Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bản tin phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật số 2 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 12 trang )

SO 2
5-2010
Giuỏp ngỷỳõi
Giuỏp ngỷỳõi
trửỡng vaói thiùỡu
trửỡng vaói thiùỡu
coỏ thùm caỏch
coỏ thùm caỏch
baóo quaón
baóo quaón
hiùồu quaó
hiùồu quaó
2
- Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
Chòu trách nhiệm xuất bản
ThS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Chủ tòch Liên hiệp các hội KH&KT
tỉnh Bắc Giang
Biên tập
CN. LÊ HỒNG DỊ
CN. HOÀNG VĂN THÀNH
CN. ĐẶNG THỊ LỤA
KS. PHẠM THU HUẾ
Thư ký biên tập
ThS. NGUYỄN VĂN CHỨC
Trình bày
HOÀNG PHONG
Bản tin xuất bản hàng tháng
Thông tin đóng góp xin vui lòng
liên hệ Ban biên tập - Liên hiệp
các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh


Bắc Giang
Đòa chỉ: Số 48 - Ngô Gia Tự -
TP Bắc Giang
Điện thoại: 0240 3 828 981
Fax: 0240 3 850 349
BẢN TIN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
KHOA HỌC & KỸ THUẬT
In 500 cuốn, khổ 20 x 28 cm. Giấy phép xuất bản
số 32/GP-STT&TT do Sở Thông tin và Truyền thông
Bắc Giang cấp ngày 31 tháng 3 năm 2010.
Chế bản và in tại Nhà in Báo Bắc Giang.
TRONG SỐ NÀY
TIN TỨC - SỰ KIỆN
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
SỨC KHỎE - ĐỜI SỐNG
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT
 Hoàn thành hồ sơ mộc bản kinh Phật
chùa Vónh Nghiêm
 Từ ngày 01/5/2010 người có công với cách mạng
được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp mới
 Hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng phòng, chống
dòch tai xanh ở lợn
 Hỗ trợ 04 triệu đồng/ha lúa bò tiêu hủy do dòch bệnh
 9 đối tượng được miễn học phí
 Bệnh tai xanh
 Bảo quản hoa quả tươi không dùng hóa chất
 Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi
 Giúp người trồng vải thiều có thêm cách bảo quản
hiệu quả
 Ứng dụng chế phẩm sinh học kháng bệnh cho

gia súc, gia cầm
 Nước - thứ đồ uống tốt nhất
 Hiểm họa từ đũa sơn
 Cà tím trò tăng huyết áp
3
Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
TIN TÛÁC - SÛÅ KIÏÅN
Hoân thânh hưì sú mưåc bẫn kinh Phêåt
cha Vơnh Nghiïm
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao công bố đã
hoàn thành hồ sơ đề nghò UNESCO công nhận
"Các mộc bản kinh Phật của Thiền phái Trúc Lâm
tại chùa Vónh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang) là "Di sản tư liệu thế giới".
K
ho mộc bản kinh Phật của Thiền phái Trúc Lâm tại
chùa Vónh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng
(tỉnh Bắc Giang) là bảo vật quốc gia với tổng số
3.050 ván rời bằng gỗ thò, thuộc 10 đầu sách được san
khắc nhiều đợt trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX. Kho bảo vật là di sản tư liệu phong phú,
đa lónh vực như: Lòch sử Phật giáo, tư tưởng-văn hoá hành
đạo, nhập thế của dòng thiền Trúc Lâm, lòch sử nghề khắc
in mộc bản, thân thế sự nghiệp một số vò cao tăng có nhiều
cống hiến cho sự phát triển nền văn hóa truyền thống của
dân tộc Hơn nữa, với sự tài hoa khéo léo của nghệ nhân
xưa mỗi ván khắc còn là một tác phẩm điêu khắc nghệ
thuật tinh xảo và là nguồn tư liệu để tìm hiểu nghệ thuật
chạm khắc gỗ Việt Nam thời Lê-Nguyễn. Ngoài giá trò trên
phương diện hiện vật bảo tàng, các mộc bản kinh Phật còn

là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu sự
phát triển của ngôn ngữ Việt, của chữ Nôm trong lòch sử.
Năm 1964, kho mộc bản kinh Phật của Thiền phái Trúc
Lâm chùa Vónh Nghiêm đã được Bộ Văn hóa Việt Nam
công nhận là Di sản Lòch sử Văn hóa hạng A (di sản cấp
quốc gia) cùng với những di vật khác tại đây như công trình
kiến trúc, tượng Phật, bia đá, hệ thống hoành phi câu đối…
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực phối hợp
với các cơ quan chức năng ở Trung ương tiến hành lập hồ
sơ đề nghò Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của
Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận kho báu này là "Di
sản tư liệu thế giới". Ngày 24/3, đồng chí Nguyễn Thanh
Sơn-Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ tòch Uỷ ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam đã cùng một số nhà nghiên cứu khoa
học, lòch sử về thăm và khảo sát kho mộc bản kinh Phật
chùa Vónh Nghiêm.
Việc UBND tỉnh Bắc Giang đề nghò lập hồ sơ kho mộc
bản kinh Phật của Thiền phái Trúc Lâm chùa Vónh Nghiêm
trình UNESCO công nhận kho báu này là "Di sản tư liệu thế
giới" sẽ tạo điều kiện quảng bá di sản văn hóa Việt Nam và
nâng cao vò thế của đất nước trên trường quốc tế

(Theo Bacgiang.gov.vn)
Tûâ ngây 01/5/2010 ngûúâi cố cưng vúái
cấch mẩng àûúåc hûúãng mûác trúå cêëp,
ph cêëp ûu àậi múái
Ngày 06/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghò đònh số 35/2010/NĐ-CP quy đònh mức trợ cấp, phụ
cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
T

heo đó, mức chuẩn để xác đònh các mức trợ cấp, phụ
cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo
quy đònh tại Nghò đònh này là 770.000 đồng. Cụ thể
đối tượng người có công với cách mạng được hưởng mức
trợ cấp, phụ cấp ưu đãi bao gồm: Người hoạt động cách
mạng trước 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ
ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghóa 19/8/1945;
thân nhân liệt só; bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng
chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bò nhiễm
chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 sẽ được hưởng mức trợ
cấp, phụ cấp hàng tháng và tùy theo đối tượng người có
công sẽ được hưởng mức trợ cấp ưu đãi một lần.
Các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ
21% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp thương tật từ 519.000
đồng đến 2.471.000 đồng tuỳ theo mức tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động. Đối với thương binh loại B có tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động từ 21% được hưởng trợ cấp thương tật
từ 429.000 đồng đến 2.044.000 đồng tùy theo mức tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động.
Nghò đònh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2010,
thay thế Nghò đònh số 38/2010/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của
Chính phủ quy đònh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng. Các khoản trợ cấp, phụ cấp
ưu đãi quy đònh tại Nghò đònh này được thực hiện kể từ ngày
01/5/2010


