Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ASTM1266-Ham luong luu huynh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.98 KB, 15 trang )

TIÊU CHUẨN ASTM D 1266 - 91 ( IP - 107/86 )
XÁC ĐỊNH HÀM LƯNG LƯU HUỲNH
TRONG SẢN PHẨM DẦU ( PHƯƠNG PHÁP ĐỐT ĐÈN )
1 PHẠM VI:
1.1. - Phương pháp kiểm tra này để xác đònh hàm lượng lưu huỳnh tổng số trong sản phẩm
dầu mỏ dạng lỏng có hàm lượng lưu huỳnh từ 0.01 - 0.4% trọng lượng ( %T.L ). Qui trình
phân tích sulphat riêng được mô tả trong Phụ lục A1 cho phép xác đònh lưu huỳnh có hàm
lượng nhỏ cỡ 5 mg/kg ( ppm ).
• GHI CHÚ SỐ 1 : Phương pháp đốt đèn tương ứng để xác đònh lưu huỳnh trong khí hóa
.lỏng được mô tả trong tiêu chuẩn ASTM D 2784. Đố với việc xác đònh hàm lượng lưu
huỳnh trong các sản phẩm dầu nặng mà chúng không thể cháy được với một ngọn đèn,
xem phương pháp đốt bom ( ASTM D 129 ), phương pháp đốt ống thạch anh ( IP 63 ),
hay phương pháp nhiệt độ cao ( ASTM D 1552 ).
1.2 Quá trình đốt trực tiếp ( Mục 9 ) được áp dụng để phân tích các sản phẩm như xăng,
kerosene, naptha, và các sản phẩm lỏng khác có thể cháy hoàn toàn với ngọn đèn bấc. Qui
trình phức hợp ( Mục 10 ) được áp dụng để phân tích các lạo gas-oil, sản phẩm dầu nhiên
liệu sáng màu, các a-xít naph-ta-lenic, các phen alkyl, các sản phẩm dầu có hàm lượng lưu
huỳnh cao, và một vài chất khác không thể cháy hoàn toàn theo quá trình đốt trực tiếp.
1.3 Hợp chất phos-pho thường hiện diện trong xăng thương phẩm không gây ảnh hưởng.
Cần một sự hiệu chỉnh nhỏ lượng axit, kết quả từ quá trình cháy của chất chống kích nổ
chứa chì trong xăng.Nồng độ tương thích của các chất tạo axit hay tạo bazo từ những nguồn
khác có ảnh hưởng khi quá trình chuẩn độ được áp dụng vì không có sự hiệu chuẩn nào
trong các trường hợp này.
1.4 Đơn vò thường dùng là hệ đơn vò mét ( SI ).
1.5 Tiêu chuẩn này không qui đònh tất cả các vấn đề an toàn có liên quan khi sử dụng. Người
sử dụng có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ thích hợp và xác đònh phạm
vi của các điều khoản trước khi áp dụng nó. Những điều khoản nguy hiểm đặc biệt, xem
trong Ghi chú số 5.
2 TÀI LIỆU THAM KHẢO :Tiêu chuẩn ASTM :
• ASTM D 129 - Phương pháp xác đònh hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ
( Phương pháp đốt bom tổng quát ).


• ASTM D 1193 - Tính chất của nước thử nghiệm
• ASTM D 1229 - Phương pháp thử cho tính chất cao su - Bộ nén ở nhiệt độ thấp.
• ASTM D 1552 - Phương pháp xác đònh hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ
( Phương pháp nhiệt độ cao )
• ASTM D 2784 - Phương pháp xác đònh hàm lượng lưu huỳnh trong khí hóa lỏng ( Lò
oxy-hydro hay đốt đèn ).
• ASTM D 2785 - Phương pháp xác đònh hàm lượng nhỏ lưu huỳnh tổng số ( Thiết bò cháy
Wickbold và Beman ).
• E 11 - Tính chất cho sàng dây vải dùng cho mục đích thử nghiệm.
3 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP .
3.1 Mẫu được đốt cháy trong một hệ kín bằng cách sử dụng một loại đèn thích hợp
( H.1 ) với luồng không khí nhân tạo gồm 70% CO
2
và 30% O
2
để ngăn ngừa việc hình
thành NO
2
. Các dạng oxit lưu huỳnh được hấp thụ và oxy hóa thành axit sulphuric H
2
SO
4
bằng dung dòch hydrogen peroxit H
2
O
2
rồi sau đó được cân bằng với không khí để loại CO
2
hòa tan. Lưu huỳnh dạng SO
4

2-
trong chất hấp thụ được xác đònh theo phương pháp axit bằng
cách chuẩn độ với dung dòch NaOH chuẩn, hay phương pháp trọng lượng bằng cách tạo tủa
BaSO
4
. ( Xem Phụ lục A2 ).
3.2 Hoặc bằng cách khác, mẫu có thể được đốt với không khí, lưu huỳnh dạng SO
4
2-
trong chất hấp thụ được xác đònh bằng cách tạo tủa như BaSO
4
rồi cân ( Xem phụ lục A2 ).
• GHI CHÚ SỐ 2 : Khi không có các chất tạo axit hay tạo bazơ, ngoài lưu huỳnh,kết
quả cuối cùng của phương pháp thể tích và trọng lượng được mô tả nằm trong giới
hạn của độ chính xác của phương pháp.
3.3 Với hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0.01%T.L, nên xác đònh hàm lượng SO
4
2-
trong dung
dòch hấp thụ bằng phương pháp đo độ đục như BaSO
4
. ( Xem phụ lục A1 )
4 Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG :
Phương pháp này cung cấp phương tiện ghi nhận mức lưu huỳnh trong các sản phẩm
dầu mỏ và phụ gia khác nhau. Sự nhận biết này dùng để dự báo vận hành, quản lý và các
thông số quá trình. Trong một vài trường hợp, sự hiện diện của hợp chất lưu huỳnh có lợi
cho sản phẩm và ghi nhận quá trình loại bỏ lưu huỳnh có thể cung cấp những thông tin hữu
dụng. Trong những trường hợp khác, sự có mặt của hợp chất lưu huỳnh lại bất lợi cho sản
xuất hay sử dụng sản phẩm.
5 THIẾT BỊ :

