Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.17 KB, 52 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trước tác động của suy giảm kinh tế thế
giới, lạm phát và giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu tăng cao, tình trạng
thiếu việc làm, thất nghiệp và các tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống, sinh hoạt và tư tưởng của thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân,
nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất của suy giảm kinh tế. Một bộ phận
thanh thiếu niên chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, thụ động, ý thức trách nhiệm
bản thân còn hạn chế, ngại khó, ngại khổ; quan niệm về giá trị đạo đức còn lệch
lạc, lối sống buông thả, vị kỷ, thực dụng, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, cơ chế
kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình
trạng ngày càng gia tăng tội phạm trong thanh thiếu niên, đặc biệt là người chưa
thành niên. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên phạm pháp đang tăng theo xu
hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt có một bộ
phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức,
phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành
vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém
mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Đây đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tình hình vi phạm pháp
luật do thanh thiếu niên thực hiện đã gióng lên “hồi chuông” báo động khiến cho
toàn xã hội không khỏi lo lắng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội mà còn làm xấu đi truyền thống văn hóa dân
tộc Việt Nam ta. Đứng trước thực trạng đó tòa xã hội có trách nhiệm to lớn
trong việc chăm sóc, bảo vệ và phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật. Việc nhìn nhận vào thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở
nước ta trong những năm gần đây có ý nghĩa to lớn để chúng ta đưa ra những
giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của thanh
thiếu niên Việt Nam trong thời gian tới.
Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “” làm đề tài khóa luận tốt


nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm vừa qua, việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật của thanh
thiếu niên ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như chưa có một công
trình nghiên cứu nào có quy mô lớn về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một nhóm đối tượng thanh
thiếu niên là người chưa thành niên và đa số dưới góc độ Luật hình sự và Luật
hành chính. Có thể kể đến các công trình như: Phòng ngừa người chưa thành
niên phạm tội – Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn
Hán, Trần Phàn, Nxb Pháp lý; Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
đấu tranh với hành vi phạm tội của người chưa thành niên – Nguyễn Văn Tuấn,
Luận văn thạc sĩ năm 1996; Xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên –
Nguyễn Thị Thu Thủy, Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2000; Hoàn thiện
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên – Nguyễn
Ngọc Bích, Luận văn thạc sĩ năm 2003…
Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc nêu lên thực trạng
vi phạm pháp luật hiệu của một nhóm đối tượng thanh thiếu niên, đưa ra những
dự báo, phương hướng và giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống vi
phạm pháp luật ở nhóm đối tượng này. Tuy nhiên việc nghiên cứu về vi phạm
pháp luật của một nhóm đối tượng khá rộng là “thanh thiếu niên” thì cho tới
nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, mặc dù đây là
thế hệ được xã hội rất quan tâm trong thời gian qua.
3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của
thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó phân tích
nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế
những vi phạm này.


Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một Khóa luận tốt nghiệp đại học, em sẽ tập trung
nghiên cứu về thực trạng vi phạm pháp luật (mà chủ yếu là vi phạm hình sự và
vi phạm hành chính) của thanh thiếu niên ở nước ta trong thời gian gần đây và
đề xuất một số giải pháp để kiềm chế vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây
ra.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
- Nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở Việt Nam
hiện nay;
- Tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh vi phạm pháp luật của thanh thiếu
niên ở Việt Nam trong những năm gần đây;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế những vi phạm pháp luật nói
trên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài “…” được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận
là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: so
sánh, phân tích, thống kê số liệu kết hợp với phương pháp tổng hợp để làm rõ
mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khỏa, luận văn có
kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH
THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM
1.1. Thanh thiếu niên và khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu
niên:
1.1.1. Thanh thiếu niên:
Thiếu niên thường được xác định trong khoảng từ 10 đến 16 tuổi, là một
giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con
người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên
quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh
học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.
Sự kết thúc của tuổi thiếu niên là sự bắt đầu của một giai đoạn phát triển
mới, được gọi là thanh niên. Trong ngôn ngữ đời thường, trong các văn bản
pháp lý cũng như trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài hiện
nay đều trước hết chia sẻ hai điểm chung sau đây: thứ nhất, đều công nhận có sự
tồn tại khách quan của một giai đoạn trong cuộc đời con người được quan niệm
đó là “độ tuổi thanh niên” và thứ hai, đều cho rằng “độ tuổi thanh niên” là độ
tuổi nằm ở giữa “tuổi trẻ em và tuổi người lớn”.
Cho đến nay các trường phái nghiên cứu về thanh niên đều nhất trí với
nhau ở một điểm khi định nghĩa khái niệm “thanh niên” với ý nghĩa là một
nhóm xã hội – dân cư đó là: Thanh niên là một nhóm xã hội – dân cư bao gồm
tất cả những thành viên trong một xã hội cụ thể đang ở trong độ tuổi thanh niên.
Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách
tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia – dân tộc ấy trên một tiêu
chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. “Độ tuổi thanh niên” là một giai đoạn phát triển
trong cuộc đời của mỗi con người, nằm giữa độ tuổi trẻ em và độ tuổi người lớn.
Đó là khoảng thời gian con người trải qua giai đoạn quá độ, hoàn thiện dần bản
thân cả về thể chất và tinh thần, cả vầ sinh lý, tâm lý, tri thức, đạo đức và nhân
cách để trở thành thành viên trưởng thành của xã hội.

Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên khác
nhau:nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy
định từ 15 - 30 tuổi, có nước quy định tuổi "trần" của thanh niên là 29 tuổi
(Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia). Như
vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn được quy định rất khác nhau giữa
các nước trên thế giới.
Theo Điều 1, Luật Thanh niên 2005: “Thanh niên là công dân Việt Nam
từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Như vậy có thể thấy thanh niên hầu hết
là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường ở lớp 11, lớp 12, là học viên
các trường trung cấp, các trường dạy nghề, là sinh viên cao đẳng, đại học, cao
học, những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 sinh sống, làm việc tự do.
• Đặc điểm phát triển của thanh thiếu niên:
Thứ nhất, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý.
Khi bước vào độ tuổi thiếu niên thì đa số mọi người trong độ tuổi này đều
có những thay đổi về sinh lý, xã hội và tâm lý. Về mặt sinh lý, trong giai đoạn
này các em bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ của các tuyến nội tiết. Sự phát
triển nhanh của các tuyến nội tiết này khiến các em dễ mất cân bằng và có các
biểu hiện cảm xúc buồn vui vô cớ, khả năng kiểm soát bản thân chưa tốt… Bên
cạnh đó, sự phát triển mang tính nhảy vọt về chiều cao do hệ xương phát triển
nhanh trong khi hệ cơ chưa theo kịp nên các em hay lóng ngóng, vụng về, dễ
làm đổ vỡ đồ vật, dù về chiều cao, các em đã gần ngang bằng với người trưởng
thành. Ngoài ra, quá trình phát dục ở độ tuổi thiếu niên cũng diễn ra mạnh mẽ,
cùng với quá trình đó các em đã bắt đầu quan tâm đến những người bạn khác
giới, các em có biểu hiện ngượng ngùng, để ý tới hình ảnh bản thân và bạn bè
nhiều hơn. Về mặt xã hội, trong giai đoạn này, các em bắt đầu có mối quan hệ
bạn bè mở rộng hơn. Xuất hiện những nhóm bạn và những người bạn thân có
thể sẽ gắn bó, chia sẻ với nhau trong suốt quãng đời sau này.
Sau thời kỳ dậy thì, bắt đầu vào độ tuổi thanh niên các bạn dù ở giới nào
(nam hay nữ) đều cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết về giới tính của mình. Từ
đó, nhu cầu được thể hiện và được khẳng định trước những người bạn khác giới

rất mạnh. Bắt đầu lứa tuổi này, sự rung động đầu đời về tình yêu đôi lứa cũng
xuất hiện khá phổ biến. Sau đó bước hẳn vào độ tuổi thanh niên tình yêu có thể
nói là điều không thể thiếu trong lứa tuổi này. Trước đó, ở lứa tuổi thiếu niên, ở
các em mới nảy sinh nhu cầu có bạn khác giới, ở một sổ em có những cảm xúc
mới mẻ như quý mến bạn khác giới, nhưng cảm xúc đó dễ mất đi nếu nó gặp
những cản trở của điều kiện khách quan như bị đối tượng từ chối, bị bạn bè trêu
chọc, cha mẹ, thầy cô để ý.
Thứ hai, đây là giai đoạn hình thành nhân cách.
Từ những thay đổi về tâm sinh lý nêu trên, khiến thanh thiếu niên cảm
nhận rất rõ mình không còn là trẻ con nữa, nguyện vọng được mọi người đối xử
với mình như người lớn thực sự trở nên mạnh mẽ. Ở độ tuổi này “cái tôi” của
các bạn dần được hình thành và thể hiện, đa số các bạn tự đánh giá bản thân rất
cao, cao hơn nhiều so với thực tế. Thanh thiếu niên thường muốn chứng minh
mình là người lớn (được độc lập, không chịu sự kiểm soát của bố mẹ trong
nhiều phương diện: thời gian đi về, cách ăn mặc, sử dụng tiền tiêu vặt…), được
tôn trọng như người lớn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy thanh niên còn nhiều hạn
chế so với “tiêu chuẩn” của một người lớn thực sự, vì ở độ tuổi này thanh niên
còn phụ thuộc vào cha mẹ, ít trải nghiệm cuộc sống, ít hiểu biết và kinh nghiệm
xã hội, khả năng làm chủ, tự chịu trách nhiệm chưa cao. Vì thế, cha mẹ và
những người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những người chưa
trưởng thành. Từ đó, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử giữa
thanh thiếu niên với thế hệ đi trước. Khi lòng tự trọng của các em bị tổn thương,
các em thường tỏ ra bất cần, ngang bướng, suy nghĩ và hành động theo ý chí chủ
quan của mình. Chính vì vậy rất dễ bị người khác lôi kéo, dụ dỗ, xúi giục. Trong
khi đó họ lại không tự đánh giá được bản thân mình và các mối quan hệ phức
tạp, hành động theo sở thích không nhận thấy tính chất nguy hiểm của các hành
vi mà mình thực hiện.
Trên đây là một số đặc trưng tâm lý của lứa tuổi thanh niên, một giai đoạn
chứa đựng nhiều khó khăn thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Qua đó thấy
rằng, những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này có tác động rất lớn đến hành vi,

