Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 4 – Hà Nội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.52 KB, 67 trang )

------

Luận văn
Hồn thiện hạch tốn chi phí
sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty Xây
dựng số 4 – Hà Nội


M

Đ U

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp ln tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng
của mình trong cơ chế thị trường hiện nay, đây là vấn đề xuyên suốt mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là
với một lượng đầu vào cố định, doanh nghiệp phải tạo ra được kết quả đầu ra
với chất lượng cao nhất. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm chi
phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp chúng với nhau một cách khoa học.
Đó là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, tăng
cường uy tín và vị thế trên thị trường.
Tuy nhiên, để quá trình xây lắp diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập toán đến
khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải cập nhật những thông
tin về tình hình chi phí đi đơi với kết quả hoạt động xây lắp. Từ đó đề ra những
biện pháp giảm bớt chi phí khơng cần thiết, khai thác tiềm năng vốn có của
doanh nghiệp. Những thơng tin kinh tế đó khơng chỉ được xác định bằng
phương pháp trực quan căn cứ vào hình thái vật chất của nó, mà cịn bằng
phương pháp ghi chép tính tốn dựa vào sự phản ánh chi phí thực tế phát sinh
trên sổ sách. Xét trên góc độ này, kế tốn nói chung và hạch tốn chi phí sản


xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã khẳng định vai trị khơng thể thiếu
đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng của thơng tin kế tốn có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến quyết định của các nhà quản trị. Hơn nữa, trên thực tế, công tác
hạch tốn kế tốn ở doanh nghiệp ln tồn tại những điểm khơng phù hợp gây
khó khăn cho cơng tác quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng
nhà nước. Vì vậy, vấn đề hồn thiện kế tốn nói chung, hồn thiện hạch tốn
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là u cầu, nhiệm vụ
khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.


2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Cơng ty Xây dựng số 4 là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh nên ở
Công ty Xây dựng số 4, việc hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là một vấn đề thực sự quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc tập hợp chi phí sản
xuất chính xác, tính đúng đắn giá thành sản phẩm không những tạo điều kiện
cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp mà cịn đóng vai trò quan trọng
trong quản lý và sử dụng vốn – một vấn đề nan giải đối với sự tăng trưởng nền
kinh tế nước ta.
Cùng với việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
Công ty xây dựng số 4 nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề hạch tốn chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, đồng thời nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài :
“Hoàn thiện hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Công ty Xây dựng số 4 – Hà Nội ”.
3. Kết cấu của đề tài
Đề tài với tên gọi : “Hồn thiện hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 4 – Hà Nội ” ngoài lời mở đầu,

kết luận, mục lục, phụ lục, bao gồm 2 phần sau:

Phần I – Thực trạng hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 4
Phần II - Hồn thiện hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩmTại cơng ty xây dựng số 4.


PH N I
THỰC TRẠNG HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CƠNG TY XÂY DỰNG SỐ 4
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty xây dựng số 4 là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công
ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Hiện nay, trụ sở của công ty được đặt tại
số 356 – Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Chức năng chủ yếu của công ty là
xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp trong phạm vi cả nước.
Sau ngày thống nhất đất nước, trước yêu cầu to lớn của công tác xây
dựng, ngành xây dựng Hà Nội đã kịp thời tổ chức thành lập các đơn vị lớn
về chuyên ngành, mạnh về tổ chức và số lượng. Cùng với sự ra đời của một
số đơn vị khác, Công ty xây dựng số 4 được thành lập ngày 15 tháng 06 năm
1976 theo quyết định số 737/ TCCQ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà
Nội, với nhiệm vụ xây dựng các cơng trình nhà ở và dân dụng dưới sự chỉ
đạo, quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng Hà Nội, trụ sở đặt tại số 356 Đội
Cấn.
Ngày đầu thành lập, cơng ty có gần 400 cán bộ công nhân viên được tách
ra từ công trường thực nghiệm, biên chế, tổ chức thành 3 đơn vị xây lắp, một
đội bốc xếp, một đội máy cẩu lắp và 7 phịng ban nghiệp vụ. Cơ sở ban đầu
của cơng ty chỉ gồm một số máy móc cũ phục vụ cho sản xuất thi công, lực

lượng ban đầu rất mỏng, trình độ quản lý và tay nghề kỹ thuật non kém : 9
người có bằng đại học, 15 người có bằng trung cấp và 342 người là công
nhân lao động phổ thông.
Qua gần 30 năm hoạt động và phát triển, cơng ty đã có một truyền thống
vẻ vang, là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu của thành phố, nhiều
năm liền đạt thành tích cao về sản xuất kinh doanh và đạt các danh hiệu thi
đua xuất sắc của ngành xây dựng Hà Nội.
Năm 1994, công ty được Bộ Xây dựng và cơng đồn xây dựng Việt Nam
tặng Bằng khen đơn vị đạt chất lượng cao các công trình, sản phẩm xây
dựng Việt Nam và tặng cờ chất lượng năm 1994. Năm 1999, công ty đã


được nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng Ba và nhiều giải
thưởng cao quý khác.
Về mặt nhân lực, cơng ty đã có được đội ngũ cơng nhân viên có trình độ cao
với 53 người có trình độ đại học và trên Đại học, 26 người có trình độ trung
cấp cùng với một lượng lớn đội ngũ công nhân lành nghề. Vì vậy, cơng ty
ln đảm bảo uy tín của một doanh nghiệp nhà nước, có đủ năng lực, trình
độ chun mơn kỹ thuật và quản lý vững vàng trong cơ chế thị trường.
Năm 1999, công ty tách khỏi Sở xây dựng Hà Nội và trở thành công ty thành
viên của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, chuyển trụ sở từ
Láng Thượng về số 356 Đội Cấn – Ba Đình và cố định từ đó đến nay.
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng, thi công
nhiều dự án lớn, công ty đang ngày càng có uy tín trên thị trường, đóng góp
một phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, nâng cao điều kiện sống và làm việc của công nhân viên
chức tồn cơng ty.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, một

doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi cơ cấu quản lý
phải khoa học và hợp lý. Đó là nền tảng, là yếu tố vô cùng quan trọng giúp
doanh nghiệp tổ chức việc quản lý vốn cũng như quản lý con người được
hiệu quả, từ đó quyết định việc doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay
không.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển hài hồ của các doanh
nghiệp trong tồn quốc nói chung và các đơn vị thuộc ngành xây dựng nói
riêng, Công ty xây dựng số 4 đã không ngừng đổi mới, bố trí, sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ nhân viên quản lý nhằm phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, thích ứng với nhu cầu đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, theo
kịp tiến trình phát huy hiệu quả kinh doanh của các đơn vị khác trong toàn


quốc. Đến nay, Cơng ty đã có một bộ máy quản lý thích ứng kịp thời với cơ
chế thị trường, có năng lực và chun mơn kỹ thuật cao, quản lý giỏi và làm
việc có hiệu quả.Trên cơ sở các phịng ban hiện có, Ban lãnh đạo cơng ty đã
tiến hành phân công, sắp xếp lại cho gọn nhẹ, phù hợp với khả năng, chuyên
môn của từng cán bộ. Trước đây trong giai đoạn mới thành lập, công ty bao
gồm 7 phòng ban chức năng với đội ngũ nhân viên cồng kềnh, làm việc kém
hiệu quả. Vì thế, Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành phân công lại nhiệm vụ,
cơng việc của từng phịng ban, cho đến nay, các phịng ban chức năng của
cơng ty chỉ gồm 4 phịng ban với các chức năng, nhiệm vụ cơ bản, mỗi
phòng ban có những nhiệm vụ nhất định, cụ thể và rõ rệt, cùng gánh vác
công việc nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trải qua một thời gian khá dài cạnh tranh trên thị trường, các đội sản xuất
trong công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình một cách vững chắc
trên thương trường. Các cơng trình thi cơng ln hồn thành trước tiến độ,
đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, được chủ đầu tư tín nhiệm. Các đội sản xuất
với đội ngũ kỹ sư có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm, những người
thợ có tay nghề cao đã tổ chức chặt chẽ, bố trí đúng người, đúng việc nên đã

phát huy được tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất. Thêm vào đó, đội
trưởng của các đội là những cán bộ quản lý giỏi, có chun mơn cao nên
càng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
Bộ máy quản trị của công ty được thực hiện theo phương thức trực tuyến
chức năng. Giám đốc là người trực tiếp quản lý, đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật và là người giữ vai trò chỉ đạo chung, đồng thời là người
chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về hoạt động của Công ty
đi đôi với việc đại diện các quyền lợi của tồn cán bộ cơng nhân viên chức
trong đơn vị. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, điều hành cơng
ty theo phân cơng và uỷ quyền của Giám đốc. Phó giám đốc phụ trách sản
xuất là người được giám đốc công ty giao trách nhiệm về lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và thay mặt giám đốc phụ trách cơng tác kỹ
thuật và an tồn lao động, điều hành hoạt động của phịng tổ chức hành
chính và kinh tế thị trường. Phó giám đốc phụ trách dự án đầu tư xây dựng