5.1 Bình hấp thụ, ống hút, đèn, và bẫy tia. ( Hình 01 ) yêu cầu kỹ thuật như trong phụ lục
A3. Bình tiêu chuẩn và đèn đốt ( Hình A3.1 ) không thích hợp cho việc đốt các hợp chất
nhiều aromat mà không có sự pha trộn. Bình và đèn cho các mẫu aromat ( Hình A3.1 ) cho
phép đốt trực tiếp các mẫu này mà không cần pha trộn và cũng có thể dùng để đốt các mẫu
không có aromat; với loại đèn này cần một ống thông thứ hai có van điều khiển khi đốt.
5.2 Bấc cottôn - Chỉ côttôn trắng, xoắn, đều, chưa dùng , sạch và chất lượng tốt. Với đèn
để đốt các mẫu aromat sử dụng loại thượng hạng, sợi dài và được xe đều.
5.3 Hệ thống đường ống bao gồm ống chân không có bộ phận điều chỉnh, các van (Hình
02) và đường ống kép ( buồng đốt và ống khói ) được cung cấp một hỗn hợp khí gồm xấp xỉ
70% CO
2
và 30% O
2
ở áp suất làm việc. Ống chân không được nó6i với bơm chân không có
công suất thích hợp cho phép lưu lượng khí không đổi khoảng 3 L/phút qua mỗi bình hấp
thụ và để duy trì áp suất hệ thống ổn đònh ở mức nhỏ hơn áp suất khí quyển xấp xỉ 40 cm
cột nước. Hỗn hợp khí trong ống khói gần như ổn đònh ở áp suất 1 - 2 cm cột nước và trong
buồng đốt ở vào khoảng 20 cm cột nước. Sắp xếp hợp lý theo Hình 02 và mô tả trong phụ
lục A3, nhưng các hệ thống tương tự khác vẫn có thể dùng được. Sự lược giảm hệ thống ống
và các thiết bò kèm theo khi đốt mẫu bằng không khí được vẽ trong Hình A2.1 và mô tả
trong Phụ lục A2.
6 HÓA CHẤT & THUỐC THỬ :
6.1 Độ tinh khiết của hóa chất - Hóa chất đạt mức độ thuốc thử được dùng trong tất cả các
thí nghiệm. Ngoại trừ những chỉ đònh khác, cố gắng sao cho tất cả hóa chất đều đạt các chỉ
tiêu kỹ thuật của Uỷ Ban Hóa Chất Phân Tích thuộc Hội Hóa Học Hoa Kỳ. Các cấp độ khác
cũng có thể dùng khi cung cấp các bằng chứng cho rằng hóa chất đạt độ tinh khiết cao đủ
để có thể dùng chúng mà không giảm tính chính xác của phép thửû.
6.2 Độ sạch của nước - Ngoại trừ các chỉ đònh khác, tiêu chuẩn cho nước phải được hiểu là
nước có độ sạch như đã xác đònh theo loại II hay III của tiêu chuẩn D 1193 .
6.3 Cacbon dioxit CO

2
và Oxy O
2
- CO
2
và O
2
có độ tinh khiết đạt ít nhất 99.5%. Các khí
này thỏa mãn yêu cầu 9.5.
6.4 Dung môi - Dung môi sử dụng có hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0.001%T.L, được thòa
tan hoàn với mẫu để phân tích, và có thể cháy ở tó6c độ vừa phải mà không có khói. N-
heptan, isooctan, và cồn etylic tuyệt đối có những tính chất thích hợp ( Ghi chú số 10 ).
6.5 Axit Clo-hy-dric HCl ( 1+10 ) -Trộn 1 thể tích axit Clo-hy-dric HCl đậm đặc ( tỷ trọng
tương đối 1.19 ) với 10 thể tích nước.
6.6 Dung dòch hydxrogen peroxit ( 1+19 ) -Trộn 1 thể tích Hydrogen peroxit đậm đặc
(H
2
O
2
,30%) với 19 thể tích nước. Giữ trong bình nắp thuỷ tinh tối màu.
• GHI CHÚ SỐ 5 : Chú ý - Oxy là tác nhân cháy mãnh liệt
6.7 Chỉ thò Methyl màu đỏ tía - Dung dòch tan trong nước chứa gần 0.1% cấu tử hoạt hóa.
( Không phải methyl tím ).
6.8 Dung dòch NaOH ( 100 g/L ), hòa tan 100 g NaOH với nước và pha loãng đến 1L.
6.9 Dung dòch chuẩn NaOH (0.05 M ), pha loãng 2.8 mL dung dòch NaOH bão hòa đến 1L
( Xem Ghi chú số 3 ) với việc sử dụng dung dòch bão hòa trong đã gạn loại bỏ tất cả các cặn
lắng sau một thời gian dài. Chuẩn hóa bằng cách chuẩn độ với axit chuẩn, có sử dụng chỉ thò
methyl đỏ tía. Lưu trữ trong chai thủy tinh kháng kiềm và bảo vệ để giới hạn thấp nhất việc
tạo cặn bởi CO
2