ứng xử của thanh niên trong giai đoạn này. Nếu nắm được những đặc trưng tâm
lý chi phối hành vi, ứng xử của thanh thiếu niên, thì khi chúng ta cần xem xét,
đánh giá hành vi của thanh thiếu niên sẽ có cơ sở nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan, khoa học hơn, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục, ngăn ngừa
cũng như những biện pháp xử lý một cách hiệu quả, có ích cho xã hội, nhưng
không làm ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo của thanh niên.
1.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên:
1.1.2.1. Định nghĩa:
Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường đại học Luật
Hà Nội: “Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái
pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.
Trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, vi phạm pháp luật đều bị coi là hành
vi bất hợp pháp, nên về nguyên tắc chủ thể của hành vi ấy phải chịu trách nhiệm
pháp lý. Về mặt khoa học, ta thấy, thanh thiếu niên là người chưa phát triển đầy
đủ cả về thể chất và tâm sinh lý, nhận thức của họ thường non nớt, thiếu chin
chắn trong suy nghĩ, bồng bột trong hành động. Do vậy, các em dễ bị kích động,
lôi kéo, cuốn hút bởi những người xung quanh. Nếu ở môi trường xấu và không
được chăm sóc, giáo dục chu đáo, thanh thiếu niên dễ bị tiêm nhiễm các thói hư
tật xấu dẫn đến phạm pháp. Vì thế, rất cần sự định hướng đúng đắn từ phía gia
đình, nhà trường và xã hội.
Để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên, cần xem xét
các dẫu hiệu đặc trưng của nó.
1.1.2.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực
hiện:
Từ định nghĩa về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên, có thể nêu lên
những đặc trưng cơ bản của nó như sau:
 Thứ nhất, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi xác định hay
xử sự thực tế của thanh thiếu niên, thể hiện dưới dạng hành động hoặc
không hành động.

Các Mác đã nhấn mạnh: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn khồn
tồn tại với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”. Có thể thấy,
pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác
của con người nếu như chúng không biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ.
Vì thế, suy nghĩ, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho
dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không liên quan đến vi phạm pháp luật.
Do đó, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trước hết phải là hành vi
được xác định cụ thể. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành
động (ví dụ như thanh thiếu niên thực hiện hành vi đánh bạc, trộm cắp…) hoặc
bằng không hành động (ví dụ như thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm khi
di xe máy, hay thanh thiếu niên không tố tác hành vi vi phạm pháp luật…).
 Thứ hai, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi trái pháp luật
xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên không những là hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật
của thanh thiếu niên là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định
của pháp luật. Tính trái pháp luật của những hành vi này được thể hiện dưới các
hình thức như: thứ nhất, không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, ví dụ:
thanh thiếu niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; thứ hai, hành vi vượt quá sự
cho phép của pháp luật, ví dụ: thanh thiếu niên điều khiển xe máy chạy quá tốc
độ cho phép thứ ba, làm những việc mà pháp luật cấm, ví dụ: thanh thiếu niên
điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi; đua xe, tổ chức đua xe trái phép Những
hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái
với tập quán, đạo đước, tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không liên quan
đến vi phạm pháp luật.
Hành vi trái pháp luật của thanh thiếu niên ở những mức độ khác nhau
đều xâm hại đến những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ. Một
cách khái quát, những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì
dù có làm trái, có xâm phạm cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy,
tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp

luật.
 Thứ ba, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi có chứa đựng
lỗi của chủ thể.
Lỗi là trạng thái tâm lý, thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu
quả hành vi trái pháp luật của mình và đối với với hành vi trái pháp luật ấy ở
thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Lỗi đặt ra trong điều kiện một
người có khả năng lựa chọn một cách xử sự vừa thỏa mãn nhu cầu của bản thân
vừa phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng người đó đã lựa chọn xử sự trái
pháp luật. Ví dụ như học sinh có một khoảng thời gian ôn tập trước khi thi
nhưng đã không làm điều đó mà đợi đến khi thi lại sử dụng tài liệu. Như vậy,
học sinh này có điều kiện lựa chọn xử sự để vừa được điểm cao vừa không vi
phạm quy chế thi (ôn thi) nhưng đã lựa chọn xử sự trái với quy định (quay cóp)
nên bị coi là có lỗi.
Có thể nói mọi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện đều là
những hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả các hành vi trái pháp luật
của thanh thiếu niên đều là những vi phạm pháp luật, mà chỉ những hành vi trái
pháp luật nào được thanh thiếu niên thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (tức là có
lỗi của thanh thiếu niên) mới được coi là vi phạm pháp luật. Nếu thanh thiếu
niên thực hiện những hành vi trái pháp luật do những điều kiện và hoàn cảnh
khách quan mà không cố ý và cũng không vô ý hoặc không thể nhận thức được,
từ đó không thể lựa chọn hoặc điều khiển được hành vi của mình theo yêu cầu
của pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi
đó không phải là vi phạm pháp luật. Vì vậy, lỗi là dấu hiệu không thể thiếu để
xác định vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên.
 Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi của thanh thiếu niên có năng lực
trách nhiệm pháp lý.
Chủ thể vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên phải là người có năng lực
trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý của thanh thiếu niên là khả
năng mà pháp luật quy định cho họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái
pháp luật của mình.

Theo quy định của pháp luật,thanh thiếu niên sẽ có năng lực trách nhiệm
pháp lý khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là
độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép thanh thiếu niên nhận
thức được hành vi của mình, hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội và có khả
năng điều khiển được hành vi nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hai yếu tố này quan hệ thống nhất với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tố sẽ
không đủ điều kiện để kết luận về năng lực trách nhiệm pháp lý của một người
nào đó. Thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần nhưng đủ tuổi chịu trách nhiệm
pháp lý theo luật định hoặc thanh thiếu niên chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp
lý theo luật định nhưng có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần mà
có hành vi trái pháp luật thì họ không được coi là những người có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
1.2. Các loại vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên:
Khi nói đến vi phạm pháp luật hầu hết mọi người đều nghĩ đến tội phạm
(vi phạm hình sự), tuy nhiên hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên
trong xã hội rất phong phú. Thông thường, dưới góc độ lý luận chung có thể
chia vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên thành các loại cơ bản sau: vi phạm
kỷ luật học tập, lao động; vi phạm hành chính; vi phạm dân sự; vi phạm hình sự
(tội phạm).
1.2.1. Vi phạm kỷ luật học tập, lao động:
Thanh thiếu niên là đối tượng đang là học sinh, sinh viên hoặc đang làm
việc trong các cơ quan, tổ chức. Do đó, khi thanh thiếu niên thực hiện những
hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một
công ty, xí nghiệp, trường học (tức là vi phạm kỷ luật) thì họ có thể bị xử lý kỷ
luật theo nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức đó. Ví dụ: thanh thiếu niên là
học sinh khi đi học không mặc đồng phục theo quy định hoặc có các hành vi
không tôn trọng thầy cô, thanh thiếu niên là nhân viên của một xí nghiệp nhưng
không tuân thủ những quy định về an toàn lao động…
1.2.2. Vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân (có năng lực trách nhiệm hành

