Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ðông y chữa bệnh chàm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.04 KB, 5 trang )

Ðông y chữa bệnh chàm
Trong bệnh chàm, thương tổn lúc đầu
xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền
da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti
như rôm, mụn nước giập vỡ chảy nước
vàng, sau vài ngày dịch khô thành một
lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng.
Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng
tổn thương rất ngứa. Đông y chia bệnh
thành hai thể: cấp tính và mạn tính. Tùy
thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Xác lột ve sầu cho vị thuốc thuyền thoái.

Điều trị chàm cấp tính
Thể thấp nhiệt: Da hồng đỏ, ngứa, nóng rát,
có mụn nước, loét chảy nước vàng.
Bài 1: Nhân trần 20g; thổ phục linh, kim
ngân, mỗi vị 16g; khổ sâm, hoàng bá nam,
hạ khô thảo, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; hoạt
thạch 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch,
mỗi vị 2g; đạm trúc diệp 16g; hoàng cầm,
hoàng bá, phục linh bì, khổ sâm, mỗi vị 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nhân trần 20g, trạch tả 16g, hậu phác,
phục linh, trư linh, mỗi vị 12g; trần bì 8g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Sinh địa, mã đề, mỗi vị 16g; ngưu
bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm,
hoàng bá, mỗi vị 12g; phục linh, thương


truật, mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày
một thang.
Bài 5: Gỉ sắt 4mg, rượu 50ml. Tán gỉ sắt,
ngâm rượu 2 ngày. Rửa sạch chỗ chàm bôi
thuốc (kết quả tác dụng tốt đối với chàm trẻ
em).
Thể phong nhiệt: Da hơi đỏ, có mụn nước,
phát triển toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít
loét.
Bài 1: Thạch cao 20g; sinh địa 16g; kinh
giới, phòng phong, ngưu bàng tử, khổ sâm,
mộc thông mỗi vị 12g; tri mẫu 8g; thuyền
thoái 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trạch tả, sinh địa, mỗi vị 12g; long
đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, mã
đề, sài hồ mỗi vị 8g; thuyền thoái 6g; cam
thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Điều trị chàm mạn tính
Biểu hiện: Da dày thô, khô, ngứa, nổi cục có
mụn nước, hay gặp ở mặt, cổ chân, cổ tay,
khuỷu tay, đầu gối.
Bài 1: Thuốc mỡ: hoàng liên, hồng hoa,
hồng đơn chu sa, mỗi vị 4g. Tán bột, hòa với
mỡ trăn, bôi vào chỗ chàm.
Bài 2: Thuốc rửa: lá vối tươi, lá kinh giới
mỗi vị 100g. Đun sôi rửa vết loét, sau dùng
thuốc mỡ nêu trên bôi.
Bài 3: Thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi vị
16g; đương quy, bạch thược, thương truật,
phòng phong mỗi vị 12g; khổ sâm, thuyền

thoái, bạch tật lê mỗi vị 8g. Sắc uống ngày
một thang.
Bài 4: Hoàng bá, hy thiêm, ké đầu ngựa, phù
bình mỗi vị 12g; thương truật, phòng phong
mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 5: Hoàng liên 8g, bạch thược 4g, hoàng
cầm 2g. Các vị trên được tán bột khô, sắc
với nước rồi lọc và thêm vào nước sắc một
lòng đỏ trứng, trộn kỹ, chia uống làm 3 lần
mỗi ngày nước sắc ấm.
Chàm bìu: Có 2 thể, cấp và mạn tính
Bài thuốc: hoàng cầm, sinh địa, xa tiền tử,
trạch tả, mộc thông, khổ sâm mỗi vị 12g;
long đởm thảo, son chi mỗi vị 8g.
Bệnh cấp tính dùng dạng thuốc sắc, mỗi
ngày sắc uống một thang. Bệnh mạn tính
dùng dạng thuốc hoàn, các vị được tán bột,
làm hoàn, mỗi ngày uống 20g.

×