trong không khí. Chỉ dùng ống cao su mềm tinh khiết để nó6i giữa các chai
lưu trữ và bu-ret.
• GHI CHÚ SỐ 3 : Việc tính toán kết quả có thể đơn giản hóa bằng cách chỉnh nồng độ
mol của dung dòch NaOH đến 0.0624
±
0.0001. Rồi thì 1 mL dung dòch NaOH đương
lượng với 0.0010 g lưu huỳnh. Trong trường hợp này, hệ số 16.03 M trong công thức
( xem 12.1 ) sẽ bằng 1.000.
7 CHUẨN BỊ THIẾT BỊ:
7.1 Khi thiết bò được lắp ráp lần đầu tiên, rót vào bình hấp thụ khoảng 30 ± 2mL nước.
Chỉnh các van giữa hệ thống chân không và bẫy tia sao cho gần 3 L không khí/phút bò hút
qua mỗi bình hấp thụ trong khi đầu ra của ống khói để hở với áp suất khí quyển, và đảm
bảo áp suất trong hệ thống bơm chân không thấp hơn khí quyển xấp xỉ 40 cm cột nước. Khi
hoàn thành tất cả các hiệu hcỉnh, tháo nước ra khỏi bình hấp thụ. Chiều cao của chất lỏng
trong bộ điều hóa áp suất và chân không được cho trong Hình 2, và trong quá trình vận
hành chỉ cho phép rò rỉ một lượng khí nhỏ qua chúng.
• GHI CHÚ SỐ 4 : Khi dùng, cho 300 - 400 mL dung dòch H
2
O
2
(1+19 ) vào tháp rửa
khí. Bởi vì áp kế cũng được xem như một tháp rửa khí ở đoạn cuối của thử nghiệm để
tách CO
2
ra khỏi chất hấp thụ nên dùng dung dòch H
2
O
2
( 1+19 ) như chất lỏng áp kế.
Thay thế hàng tuần hay bất kỳ khi nào thể tích của nó trở nên thấp hơn đáng kể so với

lúc ban đầu.
7.2 Trung hòa dung dòch H
2
O
2
( 1 + 19 ) nagy trước khi dùng. Khi cần dùng 30 mL dung
dòch, cho vào một cốc gấp nhiều lần 30 mL đủ để cho một số bình hấp thụ được sử dụng
cùng một lúc. Cho 1 giọt dung dòch chỉ thò methyl đỏ tía vào mỗi 100 mL dung dòch H
2
O
2

cho từng giọt dung dòch NaOH 0.05N cho đến khi màu chuyển từ đỏ tía sang xanh lá cây
nhạt.
7.3 Cho 30 ± 2mL dung dòch H
2
O
2
( 1+19 ) mới trung hòa vào cái bầu lớn của mỗi bình hấp
thụ. Hơn nữa, cho mỗi bộ đốt mẫu, chuẩn bò một bình hấp thụ dự trữ dùng để chuẩn mẫu
trắng. Gắng bẫy tia với ống khói và nối chúng với từng hệ thó6ng riêng bằng các ống cao su
không lưu huỳnh. Đóng các đầu ống khói bằng nút bần.
7.4 Khi các van điều chỉnh buồng đốt đóng, thì van điều chỉnh chân không mở hết cỡ, và
áp suất trong hệ thống chân không chỉnh đến áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển khoảng 40
cm cột nước, mở bình cung cấp CO
2
và O
2
. ( Chú ý - Xem Ghi chú số 5 ). Chỉnh van điều
khiển hệ thống ống khói sao cho ở lưu lượng dòng qua các bình hấp thụ thích hợp thì chỉ

một tia nhỏ khí CO
2
- O
2
thoát ra tại van điều áp, một lượng nhỏ không khí đi vào tại van
chỉnh chân không, cũng như áp suất trong hệ thống ống khói là 1 - 2 cm cột nước. Đôi khi
cần hiệu chỉnh một chút các van điều áp hay van kiểm tra chân không để đạt được điều
kiện này. ( Ghi chú số 6 ).
• GHI CHÚ SỐ 5 : Chú ý - Nguy hiểm ( nổ ) co thể xảy ra nếu nguồn cung cấp CO
2

nghẹt và dòng O
2
tiếp tục được cung cấp trong khí mẫu vẫn đang được đốt. Lắp
đặt một thiết bò kiểm tra hay báo động thích hợp là cần thiết.
• GHI CHÚ SỐ 6 : Dễ dàng cân bằng hệ thống khí bằng cách điều chỉnh áp suất trong
hệ thống chân không. Thực hiện việc này khi nâng cao hay hạ thấp ống đường vào của
không khí trongvan điều khiển chân không bằng cách trượt một ống cao su trên đó.
7.5 Cắt bấc thành các đoạn dài khoảng 30 cm. Sử dụng số đoạn tùy theo mẫu ( Xem Mục
8 ); xoắn bấc một lần có một búi dài 15 cm để xâu qua buồng đốt. Xỏ vào đèn bằng cách
cho những đầu có thắt nút vào đỉnh ống trong của đèn. Kéo bấc qua bằng một cái móc. Xén
tỉa bấc càng sát nắp đèn càng tốt bằng kéo thật sắc. Nên dùng những đèn đã được rửa sạch
cẩn thận và bấc mới cho mỗi lần thí nghiệm.
8 KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHÁY.
8.1 Đa số các mẫu lỏng cháy với ngọn lửa vàng sáng, kích cỡ và hình dạng của chúng tùy
thuộc vào lưu lượng khí tới đèn, độ bay hơi của mẫu, độ chặt của bấc với ống đèn, và vò trí
của đầu bấc so với bề mặt đèn. Thông thường hai yếu tố sau cùng được gắn chặt với các
yấu tố đầu trước khi quá trình cháy bắt đầu do đó ngọn lửa có thể được điều khiển bằng
cách thay đổi tốc độ dòng CO
2