chính), tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt hành chính. Do đó, vi phạm hành chính của thanh thiếu niên là
hành vi có lỗi của thanh thiếu niên có năng lực trách nhiệm hành chính vi phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không bị coi là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, thanh thiếu niên có một giới hạn độ tuổi khá rộng, từ 10 đến
30 tuổi, trong đó bao gồm nhóm thanh thiếu niên chưa đến tuổi vị thành niên
nên khi xác định vi phạm hành chính cũng như xử phạt hành chính đối với thanh
thiếu niên cần lưu ý đến điều này.
Khoản 1 Điều 6 PLXLVPHC năm 2002 (sửa đổi năm 2008) quy định:
“Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra”.
Như vậy, thanh thiếu niên dưới 14 tuổi là người chưa có năng lực hành
chính nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính. Thanh thiếu niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hành chính chưa đầy đủ,
sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính được thực hiện với
lỗi cố ý. Thanh thiếu niên từ đủ 16 tuổi trở lên được xác định là có năng lực
trách nhiệm hành chính đầy đủ, sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với mọi
vi phạm hành chính mà họ gây ra.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với thanh thiếu niên ở nhóm tuổi chưa
thành niên được quy định tại Điều 7 PLVPHC năm 2002 (sử đổi năm 2008) như
sau: “Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh
cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp
dụng hình thức xừ phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của pháp lệnh
này. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai
mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt
thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay”.
Thanh thiếu niên từ đủ 18 tuổi sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm

hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh mà không có bất kỳ hạn chế nào.
1.2.3. Vi phạm dân sự:
Vi phạm dân sự của thanh thiếu niên là hành vi trái pháp luật và có lỗi của
thanh thiếu niên có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân.
Cũng như việc xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính đối với thanh thiếu niên, việc xác định vi phạm dân sự của thanh thiếu
niên phải căn cứ vào độ tuổi của họ.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005 thì năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của thanh thiếu niên là người chưa thành niên khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự được xác định như sau:
“2. Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì
cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản cha mẹ không đủ để bổi
thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó
để bổi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật
này. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bổi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3.Người chư thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tại sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không
đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám
hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
1.2.4. Vi phạm hình sự (tội phạm):
Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa”.
Trách nhiệm hình sự của thanh thiếu niên được quy định tại Điều 12
BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 như sau: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng với
lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí cũng như khả năng nhận thức
của thanh thiếu niên, pháp luật quy định trách nhiệm hình sự của thanh thiếu
niên ở các nhóm tuổi khác nhau là không giống nhau. Thanh thiếu niên là người
dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, nói cách khách họ là người
chưa có năng lực trách nhiệm hình sự. Thanh thiếu niên từ đủ 14 tuổi bắt đầu
phải chịu trách nhiệm hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với mọi loại tội phạm.
Ngoài ra, thanh thiếu niên là người chưa thành niên là nhóm đối tượng
đặc biệt, chưa phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như khả năng nhận
thức nên BLHS đã có những quy định riêng áp dụng đối với người chưa thành
niên tại Chương X của Bộ luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH
THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật là một vấn đề xã hội tồn tại ở mọi
quốc gia. Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm
tội của thanh thiếu niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan,
tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển
toàn diện của thanh thiếu niên. Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền
các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện
pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và

chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên
nói riêng.
Tuy nhiên, trước tác động của suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát và giá
cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu tăng cao, tình trạng thiếu việc làm, thất
nghiệp và các tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt và tư
tưởng của thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân, nhóm đối tượng chịu tác
động nhiều nhất của suy giảm kinh tế. Một bộ phận thanh niên chưa có ý chí
phấn đấu vươn lên, thụ động, ý thức trách nhiệm bản thân còn hạn chế, ngại khó,
ngại khổ; quan niệm về giá trị đạo đức còn lệch lạc, lối sống buông thả, vị kỷ,
thực dụng, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, cơ chế kinh tế thị trường với những mặt
trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm
trong thanh thiếu niên, đặc biệt là người chưa thành niên. Hiện nay, số lượng trẻ
vị thành niên phạm pháp đang tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm
ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia
vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính
chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người
thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm
trọng.
Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên rất đa dạng, ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, do đó trong bài viết của mình em xin nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật
của thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm gần đây thông qua những số
liệu thực tế cũng như đưa ra một số nhận xét cơ bản về vấn đề này.
2.1. Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay:
Như trên đã đề cập, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên rất đa dạng,
diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt tập trung nhiều nhất với diễn biến phức tạp và
đáng báo động ở một vài nhóm sau:
2.1.1. Nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu, an ninh trật tự
Đây là nhóm hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện có
số lượng đối tượng nhiều nhất. Trong nhóm này, những đối tượng từ 16 tuổi trở
xuống, chủ yếu thực hiện hành vi như trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, cưỡng đoạt tài