cơ bản là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật thi cơng các
cơng trình, các dự án, chỉ đạo các đội, các cơng trình, thiết kế biện pháp kỹ
thuật thi cơng an tồn cho máy móc, thiết bị, bộ phận cơng trình, xét duyệt,
cho phép thi cơng theo các biện pháp đó và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh
các biện pháp đã được phê duyệt, điều hành hoạt động phịng kỹ thuật của
cơng ty. Các phịng ban chun mơn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp
việc cho Ban Giám đốc trong quản lý và điều hành cơng việc.
Các phịng ban chức năng gồm:
- Phịng tổ chức – hành chính: có chức năng tổ chức nguồn nhân lực, tổ
chức nhân sự, quản lý cán bộ trong phạm vi được phân cấp, tổ chức trả
lương thưởng, thực hiện các định mức lao động, bảo vệ tài sản trật tự, kiểm
tra, đôn đốc việc chấp hành nội quy, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân
viên, khám chữa bệnh định kỳ, thực hiện vệ sinh phòng chữa bệnh.
- Phịng tài vụ: có chức năng tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý cung cấp số

liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốn
bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả nguồn vốn.
- Phịng kỹ thuật: có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu bản vẽ, phát
hiện những sai sót trong thiết kế để có những ý kiến sửa đổi bổ sung, giám
sát các đơn vị thi công về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công, lập biện
pháp an tồn lao động.
- Phịng kinh tế và thị trường: có nhiệm vụ giám sát và thực hiện tiến độ thi
công tại các tổ đội sản xuất và hỗ trợ nghiệp vụ khi cần thiết.
Dưới các xí nghiệp trực thuộc lại phân ra thành các bộ phận chức năng: tài
vụ, kỹ thuật, lao động tiền lương, các đội sản xuất. Đội sản xuất có đủ bộ
máy quản lý gồm: Đội trưởng, đội phó, kỹ sư, kinh tế viên, kế tốn, giám sát
thi công và bảo vệ công trường. Đội trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc
về mọi mặt của đội, bao gồm:
 Tổ chức, điều hành quản lý cán bộ cơng nhân viên trong đội thực hiện và
hồn thành nhiệm vụ được giao.


 Thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động cơng trình, hoạt động tài
chính, hợp đồng lao động được giám đốc uỷ quyền.
 Đảm bảo đời sống cho người lao động.
 Đảm bảo tiến độ chất lượng xây lắp, an toàn và vệ sinh lao động.
 Chịu sự chỉ đạo chun mơn của các phịng ban chức năng trong công ty,
đặc biệt là công tác bảo hộ lao động.
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc
sản xuất

Phịng tổ chức
- hành chính


XN
xây dựng 1

Phó giám đốc phụ trách
DA ĐT XDCB

Phịng kinh tế
& thị trường

XN
xây dựng 2

Phòng tài vụ

XN
xây dựng 3

Phòng
kỹ thuật

XN
xây dựng 4

XN
xây dựng 5

H1- SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 3

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN


1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay Bộ máy kế tốn của Cơng ty Xây dựng số 4 được tổ chức tại
Phịng tài vụ của cơng ty trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế


tốn, phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty về tổ chức sản xuất kinh
doanh. Đặc điểm nổi bật về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơng ty
là địa bàn khơng tập trung, vì vậy để đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả công
việc cũng như sự điều hành công việc mà công ty áp dụng mơ hình tổ chức
bộ máy kế tốn tập trung, theo phương thức phân cấp, phân quyền. Theo mơ
hình này các đội khơng tổ chức kế tốn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế
tốn làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu hoặc một số phần
việc kế tốn ở đội theo sự phân cơng của Kế tốn trưởng của cơng ty, định
kỳ chuyển chứng từ ban đầu, các bảng kê, báo cáo và tài liệu liên quan về
phịng kế tốn cơng ty để kiểm tra và ghi sổ kế tốn.
Với quy mơ kinh doanh khá lớn, hiện nay cơng ty áp dụng hình thức sổ
kế toán “Nhật ký chung” và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến tồn bộ các hoạt động
tài chính kế tốn của cơng ty đặc biệt là cơng tác hạch tốn chi phí và tính
giá thành sản phẩm.
Phịng Tài vụ của công ty bao gồm 5 người, được tổ chức theo sơ đồ dưới
đây trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc như sau:
Chức năng và nhiệm vụ của Phịng kế tốn như sau:
- Kế tốn trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty, đảm
bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế tốn trưởng tổ chức và
kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kiểm
kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, vận
dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày càng hợp
lý, chặt chẽ với điều kiện của cơng ty, kết hợp các phịng ban lập báo cáo

kế hoạch về tài chính, kế hoạch về sản xuất, kế hoạch giá thành và tín
dụng, theo dõi tiến độ thi cơng và q trình thực hiện các hợp đồng kinh tế
để cấp phát và thu hồi vốn kịp thời, chịu trách nhiệm chính trong việc lập
báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.
- Phó phịng kế toán kiêm kế toán Tổng hợp và kế toán Tài sản cố định: có
nhiệm vụ ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng


giảm tài sản cố định, kiểm tra giữ gìn bảo dưỡng, sử dụng tài sản cố định và
có kế hoạch đầu tư, đổi mới tài sản cố định của công ty. Tính tốn, phân bổ
chính xác khấu hao tài sản cố định vào chi phí theo đúng chế dộ Nhà nước,
đồng thời tổ chức tổng hợp số liệu, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh mà các
phần hành kế toán đã tổng hợp để tiến hành lên sổ cái tài khoản.
- Kế toán quỹ tiền lương, thuế và các khoản thu nội bộ: có nhiệm vụ phản
ánh kịp thời, đầy đủ thu chi tiền lương, rà soát các khoản tạm ứng cần phải
thu, nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thanh toán với Ngân sách Nhà nước.
- Kế toán tiền gửi Ngân hàng kiêm vay vốn: có nhiệm vụ kiểm tra và theo
dõi mọi cơng tác thanh tốn của cơng ty giúp Giám đốc công ty quản lý chặt
chẽ hơn tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh tình hình hiện có và biến
động của tiền gửi Ngân hàng, kiểm tra mọi chế độ thu chi.
- Kế toán vật tư kiêm các khoản phải thu, phải trả: có nhiệm vụ tổ chức,
ghi chép giá trị hàng tồn kho được thể hiện trên giá hạch tốn. Ngồi ra, kế
tốn phần hành này còn phải ghi chép, phản ánh sự biến động của hàng hố,
cơng cụ, dụng cụ, ngun vật liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo quản, dự trữ
và sử dụng vật tư.
KẾ TỐN TRƯỞNG

Phó phịngkế
tốn, kế tốn
tổng hợp và kế

toán tài sản cố
định

Kế toán quỹ tiền
lương, thuế và
các khoản thanh
toán với Ngân
sách Nhà nước

Kế toán tiền
gửi Ngân hàng
và các khoản
vay

Kế toán vật tư
và các khoản
thu, trả

H2- SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TỐN CỦA CƠNG TY XÂY DỰNG SỐ 4

2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Là đơn vị kinh doanh có quy mơ khá lớn, hoạt động trong lĩnh vực xây
lắp nên ở Công ty Xây dựng số 4 có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xuất
phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là khối lượng nghiệp vụ
phát sinh nhiều nên cơng ty đã áp dụng hình thức sổ kế tốn “Nhật ký


chung”. Với hình thức này, kế tốn sử dụng những sổ sách theo biểu mẫu
quy định, đó là các sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ cái tài khoản,
bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh.

Trên cơ sở sổ Nhật ký chung thì sổ cái, bảng tổng hợp, bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính
được lập theo q và theo năm.
Trình tự luân chuyển chứng từ và tính giá thành sản phẩm ở công ty được
khái quát như sau:
Phiếu xuất kho, Biên bản giao nhận vật tư, Hợp
đồng giao khốn, Bảng trích khấu hao TSCĐ
và một số chứng từ khác …

Nhật ký chung

Sổ kế toán chi tiết TK
621, 622,623,627,154

Sổ cái TK
621, 622, 623, 627, 154

Bảng tổng hợp chi tiết TK
621, 622, 623, 627, 154

Bảng cân đối số phát sinh các TK
621, 622, 623, 627, 154

Bảng tổng hợp chi phí
và tính giá thành

Báo cáo
Kế tốn
H3 – SƠ ĐỒ HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY XÂY DỰNG SỐ 4


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
- Hàng ngày, tháng hoặc quý, kế toán đội phải tập hợp toàn bộ chứng từ :

Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng giao khốn, bảng chấm
cơng, biên bản thanh lý hợp đồng, bảng trích khấu hao TSCĐ… gửi lên
phịng kế tốn. Căn cứ vào chứng từ gốc này, kế tốn cơng ty kiểm tra tính


hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó đồng thời tiến hành phân loại chứng
từ.
- Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán định khoản ghi vào Nhật ký chung,
các chứng từ liên quan đến đối tượng cần thiết phải hạch toán chi tiết để ghi
vào sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154.
- Căn cứ vào các định khoản kế toán đã ghi trên sổ Nhật ký chung, kế toán
tiến hành chuyển số liệu vào sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627, 154, mỗi tài
khoản này đều được mở riêng một sổ Cái.
- Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các TK trên, kế toán tiến hành
lập bảng tổng hợp chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154. Đồng thời lập
bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành.
- Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên sổ Cái, kế toán lập bảng cân đối số phát
sinh các TK 621, 622, 623, 627, 154 để kiểm tra và theo dõi số phát sinh, số
dư của các tài khoản đồng thời ghi các bút tốn điều chỉnh. Từ đó, kế toán
căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết để
lập báo cáo tài chính.
III. THỰC TRẠNG HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY XÂY DỰNG
SỐ 4.