- O
2
.
8.2 Những mẫu dễ bay hơi đòi hỏi một bấc đủ chặt,đầu bấc có thể thấp hơi mặt đèn vài
cm, và trong một vài trường hợp đặc biệt có thể làm lạnh bằng đá trong suốt quá trình đốt.
Các mẫu khó bay hơi yêu cầu một bấc lỏng hơn và có thể làm nóng nhẹ.
8.3 Sau khi tỉa, kéo bấc xuống cho đến khi đầu bò tỉa ngang bằng hay thấp hơn mặt đèn
một chút. Với đèn đốt các mẫu aromat, khoảng cách từ mặt đèn tới đầu bấc phải lớn hơn 8
mm đối với benzen hay 4 mm đối với toluen;đun nhẹ đầu trên của đèn sẽ trợ giúp quá trình
bay hơi của các mẫu nặng.
8.4 Nếu dùng đèn chuẩn, đốt bấc rồi cho từ từ hỗn hợp cháy vào đốt để có ngọn lửa không
khói. Nếu dùng đèn đốt các mẫu aromat, cho một lượng nhỏ hỗn hợp cháy vào bình cung
cấp đủ hơi để đốt bấc. Sau khi đốt bấc, cho hỗn hợp cháy vào thẳng buồng đốt đề ngăn
ngừa khói và chỉnh kích cỡ ngọn lửa. Nếu ngọn lửa tắt bất ngờ, châm lại bấc.
8.5 Giai đoạn cháy mồi ( thường từ 1-2 phút ) với ngọn lửa thấp rất cần thiết cho phép quá
trình cháy đạt cân bằng trước khi kích cỡ ngọn lửa có thể tăng dần mà không gây nên khói.
Việc chỉnh đèn chuẩn, việc kiểm soát hoàn toàn diễn ra tại buồng đốt. Đối với việc đốt mẫu
nhiều aromat, đầu tiên chỉnh lưu lượng khí đến bình rồi sau đó giảm lưu lượng khí đến
buồng đốt như yêu cầu. Trong bất cứ trường hợp nào, chủ yếu là ngọn lửa cháy đều và cân
đối, không có tia nào ở nón phía trong hay khói ở mép ngoài.
8.6 Đối với các mẫu khó cháy thỉnh thoảng có thể đạt được quá trình cháy như ý bằng cách
tăng hàm lượng O
2
trong hỗn hợp cháy lên.Nhưng không nên tăng hàm lượng O
2
lên quá
40%.
8.7 Trước khi dập tắt ngọn lửa, hãy để mẫu cháy cho đến khi bình và bấc có vẻ khô hoàn
toàn, và kích thước ngọn lửa giảm dần; thông thường ngọn lửa tiếp tục cháy một lúc ngắn
sau khi bình khô vì mẫu còn dính trên bấc. Chẳng hạn như, đối với các mẫu xăng, cháy với

ngọn lửa cao, ngọn lửa phải được tắt chỉ khi nào nó còn cao tư 3- 4 mm. Nếu ngọn lửatiếp
tục cháy cho đến khi tự tắt, các chất bò oxy hóa không hoàn toàn ( thường là các axit hữu
cơ ) được sinh ra, kết quả là cho những điểm cuối không đúng. Khi mẫu không cháy cho
đến khi bình có vẻ khô hết, cũng có thể cho những kết quả sai lệch. Trường hợp với những
mẫu dễ bay hơi, trong quá trình cân một ít mẫu sẽ bò bay mất. Khi có sự hiện diện của lưu
huỳnh nguyên tố, điều đặc biệt quan trọng là mẫu phải được đốt cháy cho đến khi cạn hoàn
toàn và bấc nằm ngang bề mặt đèn để bảo đảm quá trình cháy xảy ra hoàn toàn. Với các
hỗn hợp của hydrocabon nặng và nhẹ khác nhau, có thể các chất dễ bay hơi hơn sẽ cháy
trước, hợp chất lưu huỳnh có lẽ đặc hơn năm trong các chất còn chưa cháy.
9 QUÁ TRÌNH CHÁY TRỰC TIẾP CỦA CÁC MẪU LỎNG. ( Xem thêm phụ lục A2 )
9.1 Bằng một pipet thích hợp, cho vào bầu mỗu đèn một lượng mẫu xấp xỉ như Bảng 01.
Nút chặt bầu bằng nút bần sạch và được đánh số. Cân mỗi bầu và đèn chính xác đến
0.005g.
Bảng 01 . - Lượng mẫu đối với quá trình cháy trực tiếp
Hàm lượng lưu huỳnh Lượng mẫu
% trọng lượng g mL
Nhỏ hơn 0.05 10 - 15 20
0.05 - 0.4 5 - 10 10
• GHI CHÚ SỐ 7 : Đôi khi bình đã nút chặt và đèn có thể cân rời nhau, nhưng thông
thường để tiện hơn nên đặt mỗi bình và đèn của nó lên bàn cân và ghi nhận kết quả
chung cho một lần cân.
9.2 Lấy riêng từng đèn, gắn buồng đốt với bầu. Ngay lập tức mẫu sẽ dâng lên theo tác
động mao dẫn tới đỉnh bấc, nối ống trong của đèn với hệ thống buồng đốt bằng một ống cao
su không lưu hóa. Đánh lửa đèn bằng một mồi lửa không có lưu huỳnh ( ví dụ như đèn cồn )
và cho vào ống khói, dừng nối giữa ống khói và hệ thống ống khói nếu ngọn lửa có chiều
hướng bò tắt. Cùng lúc đó, chỉnh lưu lượng khí tới đèn sao cho ngọn lửa duy trì ở điểm thấp
hơn điểm khói một chút và có vẻ tương đối đều. Tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các đèn
được lắp vào ống khói. Thực hiện vài hiệu chỉnh nhỏ van kiểm soát hệ thống khói để đạt áp
suất theo yêu cầu ( xem mục 7 ). Trong suốt quá trình cháy, và đặc biệt là trong giai đoạn
cuối khi ngọn lửa nhỏ dần, giảm nguồn cung cấp CO