(Theo Nghò đònh số 35/2010/NĐ-CP)
Hưỵ trúå hún 2 t àưìng phông, chưëng dõch
tai xanh úã lúån
C
hủ tòch UBND tỉnh quyết đònh giao cho Sở Nông
nghiệp và PTNT được sử dụng hơn 2 tỷ đồng để
phòng, chống dòch tai xanh ở lợn, trong đó 780 triệu
đồng vừa được cấp mới từ nguồn ngân sách dự phòng của
tỉnh. Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% tiền vaccine, ngân
sách huyện, thành phố hỗ trợ 50% tiền vaccine và 100%
tiền công tiêm phòng các bệnh tai xanh, dòch tả cho đàn lợn
nái, lợn đực giống trong dân (không hỗ trợ cho các trang
trại, gia trại có tổng đàn lợn nái từ 20 con trở lên). Ngân
sách các huyện, thành phố chi hỗ trợ mức 15.000đ/kg đối
với gia súc bò bệnh phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan
thú y. Ngân sách cấp tỉnh chi mua khoảng 10 tấn hóa chất
để tiêu độc khử trùng tại các ổ dòch cũ, các ổ dòch mới phát
sinh, các chợ; ngân sách cấp xã chi mua vôi bột để tiêu
độc, khử trùng ở những nơi công cộng, đường làng, ngõ
xóm, nơi chôn con gia súc tiêu hủy.
Về chi hỗ trợ công tác phòng, chống dòch thuộc cấp nào
thì cấp đó chi theo quy đònh của Luật Ngân sách nhà nước,
bao gồm: Chi hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống
dòch các cấp; chi cho công tác tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm
tra; chi mua sắm bảo hộ lao động, trang thiết bò, vật dụng
cho kiểm tra, phát hiện, chẩn đoán dòch bệnh; chi phí thực
tế tiêu hủy gia súc mắc bệnh; chi hỗ trợ cho lực lượng trực
tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dòch để thực hiện tiêu
hủy gia súc, phun hóa chất khử trùng tiêu độc, tham gia các
chốt, trạm kiểm dòch, tổ kiểm tra cơ động. Mức chi

50.000đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000
đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết

(Theo Bacgiang.gov.vn)
Hưỵ trúå 04 triïåu àưìng/ha la bõ tiïu hy
do dõch bïånh
T
heo hướng dẫn tại Thông tư số 53/2010/TT-BTC
ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính, ngân sách nhà
nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá và lùn sọc đen hại lúa cho các đối tượng là các
hộ nông dân có diện tích lúa bò bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải phun thuốc bảo vệ
thực vật, phải tiêu hủy theo quy đònh của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các lực lượng tham gia phòng,
trừ dập dòch và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bò
nhiễm bệnh. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ được
thực hiện kể từ ngày có quyết đònh công bố dòch đến khi
có quyết đònh công bố hết dòch của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Mức chi cụ thể được quy đònh như sau: chi
hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bò
nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen
hại lúa phải tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với mức 4 triệu đồng/ha
lúa bò tiêu hủy (diện tích lúa bò tiêu hủy phải có xác nhận
của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ thực vật tại đòa phương và các đơn vò liên quan
làm căn cứ thanh toán hỗ trợ); hỗ trợ 12kg
gạo/người/tháng để cứu đói cho các hộ nông dân bò thiệt
hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen

hại lúa gây ra, thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng căn cứ tình
hình thực tế tại đòa phương, chủ tòch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quyết đònh đối tượng và thời
gian hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân. Người trực tiếp
tham gia phòng trừ dòch bệnh và giám sát việc tiêu hủy
diện tích lúa bò nhiễm bệnh được chi tối đa 50.000
đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000
đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.
Các chế độ hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa được thực hiện từ ngày
01/01/2010. Bãi bỏ Thông tư số 108/2006/TT-BTC ngày
21/11/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính
để phòng, trừ dập dòch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn
xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng
trở vào)

(Theo Dữ liệu luật Việt Nam)
4
- Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
TIN TÛÁC - SÛÅ KIÏÅN
9 àưëi tûúång àûúåc miïỵn hổc phđ
Các đối tượng này được Chính phủ quy đònh
cụ thể tại Nghò đònh 49/2010/NĐ-CP ban hành
ngày 14/5/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 1/7/2010.
Đ
ây là quy đònh về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm 2014-2015.

Cụ thể 9 đối tượng được miễn học phí gồm:
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của
người có công với cách mạng;
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có
cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải
đảo và các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó
khăn.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ
côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bò tàn tật,
khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
4. Trẻ em bò bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em
mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc
cha mất tích theo quy đònh tại Điều 78 của Bộ luật Dân
sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng
theo quy đònh của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc
cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt
tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng. Người
chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng
đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ
em nêu trên.
5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có
cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy đònh của Nhà
nước.
6. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con
của hạ só quan và binh só, chiến só đang phục vụ có
thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
7. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử
tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng
trở lên).
8. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường

dự bò đại học, khoa dự bò đại học.
9. Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số
thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150%
thu nhập của hộ nghèo

(Theo Nghò đònh 49/2010/NĐ-CP)
5
Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
1. Bệnh tai xanh là gì?
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở
Mỹ vào khoảng năm 1987, vào thời
điểm đó, do chưa xác đònh được căn
nguyên bệnh nên được gọi là "bệnh bí
hiểm ở lợn" (MDS). Một số người căn
cứ theo triệu chứng gọi là "bệnh tai
xanh ở lợn". Sau đó, bệnh lây lan rộng
trên toàn thế giới và được gọi bằng
nhiều tên: Hội chứng hô hấp và vô
sinh của lợn (SIRS), bệnh bí hiểm ở
lợn (MDS) như ở châu Mỹ hay Hội
chứng hô hấp và sảy thai ở lợn
(PEARS), Hội chứng hô hấp và sinh
sản ở lợn (PRRS), bệnh tai xanh như
ở châu Âu. Năm 1992, Hội nghò quốc
tế về bệnh này được tổ chức tại
St.Paul, Minnesota đã nhất trí dùng
tên viết tắt "PRRS" hay còn gọi là hội
chứng "rối loạn sinh sản và hô hấp