1. Đối tượng và phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất
Đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất
Việc tập hợp chi phí ở cơng ty được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh
đối với cơng trình, hạng mục cơng trình. Chi phí phát sinh ở cơng trình, hạng
mục cơng trình nào thì được tập hợp cho từng cơng trình, hạng mục cơng
trình đó. Các chi phí gián tiếp khơng được đưa vào một cơng trình cụ thể thì
có thể phân bổ giữa các cơng trình, hạng mục cơng trình theo tiêu thức thích
hợp.
Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần
việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý
theo quy định trong hợp đồng. Để xác định giá thành thực tế của đối tượng
này thì cơng ty phải xác định giá trị sản phẩm dở dang là tồn bộ chi phí cho
việc chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất
Công ty Xây dựng số 4 sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới công


trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho cơng trình đó. Các chi phí gián tiếp
nếu phát sinh ở cơng trình nào thì hạch tốn vào cơng trình đó. Đối với
những chi phí gián tiếp có tính chất chung tồn cơng ty thì cuối tháng, kế
tốn tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng cơng trình (HMCT) theo tiêu thức
phân bổ thích hợp.
Mỗi cơng trình (HMCT) từ khi khởi cơng đến khi hồn thành bàn giao
thanh quyết tốn đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập
hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho cơng trình (HMCT) đó, đồng thời
cũng để tính giá thành cơng trình (HMCT) đó. Căn cứ số liệu để định khoản
và ghi vào sổ này là từ các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại
của mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân cơng trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi cơng
- Chi phí sản xuất chung
Cuối mỗi q, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất được tập hợp theo từng
tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng
tháng theo các khoản mục chi phí trên.
Do vậy, khi cơng trình hồn thành và bàn giao, kế toán chỉ việc tổng cộng
các chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi cơng đến khi hoàn thành bàn
giao sẽ được giá thành thực tế của từng cơng trình (HMCT).
2. Hạch tốn các khoản mục chi phí sản xuất
a. Hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp
Để hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621
“ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh các
chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
xây lắp và được chi tiết theo từng cơng trình, hạng mục cơng trình.
Chi phí ngun vật liệu bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp tạo ra sản
phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc phương
tiện thi cơng. Hiện nay, Cơng ty xây dựng số 4 có tất cả 2 kho chứa vật tư để
cung cấp cho các cơng trình có địa điểm gần và nằm sát nội thành. Tuy


nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể và thời gian thi cơng mà vật liệu có thể
được nhập kho hay chuyển thẳng tới cơng trình.
Bài viết này xin được hạch tốn các khoản mục chi phí của cơng trình GT5
do xí nghiệp XDI- Cơng ty xây dựng số 4 tiến hành thi công.
Công ty xây dựng số 4 thực hiện cơ chế khốn gọn từng phần việc cụ thể,
khơng khốn gọn tồn cơng trình. Mặt khác, do cơng trình thi công ở xa,

việc luân chuyển chứng từ hàng ngày về phịng kế tốn cơng ty rất bất tiện.
Do đó, tất cả các chứng từ khi phát sinh ở cơng trình, kế tốn xí nghiệp phải
lưu lại, có trách nhiệm phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát
sinh, định kỳ thực hiện việc tổng hợp, cộng số liệu …. vào các bảng tổng
hợp của riêng cơng trình rồi gửi về phịng kế tốn của cơng ty. Phịng kế
tốn sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, bảng biểu
do kế tốn các xí nghiệp gửi lên, sau đó vào sổ Nhật ký chung, vào sổ Cái
các tài khoản liên quan và sổ chi tiết các tài khoản.
Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các
Phiếu xuất kho vật tư, Biên bản giao nhận vật tư, phiếu hạn mức vật
tư…cùng các chứng từ khác.
Khi có nhu cầu xuất vật tư phục vụ cơng trình, đội trưởng của các xí nghiệp
viết “ Phiếu đề nghị xuất vật tư” có chữ ký của giám đốc xí nghiệp gửi lên
phịng kinh tế thị trường, trên chứng từ này phải có đầy đủ nội dung yêu cầu
xuất vật tư cho cụ thể từng cơng trình. Mẫu phiếu đề nghị như sau:

Biểu 01
Đơn vị : Cơng trình GT5
Địa chỉ : An Lão- Sóc Sơn

PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 10 tháng 12 năm 2004
Số ……………….