2
- O
2
tới đèn để ngăn ngừa việc tắt các
ngọn lửa.
• GHI CHÚ SỐ 8 : Khi xảy ra sự cháy không hoàn toàn, chất lỏng hấp thụ sẽ nổi nhiều
bóng bóng.
9.3 Khi hòa thành việc đốt mẫu, bằng chứng là ngọn lửa trở nên nhỏ hơn do mẫu đã cạn,
tháo đèn và bình ra khỏi ống khói, dập tắt ngọn lửa, đóng dòng khí CO
2
-O
2
đến đèn và đậy
nắp ống khói. Cân ngay lại bình, đèn, và nút bần có đánh số. Khi tất cả các quá trình cháy
chấm dứt hoàn toàn, đóng nguồn cung cấp CO
2
và O
2
, đóng van kiểm soát ống khói, đóng
mối nối tới bộ điều áp chân không; điều này gây nên việc tràn không khí vào hệ thống khói
qua áp kế. Để không khí tràn qua các bình hấp thụ như vậy trong vòng 5 phút để thu hồi hết
CO
2
hòa tan ra khỏi chất hấp thụ; rồi đóng van kiểm soát chân không.
• GHI CHÚ SỐ 9: Nếu muốn bảo quản hỗn hợp cháy, dòng khí qua mỗi bình hấp thụ có
thể được đóng lại ngay khi kết thúc quá trình cháy. Để thực hiện việc này, kẹp đoạn
ống cao su nối bẫy tia với hệ thống chân không lại, giảm lưu lượng các dòng khí pha
trộn tại các lưu lượng kế tương ứng, chỉnh lại van kiểm soát chân không và van kiểm
soát khói. Khi việc đốt tất cả các mẫu hoàn tất, cần tháo các kẹp ra và chỉnh lại van
chân không để không khí tràn vào các bình hấp thụ với tốc độ cần thiết để loại bỏ hết

CO
2
hòa tan.
9.4 Rửa các ống khói và bẫy tia 03 lần, dùng khoảng 10 mL nước mỗi lần. Khi mẫu có
chứa hợp chất chì chống kích nổ, dùng nước nóng để rửa các ống khói. Cho dung dòch rửa
vào bình hấp thụ và chuẩn độ như trong mục 11.
9.5 Mẫu trắng - Đậy nắp ống khói của bình hấp thụ mẫu trắng ( xem 7.3 ), và cho dòng
CO
2
-O
2
đi qua bình hấp thụ này cho đến khi tất cả các mẫu bắt đầu cùng lúc kết thúc quá
trình cháy. Đóng các nguồn cung cấp khí CO
2
và O
2
rồi xục khí vào bình hấp thụ mẫu trắng
giống như các bình hấp thụ mẫu ( xem 9.3 ). Chuẩn độ chất lỏng hấp thụ như chỉ dẫn trong
mục 11. Thông thường, mẫu trắng hỗn hợp khí đốt rất nhỏ, nhưng nếu cần nhiều hơn 0.1
mL dung dòch chuẩn NaOH0.05 N hủy bỏ thí nghiệm và thay bình CO
2
khác.
10 QUI TRÌNH PHA TRỘN VÀ ĐỐT CÁC MẪU LỎNG.
10.1 Cho 6 mL chất pha loãng không lưu huỳnh vào mỗi bình. Đậy bình bằng nắp có đánh
số thứ tự và cân chính xác đến 0.005g. Dùng một pipet cho vào bầu của mỗi đèn lượng mẫu
xấp xỉ chới lượng cho trong bảng 02; lắc trộn đều, rồi cân lại lần nữa.
Bảng 02 . - Lượng mẫu đối với quá trình thí nghiệm các mẫu lỏng pha trộn
Hàm lượng lưu huỳnh Lượng mẫu
% trọng lượng g mL
Nhỏ hơn 0.4 3 - 4 5