ở lợn" hay còn được gọi là bệnh "tai
xanh" và đã được Tổ chức Thú y thế
giới công nhận.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện
vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ
Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương
tính). Các nghiên cứu về bệnh trên
những trại lợn giống tại các tỉnh phía
Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh
dương tính với bệnh rất khác nhau, từ
1,3% cho tới 68,29%. Ở các nước
khác, tỷ lệ đàn trong vùng bệnh có
huyết thanh dương tính rất cao, như ở
Anh là 60-75%, Mỹ là 36%
a) Nguyên nhân gây bệnh
Lúc đầu, người ta cho rằng, một số
virus như Parvovirus, virus giả dại
(Pseudorabies), virus cúm lợn,
Porcine enterovirus, đặc biệt virus gây
viêm não - cơ tim
(Encephalomyocarditis) gây nên. Sau
đó, người ta đã xác đònh được một loại
virus mới, được gọi là virus "Lelystad",
phân lập được từ các ổ dòch ở Hà Lan,
là nguyên nhân chính gây ra hội
chứng trên. Virus có cấu trúc ARN,
thuộc họ Togaviridae, gần giống với
virus gây viêm khớp ở ngựa (EAV),
Lactic Dehydrogenase virus của chuột
(LDH) và virus gây sốt xuất huyết trên

khỉ (SHF).
Virus rất thích hợp với đại thực bào
đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở
vùng phổi. Bình thường, đại thực bào
sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm
nhập vào cơ thể, riêng đối với virus
"Lelystad" có thể nhân lên trong đại
thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết
đại thực bào (tới 40%). Do vậy, khi đã
xuất hiện trong đàn, chúng thường có
xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt
động âm thầm. Đại thực bào bò tiêu
diệt sẽ làm giảm chức năng của hệ
thống bảo vệ cơ thể (hệ miễn dòch) và
làm tăng nguy cơ bò nhiễm các bệnh
kế phát, bội nhiễm với các bệnh như:
Liên cầu khuẩn, dòch tả, tụ huyết
trùng, phó thương hàn, bệnh xoắn
khuẩn, bệnh suyễn Đây là những
nguyên nhân chính gây chết nhiều lợn
khi mắc bệnh "tai xanh", dòch tai xanh
trở thành một hiểm họa lớn đối với
ngành chăn nuôi
b) Đường truyền lây
Virus gây bệnh tai xanh có trong
dòch mũi, nước bọt, tinh dòch (trong
giai đoạn nhiễm trùng máu), phân,
nước tiểu và phát tán ra môi trường
bên ngoài. Ở lợn mẹ mang trùng, virus
có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai

đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng
được bài thải qua nước bọt và sữa.
Lợn trưởng thành có thể bài thải virus
gây bệnh trong vòng 14 ngày trong khi
đó lợn con và lợn choai bài thải virus
tới 1-2 tháng.
Virus có thể phát tán thông qua các
hình thức: vận chuyển lợn mang trùng,
theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi,
bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng
cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ
tinh nhân tạo và có thể do một số loài
chim hoang dã.
c) Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng bệnh thể hiện cũng rất
khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn lần
đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh thì 1
đàn không có biểu hiện, 1 đàn có biểu
hiện mức độ vừa và đàn còn lại có
biểu hiện bệnh ở mức độ nặng. Lý do
cho việc này vẫn chưa có lời giải, tuy
nhiên, với những đàn khoẻ mạnh thì
mức độ bệnh cũng giảm nhẹ hơn, và
cũng có thể do virus tạo nhiều biến
chủng với độc lực khác nhau. Thực tế,
nhiều đàn có huyết thanh dương tính
nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong
tháng đầu tiên khi bò nhiễm virus này,
lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15%

đàn), sốt cao 39-40
o
C, sảy thai
thường vào giai đoạn cuối (1-6%), tai
chuyển màu xanh trong khoảng thời
gian ngắn (2%), đẻ non (10-15%),
động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ
tinh), đình dục hoặc chậm động dục
trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu
của viêm phổi.
Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con:
Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và
viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ
sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ
đờ hoặc hôn mê, hoặc bò thai gỗ (10-
15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của
thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi
sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển
màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì
trong vài giờ. Pha cấp tính này kéo dài
trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ
non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu,
tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai
đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một
vài đàn con số này có thể tới 30%
tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ chết ở
đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4
sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn
sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng
trước khi trở lại bình thường. Ảnh

hưởng dài lâu của bệnh tai xanh tới
việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc
biệt với những đàn có tình trạng sức
khoẻ kém. Một vài đàn có biểu hiện
tăng số lần phối giống lại, sảy thai.
Ảnh hưởng của bệnh tai xanh tới
sản xuất làm tỷ lệ sinh giảm 10-15%
(90% đàn trở lại bình thường), giảm số
lượng con sống sót sau sinh, lợn hậu
bò có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng
tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn
sinh con.
Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn
hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc
mất tính dục, lượng tinh dòch ít, chất
lượng tinh kém dẫn tới lợn con sinh ra
nhỏ, khả năng sống thấp.
Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy
yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái
tụt đường huyết do không bú được,
mắt có dử màu nâu, trên da có vết
phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số
lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc
các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi
run rẩy,
Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán
ăn, ho nhẹ, lông xác xơ tuy nhiên,
Bệnh tai xanh
Hiện nay, dòch bệnh lợn "tai xanh" đang bùng phát và hoành hành rất mạnh tại một số
tỉnh thành miền Bắc. Để đáp ứng yêu cầu của đông đảo các hộ chăn nuôi, đồng thời nhằm

tăng thêm hiểu biết cho người dân để tránh những thiệt hại nặng nề do dòch bệnh này gây
ra, sau đây xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin cơ bản về dòch lợn "tai xanh".
(Xem tiếp trang 8)
6
- Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với
những cây bưởi đậu nhiều quả thường có
đợt rụng quả sinh lý. Để hạn chế hiện
tượng rụng quả sinh lý, đảm bảo năng
suất, chất lượng cao và ổn đònh cuối vụ
bà con cần áp dụng một số biện pháp
kỹ thuật sau.
T
ưới nước đủ ẩm cho bưởi: Giai
đoạn này quả đang lớn rất
nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt
độ ẩm 70-75%, độ ẩm đất ít nhất xung
quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần
tưới đònh kỳ 10-15ngày/lần, phủ quanh
tán cây bằng nilon hay xác hữu cơ để
hạn chế sự bốc hơi nước. Gặp thời tiết
khô hạn, các loại phân, khoáng, phân
trung vi lượng hoà tan chậm, rễ cây hút
dinh dưỡng kém. Cây thiếu nước sẽ dẫn
đến thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở
cuống quả, gây rụng quả sinh lý.
Cung cấp đủ dinh dưỡng: Thời kỳ này
bưởi cần rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt
là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng

hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả,
chống hiện tượng hình thành tầng rời
gây rụng quả non. Việc cung cấp phân
khoáng vi lượng hợp lý cho bưởi cần căn
cứ vào tuổi của cây, mức độ sai của quả
và chế độ dinh dưỡng của cây biểu hiện
qua màu sắc của tán lá.
Lá có màu xanh đen biểu hiện cây
thừa đạm cần bón thêm phân kali. Liều
lượng 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu
của tán lá, bón thành 4 hốc quanh tán
cây, bón sâu 7-10cm.
Lá có màu xanh nhạt, xanh vàng bón
phân NPK (12:5:10); NPK (13:13:13)
hoặc đạm: kali tỷ lệ 1:1. Liều lượng: 2-
5kg NPK hoặc 0,5-2kg đạm ure + 0,5-
2kg kali clorua.
Lá có màu xanh trung bình (xanh màu
lá chuối bánh tẻ) bón phân với tỷ lệ
1đạm: 2kali. Liều lượng 0,5-2kg đạm
ure + 1-4kg kali clorua.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho
bưởi dưới dạng phun các loại phân bón
lá giàu vi lượng cho hiệu quả cao: Sử
dụng sản phẩm vườn sinh thái cho bưởi
10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng
quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất
chất lượng quả, giảm 30% lượng phân
bón. Có thể dùng một
trong các chế phẩm:

