Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huyết áp thấp cực kỳ nguy hiểm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 5 trang )

Huyết áp thấp cực kỳ nguy hiểm
Nếu xét về mặt số lượng các biến chứng, thi huyết áp
thấp chỉ là hàng “em” so với huyết ap cao. Nhưng điều
đó không có nghĩa là huyết áp thấp không nguy hại và
không cần chú ý đề phòng. Bởi những tai biến nặng
nhất mà huyết ap cao gây ra như đột qụy não và nhồi
máu cơ tim thì huyết áp thấp cũng gây tai biến không
kém phần nguy hiểm.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Huyết áp thấp là một bệnh lý phức tạp
Huyết áp thấp là một bệnh của hệ tim mạch trong đó chỉ
số của huyết áp dưới mức bình thường đến mức trở thành
bệnh lý. Trong mạch máu và hệ tuần hoàn nói chung,
huyết áp là một khía cạnh quan trọng. Vì nó là động lực
đẩy máu đi lưu thông khắp cơ thể, tới được tận những nơi
xa tim nhất như chân, tay và đầu.
Giá trị 120/70 là một giá trị bình thường giúp máu lưu
chuyển được đầy đủ. Khi huyết áp chỉ đạt dưới ngưỡng
90/60mmHg thì máu không có đủ lực đẩy để tới những
nơi xa. Đây chính là nguyên nhân gây ra những biến
chứng và biểu hiện của huyết áp thấp.
Cho đến nay, huyết áp thấp là một bệnh lý đầy phức tạp.
Bởi trừ một số trường hợp tìm được nguyên nhân thì đa
phần người ta chưa tìm được nguyên nhân nào được cho
là chủ đạo. Chứng bệnh này cứ kéo dài, dai dẳng và song
hành cùng người bệnh.
Một số nguyên nhân có thể gây ra huyết áp thấp đã được
xác định như: mệt mỏi, lao động quá sức, suy tim, rối loạn
thần kinh trung ương, rối loạn nội tiết, mất nước, tiêu


chảy nặng, mất máu, bỏng nặng, nhiễm khuẩn nặng, thiếu
máu nặng, lạm dụng thuốc trị bệnh tăng huyết áp, lợi tiểu,
tim mạch, thần kinh, mang thai
Những nguyên nhân này có thể khắc phục được và người
bệnh sẽ khỏi được huyết áp thấp vĩnh viễn. Nhưng đáng
tiếc, con số này lại không đáng là bao và chỉ là một phần
nhỏ.
Phần còn lại là đa số, đó là những bệnh nhân mà chúng ta
không thể tìm được nguyên nhân xác đáng. Hầu như trong
số họ bị huyết áp thấp liên tục và đôi khi dạng bệnh này
còn được gọi là huyết áp thấp mạn tính. Những trường
hợp này có huyết áp thấp rõ rệt khi thay đổi tư thế. Phần
lớn những người này là những người cao tuổi.
Huyết áp thấp có đáng lo ngại?
Có thể, xét về mặt số lượng các biến chứng mà huyết áp
thấp gây ra so với huyết áp cao chỉ là hàng “em”, nhưng
điều đó không có nghĩa là huyết áp thấp không nguy hại
và không cần chú ý đề phòng. Bởi những gì nặng nhất mà
huyết áp cao gây ra như đột qụy não và nhồi máu cơ tim
thì huyết áp thấp cũng có đủ.
Song có lẽ điều đáng ngại nhất của huyết áp thấp là sự
chủ quan của người bệnh. Không giống như huyết áp cao,
người bệnh có những biểu hiện như nóng bừng mặt, hồi
hộp, khó thở, đau đầu rõ ràng thì huyết áp thấp lại ít khi
có những biểu hiện “to tát” nào khiến người bệnh phải
chú ý. Do vậy mà chuyện chủ quan với bệnh là điều dễ
xảy ra.
Sự tai hại cực độ khi người bệnh làm việc kỹ thuật trên
cao hay điều khiển phương tiện giao thông. Ngất xỉu đột
ngột trong các trường hợp này có thể gây ra những tai nạn

mức độ nặng và người bệnh thường tử vong.
Kiểm soát huyết áp thấp thế nào?
Hiện nay, chưa có một thuốc nào được gọi là đặc trị cho
huyết áp thấp. Trong một số trường hợp, người ta có thể
dùng một số thuốc hỗ trợ như fl udrocortisone (giữ nước)
hay midodrine (co mạch) cho những người bị huyết áp
thấp mạn tính. Song điều này cần được bác sĩ theo dõi cẩn
thận.
Trong chứng bệnh này, điều mấu chốt không phải là dùng
thuốc trị mà là những phương cách để chung sống hòa
bình bởi lẽ nếu bạn biết cách, bạn có thể bảo toàn tuổi thọ
của mình như chưa hề mắc bệnh.
Nên uống đủ nước là một lời khuyên quan trọng nhất.
Ngoài việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, bù đủ nước còn
duy trì thể tích máu cân bằng, một yếu tố đảm bảo huyết
áp không bị thấp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những
người bị huyết áp thấp mà còn bị chứng tiêu chảy hay mất
nước.
Trong chế độ dinh dưỡng, nếu có thể, ăn thêm một chút
muối với liều khuyến cáo từ 3-5g/ngày. Nếu bị huyết áp
thấp, không nên leo cao, không làm việc kỹ thuật trên
không, không điều khiển phương tiện giao thông tốc độ
cao, dù là chưa có biểu hiện bên ngoài.
Cũng không nên đứng quá lâu vì máu sẽ bị dồn xuống
chân nhiều hơn và bệnh sẽ nặng hơn. Vì huyết áp thấp sẽ
nặng lên khi chúng ta thay đổi tư thế quá đột ngột nên lời
khuyên hữu ích nhất là hãy đứng dậy từ từ. Đứng phắt dậy
sẽ làm cho não bộ thiếu máu nhiều hơn.
Khi nằm ngủ không nên gối quá cao, chỉ tối đa là 150 so
với mặt giường. Nếu có thể thì nên nằm ngang. Và khi

tỉnh dậy, chớ có bật dậy ngay, bạn có thể sẽ bị ngã bất
chợt. Còn nếu tự nhiên thấy chóng mặt và hoa mắt, hãy
ngồi ngay xuống trong tư thế đầu sát vào hai gối. Đây là
biện pháp cấp cứu cá nhân nhanh nhất để khống chế huyết
áp thấp.
Thay lời kết, điều cuối cùng bạn nên nhớ là thuốc không
phải là biện pháp chủ đạo với huyết áp thấp. Điều quan
trọng nhất là bạn định sống với nó như thế nào mà thôi.

×