• GHI CHÚ SỐ 10 : Như một sự chọn lựa,tạo một hỗn hợp 40% mẫu với dung môi
không chứa lưu huỳnh và thực hiện như trong Mục 9.
10.2 Cho đèn vào và đốt như trong mục 9.2. Lấy đèn ra khỏi ống khói khi ngọn lửa gần tắt
và dập tắt ngọn lủa. Cho 2 mL chất pha loãng rửa sạch tah2nh bình. Đốt cháy chất pha
loãng mới thêm vào và lại cho chất pha loãng vào một lần nữa rồi lại đốt, làm như thế cho
đến khi 10 mL chất pha loãng được đốt cháy.
• GHI CHÚ SỐ 11: Trong trường hợp này, nhất thiết phải tiến hành thử nghiệm mẫu
trắng với 10 mL chất pha loãng; việc chuẩn độ dung dòch hấp thụ của mẫu trắng này
không vượt quá 0.1 mL dung dòch NaOH 0.05M.
10.3 Sau khi tất cả các đèn đã cháy hoàn toàn, đóng nguồn cung cấp CO
2
và O
2
, đóng van
tới bộ điều chân không, cho không khí qua các bình hấp thụ trong vòng 5 phút, và cuối cùng
đóng van điều khiển chân không. Rửa ống khói và bẫy tia ba lần, mỗi lần dùng 10 mL
nước. Cho dung dòch rửa vào bình hấp thụ và chuẩn độ tương tự như mục 11.
11 CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH HẤP THỤ.
Cho 3-4 giọt chỉ thò methyl đỏ tía vào chất lỏng trong mỗi bình hấp thụ. Chuẩn độ
dung dòch hấp thụ bằng cách nhỏ dung dòch NaOH 0.05N từ buret vào bầu nhỏ hơn của bình
hấp thụ. Nếu hàm lượng lưu huỳnh có trong bình hấp thụ dự đoán nhỏ hơn 10 mg, thì nên
dùng loại microbrét cỡ 10 mL. Khuấy trộn khi chuẩn độ bằng cách hút không liên tục dung
dòch lên tới đỉnh của bầu lớn.
• GHI CHÚ SỐ 12: Khi xảy ra sự cháy không hoàn toàn, không khí thổi qua bình hấp tụ
trong quá trình chuẩn độ sẽ có mùi hay vò đặc trưng và điểm cuối sẽ bò sai. Trong
những trường hợp này phải hủy bỏ ngay thí nghiệm.
12 TÍNH TOÁN :
12.1 Tính hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu như sau :
Hàm lượng lưu huỳnh, %T.L = 16.03 M x ( A/10 W)
Trong đó : * A - dung dòch NaOH cần dùng để chuẩn độ axit trong dung dòch hấp thụ từ

các mẫu đã bò đốt , mL.
* M - Nồng độ mol của dung dòch NaOH ( xem Ghi chú số 3 )
* W - lượng mẫu đốt, mg.
12.2 Khi có yêu cầu hiệu chỉnh hàm lượng lưu huỳnh ( Ghi chú số 13 ) cho các loại nhiên
liệu chứa chì chống kích nổ, hệ số hiệu chỉnh được tính như sau :
Hàm lượng lưu huỳnh hiệu chỉnh , %T.L = S - LF
Trong đó : * F = 0.0015 nếu mẫu chứa nhiên liệu máy bay có chì chống kích nổ ;
= 0.0035 nếu mẫu chứa tetraethyl chì, tetramethyl chì hay hỗn hợp.
* L = Nồng độ chì , g/U.S gallon
* S = Hàm lượng lưu huỳnh , % trọng lượng.
• GHI CHÚ SỐ 13: Sự hiệu chỉnh này dựa vào kết quả thực nghiệm của quá trình đốt
cháy nhiện liệu pha trộn với chất chống kích nổ có chứa tetraethyl chì cúng với
muối halogen của ethylene trong hợp chất thường dùng. Tetramethyl chì và các
chất cống kích nổ chì hỗn hợp có cùng chứa hợp chất halogen ethylene cũng như
tetraethyl chì.
• GHI CHÚ SỐ 14: Đề chuyển đổi đơn vò hệ Anh sang đơn vò hệ Mỹ nhân thêm 0.8326.
Chuyển từ hệ đơn vò g/L sang g/U.S.gal, nhân với 3.7853.
13 BÁO CÁO :
Báo cáo kết quả thử nghiệm chính xác đến 0.01% cho hàm lượng lưu huỳnh vào khoảng lớn
hơn 0.05%, và nhấn mạnh qui trình sử dụng.
14 ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ ĐỘ LỆCH.
14.1 Độ chính xác của phương pháp này không được hiểu là đã đạt được theo những qui
đònh hiện hành ( ví dụ như trong Uỷ ban D-2 Báo cáo nghiên cứu RR-D-2-100 “Sổ tay về
dữliệu chính xác cho các phương pháp thử ASTM đối với sản phẩm dầu và dầu nhờn”)
14.1.1 Độ lặp lại - Sai số giữa hai kết quả thử nghiệm đạt được bởi cùng một thao tác viên
với cùng một dụng cụ ở điều kiện thao tác như nhau trên cùng một mẫu, sau cùng,với điều
kiện thao tác chính xác và tuân thủ theo phương pháp thử, vượt quá những giá trò dưới đây
chỉ một trong 20 lần thử nghiệm:
Độ lặp lại 0.005
14.1.2 Độ tái lập - Sai số giữa hai kết quả độc lập đạt được bởi những kỹ thuật viên khác