Kính gửi : Phịng Kinh tế thị trường – Công ty xây dựng số 4
Tên tôi là : Lê Kiên
Chức vụ : Đội trưởng cơng trình GT5
Địa chỉ : cơng trình GT5
Đề nghị cho xuất vật tư…….
Lý do xuất : Phục vụ cơng trình GT5

STT Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng xuất
1

Xi măng

Tấn

20

2

Thép

Tấn

5

Ghi chú


Phòng kinh tế thị trường sau khi nhận được chứng từ trên, trưởng phòng sẽ
xét duyệt và ký phiếu xuất kho gửi xuống kho công ty, phiếu xuất kho được
lập thành 3 liên, một liên lưu tại phòng kinh tế, một liên thủ kho giữ, một
liên giao cho đội trưởng xí nghiệp, mẫu như sau:

Biểu 02
Đơn vị : Cơng ty xây dựng số 4
Địa chỉ : Đội Cấn


PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 12 năm 2004
Số : ……………..

Họ và tên người nhận: Lê Văn Kiên

Nợ TK 621

Địa chỉ : cơng trình GT5
Lý do xuất : Phục vụ cơng trình GT5

Có TK152

Xuất tại kho : công ty
STT
1
2
3

Tên nhãn
hiệu
Xi măng
Thép
Cát đen

Đơn vị
Tấn
Tấn
m3


Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
20
20
5
5
75
75

Đơn giá
VNĐ
500.000
410.000
23.000

…….
Cộng

Trưởng phòng kinh tế thị trường
(Ký, họ tên)

Thành tiền
10.000.000
2.050.000
1.725.000
19.246.000

Thủ kho
(Ký, họ tên)


Người nhận
(Ký, họ tên)


Khi xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất lên phiếu xuất kho rồi ký giao cho
nhân viên vận chuyển hoặc đội xây dựng. Hàng tháng, từ các phiếu xuất kho
như trên, kế tốn cơng trình lập bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng rồi gửi về
phịng kế tốn của công ty, mẫu như sau :

Biểu 03
Đơn vị : Cơng trình GT5
Địa chỉ : An Lão- Sóc Sơn
BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ XUẤT DÙNG
Tháng 12 năm 2004

STT
1
2
3

Diễn giải
Xi măng
Thép
Cát đen
…..
Cộng

TK Nợ
621

123.548.000
88.551.600
45.680.000

……
…..
…..

1.230.288.000

TK Có
152
123.548.000
88.551.600
45.680.000

…..
…..
….

1.230.288.000

Giám đốc xí nghiệp
(ký, họ tên)

Người ghi sổ
(ký, họ tên)

Định kỳ, căn cứ vào các bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng như trên của các xí
nghiệp gửi về, phịng kế tốn tiến hành lập bảng tổng hợp vật tư xuất dùng của

tồn bộ các cơng trình, mẫu như sau :

Biểu 04
Đơn vị : Cơng ty xây dựng số 4
Địa chỉ : Đội Cấn
BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ XUẤT DÙNG
tháng 12 năm 2004
TT

Diễn giải

TK Nợ
TK621

1

Cơng trình GT5
Khu nhà cao tầng

829.356.400

3

Trường tiểu học

617.880.000

TK627

1.230.288.000


2

TK Có
TK152

TK153

1.230.288.000
72.698.700

829.356.400
617.880.000

72.698.700


Trong trường hợp các đội xây dựng nhận vật liệu khi cơng ty mua về
chuyển thẳng tới cơng trình thì sử dụng chứng từ “ Biên bản giao nhận vật
tư” giữa người cung ứng vật tư và người phụ trách đội thi công. Mẫu chứng
từ này như sau:

Biểu 05
Đơn vị : ………
Địa chỉ : ……...
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ
Công trình : GT5
Ngày 15 tháng 12 năm 2004
Người giao : Đinh Ngọc Hiếu
Người nhận : Lê Văn Kiên

Số : …………….
STT

Tên, nhãn hiệu

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Thép

Tấn

3

4100.000

12.300.000

2

Xi măng

Tấn


6

800.000

4.800.000

Cộng

Đội trưởng
(ký, họ tên)

17.100.000

Người giao
(ký, họ tên)

Người nhận
(ký, họ tên)


Trình tự hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp phát sinh ở cơng trình
GT5 được kế tốn xí nghiệp hạch toán như sau:
- Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 10 tháng 12 năm 2004, kế toán ghi :
Nợ TK 621

19.246.000

Có TK 152


19.246.000

- Trường hợp vật tư mua về khơng nhập kho mà chuyển thẳng đến cơng
trình, căn cứ vào chứng từ ngày 15 tháng 12 năm 2004, kế tốn ghi :
Nợ TK 621
17.100.000
Nợ TK 133
1.710.000
Có TK 331
18.810.000
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở cơng trình GT5
sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau:
Nợ TK 154
Có TK 621

1.230.288.000
1.230.288.000

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ như :
Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, Hoá đơn mua hàng, phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ….kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian rồi sau đó phản ánh vào sổ
Cái các tài khoản phù hợp.

