Hàn Quốc, có giá trị kim ngạch lớn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
Cùng một loại hàng hoá như nhau nhưng Tổng công ty đã có xu hướng nhập
ở nhiều nước khác nhau với chất lượng và giá cả khác nhau nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng trong nước. Hiện nay Tổng công ty có quan hệ bạn hàng với
hơn 13 nước trên thế giới, mỗi nước đều phát huy thế mạnh riêng với từng
mặt hàng nhập khẩu. Thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là thị trường

nhập khẩu chính của Tổng công ty trong những năm qua. Ta hãy đi phân tích
kim ngạch nhập khẩu của hai thị trường này :
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


22
*BẢNG 3 : KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG (2002 - 2004)
Năm 2002 2003 2004
Chỉ tiêu


Thị Trường
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ
Trọn
g
(%)
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ
Trọng
(%)
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ

Trọn
g
(%)
Nhật Bản
12.053.113

42,83
13.651.431

46,89
14.036.04
2
49,22
Hàn Quốc
1.468.904 5,34 5.473.341 18,8
10.620.36
4
37,24
Các thị trường
khác
13.980.339 51,83 9.983.634 34,31 3.859.750 13,54
Tổng 27.502.356 100 29.108.406

100
28.516.15
6
100
Nguồn : Trích báo cáo tổng kết hàng XNK hàng năm(2002 -2004)
Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản
chiếm đa số qua các năm. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường

Nhật Bản là 12.053.113 USD chiếm 42,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
năm 2002. Sang năm 2003, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này là
13.651.431 USD chiếm 46,89% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003 và
tăng 4,06% so với năm 2002. Năm 2004, thị trường Nhật bản vẫn được khai
thác nguồn hàng cho nên giá trị kim ngạch nhập khẩu vẫn đạt ở mức cao là
14.036.042 USD chiếm 49,22% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 và
tăng 2,33% so năm 2003, tăng 6,39% so năm 2002. Thị trường Nhật bản
cung cấp chủ yếu các loại máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng.
Trong tương lai thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường truyền thống của tổng
công ty, khai thác các chủng loại mặt hàng như : thiết bị thi công, thang máy,
cẩu tháp. thép xây dựng,
Đối với thị trường Hàn Quốc kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này vẫn
tiếp tục tăng qua mấy năm gần đây. Năm 2002, thị trường này chỉ chiếm tỉ
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa th¬ng
m¹i


23
trọng là 5,34% với giá trị kim ngạch nhập khẩu là 1.468.904 USD. Nhưng
đến năm 2003, tỉ trọng tăng vọt lên chiếm 18,8% với kim ngạch nhập khẩu là
5.473.341 USD, giá trị kim ngạch tăng 352% so năm 2002. Đến năm 2004
kim ngạch nhập khẩu đạt 10.620.364 USD chiếm 37,24% tỉ trọng kim ngạch
cả năm. Mặc dù tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 so với 2003
thấp hơn 2003 so với 2002 nhưng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu vẫn rất
nhanh.
1.2 Về mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty chiếm phần lớn là máy móc thiết
bị xây dựng và nguyên vật liệu xây dựng. Máy móc thiết bị xây dựng thường
là những dây chuyền sản xuất, những máy móc có giá trị lớn nhưng lại nhập
với số lượng nhỏ nên kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng máy móc thiết bị

thường nhỏ hơn nguyên vật liệu. Những chủng loại mặt hàng thuộc nguyên
vật liệu thường có giá trị thấp hơn nhưng lại được nhập với số lượng lớn nên
mặt hàng nguyên vật liệu vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn.
*BẢNG 4 : KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO MẶT HÀNG (2002 - 2004)
Năm
2002 2003 2004
Chỉ tiêu


Mặt hàng
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ
Trọng
(%)
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ
Trọng
(%)
Kim
Ngạch
(USD)
Tỉ
Trọng
(%)
Máy móc thiết
bị

16.365.271

59,51 15.397.075 52,89

8.314.301
29,12
Nguyên vật
liệu
9.770.372

35,53 12.126.124 41,66
18.520.33
4
64,95
Các mặt hàng
khác
1.366.713

4,96 1.585.207 5,45

1.681.521
5,93
Tổng
27.502.356

100 29.108.406 100
28.516.15
6
100

×