Bio-Plant; A-H503;
Atonic; Nông Trang
001 hoặc K-H502 kết
hợp với Multy-K + chất
bám dính phun cho
bưởi 1-2 lần, mỗi lần
cách nhau 10 ngày
vào thời kỳ này cũng
làm giảm quá trình
rụng quả sinh lý, tăng
năng suất chất lượng
quả cuối vụ.
Phòng trừ tốt một số
sâu bệnh chính: Ruồi
(dòi) vàng đục quả,
thường đẻ trứng trên lỗ
chích, vết thương vỏ quả, sâu non đục
vào bên trong gây thối và rụng quả.
Dùng một trong các loại bẫy:
Pheromone; bẫy Sofriprotein; bẫy Metin
ơgienon; bẫy VijubonD để diệt ruồi. Trừ
nhện: Danilol 10EC; Pegasus 500EC;
Otus 5EC… phun cho bưởi 2 lần, mỗi lần
cách nhau 7-10 ngày từ lúc trái bưởi
bằng hòn bi (đường kính quả 0,5cm).
Trên cây có bọ xít hại quả non với mật
độ cao cần dùng một trong các loại
thuốc: SeSaiGon 50EC; Confidor
70WG; Sutin 5EC hoặc Oshin 20WP…
phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ).

Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành cần
tăng nồng độ thuốc lên 2 lần so với
hướng dẫn trên bao bì sản phẩm

(Theo nongnghiep.vn)
P
hương pháp dùng chất bảo quản
để giữ hoa quả tươi lâu cũng có
kết quả nhất đònh. Tuy nhiên, nếu
để thời gian quá dài thuốc ngấm vào
hoa quả sẽ gây độc cho cơ thể. Dưới
đây là những cách bảo quản tự nhiên
cho một số hoa quả rất có hiệu nghiệm.
Ớt tây: Dùng dao rạch quả lấy hạt ra,
cho ngâm vào nước đã đun sôi để hơi
ấm, sau đó sấy khô. Lúc đem ra ăn chỉ
cần ngâm lại vào nước ấm một lúc, ớt lại
tươi như ban đầu.
Cà chua: Khi chọn cà chua phải là
những quả mới chín, đẹp không bò sứt
sát, thối hỏng Sau đó, ngâm vào dung
dòch nước rửa rau quả, rửa sạch lại bằng
nước, tiếp đó xếp cà chua vào túi nilon,
thùng gỗ… rồi cho vào bảo quản trong
hầm. Nhiệt độ cần duy trì khoảng 12
o
C,
sau 45 ngày cà chua vẫn ti.
Dưa chuột: Bạn hãy chuẩn bò một cái
thùng, đổ nước muối vào, rồi thả dưa

chuột vào ngâm. Với cách đơn giản này,
ở nhiệt độ nóng bức của mùa hè có thể
giữ dưa chuột trong một tuần lễ vẫn tươi
ngon.
Dưa hấu: Trước tiên, phải chọn loại
vỏ cứng, mới chín, bỏ cuống ở núm. Cứ
mỗi quả cho vào một túi nilon, túm chặt
lại, để vào chỗ râm mát, không cho ánh
nắng chiếu vào. Luôn giữ dưa ở nhiệt độ
thấp và trạng thái thiếu ôxy tự nhiên.
Chú ý lót rơm xuống nền trước khi đặt
dưa, và thường xuyên kiểm tra trong
quá trình bảo quản. Nếu thấy quả nào
có hiện tượng xấu phải loại bỏ ngay
tránh lây lan, với cách làm này có thể
giữ dưa tươi trong 35 đến 40 ngày.
Nho: Nho đem bảo quản phải chọn
loại chín vừa, sau đó chuẩn bò một hộp
bìa, lót 2 đến 3 lớp giấy rồi đặt nho nằm
ngang, không xếp chồng lên nhau. Tiếp
theo, đem những hộp nho cất vào chỗ
râm mát, bảo quản ở 0
o
C. Làm theo
cách này có thể giữ nho trong vòng 1
đến 2 tháng.
Chuối tiêu: Chúng ta thường để
chuối ở ngoài hoặc cất trong tủ lạnh khi
không ăn hết. Hai phương pháp này đều
không thể giữ chuối được lâu. Với cách

đơn giản sau bạn có thể giữ chuối từ 1
tuần trở lên: cho chuối vào túi nilon
sạch, túm chặt miệng túi lại và không
cho không khí vào

(Theo Rauhoaquavietnam.vn)
Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi
Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi
Bẫo quẫn hoa quẫ tûúi khưng dng hoấ chêët
7
Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
Ô
ng Nghiên Xuân
Hải, chủ đề tài
nghiên cứu cho biết:
Vải sau thu hoạch chỉ cần
ngâm xứ lý qua hoá chất
TopsinM 0,05 và
Carrbendazim 0,1% trong
thời gian 2 phút (đây là
những chất diệt nấm, mốc
không gây hại cho con
người). Sau khi xử lý chất
TopsinM 0,05 +
Carrbendazim 0,1%, quả
vải tiếp tục được xử lý bằng
xông hơi lưu huỳnh (SO
2
),

nhằm tiêu diệt một số vi
sinh vật gây hại còn sót lại
mà chất Topsin M không
kiểm soát được. Vải quả
được xông hơi (SO
2
) bằng
cách đốt bột lưu huỳnh
trong buồng kín với tỷ lệ
550g/tấn quả. Quá trình
xông hơi lưu huỳnh được
tiến hành trong thời gian 30
phút. Sau đó đóng bao bì
PE, bảo quản trong kho
lạnh giữ ở nhiệt độ từ 4-5
o
C
đảm bảo độ ẩm từ 80-85%.
Sau thời gian bảo quản
lạnh, tiếp tục xử lý vải qua
dung dòch HCl 0,1N trong 1
phút, giúp vỏ có màu sắc
đẹp hơn và giữ được màu
sắc tự nhiên ở nhiệt độ
thường.
Điều đáng lưu ý là, trong
suốt quá trình vận chuyển
đến nơi tiêu thụ, quả vải
luôn ở trong môi trường
lạnh, cần tăng nhiệt độ từ

từ để tránh "sốc nhiệt"
gây hư hỏng, đồng thời
hạn chế sự ngưng tụ hơi
nước trên bề mặt vỏ quả
bằng cách đóng trong các
hộp xốp kín, tiêu thụ đến
đâu mở hộp đến đấy

(Theo Trung tâm
Tin học Bộ NN&PTNT)
K
ỹ sư Phạm Huy Thụy, Giám đốc
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật
Sinh học, chủ đề tài nghiên cứu
cho biết, Hanvet K.T.G là kháng thể
đa giá dành cho gà, vòt, chim cút với
tác dụng phòng và trò bệnh Gumboro,
chữa bệnh Newcastle, phòng trò các
bệnh IB, CRD, cúm, viêm phế quản
truyền nhiễm
Còn Hanvet K.T.E Hi là kháng thể
E.coli hàm lượng cao chống lại 11
chủng E.coli độc, được phân lập ở
Việt Nam, sử dụng trong phòng, trò
bệnh sưng phù đầu lợn và chứng rối
loạn tiêu hóa gây tiêu chảy do E.coli.
Cả hai kháng thể này còn được coi
như một protein liệu pháp giúp gia
súc, gia cầm bệnh nhanh hồi phục,
tăng sức đề kháng.