sản, cố ý gây thương tích, chỉ có một số rất nhỏ các đối tượng ở lứa tuổi này có
những hành vi như cướp tài sản, cướp giật, giết người… Ngược lại, các đối
tượng từ 16 tuổi trở lên thì hành vi vi phạm bao gồm cả trộm cắp, lừa đảo, cướp,
cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, giết người và hành vi của các đối tượng này có
mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi của các đối tượng dưới 16
tuổi, phần lớn hành vi vi phạm của các đối tượng này đã cấu thành tội phạm và
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đáng lo ngại nhất là trong các vụ gây rối này có
nhiều loại hung khí, vũ khĩ có khả năng gây thương tích cao được sử dụng. Theo
kết quả thống kê của Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm học (Học viện Cảnh sát nhân dân) về tội phạm giết người trong giai đoạn
từ tháng 1-2007 đến 9-2010, với trên 4.000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại
giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy tội phạm thường xảy ra chủ
yếu ở nhóm tuổi từ đủ 18-30 (41,12%) và nhóm tuổi từ 30-45 (34,06%), ở nhóm
tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 chiếm 16,7%; còn lại ở nhóm tuổi khác là 8,75%
Trong báo cáo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về trật tự xã hội trong 5 năm
từ năm 2004- 2009, trên cả nước xảy ra 25.508 vụ phạm pháp hình sự. Lực
lượng cảnh sát điều tra tội pham về trật tự xã hội, công an các đơn vị, địa
phương đã điều tra khám phá 18.597 vụ, bắt giữ xử lý 27.396 đối tượng, triệt
phá 1.986 băng nhóm tội phạm hình sự, xử lý 6.484 đối tượng. Trong số đối
tượng gây án, tỷ lệ HSSV chiếm 3,6%, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm
trọng như giết bạn cùng lớp, cùng trường, giết cướp.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
(Bộ công an) thì trong năm 2001 có 11.376 thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới 18 vi
phạm pháp luật, trong đó 48,99% là trộm cắp, 4,29% là tội cướp, 0,76% là tội
giết người, 11,4% là cố ý gây thương tích… nhưng đến năm 2008 thì con số này
đã tăng lên thành 17.138, trong đó chiếm đa số vẫn là tội trộm cắp (34%), 4,5%
là tội giết ngưới, cướp và cướp giật chiếm 13,6% (Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam,
2005-2009). Còn thống kê tư Hội thảo về Chương trình hành động Quốc gia vì
trẻ em giai đoạn 2011 – 2020, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức
tại Đà nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8/2011) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm

2010 đã có gần 60 vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra. Trong 3
tháng đầu năm 2011 trên phạm vi cả nước, các băng nhóm vị thành niên sử dụng
vũ khí gây ra 107 vụ xô xát, tăng 51 vụ so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 34% so
với tổng số vụ vi phạm pháp luật xảy ra trên cả nước.
2.1.2. Nhóm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục
Cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi
trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó là nhiều vấn đề nảy sinh. Một
trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức của một bộ phận thanh
thiếu niên đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng, bạo lực học đường, cư xử vô
lễ với thầy cô, hay những vụ án nghiêm trọng trong thanh thiếu niên…
Thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa
tin về các vụ bạo lực học đường, điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không
chỉ đáng bảo động về số lượng mà cả ở mức độ nghiêm trọng. Các vụ bạo lực
học đường không chỉ là đấm đá, túm tóc, mà còn lột áo, dùng dao lam để hăm
dọa, thậm chí là đâm chém… Theo số liệu được đưa ra tại “Hội thảo giải pháp
phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do Bộ Giáo dục
và Đào tạo tổ chức ngày 28/7/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến
ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xả lý kỷ luật, khiển trách gần
900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1600 học sinh do
tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học 2009
– 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người. Tại thành phố
Hà Nội từ năm 2010 – 11/2011 đã xảy ra 42 vụ học sinh tụ tập đánh nhau gây
hậu quả nghiêm trọng (trong đó có 2 vụ giết người). Nguyên nhân chỉ vì những
mâu thuẫn rất nhỏ trong sinh hoạt và học tập. Trong vụ án mạng nghiêm trọng
xảy ra vào 19/12/2012 tại trường Đại học Kinh doanh Công nghệ (Hà Nội) nam
sinh tên Vũ Ngọc Cương (SN 1992, quê Bắc Ninh) đã bị đâm chết ngay tại lớp.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, bạn của Cương tên Hoàng và Phan vốn có
mâu thuẫn cá nhân từ trước. Vào khoảng thời gian xảy ra án mạng, Hoàng đeo
tai nghe đứng ở ngoài cửa lớp học, Phan đi qua và nói Hoàng “nhìn đểu” mình
rồi gọi Bùi Ngọc Quân và Nguyễn Hồng Quân tới để "xử" Hoàng. Thấy vậy,