Biểu 06
NHẬT KÝ CHUNG
(trích)
Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004
Chứng từ
SH


NT

BV01

2

BV02

5

C3

13

C6

Diễn giải

SHTK
627

P/ vụ cơng trình GT5

15

Hà Văn mua VPP

Số phát sinh
Nợ


111



119.000
119.000

Chi phí vận chuyển đất
thải ở CTGT5

627

5.000.000

Xuất vật liệu cho Lê
Kiên đội xây lắp số 4

621

Mua vật liệu chuyển
thẳng cho Kiên đội xây

621

17.100.000

133

1.710.000


111

5.000.000
19.246.000

152

19.246.000


Sau khi vào sổ Nhật ký chung, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào Sổ Cái các tài khoản có liên quan.

Biểu 07
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621

(trích)
Q IV/2004
Chứng từ
SH

NT

Diễn giải

TKĐU

Số tiền
Nợ




………
C3

13

Xuất vật liệu cho Lê
Kiên đội xây lắp số 4

152

19.246.000

C6

15

Mua vật liệu chuyển
thẳng cho Kiên đội xây
lắp số 4

331

17.100.000

C15

18


Cơng trình GT5 xuất
vật tư tháng 12/2004

152

10.355.000

……….
31

Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp tháng
12/2004
Cộng phát sinh

154
17.165.203.000
17.165.203.000

17.165.203.000


Mỗi cơng trình, hạng mục cơng trình đều được mở riêng một sổ chi tiết chi
phí nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu xuất kho cho cơng trình nào thì được
tập hợp trực tiếp ghi vào sổ chi tiết của công trình đó. Kế tốn căn cứ vào
chứng từ gốc để vào sổ chi tiết theo trình tự thời gian theo mẫu sau :

Biểu 08
Đơn vị:………

Địa chỉ:……..

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
(trích)

Quý IV/2004
Tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đội số 4, cơng trình GT5
Phát sinh Nợ:
Phát sinh Có:
Chứng từ
SH

NT

Diễn giải

Số tiền

Số hiệu
TKĐU

Nợ



…………..
C3

13


Xuất vật liệu cho Lê
Kiên đội xây lắp số 4

152

19.246.000

C6

15

Mua vật liệu chuyển
thẳng cho Kiên đội xây
lắp số 4

331

17.100.000

C15

18

Cơng trình GT5 xuất vật
tư tháng 12/2004

152

10.355.000


31

Kết chuyển chi phí NVL

154

1.230.288.000


Các cơng trình khác khi hạch tốn chi phí ngun vật liệu cũng được ghi
sổ tương tự. Cuối kỳ, kế toán căn cứ số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết chi phí
ngun vật liệu của từng cơng trình, hạng mục cơng trình để lập bảng tổng
hợp chi tiết chi phí nguyên vật liệu theo tháng. Số liệu trên bảng tổng hợp
chi tiết phải khớp đúng với số liệu trên sổ Cái của tài khoản đó.
b. Hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
Để hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622
“ Chi phí nhân cơng trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân
cơng trực tiếp sản xuất xây lắp, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ và được
mở chi tiết cho từng cơng trình, hạng mục cơng trình, giai đoạn cơng việc.
Chi phí nhân cơng trực tiếp là khoản chi phí trực tiếp ở cơng ty gắn liền với
lợi ích của người lao động, bao gồm:
- Tiền lương công nhân trong danh sách
- Tiền lương công nhân th ngồi
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Hiện nay, lực lượng lao động ở công ty gồm 2 loại : CNVC trong danh sách
( Biên chế ) và CNVC ngoài danh sách ( cơng nhân th ngồi ).
Bộ phận CNVC trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao

động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên

quản lý hành chính ). Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng
hình thức trả lương theo sản phẩm. Đối với lao động gián tiếp sản xuất,
Cơng ty trả lương khốn theo cơng việc của từng người ( có quy chế trả
lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của


từng người ). Đối với bộ phận CNVC trong danh sách, Cơng ty tiến hành
trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể là :
+ 15 % BHXH tính theo lương cơ bản.
+ 2 % BHYT tính theo lương cơ bản.
+ 2 % KPCĐ tính theo lương thực tế.
Đối với bộ phận CNVC ngồi danh sách, cơng ty khơng tiến hành trích các
khoản BHXH, BHYT theo tháng mà đã tính tốn trong đơn giá nhân cơng
trả trực tiếp cho người lao động. Cịn riêng KPCĐ, cơng ty vẫn trích như
CNVC trong danh sách.
Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là hợp đồng giao khoán, biên bản
nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, các bảng chấm công của các đội sản xuất
trong đơn vị. Tại các đội, căn cứ vào ngày công làm việc và năng suất lao
động của từng người, chất lượng và hiệu quả cơng việc, cấp bậc hiện tại để
tính lương cho từng cá nhân trong tháng.
Công ty xây dựng số 4 thực hiện hợp đồng khốn gọn với xí nghiệp xây
dựng I về một số phần việc sau :