Kết quả ứng dụng thực tế tại Vónh
Phúc cho thấy, chế phẩm sinh học
Hanvet K.T.E Hi giúp tiêu diệt nhanh
và trung hoà độc tố vi khuẩn E.coli sử
dụng trong phòng và điều trò sưng
phù đầu của lợn và điều trò chứng rối
loại tiêu chảy ở gia súc. Tỷ lệ khỏi
bệnh trên đàn lợn khi sử dụng chế
phẩm này đạt trên 85%, không bò
phản ứng thuốc.
Đặc biệt, chế phẩm Hanvet K.T.G
có thể cứu sống tới 90% đàn gia cầm
bò mắc các bệnh Gumboro, bệnh
Newcasle, ngoài ra còn có thể phòng,
chữa các bệnh viêm phế quản truyền
nhiễm, cúm, CRD khác ở gia cầm.
Đồng thời, chế phẩm này có tác dụng
tăng sức đề kháng, tăng trọng cho gia
cầm, có thể thay thế được vắc xin
phòng bệnh Gumboro ở gà thòt.
Hai chế phẩm này có tác dụng ngay
sau vài giờ tiêm, có thể lưu giữ trong
máu 20 ngày tác dụng tốt nhất trong
10 ngày

(Theo Vusta.vn)
ÛÁng dng chïë phêím sinh hổc khấng bïånh
cho gia sc, gia cêìm
Trường Cao đẳng
Công nghiệp thực phẩm

(Bộ Công thương)
nghiên cứu thành công
phương pháp bảo quản
vải sau thu hoạch bằng
phương pháp lạnh, giúp
cho quả vải giữ được độ
tươi, cứng, màu sắc đẹp,
đảm bảo được hương vò
sau 30 ngày thu hoạch,
tỷ lệ vải hư hỏng dưới
10%. Với phương pháp
bảo quản mới này, sẽ
giúp cho người trồng vải
yên tâm phát triển sản
xuất.
CƯNG NGHÏÅ MÚÁI
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Sinh học thuộc Liên hiệp Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam vừa nghiên cứu sản xuất và ứng dụng thành công
chế phẩm sinh học Hanvet K.T.E Hi, Hanvet K.T.G giúp tăng sức đề
kháng, kích thích sinh trưởng, phòng và chữa dòch bệnh trên gia súc gia
cầm. Nghiên cứu đã được triển khai thực tế và mang lại hiệu quả cao
trên 64.000 con gà và 12.000 con lợn tại 368 hộ nông dân trên đòa bàn
các huyện Vónh Tường, Tam Dương, Yên Lạc, Phúc Yên (Vónh Phúc).
GIÚP NGƯỜI TRỒNG VẢI THIỀU CÓ THÊM
CÁCH BẢO QUẢN HIỆU QUẢ
8
- Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
ở một số đàn có thể không có triệu
chứng trên. Ngoài ra, trong trường hợp

ghép với bệnh khác có thể thấy viêm
phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều
ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh,
tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước
mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới
15%.
d) Bệnh tích khi mổ khám
Ở trên phổi có hiện tượng viêm phổi
hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi
những đám chắc, đặc trên các thuỳ
phổi. Thuỳ bò bệnh có màu xám đỏ, có
mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt
cắt ngang của thuỳ phổi bò bệnh lồi ra
khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản
phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh. Về
tổ chức phôi thai học, thường thấy dòch
thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm,
trong phế nang chứa đầy dòch viêm và
xác đại thực bào, một số trường hợp
hình thành tế bào khổng lồ nhiều
nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là
sự thâm nhiễm của tế bào phế nang
loại II (Pneumocyte) làm cho phế
nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực
bào bò phân huỷ trong phế nang.
đ) Chẩn đoán
Có thể dựa vào các triệu chứng lâm
sàng và bệnh tích khi mổ khám điển
hình trên. Còn trong phòng thí
nghiệm, có thể dùng phản ứng

immunoperoxidase một lớp (IPMA) để
phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi
nhiễm; phản ứng kháng thể huỳnh
quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng
thể IgM trong 5-28 ngày sau khi nhiễm
và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14
ngày sau khi nhiễm; phản ứng ELISA
phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần
sau khi tiếp xúc. Ngoài ra, phương
pháp PCR phân tích mẫu máu (được
lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp
tính) để xác đònh sự có mặt của vi rút
gây bệnh tai xanh cũng là phản ứng
tương đối nhạy và chính xác.
e) Điều trò
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trò
đặc hiệu bệnh tai xanh. Để tránh làm
bệnh lây lan, việc điều trò và xử lý gia
súc bệnh nên theo hướng dẫn của cơ
quan thú y.
Tuy nhiên, có thể áp dụng một số
biện pháp để ngăn ngừa các bệnh kế
phát, thường là bệnh về hô hấp và
nhiễm trùng huyết. Đối với lợn con:
Tiêm kháng sinh phổ rộng loại có tác
dụng kéo dài vào lúc 3, 7 và 14 ngày
tuổi sau khi đẻ; nếu dùng kháng sinh
thường thì tiêm liên tục 3 ngày. Cung
cấp vitamin và chất điện giải cần thiết
để hạn chế sự mất nước cho lợn con

khi mắc bệnh tiêu chảy. Đối với lợn nái
sinh sản: sử dụng kháng sinh liên tục
3-4 tuần ngay khi phát hiện có bệnh
hoặc nghi ngờ bệnh xảy ra trong đàn
bằng cách pha vào nước uống hay
trộn vào thức ăn. Việc điều trò bằng
kháng sinh kòp thời sẽ làm giảm tỷ lệ
sẩy thai, đẻ non, và giảm tỷ lệ chết ở
lợn con sau khi sinh do nhiễm khuẩn
kế phát.
f) Phòng bệnh
Chủ động phòng bệnh bằng cách
áp dụng các biện pháp an toàn sinh
học như: chuồng trại phải sạch sẽ,
khô ráo, thoáng mát; tăng cường chế
độ dinh dưỡng cho lợn; mua lợn giống
từ những cơ sở đảm bảo có uy tín và
nguồn gốc rõ ràng. Thiết lập được hệ
thống chuồng nuôi cách ly; hạn chế
khách tham quan. Sử dụng bảo hộ lao
động, không mượn dụng cụ chăn nuôi
của các trại khác, thực hiện "cùng
nhập, cùng xuất" lợn. Thường xuyên
tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: có
thể đònh kỳ sát trùng chuồng 2 tuần
một lần bằng các loại thuốc sát trùng
thích hợp, không ảnh hưởng đến hô
hấp khi lợn hít phải.
Một biện pháp hiệu quả là tiêm
phòng vắc-xin. Hiện có vắc-xin nhược

độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn
nái không mang thai, lợn hậu bò. Vắc-
xin chết dùng cho lợn giống cũng đem
lại hiệu quả phòng bệnh cao. Giá vắc-
xin tiêm phòng bệnh "tai xanh" cho lợn
là khoảng 30.000đ/ mũi.
Để chủ động ngăn ngừa dòch, bà
con chăn nuôi cần lưu ý: không cho
nhập lợn và sản phẩm từ lợn không rõ
nguồn gốc vào trại; tiêm phòng đầy đủ
vắc-xin các bệnh nguy hiểm có thể kế
phát sau bệnh tai xanh như: Dòch tả,
Tụ huyết trùng, Thương hàn, Suyễn
lợn; cần phát hiện bệnh sớm và khai
báo với chính quyền đòa phương hoặc
cơ quan thú y; không bán chạy lợn
bệnh để tránh lây lan sang các khu
vực khác.
2. Bệnh tai xanh có lây sang
người không?
Hiện nay rất nhiều người băn khoăn
không hiểu bệnh tai xanh có thể lây
sang người được không?
Theo PGS. TS. Tô Long Thành, Phó
giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y
Trung ương, Cục Thú y-Bộ NN&PTNT
cho biết cho đến nay, vẫn chưa có bất
cứ nghiên cứu nào chứng minh được
rằng, bệnh lợn tai xanh có thể lây lan
trực tiếp sang người. Nhiều tài liệu

nghiên cứu của các nước như Mỹ, Ca-
na-đa, Hà Lan, Nhật Bản… đều xác
đònh bệnh này không lây lan trực tiếp
sang các loại gia súc khác và sang
người. Song ở đây, mối nguy hiểm mà
dòch tai xanh mang lại cho con người
chính là liên cầu khuẩn có khả năng
lây lan trực tiếp sang người. Khi lợn bò
nhiễm virus gây bệnh tai xanh hệ
thống miễn dòch của cơ thể sẽ bò suy
giảm nghiêm trọng. Đây là cơ hội để
các mầm bệnh "kế phát" trỗi dậy và
tấn công lợn, trong đó có liên cầu
khuẩn gây bệnh của lợn.
Có thể ăn thòt lợn mắc bệnh "tai
xanh" không?
Các chuyên gia đều khẳng đònh
rằng, do virus gây bệnh tai xanh
không lây lan và gây bệnh ở người
nên sẽ không có những nguy cơ về
sức khỏe khi ăn thòt lợn mắc bệnh tai
xanh đã được nấu chín.
Tuy nhiên, thòt lợn mắc bệnh tai
xanh rất có thể mang theo liên cầu
khuẩn. Vì vậy, nó có thể trở nên nguy
hiểm cho người nếu như tiếp xúc với
thòt lợn sống khi mua bán, chế biến
hoặc ăn các món không được nấu
chín, đây là những con đường lây lan
của bệnh liên cầu khuẩn.

Do đó, theo ông Tô Long Thành thì
người dân không nên ăn thòt lợn mắc
bệnh (dù là bệnh tai xanh hay bất cứ
bệnh gì), đặc biệt là ăn sống vì thòt lợn
bệnh không chỉ kém về chất lượng
dinh dưỡng mà còn rất có thể dễ bò
mắc các vi khuẩn kế phát (như liên
cầu khuẩn).
Như thế, người tiêu dùng không cần
phải quá hoang mang hoặc có thái độ
"cự tuyệt" thái quá với thòt lợn. Vì
"ngay cả trong trường hợp không may
ăn phải thòt lợn mắc bệnh tai xanh thì
cũng chỉ không đảm bảo về vệ sinh
dinh dưỡng chứ không gây hại cho
người". Các chuyên gia cũng khuyến
cáo rằng, đối với thòt lợn khỏe, có
nguồn gốc rõ ràng và đã qua kiểm
dòch thú y người dân vẫn có thể ăn
bình thường khi đã đun nấu kỹ

(Theo Cục Thú y Việt Nam)
Bệnh tai xanh
(Tiếp theo trang 5)
9
Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
Ai cũng biết nước là thức uống không
thể thiếu nhưng nên uống nước gì,
uống bao nhiêu, vào thời điểm nào? Có

thể dùng các loại đồ uống khác thay
thế nước? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra,
nhất là vào mùa hè.
Mỗi ngày cần uống bao nhiêu?
Thường mỗi ngày một người cần
uống 1-1,5 lít nước dưới dạng đồ uống
khác nhau, như trà, cà phê, nước hoa
quả đóng hộp, canh… Đây chỉ là lượng
nước trung bình cần uống; nhưng khi
trời nóng hoặc cơ thể phải làm việc
nhiều, nên uống nhiều hơn. Vào mùa
nắng người ta thường quên thói quen
uống nước, điều này rất hại cho cơ
thể. Đối tượng cần đặc biệt quan tâm
là trẻ em (thường trẻ nhỏ không biết
bày tỏ cơn khát) và người cao tuổi
(thường ít có cảm giác khát). Cơ thể
hai nhóm người này rất nhạy cảm với
sự thiếu nước.
Uống nước khi nào? Giữa hai bữa
hay trong khi ăn?
Điều này không quan trọng. Điều
quan trọng là uống đủ nước trong
ngày. Tuy nhiên nếu không uống
nước trong bữa ăn thì khó có thể đủ
lượng nước theo yêu cầu trong ngày.
Trường hợp bạn uống trong bữa ăn,
nhất thiết phải là nước; còn các loại đồ
uống khác nhau trong bữa ăn không
được tính.

Nhiều người cho rằng uống nước
trong bữa ăn sẽ làm cơ thể mập ra;
nhưng điều này hoàn toàn không có
cơ sở vì xét về giá trò calo, nước là một
chất trung tính. Dù sao thì uống nước
cũng cho phép duy trì cân bằng dinh
dưỡng trong cơ thể.
Nước "cứng" có hại không?
Khái niệm nước "cứng" có thể làm
hỏng một số đồ dùng gia đình (đóng
cặn ống nước, ấm nồi xoong, làm
cứng quần áo sau khi giặt…) nhưng
đây lại là loại nước rất tốt với người
dùng vì nó cung cấp những chất
khoáng cần thiết. Vì lẽ đó, nhiều nhà
sản xuất nước khoáng thường không
quên nêu tên các loại khoáng có chứa
trong sản phẩm của họ trên nhãn
mác.
Chọn nước đóng chai
Nếu muốn uống một loại nước dễ
nuốt, nên chọn loại nước đóng chai ít
khoáng (loại nước này thường là nước
đun sôi, được dùng để pha sữa cho
trẻ), cũng nên chọn loại nước không
có chất nitơ (xem trên nhãn).
Để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt
(như tăng cường chất magiê, flour,
canxi), bạn nên chọn các loại nước
khoáng. Còn để kích thích tiêu hoá,