Cương đang ngồi trong lớp liền nói vọng để bênh vực cho Hoàng: “Nhìn đểu thì
làm gì được”. Ngay lập tức, Cương bị nhóm bạn học lao tới hành hung và đâm
chết.
Qua khảo sát 200 học sinh tại các trường THPT ở địa bàn thành phố Hà
Nội năm 2011, có đến 96,7% số học sinh được hỏi đều cho rằng ở trường các
em học, có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, trong đó có 12,7% nữ sinh 1
lần đánh nhau, 20,7% 2-3 lần, 10,7% 4-5 lần, 19,3% từ 5 lần trở lên; phần lớn
các nữ sinh có hành vi đánh nhau đã cho rằng việc đó là “bình thường” (57%) và
“chấp nhận được” (gần 40%). Bên cạnh đó, khảo sát trong 200 cha, mẹ học sinh
về sự thể hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻn em so với thế
hệ trước, 30,8% cho rằng sự hiếu thảo với ông bà và cha mẹ kém trước; chỉ có
26,3% biết ơn thầy cô giáo và 27% nhường nhịn, hòa thuận với ạnh chị em.
Những con số trên đây cho thấy bạo lực học đường đang thực sự trở thành vấn
nạn của ngành giáo dục. Bất chấp những lời cảnh cáo của các cơ quan chức
năng, của những người làm công tác giáo dục… nạn bạo lực học đường vẫn
không hề suy giảm mà ngày càng diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng, lột quần áo, dùng
điện thoại ghi hình rồi phát tán lên mạng Internet ngày càng diễn biến phức tạp
gây tâm lý hoang mang lo ngại cho cha mẹ học sinh, gây bức xúc dư luận xã
hội. Gần đây vào ngày 4/1/2013 một đoạn clip nữ sinh bị nhóm bạn nữ “xử”
ngay trong lớp học được tung lên mạng xã hội facebook, với độ dài gần 3 phút,
clip đã khiến nhiều người không khỏi bức xúc vì những cảnh tượng đánh bạn dã
man của nhóm nữ sinh. Trong clip, nữ sinh là nạn nhân đã bị nhóm ban khoảng
3, 4 bạn giật tóc, đấm đa kèm theo những lời lẽ lăng mạ. Một điều khiến dư luận
lên án và lo ngại nữa là trong các clip bạo lực học đường thì thái độ thờ ơ, lãnh
cảm của những học sinh khi đứng chứng kiến vụ việc. Cho dù nhìn thấy ban bị
đánh hoặc bạn có hành vi đánh người sai trái nhưng các cô cậu áo trắng này vẫn
dửng dưng như không hề có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn reo hò, cổ vũ, chụp
ảnh, quay clip.
Vô lễ với thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường cũng là biểu hiện của

sự lệch lạc đạo đức, lối sống đáng lo ngại trong thanh thiếu niên ở lứa tuổi học
sinh hiện nay. Vụ trưởng vụ công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục vào đào
tạo năm 2010 đã có cuộc điều tra 500 học sinh THCS ở quận 6 thành phố Hồ
Chí Minh, số liệu từ cuộc điều tra cho thấy 32,2% học sinh có thái độ vô lễ với
thầy, cô giáo, nhiều em chỉ chào thầy cô khi ở trong sân trường, khi ra đường lại
coi như không quen biết; 38% học sinh thường xuyên nói tục… Gần đây có thể
kể đến vụ việc một nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng
Nam) đã có những lời lẽ xúc phạm thầy cô trên mạng xã hội facebook dẫn đến
bị đuổi học. Một cuộc tranh luận nổ ra, người cho rằng án phạt dành cho bạn học
sinh đó là quá nặng, người lại đồng tình với hình thức kỉ luật của nhà trường,
cần phải trừng trị nghiêm để làm gương cho các học sinh khác. Chưa nói đến
mức độ của kỉ luật, nhưng động thái của nhà trường đã như một hồi chuông cảnh
tỉnh đến những bạn trẻ vẫn đang ngày ngày “hồn nhiên” sử dụng những từ ngữ
thô tục. Bởi dù mạng là ảo, bạn cho rằng việc mình thỏa sức nói bậy, mắng chửi
người khác sẽ chẳng được ai biết đến, nhưng hậu quả đôi khi lại vượt xa sức
tưởng tượng của bạn.
Một kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt
Nam năm 2010 cho thấy, tỷ lệ học sinh nói dối cha mẹ ở bậc tiểu học là 22%,
THCS là 50%, THPT là 64%; còn tỷ lệ học sinh đi học muộn ở tiểu học là 20%,
THCS là 21%, THPT là 58%. Cũng theo khảo sát này, tỷ lệ quay cóp ở tiểu học
là 8%, ở THCS là 55%, ở cấp THPT là 60%.
Như vậy, sự xuống cấp trong đạo đức, lối sống ở lứa tuổi thanh thiếu niên
đặc biệt là học sinh, sinh viên là một thực trạng đáng báo động. Sự biến đổi quá
nhanh của xã hội, với tốc độ phát triển của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường và quá trình mở cửa trong quan hệ quốc tế, khoa học công nghệ, là yếu
những tố khách quan dẫn đến sự lệch chuẩn trong giao tiếp, ứng xử xuất hiện
ngày càng nhiều của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Chính sự lệch
chuẩn này là môt trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng thanh
thiếu niên vi phạm pháp luật trong thời gian gần đây.
2.1.3. Nhóm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao

thông
Đi môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, vượt
đèn đỏ, chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, đi xe
đạp dàn hàng, chở quá số người quy định… là các vi phạm mà thanh thiếu niên
thường mắc khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên khi tham
gia giao thông chưa có biểu hiện văn hoá, còn bóp còi inh ỏi, lắp các loa to, phát
nhạc ầm ĩ trên đường, nói tục, chửi bậy khi đi trên đường, đùa nghịch khi đang
lái xe… Đáng lưu ý là những hành vi của các em diễn ra rất “hồn nhiên”.
Theo số liệu thống kê của Hội sinh viên Việt Nam (SVVN) có tới 80% số
sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% số sinh viên khi lái xe máy
còn sử dụng sai kỹ thuật. Đối với học sinh phổ thông hầu như 100% không có
Giấy phép lái xe (GPLX), vì chưa đủ tuổi. Đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm
quản lý và cấm học sinh không đủ tuổi đi xe máy đến trường. Nhưng thực tế rất
khó kiểm soát tình trạng này.
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động “Học sinh sinh viên
gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao
thông” được tổ chức qua cầu truyền hình sáng 3/11/2009 tại Bộ GD-ĐT, Cục
cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Công an đánh giá tình trạng học
sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông có chiều hướng gia tăng. Trong tổng số
10.140 vụ tai nạn giao thông, có 37% vụ liên quan đến đối tượng dưới 24 tuổi và
có đến 5.526 nạn nhân dưới 24 tuổi tử vong. Trong các nguyên nhân gây tai nạn
thì vi phạm tốc độ chiếm 37,8%, đi không đúng phần đường 22%, xử lý kém
15%. Có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển
hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90%
không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần. Theo thống kê, hiện tượng học sinh
đi xe máy tới trường ở các thành phố lớn có chiều hướng gia tăng. Tại Hà Nội,
riêng trong tháng “An toàn giao thông” năm 2009, đã xử lý 600 trường hợp vi
phạm là học sinh phổ thông. Đặc biệt, qua ghi hình tại một số trường học Hà
Nội, cứ 1 giờ đồng hồ có hàng chục trường hợp học sinh vi phạm. Tại Đà Nẵng,
từ năm 2003-2008 có tới gần 2.000 trường hợp HSSV vi phạm an toàn giao

