I. Cơ sở lí luận:
Ý thức pháp luật là dạng ý thức xã hội – sản phẩm của sự tiến hóa mà con
người có được thông qua quá trình lao động, sáng tạo và hình thành ngôn ngữ.
Ý thức pháp luật xuất hiện muộn hơn với các dạng ý thức xã hội khác. Là
nhân tố đóng vai trò quyết định trong đời sống pháp lí
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật
và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp
lí thực tiễn.
Ở góc độ cụ thể (tức là gắn với từng cá nhân con người), ý thức pháp luật
thể hiện ở hai mặt của phương diện chủ quan là sự hiểu biết pháp luật và thái
độ, tình cảm đối với pháp luật của chính con người đó.
II. Thực trạng ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay:
1. Thực trạng tri thức pháp luật của thanh thiếu niên:
Tri thức pháp luật là sự hiểu biết về pháp luật bao gồm:
- Tri thức lí luận về pháp luật: các quan điểm, quan niệm, học thuyết về nguồn
gốc, bản chất, vai trò chức năng, hình thức pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp
luật.
- Tri thức về hệ thống pháp luật thực định: nội dung các quy định hiện hành
của pháp luật, cách tiếp cận và vận dụng pháp luật, tiếp cận cơ quan công
quyền.
Bộ phận thanh, thiếu niên là những người trong độ tuổi từ 10 – 24 tuổi, đa
phần đang học tập tại các bậc học khác nhau từ tiểu học đến đại học, vì vậy,
trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật có sự khác biệt nhất định. Nhưng
nhìn chung, sự hiểu biết về pháp luật của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay
còn có nhiều hạn chế. Đa phần không hiểu về những quyền và nghĩa vụ của
bản thân cũng như người khác, không hiểu hết nội dung các quy định của
pháp luật để biết được rằng mình được làm gì, không được làm gì, phải làm
như thế nào… không biết về những điều luật, bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp
đến mình như luật dân sự, luật hình sự, luật lao động… Chỉ có một số ít người
hiểu biết căn bản về pháp luật, phần lớn trong số đó là những sinh viên được
đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là sinh viên các trường luật.
1
Theo tổng kết của các “Viện nghiên cứu thanh niên”, “Viện nghiên cứu
khoa học pháp lí”, “Viện tâm lí và giáo dục pháp luật” đưa ra qua các cuộc
khảo sát xã hội trong thanh, thiếu niên tại 1 số tỉnh thành, trường học cho
thấy: 49.2% số người được hỏi nói rằng không hề hiểu biết rõ pháp luật;
71,5% ý thức pháp luật bình thường và chưa tốt; 20,2% trên 300 ý kiến của
các em học sinh trung học phổ thông tại các tỉnh phía Nam không biết gì về
luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; 50% trên 300 ý kiến không quan
tâm gì đến đạo luật này, trong khi đây là 1 đạo luật có liên quan mật thiết đến
quyền và nghĩa vụ của các em. Đây là những con số đáng phải suy ngẫm !
Vì thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc hiểu biết không đầy đủ, không đúng
đắn nên số lượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật rất lớn. Và theo thống kê
của các cơ quan tư pháp, tỉ lệ thanh, thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 56%
trong tổng số các vụ việc vi phạm pháp luật.
Một vài ví dụ về thiếu tri thức pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật:
+ Trương Văn Hưởng, 21 tuổi, trú ở tổ 52 phường Hương Sơn, TP Thái
Nguyên phải trả giá tuổi trẻ của mình bằng những năm tháng sống trong trại
giam. Năm 2009, Hưởng và Đỗ Thùy T., sinh ngày 20/11/1994, trú ở phường
Cam Giá, TP Thái Nguyên quen nhau trong dịp sinh nhật một người bạn. Từ
đó, hai người thường xuyên liên lạc, qua lại và đã quan hệ tình dục với nhau.
Sau khi gia đình T. phát hiện được đã đưa cả hai người đến Công an phường
Trung Thành trình báo. Tại cơ quan Công an, cả Hưởng và T. đều cho rằng
hai người yêu nhau, tự nguyện đến với nhau và T. cũng tự nguyện dâng hiến
cho Hưởng nên không thể quy cho Hưởng tội giao cấu với trẻ em.Nhưng
trước các chứng cứ và quy định của pháp luật, cơ quan điều tra Công an thành
phố Thái Nguyên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Hưởng
về hành vi giao cấu với trẻ em.