nên chọn soda.
Tại sao nước có gas lại giải khát
tốt hơn?
Trong nước có chất gas hoà tan
(gas từ nước nguồn hoặc gas cacbon-
ic). Khi uống loại nước này, người ta
có cảm giác mát họng và đỡ cơn khát.
Một số đồ uống như coca có hương vò
rất dễ chòu. Tuy nhiên, không nên
uống nhiều loại đồ uống này vì chúng
chứa nhiều đường và chất kích thích
như cafein và ký ninh.
Giá trò năng lượng/100 ml đồ uống
có gas:
Orangina: 44 Kcal
Coca Cola và Pepsi Cola: 42 Kcal
Sprite: 42 Kcal
Shweppes: 38 Kcal.
Không uống nước, phải uống gì?
Nhiều người không thích uống nước
vì nhạt nhẽo. Họ chỉ việc chọn vài
trong số bao nhiêu loại nước trái cây
và các đồ uống có gas. Tuy nhiên,
không phải thức nào cũng uống được.
Lưu ý:
Siro: Chỉ cần nhỏ vài giọt siro vào
một cốc nước, bạn đã có một thứ đồ
uống có hương vò mà mình ưa thích, lại
không phải uống thứ nước nhạt nhẽo
không mùi không vò. Siro có nhiều

hương vò khác nhau nên có thể thoả
mãn từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy
nhiên đây không phải là loại đồ uống
giàu vitamin hay chất khoáng mà chỉ
giàu đường và đem lại nhiều calo,
không phù hợp với các đối tượng
muốn giảm béo.
Nước trái cây ép: Loại nước này
được xay từ trái cây tươi hoặc đông
lạnh. Chỉ nên uống nước trái cây ép
còn màu sắc và hương vò tự nhiên.
Chắc chắn là giá trò khoáng chất của
loại nước này rất lớn. Nhiều loại nước
trái cây rất giàu calo, vitamin, nhất là
vitamin C và Vitamin D.
Giá trò năng lượng/100ml nước trái
cây: Lê: 64 Kcal, Nho: 62 Kcal, Mơ: 57
Kcal, Dứa: 50 Kcal, Táo: 45 Kcal,
Cam: 37 Kcal.
Nếu không thích nước ép trái cây và
nước có gas, bạn vẫn có thể quay trở
lại với nước uống thường. Để tránh
cảm giác nhạt nhẽo khi uống nước,
bạn có thể vắt vài giọt chanh vào cốc
nước và cho thêm vào cốc vài lá bạc
hà. Như vậy cũng đủ để thoả mãn cơn
khát

(Theo Hoá học&ứng dụng)
Nước - thứ đồ uống tốt nhất

10
- Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
Đ
ũa gỗ đang ngày càng được
các bà nội trợ lựa chọn với niềm
tin rằng gỗ là vật liệu tự nhiên,
an toàn. Tuy nhiên, chẳng mấy người
biết rằng các loại đũa gỗ tự nhiên có
bán trên thò trường đa phần không còn
"tự nhiên" nữa bởi lớp sơn bóng, sơn
màu bọc ngoài.
Nuốt hàng trăm hóa chất vào người
Chò Vũ Phương Loan (Yên Hòa, Hà
Nội) mới mua chục đũa gỗ cao cấp về
dùng vì chò tin rằng dùng đũa gỗ tự
nhiên thì sẽ an toàn hơn các loại đũa
nhựa phíp.
Cẩn thận, chò Loan đem số đũa mới
mua về đi rửa trước khi ăn. Thế
nhưng, chò không khỏi ngạc nhiên vì
nước rửa đũa thôi ra màu vàng. Càng
rửa kỹ, bọt nước rửa bát thôi ra càng
vàng và có vẻ như có chất dầu dính lại
ở tay chò làm vàng cả bàn tay. Đũa
dùng được vài tháng đã bạc thếch.
Thấy thế, chò bạn đến ăn cơm đã
chê đũa gỗ mun nhà chò Loan là đũa
"dởm". Vì nếu đúng là gỗ mun càng
dùng phải càng đen, dù có dùng đến

mòn đũa vẫn phải đen bóng lên chứ
không thể bạc thếch thế này được.
Chò Loan lo sợ nghó đến cái thứ dầu
người ta đã sơn cho đũa đen bóng như
vậy, hóa ra bấy lâu nay cả nhà đã vô
tình ăn phải hóa chất đó khi dùng đũa.
Theo PGS.TS Ngô Quốc Quyền,
Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, ít nhiều các loại sơn
sử dụng như lớp bảo vệ bên ngoài để
tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ đều độc
hại, tùy thuộc vào loại hóa chất và
nồng độ hóa chất mà họ sử dụng.
Dù có dùng sơn ta, là vật liệu tự
nhiên thì vẫn phải có dung môi để hòa
tan. Dung môi là dầu thực vật thì lâu
tan, không có hại nhưng lại rất mất
thời gian và sản xuất công phu.
Trong khi đó, dung môi vô cơ giúp
sơn tan nhanh, quá trình sơn phủ
nhanh và dễ dàng hơn, cũng như giá
thành rẻ hơn nhiều.
Tuy vậy, PGS.TS Ngô Quốc Quyền
khẳng đònh: "Cái gì cũng có tính hai
mặt của nó: rẻ, dễ làm thì sẽ độc hại
hơn".
Dùng đũa tre là an toàn nhất!
Theo TS Trònh Lê Hùng, khoa hóa,
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, về nguyên tắc

không được sơn bất cứ thứ gì lên trên
bát đóa hay đũa bởi các chất này có
thể bò thôi ra trong một điều kiện hay
nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng
trong thực phẩm. Sơn và vecni là các
hợp chất hữu cơ vì thế có những thành
phần độc cho sức khỏe con người.
Ví dụ, sơn sẽ có các oxit kim loại và
màu. Khi bò phai ra và ăn vào dạ dày,
các axit trong cơ thể sẽ tác động đến
kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu
hóa. Còn vecni có nhiều loại như
vecni cánh kiến, nhựa thông Các
chất này được pha chế thêm từ cồn
hoặc dung dòch, hóa chất khác để sơn
lên đồ gỗ. Các chất này cũng rất ít khi
được sử dụng trong thực phẩm.
Theo TS Trònh Lê Hùng, hiện nay
chưa thể kiểm soát hết được các đồ
dùng gia đình loại này. Nhất là các cơ
sở làm gia công, họ sử dụng hóa chất
khó có thể an toàn vì yếu tố lợi nhuận.
Tốt nhất, mỗi người hãy là những
người tiêu dùng thông minh, tự cứu
mình bằng cách tránh xa các loại đũa
bát có sơn phủ ngoài. Các gia đình
nên dùng đũa tre, khi dùng cần vệ
sinh sạch tránh mốc, nhiễm vi
khuẩn