thông, trong đó 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường hợp bị khởi
tố do vi phạm luật an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Còn tại
TPHCM, trong chỉ tính riêng trong tháng 9/2009 cũng có 70 trường hợp học
sinh vi phạm Luật giao thông.
Ngoài ra, theo số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà
Nội cho biết tình hình học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên địa bàn
10 quận nội thành năm 2011 như sau: khảo sát bình quân mỗi trường có trên 40
học sinh điều khiển xe mô tô đi học hàng ngày, phần lớn không có GPLX;
khoảng trên dưới 500 học sinh hàng ngày điều khiển xe mô tô tham gia giao
thông vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) với các lỗi điều khiển xe
mô tô không có GPLX; không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định;
vượt đèn đỏ; lạng lách, đánh võng, đi vào đường cấm, đường ngược chiều; tạm
giữ gần 1500 xe máy và hơn 600 bộ giấy tờ các loại. Đáng lưu ý, trong sốcác
trường hợp vi phạm này có đến hơn 70% là thanh thiếu niên. Trước những vi
phạm này, khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe xử lý thì không ít thanh
thiếu niên đã hành hung cảnh sát hoặc hoặc dùng nhiều hình thức để trốn tránh
như quay đầu xe hoặc rẽ vào các ngõ nhỏ, đi vào đường ngược chiều, né tránh
các phương tiện khác, tăng tốc vượt lên để tránh bị xử lý… gây nguy hiểm cho
những người tham gia giao thông.
Một vấn đề cũng đang gây chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua
xe của giới trẻ đang phổ biến tại các thành phố. Các phương tiện truyền thông
đại chúng liên tục phản ánh việc hàng trăm thanh thiếu niên tụ tập thành từng
đoàn trên một số tuyến đường, đặc biệt là những ngày cuối tuần để tham gia đua
xe. Việc các đối tượng nẹt pô, la hét, lạng lách đánh võng không chỉ gây rối
trật tự công cộng, nguy hiểm cho bản thân mà còn khiến người đi đường khiếp
sợ. Đó là chưa kể đội ngũ cổ động viên hò reo, cổ vũ hai bên đường khiến các
tay đua thêm phần phấn khích. Đa phần các đối tượng tham gia đua xe còn rất
trẻ, dễ bị thành phần xấu kích động, lôi kéo, dẫn đến việc hành xử thiếu trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Theo báo cáo của Phòng PC 67 (Phòng
Cảnh sát giao thông đường bộ TP Hồ Chí Minh) chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm

2010, đã phát hiện và giải tán 216 tốp (so với cùng kỳ 2009 là 151 tốp) thanh
niên tụ tập, lưu thông thành đoàn, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, dàn
hàng ngang trên các tuyến đường; phát hiện kiểm tra và lập biên bản 2.430 vụ
(so với cùng kỳ 2009 là 1.279 vụ) trường hợp vi phạm, tạm giữ 2.356 xe (so với
cùng kỳ năm 2009 là 1.250 xe) xe mô-tô, gắn máy. Tại địa bàn thành phố Hà
Nội những năm qua vẫn thường xảy ra tình trạng thanh thiếu niên, trong đó có
học sinh tu tập nhau tổ chức đua xư trái phép tại một số tuyến phố vào các dịp lễ
hội, tết, các giải bong đá… Đây là thực trạng đáng báo động về sự xuống cấp
đạo đước, lối sống trong một bộ phận thanh thiếu niên thích ăn chới, đua đòi, ưa
hưởng thụ, lười lao động, sống ích kỷ và thiếu sự quan tâm dạy dỗ từ phía gia
đình.
2.1.4. Thanh thiếu niên tham gia vào các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ
bạc, cá độ, mại dâm…
Trong thời gian gần đây số lượng thanh thiếu niên tham gia vào tệ nạn ma
túy (sử dụng, tang trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy…) ngày càng
nhiều, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại và
để hạn chế , tiến tới loại trừ tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, chúng ta cần
nắm bắt được tình hình thanh thiếu niên phạm pháp về ma túy.
Theo số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương
binh và xã hội cho thấy số người nghiện ma túy trong cả nước đã tăng lên không
ngừng với xu thế trẻ hóa người nghiện. Trong 10 năm trở lại đây ở Việt Nam đã
có khoảng 10 vạn người nghiện ma túy. Trong hồ sơ quản lý trên 70% số người
nghiện dưới 30 tuổi, khoảng 5% tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi chưa thành
niên đặc biệt trong đó có khoảng 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16
tuổi). Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu như năm 2004, chỉ
có 600 học sinh sinh viên (HSSV) nghiện ma túy, thì đến năm 2007 con số này đã
tăng lên 1.234 HSSV.
Đặc biệt hiện nay, tệ nạn ma túy học đường vẫn là vấn đề nhức nhối của xã
hội. Trên địa bàn thành phố Hà Nôi có 323 trường THCS và THPT với 272.959
học sinh và 37 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với hơn