nhau ở những phòng thí nghiệm khác nhau trên cùng một mẫu, sau cùng, với điều kiện thao
tác chính xác và tuân thủ theo phương pháp thử , vượt quá những giá trò dưới đây chỉ một
trong 20 lần thử nghiệm :
Độ tái lập 0.010 + 0.025 S
Với S - hàm lượng lưu huỳnh tổng số của mẫu , %T.L
14.2 Độ lệch - Không có điều kiện xác đònh độ lệch của Phương pháp thử ASTM D 1266
bởi vì tiểu ban chòu trách nhiệm, sau khi làm việc cần mẫn, vẫn không thể kêu gọi được các
nhà tính nguyện tham gia vào một đợt khảo sát liên phòng thí nghiệm.
PHỤ LỤC
A1 PHƯƠNG PHÁP THỬ KIỂM TRA HÀM LƯNG LƯU HUỲNH THẤP ( VẾT )
A1.1 PHẠM VI :
A1.1.1 Phụ lục này mô tả qui trình để mở rộng phương pháp đốt đèn để phân tích các mẫu
có hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 5 ppm ( Ghi chú số A1.1 ); Qui trình không áp dụng cho
việc xác đònh hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 300 ppm trong các chất có chứa hợp chất chì
chống kích nổ.
A1.1.1.1- Chỉ những kết quả đáng tin cậy có thể đạt được theo phương pháp này với sự thực
hành cẩn thận nhất và cực kỳ kỹ lưỡng. Trước khi đưa đồ dùng thủy tinh mới vào sử dụng
hay sau đó theo yêu cầu, phải rửa thủy tinh bằng axit nitric đậm đặc. Rửa ba lần bằng nước
máy, sau đó ba lần bằng nước cất đã khử i-on. Cất riêng các đồ dùng thủy tinh dành cho
phương pháp này.
A1.2 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP .
A1.2.1 Một mẫu với khối lượng thích hợp được đốt cháy như trong Mục 9. I-on SO
4
2-
trong
dung dòch hấp thụ được sđ bằng phương pháp kết tủa BaSO
4
và đo độ vẩn đục của tủa.
Huyền phù được ổn đònh bởi phụ gia là rượu và gly-xe-rin, và độ đục của nó được đo bằng
một quang phổ kế hay lọc quang kế.

A1.3 THIẾT BỊ PHỤ TR:
A1.3.1 Quang kế Thường dùng là một quang phổ kế co giải hoạt động rộng khoảng
50nm và được gắn ống quang nhạy ánh sáng xanh sử dụng ở 450 nm, hay một quang kế lọc
được gắn bộ phận lọc màu có hệ số truyền cực đại khoảng 450nm.
A1.3.2 Tế bào hấp thụ - thường dùng loại có chiều dài đường đi quang cỡ 5 cm. Qua sử
dụng, các tế bào có thể bò bao phủ bởi một màng mỏng. Để loại bỏ lớp màng mỏng này,
rửa sạch các tế bào bằng xà phòng với một bàn chải mềm. Rửa cẩn thận bằng nước đã khử
i-on .
• GHI CHÚ SỐ A1.1: Qui trình được việt cho rằng hệ số hấp thụ thay đổi vào khoảng
0.100 cho mỗi 0.1 mg lưu huỳnh trong 50 mL dung dòch được đo trong một tế bào 5 cm.
Các quang kế có các tế bào với đường đi quang ngắn hơn tương đương với ciệc cho độ
chính xác kém hơn.
A1.3.3 Muỗmg múcđònh lượng, có thể phân phối 0.30 ± 0.01g BaCl
2
.2H
2
O như trong A1.4.2
A1.3.4 Máy khuấy từ, trang bò các thanh khuấy phủ tetraflouroethylene C
2
F
4
dài khoảng
32mm ( 1.25 inh )
A1.3.5 Bộ đèn , được mô tả trong phụ lục A3. Giữ cả bộ gồm bình, đèn, ống khói, bình hấp
thụ và bẫy tia chỉ để dùng cho qui trình này.
A1.4 HÓA CHẤT & THUỐC THỬ :
A1.4.1 Hỗn hợp Rượu - Glyxêrin - Pha 2 thể tích cồn ethylic biến tính phù hợp với Công
thức số 3A của Phòng Thuế Hoa Kỳ hay rượu ethylic ( 95% ) với 1 thể tích Glyxêrin.
A1.4.2 Clorit Bari ngậm nước ( BaCl
2

.2H
2
O ) - Tinh thể lọt rây 20- mesh theo ASTM E 11
hay rây 18-mesh theo BS và giữ lại trên rây 30-mesh theo ASTM E 11 hay 30-mesh theo
BS.
• GHI CHÚ SỐ A1.2: Kích cỡ tinh thể BaCL
2
.2H
2
O là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển của độ đục.
A1.4.3 Axit Clo-hy-dric HCl ( 1+12 ) - Cho 77 mL axit HCl đậm đặc ( HCl, tỷ trọng tương
đối 1.19 ) vào bình đònh mức 1 L và pha loãng đến mức với nước đã khử i-on.
A1.4.4 Axit Clo-hy-dric HCl ( 1+215 ) - Cho 60 mL axit HCl 1 +12 vào bình đònh mức 1 L
và pha loãng đến mức với nước đã khử i-on.
A1.4.5 Axit Sul-phu-ric H
2
SO
4
( 1 mL = 0.100 mg S ) -Pha loãng 6.24 ± 0.01mL axit
sulphuric 1N với nước khử i-on đến chính xác 1L. Kiểm tra quá trình pha loãng bằng cách
chuẩn độ với dung dòch NaOH cùng nồng độ chuẩn và hiệu chỉnh nồng độ, nếu cần thiết,
sao cho mỗi mL của dung dòch này tương đương 0.100 mg lưu huỳnh.
A1.4.6 Nước cất khử i-on -Lọc nước qua một cột nhựa trao đổi cation và anion.
• GHI CHÚ SỐ A1.3 : Cần một phương tiện để xác đònh khi thay nhựa trao đổi. Việc
dùng một đồng hồ đo độ dẫn điện thỏa mãn cho mục đích này.
A1.5 HIỆU CHUẨN :
A1.5.1 Cho vào các bình đònh mức có thể tích 50 mL, bằng một buret, 0.25, 0.50, 0.75,
1.00, 1.50, 2.00, 3.00 và 5.00 mL H
2