Biểu 09
Đơn vị : Công ty xây dựng số 4
Địa chỉ : Đội Cấn
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày 16 tháng 12 năm 2004
Họ tên : Phạm Quang Quy Chức vụ : Giám đốc Công ty xây dựng số 4

Đại diện cho bên giao khoán
Họ tên : Ngô Trung Dũng Chức vụ : Giám đốc XN1
Đại diện cho bên nhận khoán
Hai bên cùng ký kết hợp đồng giao khốn như sau :
Nội dung
cơng việc

Đơn
vị tính

1

Khoan ống
dẫn nước

2
3

TT

Thời gian

Đơn giá

Khối
lượng

Bắt đầu

m3


650.000

13.000

Đúc vật
liệu

m3

30.000

Dựng giàn
giáo

m3

10.000

Cộng

Kết
thúc

Thành tiền

1/12

31/12


8.775.000

20.8

1/12

31/12

624.000

12

1/12

31/12

120.000
9.519..000


Mặt sau của Hợp đồng giao khoán là Bảng chấm cơng:

Biểu 10
Đơn vị :……
Địa chỉ : …..
BẢNG CHẤM CƠNG
Ngày…… tháng…….
1

Lê Hồn


Ngày trong tháng
1
2
3

x
x
x

2

Ngơ Tú

x

x

x

3

Vũ Như

x

x

x


TT

Họ và tên

Tổng
số cơng
28

K

Số cơng tính
theo bậc 1
51.5

26

K

47.8

909.000

24

A

40.8

776.387


Hệ số

…..
Cộng

Thành tiền
990.000

9.519.000

Người duyệt

Người chấm cơng

Khi cơng việc hồn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao về khối
lượng, chất lượng với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên
A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm cơng trình cùng các thành viên khác.

Biểu 11
Đơn vị : Công ty xây dựng số 4

Địa chỉ : Đội Cấn
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Căn cứ vào hợp đồng số … ngày… tháng.. năm… hai bên A, B đã ký
kết để mua bán vật liệu, sử dụng nhân công.
Hôm nay, ngày…

Tại địa điểm: Cơng trình GT5


Hai bên A, B tiến hành nghiệm thu và xác định khối lượng giá trị công
việc như sau:
STT

Nội dung

ĐVT

I
1
2
3

Phần xây lắp
Khoan ống dẫn nước
Đúc vật liệu
Dựng giàn giáo

m3
m3
m3

Cộng

Hợp đồng
Khối lượng
Đơn giá
13.000
20.8
12


650.000.
30.000
10.000

Thực hiện
Klượng Thành tiền
13.500
20.8
12

8.775.000
624.000
120.000
9.519.000

Căn cứ vào khối lượng giá trị thực hiện đã được xác định trên đây, giá trị nghiệm thu


Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các hợp đồng làm khốn, bảng thanh tốn
khối lượng th ngồi, bảng chấm cơng của các tổ, đội để tính tốn chia
lương cho từng người theo một trong hai cách: chia theo công hoặc chia theo
hệ số, rồi sau đó tổng hợp lên bảng thanh toán tiền lương cho tổ, bộ phận.


Biểu 12
Đơn vị : Đội xây lắp số 4
Địa chỉ : An Lão- Sóc Sơn
BẢNG THANH TỐN TIỀN LƯƠNG
Tổ nề 1 - Cơng trình : GT5

Đội xây lắp số 4 – Tháng 12/2004

Họ và Tên

Lương
cấp bậc

Chức vụ

Lương
sản phẩm

Các khoản giảm trừ
Phụ cấp

Tổng số

BHXH

BHYT

5%

1%

Tạm ứng

Thực
Tổng số


lĩnh

Lê Hoàn

Tổ trưởng

730.000

1.560.000

40.000

2.330.000

36.500

7.300

400.000

443.800

1.886.200

Đoàn Giang

Kỹ thuật

638.000


1.300.000

30.000

1.968.000

31.900

6.380

200.000

238.280

1.729.720

Đỗ Lâm

Thợ nề

481.000

980.000

30.000

1.491.000

24.050


4.810

150.000

178.860

1.312.140

……

….
Tổng cộng

9.263.500

255.500

9.519.000

58.400

17.460

960.000

1.035.860

8.483.140

Cơng nhân cơng ty


5.150.000

255.500

5.405.500

58.400

17.460

550.000

625.860

4.779.640

Cơng nhân th ngồi

4.113.500

410.000

410.000

3.703.500

4.113.500



×