Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết về Enterovirus 71 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.98 KB, 5 trang )

Những điều cần biết
về Enterovirus 71
Trước đây, bệnh tay chân miệng (TCM) thường xuất hiện ở miền
Nam nước ta nhưng hiện nay, bệnh có xu hướng gia tăng ở một số
địa phương miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, các ca
bệnh nghiêm trọng, có khi tử vong hầu hết đều do Enterovirus 71
gây ra.


Ảnh: minh họa - Internet
Đặc tính của Enterovirus 71 (EV71)
Dựa vào đặc điểm hóa, lý học người ta xếp Enterovirus thuộc họ
Picornavirus. Enterovirus bao gồm hơn 66 serotyp. Các serotyp của
Enterovirus mới được phân lập gần đây là EV68, EV69, EV70 và
EV71
Type EV71 thuộc nhóm Enterovirus nên về đặc điểm sinh học mang đặc
tính của Enterovirus, khác nhau cơ bản nhất là về độc tính của nó.
Enterovirus là một loại virut đường ruột có kích thước rất bé, khoảng từ
20 - 30 nm. Có đối xứng hình khối và cấu tạo của acid nucleic là loại
ARN 1 sợi, bao bọc bên ngoài acid nucleic là vỏ capsid được hợp bởi 32
capsome. Acid nucleic của Enterovirus (ARN) chiếm khoảng từ 20 -
30% khối lượng hạt virut, còn lại từ 70 - 80% là protein (đặc biệt không
có glucid và lipid).
Khả năng đề kháng của Enterovirus khá tốt, sống lâu hơn khi nhiệt độ
lạnh giá. Đặc biệt sự khô ráo và nhiệt độ bình thường không làm ảnh
hưởng đến sự sống và sự phát triển của chúng. Tuy vậy, Enterovirus dễ
bị bất hoạt bởi một số hóa chất thông thường (formol, Cl, KMnO4,
H2O2). Enterovirus có trong phân và
người ta cũng phân lập được chúng cả ở họng. Vì vậy chúng có thể được
phóng thích ra môi trường bên ngoài bởi phân và các chất khạc nhổ của
người bệnh TCM hoặc người lành mang virut này. Type EV71 là một


trong những tác nhân gây bệnh TCM và chúng còn có khả năng gây nên
bệnh ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não virut và hiếm hơn là
các thể trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt.
Ngay từ năm 1969, người ta đã chứng minh được EV71 có ở tổ chức
thần kinh trung ương của một số bệnh TCM tại California (Mỹ). Type
EV71 cũng đã xuất hiện ở Đài Loan vào năm 1968 cũng như đã từng
xuất hiện ở các nước Đông Nam châu Á như Philipines, Indonesia,
Singapore. Trong các vụ dịch xảy ra ở Đài Loan năm 1998 và ở
Malaysia năm 1997 cũng được ghi nhận đã có một số người tử vong do
EV71.
Như vậy, đây không phải là một type Enterovirus mới nhưng type EV71
có độc tính rất cao và có khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh
trung ương gây ra những bệnh cảnh lâm sàng nặng và hậu quả để lại
xấu, hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực này nên cần cảnh giác cao
và hết sức thận trọng khi có bệnh TCM xuất hiện.
EV71 gây bệnh như thế nào?


. Ảnh: minh họa - Internet
Thực ra khi Enterovirus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường khu trú ở
niêm mạc má hoặc ở niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng thời
gian 24 giờ, virut sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh, từ đây
chúng xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết trong một khoảng thời
gian ngắn. Từ nhiễm khuẩn huyết, virut đến niêm mạc miệng và da.
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 - 7 ngày. Bệnh khởi phát là
sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu răng,
lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Hầu hết các
trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số nếu căn nguyên
gây nên bệnh là EV71 có thể bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, nhất là khi
virut gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện bệnh viêm

màng não điển hình. Biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn,
nôn vọt.
Cách ngăn ngừa EV71
Đây là một bệnh lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với
các chất tiết ở miệng, họng, mũi hoặc chất tiết từ các bọng nước ở tay,
chân hoặc phân của người bệnh. Bệnh cũng có thể được lây truyền gián
tiếp từ các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, quần áo, chăn màn của người bệnh
hoặc do thức ăn, nước uống nhiễm virut. Vì vậy khi nghi ngờ trẻ bị bệnh
TCM nên cho trẻ ở nhà không đến nhà trẻ và tránh không cho trẻ lành
tiếp xúc với trẻ nghi bị bệnh TCM.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh TCM đặc hiệu nên vấn đề vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường là vô cùng cần thiết và quan trọng. Cần vệ
sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày, nhất là rửa tay, chân sạch bằng xà
phòng. Các loại quần áo, tã lót, khăn của trẻ bị bệnh TCM sau khi giặt
sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc nước có pha hóa
chất cloramin B và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành.
Khi trẻ bị bệnh TCM mà có một số dấu hiệu khác thường cần nhanh
chóng đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế, tốt nhất là khoa nhi, bệnh viện nhi
hoặc các cơ sở khám, điều trị bệnh truyền nhiễm. Phân của người bệnh
TCM cần được xử lý tốt, tránh làm vương vãi ra môi trường.
Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloramin
B. Nhà vệ sinh của các gia đình có người bị bệnh TCM phải giữ sạch sẽ
và được lau rửa bằng xà phòng và chất sát khuẩn. Cần chú ý đến khâu
ăn, uống của trẻ bị bệnh TCM. Cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm,
lỏng mà thường ngày trẻ ưa thích. Không nên cho trẻ ăn thức ăn rắn,
cay, nóng và không làm đụng chạm đến các vết loét trong miệng trẻ làm
cho trẻ càng đau miệng thêm và trẻ sẽ sợ hãi không dám ăn.
Người ta thống kê thấy rằng trẻ nhũ nhi, trẻ em và ngay cả thiếu niên,
người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh TCM.
Tiên lượng đối với bệnh TCM tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh là do

Enterovirus A16 hay do EV71. Nếu do Enterovirus A16 thì thường là
bệnh nhẹ và có thể tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày, nhưng do EV71 thì có
thể có biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim cấp hoặc viêm
màng não, thậm chí gây tử vong

×