107.000 sinh viên. Với số lượng học sinh sinh viên lớn như vậy, việc quản lý là
rất khó khăn và phức tạp. ngoài ra số lượng trẻ em lang thang, cơ nhõ đang kiếm
sống trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chiếm một lượng đáng kể, các em chủ
yếu là ở nông thôn ra Hà Nội làm những việc vặt như: đánh giầy, bán báo, bán vé
số… Hầu hết các em thuộc diện học kém, ý thức kỷ luật kém, coi thường việc
học, chán học, bỏ học và dần dần tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, đua đòi, ăn
chơi. Sau khi thôi học hầu như các em không làm gì cả, chỉ có một số í tem đang
học nghề và đi làm thêm, nhưng cũng không ổn định. Những em không có nghề
nghiệp, việc làm hay chơi bời, đàn đúm bạn bè để rồi cuối cùng sa vào con đường
nghiện ngập, phạm tội để có tiền sử dụng ma túy hoặc là các hành vi gấy rối do
trạng thái quá khích khi sử dụng ma túy.
Một thực trạng hiện nay là hầu hết các hành vi phạm pháp về ma túy do
thanh thiếu niên thực hiên đều là của người nghiện ma túy. Có thể nói, trong phần
lớn các trường hợp, việc nghiện ma túy là xuất phát điểm của các hành vi vi phạm
pháp ma túy khác trong thanh thiếu niên. Vì nghiện ma túy nên thanh thiếu niên
phải sử dụng ma túy một cách trái phép, đây chính là hành vi vi phạm pháp luật.
Mặt khác, thanh thiếu niên là những người mà thể chất và tinh thần chưa phát
triển hoàn thiện, vì vậy họ có xu hướng rủ rê, lôi kéo nhau thành từng nhóm để
tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân. Chính vì thế, từ nghiện mà túy, thanh
thiếu niên có thể rủ rê, lôi kéo, tổ chức cho bạn bè sử dụng trái phép chất ma túy
và đây lại là một hành vi phạm pháp. Đáng lo ngại hơn cả là chính thanh thiếu
niên bị lôi kéo tham gia buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy. Theo
Báo cáo của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội Hà Nội, số người nghiện ma túy được quản lý tại Hà nội năm 2001 là
9.619 người; đến năm 20002, số lượng này đã là 12.286 người và 9 tháng đầu
năm 2003, con số này đã là 12.555 người. Đáng lưu ý là đối tượng nghiện ma túy
chủ yếu là thanh thiếu niên.
Theo Bộ Lao động- thương binh và xã hội, năm 2011 hoạt động tội phạm
ma túy trên địa bàn thành phố hà Nội đã được kiềm chế song vẫn tiềm ẩn và diễn
viến phức tạp.điển hình như vụ triệt phá 2 tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy tại 2 quán cà phê lớn tại Hà Nội, tạm giữ hơn 90 đối tượng,
trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Hay như vụ ngàu 30/4/2011, Công an Hải
Phòng phát hiện và bắt giữ 16 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó
có 6 đó có 6 đối tượng là học sinh phổ thông. Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập tổ
chức và sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng. Các tệ
nặn như tiêm chích, hút hít, sử dụng heroin, mua bán trái phép chất ma túy ở lứa
tuổi thanh thiếu niên đang hết sức phổ biến.
Số liệu so sánh giữa năm 1995 và năm 2001 về số người nghiện ma túy chia
theo lứa tuổi
Năm Dưới 18 tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Trên 30 tuổi
1995 2,66% 39,72% 57,62%
2001 5,8% 64,9% 29,3%
(Nguồn: báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma túy năm 2001, Cục phòng
chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội).
Bên cạnh tệ nạn ma túy thì đánh bạc, cá độ, lô đề cũng là những tệ nạn từ
lâu đã len lỏi trong thanh thiếu niên, đặc biệt là giới HSSV. Không những thế nó
ngày càng trầm trọng về mức độ, số lượng và kiểu chơi.
Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… là địa bàn có
lượng sinh viên đông đảo, việc quản lý không hề đơn giản. Hơn nữa, phần lớn
sinh viên từ tỉnh khác đến khiến việc quản lý càng khó khăn. Không chỉ với nhà
trường, gia đình mà ngay cả cơ quan sở tại cũng thấy lúng túng vì sinh viên
thường không ổn định về chỗ ở, nay chỗ này mai chỗ khác. Sinh viên ngoại trú
cờ bạc, sinh viên nội trú cũng cờ bạc, lô đề. Điểm dừng của sinh viên nội trú là
các quán xá quanh khu ký túc. Ban đầu thì bớt tiền tiêu hàng tháng gia đình trợ
cấp, sau tiền trợ cấp không đủ thì vẽ thêm ra tiền học thêm, tăng học phí Và
cuối cùng là cắm đồ của mình, đồ đi mượn. Dù vẫn còn phải sống nhờ trợ cấp
từ gia đình nhưng số tiền mà sinh viên bỏ ra đánh lô đề, cờ bạc mỗi ngày lại
không hề nhỏ. Ngoài lô đề, cờ bạc, sinh viên còn sảnh sỏi trong việc cá độ.
Những trận bóng đá ban đầu xem với tinh thần thể thao rồi không biết từ khi nào
nó cũng trở thành một trò đen đỏ.

Ngoài ra, mại dâm cũng là một trong những tệ nạn đáng lo ngại trong
thanh thiếu niên. Ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị lôi kéo vào tệ nạn mại
dâm. Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt
Nam cho thấy: cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm, phần lớn là
nữ; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi
chiếm 35% và đông nhất là từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ
tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng

×