Qua ví dụ trên có thể thấy việc thiếu tri thức pháp luật không chỉ gây hại
cho bản thân, mà còn gây hại đến những người xung quanh !
Nguyên nhân chủ yếu của thiếu tri thức pháp luật là việc giáo dục pháp luật
trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, hình thức giáo dục còn khô
khan, nặng về lí thuyết. Ở địa phương còn thiếu các tủ sách về pháp luật, rất ít
hoặc hầu như không có các chương trình tuyên truyền kiến thức pháp luật cho
thanh, thiếu niên.
2
2. Thực trạng thái độ, tình cảm của thanh, thiếu niên đối với pháp luật:
Thanh, thiếu niên Việt Nam là một lực lượng đông đảo trong xã hội, có vị
trí vai trò rất quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Niềm tin vào pháp luật của thanh, thiếu niên là sự tin tưởng vào pháp luật,
luôn tôn trọng các quy định của pháp luật. Có thể nói niềm tin vào pháp luật
là một thành tố rất cơ bản, quan trọng cấu thành phẩm chất chính trị, phẩm
chất trí tuệ, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của lứa tuổi thanh, thiếu
niên.
Có niềm tin vào pháp luật sẽ giúp thanh, thiếu niên luôn có được định
hướng đúng đắn trong tư duy, nhận thức và hành động, biết xem xét đánh giá
và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có hiệu quả.
Có thể nói, nhìn vào thực trạng niềm tin pháp luật trong thanh, thiếu niên
những năm qua và hiện nay, phần lớn thanh, thiếu niên đều có niềm tin vào
pháp luật. Đó chính là lòng tin vào công lí, lẽ công bằng và khả năng ổn định
trật tự xã hội được tạo lập nên bởi hệ thống pháp luật. Niềm tin vào pháp luật
thể hiện ở sự tôn trọng, ủng hộ pháp luật, làm theo những điều pháp luật quy
định.
Một số ví dụ về thanh, thiếu niên có niềm tin vào pháp luật, luôn tuân thủ
pháp luật, biến những quy định của pháp luật thành những hành động cụ thể:
+ Sáng ngày 10/8/2006, thượng tá Nguyễn Văn Tươi - Phó Giám đốc Công
an tỉnh Cà Mau - đã đến thăm hỏi và tặng 1.000.000 đồng cho em Lý Văn
Của - học sinh Trường THPT bán công Cà Mau - vì đã có hành động dũng
cảm bắt cướp.
Khoảng 20 giờ 30 ngày 9/8, chị Huỳnh Kim Sao - ở thị trấn Thới Bình
(huyện Thới Bình) bị cướp dây chuyền vàng 18K. Nghe tiếng kêu cứu, em Lý
Văn Của cùng bạn học là Phạm Văn Lợi, Lê Nguyễn Trường Giang, Nguyễn
Xuân Sơn truy đuổi.
Tên cướp chống trả, dùng dao đâm Lý Văn Của trọng thương, nhưng 3 học
sinh còn lại đã dũng cảm xông vào bắt và giao tên cướp cho Công an phường
5, TP.Cà Mau.
Ngoài ra còn có những hành động như tuân thủ luật lệ giao thông khi tham
gia giao thông, tham gia bầu cử đúng quy định của pháp luật thể hiện niềm tin
3
vào pháp luật, tin vào lẽ công bằng, không chỉ chấp hành đúng pháp luật mà
còn tham gia chống lại những hành vi vi phạm pháp luật ở nơi mình cư trú.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên thiếu niềm tin vào
pháp luật, cho rằng pháp luật chỉ là công cụ phục vụ cho “một số người”,
pháp luật không đem lại công lí, công bằng cho xã hội.Từ đó họ nảy sinh tâm
lý coi thường, chống đối pháp luật. Hệ quả là vô số những hành vi chống
người thi hành công vụ, hối lộ cảnh sát giao thông, nặng hơn nữa là giết
người, cướp của… trong thời gian qua đã xuất hiện liên tiếp trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Những hành động coi thường tính nghiêm minh của
pháp luật này đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý, giữ vững sự công bằng
cho pháp luật, đồng thời cũng có tính cảnh cáo, răn đe với những đối tượng
khác.