(Theo Khoa học và đời sống)
Hiểm hoạ từ đũa sơn
C
à tím còn có tên cà dái dê, cà
tím dài, cà dê. Không lẫn cà
pháo, cà dừa, cà bát vỏ tím.
Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy
qua. Tên khoa học: Solanum mel-
ongema, họ cà.
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím
dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước
công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á
Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều
vitamin và ít calo. Cà có thể bung,
luộc, nướng, xào, nấu, trộn chung
với các thứ khác mà không hề bò giảm
chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím được dùng làm thức ăn
phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong
bản thảo cương mục và các y văn cổ có
tính năng cực hàn, thanh can, giáng
hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết,
hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có
dùng cà tím:
Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã
đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g,
dầu mè, nước tương (xì dầu) một
lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt

miếng, mã đề làm sạch; hành cắt
khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.
Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu
nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi
bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và
một ít nước vào xào chín là được. Mỗi
ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà
tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành
10g, dầu, muối một lượng thích hợp.
Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa
sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành
cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho
gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào
xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà,
sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa
lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm
chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn
một lần, dùng thay thức ăn. Có tác
dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ
huyết áp.
Giảm huyết áp bằng các món chay:
Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ:
Cà tím nhồi om-cà tím dài 3 quả nhỏ.
Nhân thòt chay 300g, sốt cà chua 15ml,
dầu vừng 2 thìa, gia vò. Cà thái dọc làm
2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra
vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thòt chay
đã trộn gia vò, rán vàng phía nhồi nhân,

xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột
mì và xốt cà chua để om.
Cà tím trò tăng huyết áp
11
Bản tin phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
HỖI ÀẤP PHẤP LÅT
Hỏi:
Tôi và vợ tôi đã mua một ngôi nhà
nhưng trong hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đất vì lý do trong thời gian đó
tôi không có mặt ở nhà nên chỉ đứng
tên vợ tôi. Vậy bây giờ khi làm thủ tục
chuyển tên sổ đỏ thì tôi muốn đứng cả
tên tôi và vợ tôi trong sổ đỏ có được
không, tôi và vợ tôi đều đã có hộ khẩu
tại nơi mua đất và có giấy đăng ký kết
hôn đầy đủ?
Trả lời:
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt
Nam năm 2000, tại Điều 27 quy đònh:
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có
được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Trong trường hợp tài
sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
mà pháp luật quy đònh phải đăng ký
quyền sở hữu thì trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả vợ chồng.
Trong trường hợp của anh, việc
đăng ký đó đang trong thời kỳ hôn

nhân. Nếu vợ không có tài liệu nào
chứng minh tài sản đó là tài sản riêng
của vợ anh hoặc có thỏa thuận hợp
pháp của vợ chồng anh, thì tài sản đó
là tài sản sở hữu chung. Trong trường
anh nêu chúng tôi hiểu đó là tài sản
chung và giả thiết không có tranh
chấp.
Theo quy đònh tại Điều 43 của Nghò
đònh 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ
và Điều 12 của Luật Nhà ở năm 2005
thì: quyền sử dụng đất là tài sản
chung của cả vợ và chồng thì ghi cả
họ, tên vợ và họ, tên chồng; trường
hợp hộ gia đình đề nghò chỉ ghi họ, tên
vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn
bản thoả thuận của vợ và chồng có
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thò trấn.
Như vậy pháp luật công nhận và
cho phép việc đứng tên chỉ mình vợ
anh. Nhưng anh không nói rõ là có
làm giấy thỏa thuận với vợ và có
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thò trấn về việc này hay
không. Tuy nhiên do tài sản đó có
trong thời kỳ hôn nhân và giả thiết là
không có tranh chấp, theo điều 41 của
Nghò đònh 181/2004/NĐ-CP của Chính
phủ thì trong quá trình sử dụng đất,

người sử dụng đất được phép đổi tên
và phải được ghi trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Căn cứ điều 57 của Nghò đònh 181,
thẩm quyền chỉnh lý biến động về sử
dụng đất trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất Sở Tài nguyên và Môi
trường chỉnh lý biến động về sử dụng
đất trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp đối với trường hợp
của anh (Phòng Tài nguyên và Môi
trường chỉnh lý biến động về sử dụng
đất trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp đối với trường hợp
được mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở)
Về trình tự, thủ tục đăng ký biến
động về sử dụng đất do đổi tên căn cứ
điều 143. Vợ chồng anh có quyền nộp
hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng
đất gồm có:
a) Đơn xin đăng ký biến động về sử
dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy đònh tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất
đai (nếu có);
c) Các giấy tờ pháp lý khác có liên
quan đến việc đăng ký biến động về

sử dụng đất.
Việc đăng ký biến động sử dụng đất
được quy đònh như sau:
a) Trong thời hạn không quá mười
(10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất có trách nhiệm
thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin
đăng ký biến động; làm trích đo đòa
chính thửa đất đối với trường hợp có
thay đổi về diện tích thửa đất do sạt lở
tự nhiên thì phải thực hiện trích đo đòa
chính thửa đất, trích sao hồ sơ đòa
chính và gửi kèm theo hồ sơ xin đăng
ký biến động đến cơ quan tài nguyên
và môi trường cùng cấp;
b) Trong thời hạn không quá bảy
(07) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và
môi trường có trách nhiệm chỉnh lý
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Theo thư viện Pháp luật)
Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học
thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ)
đã phát hiện trong cà tím cũng có
nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn
10g cà tím có hiệu quả tương tự như
hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời
khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các

món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh
được độc hại.
Phòng chữa xuất huyết đường tiêu
hoá, hô hấp, tiết niệu: Ăn cà tím có
nhiều vitamin P, C giúp làm vững
chắc thành mạch chống chảy máu nói
chung. Nếu được phối hợp với chanh,
ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng
cao, mạnh và nhanh hơn.
Chữa tiểu ra máu: Sắc quả cà tím cả
cuống để uống.
Phòng chống ban tía ở người già: Ở
tuổi 60-70 người già thường bò trên
mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban
tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ
mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này
nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên
người già dễ ăn, dễ tiêu.
Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g,
gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc
dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước
tương, dầu, muối, đường. Chưng cách
thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá
đàm nhiệt.
Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả
cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành
món cơm-cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi
miệng. Chế kem cà tím: Muối trộn cà
tím với tỷ lệ 5 cà-1 muối ngâm trong ít

nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt,
ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo
nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào
chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để
dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải
nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà
đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh
nghiệm của dân gian Nhật).
Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối
chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng,
lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay
sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát
vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh
này còn có thể chỉ dùng cuống của
quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.
Bí tiểu: Dùng hạt sắc uống để lợi
tiểu.
Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng
ngày lấy khoảng 100-200g nấu các
món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Chú ý: Theo sách cổ cà tím tính rất
lạnh, không nên phối hợp với thức ăn
lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát
gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn,
hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận
trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà
giập nát! Ăn càng tươi càng tốt

(Theo Sức khoẻ và đời sống)

×