Ví dụ cụ thể:
+ Khoảng gần 1 giờ sáng ngày 7/10/2011, Tổ công tác Đại đội 5, Trung
đoàn CSCĐ thuộc Công an TP Hà Nội do Đại úy Nguyễn Văn Biên phụ
trách, làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên đường Hàng Bạc đã phát hiện một
nam thanh niên đi trên xe LX không biển kiểm soát. Người điều khiển là Lê
Việt Đức. Qua kiểm tra tổ công tác còn phát hiện trong cốp xe của thanh niên
này có gói ma túy tổng hợp.
Bị yêu cầu về trụ sở CA phường Hàng Bạc để giải quyết, Đức đã nhanh
nhảu móc túi lấy 5.450.000đ đưa các chiến sĩ trong tổ công tác để xin được
“bỏ qua”. Tuy nhiên Đức đã bị các chiến sĩ lập biên bản vì hành vi trên.
Ở độ tuổi thanh, thiếu niên nhiều bạn thích thể hiện cái tôi của mình. Vì thế
có rất nhiều quy định của pháp luật bị lứa tuổi này cho là gò bó, phức tạp và
cổ hủ như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng tốc độ quy định, không
tham gia giao thông khi vừa sử dụng đồ uống có cồn… Cùng với những hiểu
biết kém về pháp luật, họ có những cái nhìn lệch lạc về pháp luật, coi thường
và chống đối pháp luật,thậm chí còn cười cợt,chế nhạo, khinh thường những
ai tuân thủ pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật đã không chỉ đơn giản
là trộm cắp, đua xe… mà càng ngày càng dã man, táo tợn, đó là giết người
cướp của, bắt cóc, hãm hiếp rồi giết… khó có thể tưởng tượng được những
con người trẻ tuổi, mới bước vào cuộc đời lại có những hành vi mất nhân tính
4
như thế. Nó gây căm phẫn cho dư luận và đặt câu hỏi lớn cho gia đình, nhà
trường, xã hội !
Ví dụ cụ thể:
+ Đêm 22/10/11, một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra thuộc khu
vực đồi 95, thôn Đại Nam 3, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
Hung thủ sau khi ra tay sát hại nạn nhân đang mang bầu 8 tháng bằng 95 nhát
đâm, đã kéo xác nạn nhân xuống mương nước, tháo 2 chiếc nhẫn và đôi bông
tai để tạo hiện trường giả là vụ giết người cướp tài sản. Sau khi khám nghiệm
hiện trường và điều tra bước đầu, Công an huyện Bố Trạch đã tiến hành triệu
tập những đối tượng tình nghi để phục vụ cho quá trình điều tra. Qua hơn 1
ngày đêm tập trung đấu tranh, đến 0h ngày 24/10, với những chứng cứ không
thể chối cãi, Hồ Nhật Linh (Nữ, SN 1993, ở xã Đại Trạch) đã khai nhận hành
vi phạm tội.
Có thể nói thái độ tiêu cực của một số thanh, thiếu niên đối với pháp luật
bắt nguồn từ thực tế xã hội là ý thức pháp luật của những người sống xung
quanh họ chưa tốt, việc mất công bằng trong xã hội vẫn còn tồn tại, nhưng
nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự hạn chế về hiểu biết pháp luật của thanh,
thiếu niên.
III. Kết luận:
Để nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên cần đặt nhiệm vụ giáo
dục ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách.
Đưa chương trình giáo dục pháp luật vào trong trường học, in ấn các loại tài
liệu, văn bản pháp luật và phát cho thanh, thiếu niên, đặc biệt là các bộ luật có
liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Ngoài ra, cần tổ chức các buổi tuyên truyền kiến thức pháp luật, kỹ năng
thực hành xã hội trên loa truyền thanh cơ sở; xây dựng chuyên mục pháp luật
cho thanh niên, thiếu niên trên truyền hình; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp
luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, sân khấu hóa pháp luật…
Từ chỗ có hiểu biết toàn diện về pháp luật kết hợp với thái độ đúng đắn đối
với pháp luật mới có thể giúp cho thanh thiếu niên thực hiện pháp luật một
cách nghiêm túc và tự nguyện, xứng đáng là đội ngũ tiên phong đi đầu trong
việc thực hiện pháp luật.
5