SO
4
( 1mL = 0.100 mg S ). Cho thêm 3.0 mL HCl ( 1+12
) vào mỗi bình, pha loãng đến mức bằng nước, và trộn đều. Chuẩn bò một chuẩn mẫu trắng
bằng cách tương tự nhưng không có H
2
SO
4
.
A1.5.2 Rót toàn bộ thành phần của mỗi bình vào một cái cốc 100 mL, thêm vào đó 10 ±
0.1mL hỗn hợp rượu-glyxerin bằng một pipet, khuấy đều trong vòng 3 phút bằng khuấy từ.
Chọn tốc độ khuấy vửa phải để tránh gây mất mát mẫu do bò bắn tung tóe. Duy trì tốc độ
này trong suốt toàn bộ qui trình.
A1.5.3 Để yên dung dòch trong vòng 4 phut1. Chuyển sang một tế bào hấp thụ và đo hệ số
hấp thụ đầu tien, dùng nước làm chuẩn.
A1.5.4 Rót dung dòch trở lại cốc và cho thêm 0.30 ± 0.01g tinh thể BaCl
2
.2H
2
O, hoặc dùng
cân hay dùng muỗng đònh lượng . Khuấy bằng máy khuấy từ đúng 3 phút. Để yên 4 phút
nữa, chuyển sang tế bào, và đo lại lần nữa hệ số hấp thụ tương đối so với nước.
A1.5.5 Tiếp tục các bước như mô tả trong A1.5.2, A1.5.3 và A1.5.4, thu được kết quả mẫu
trắng bằng cách lấy hệ số hấp thụ sau khi cho BaCl
2
.2H
2
O trừ đi hệ số hấp thụ ban đầu. Kết
quả này không vượt quá 0.005.
A1.5.6 Thu được hệ số hấp thụ thực của mỗi chuẩn bằng hiệu số của hệ số hấp thụ ban

đầu và kết quả mẫu trắng ( hệ số hấp thụ thu được theo A1.5.4 ). Vẽ đồ thò dạng đường
cong của hệ số hấp thụ thựa mỗi chuẩn theo số mg lưu huỳnh chứa trong dung dòch 50 mL.
A1.5.7 Kiểm tra đường cong hiệu chỉnh mỗi ngày bằng cách thực hiện những xác đònh đơn
lẻ để phát hiện những thay đổi có thể có.
A1.6 QUI TRÌNH ĐỐT MẪU :
A1.6.1 Chuẩn bò thiết bò đốt mẫu và đốt từ 5 - 30 g mẫu tùy thuộc vào hàm lượng lưu
huỳnh dự kiến ( Ghi chú số A1.5 ). Theo qui trình tổng quát trong mục 7,8,9 của phương
pháp chính. Các yêu cầu trung hòa dung dòch H
2
O
2
( 7.2 ) và loại bỏ CO
2
hòa tan trong dung
dòch này
( xem 9.3 và 10.3 ) có thể bỏ qua. Cho hỗn hợp cháy qua một bình hấp thụ để xác đònh mẫu
trắng của hỗn hợp khí này. Cất giữ tất cả đồ dùng thủy tinh dành riêng cho việc xác đònh
vết này để tránh bất kỳ sự nhiễm bẩn nào từ các nguồn khác. Rót dung dòch hấp thụ có
chứa dung dòch rửa từ bẫy tia và ống khói, vào cốc 250 mL, rửa bình hấp thụ 2 - 3 lần bằng
nước với 10mL mỗi lần, và cho toàn bộ dung dòch rửa vào dung dòch có sẵn trong cốc.
A1.6.1.1 Phải lấy lượng mẫu sao cho lượng lưu huỳnh trong bình hấp thụ từ 0.15 - 2.5 mg.
Điều này sẽ cho phép ứng dụng trực tiếp lần lượt theo các qui trình mô tả trong A1.6.3 và
A1.7 cũng như tránh việc dùng ít hơn 1/5 dung dòch hấp thụ để phân tích. Khi hàm lượng lưu
huỳnh trong mẫu ít hơn hay bằng 15 ppm, phải đốt ít nhất 30 g mẫu. Để tiến hành thử
nghiệm với lượng mẫu lớn như thế, một bình có kích thước thích hợp được sử dụng thay thế
cho bình 25 mL tiêu chuẩn. Phù hợp với bình cỡ lớn, nên dùng bấc dài 18 cm thay vì loại 15
cm ( 7.5 ). Để tránh việc cạn quá mức chất lỏng trong bình hấp thụ gây ra bởi thời gian đốt
mẫu quá lâu, nên cho vào bình hấp thụ 50 mL dung dòch H
2
O

2
thay vì 30 mL như trong mục
7.2.
A1.6.2 Giảm thể tích của dung dòch hấp thụ xuống còn khoảng 20 mL bằng cách cho bay
hơi trên bếp nóng. Chuyển toàn bộ dung dòch thu được sang một bình đònh mức 50 mL, rửa
cốc vài lần bằng nước với một lượng nhỏ. Cho 3 mL HCl ( 1+12 ) vào bình, cho thêm nước
đến vạch rồi trộn đều.
A1.6.3 Nếu biết được hàm lượng lưu huỳnh trong bình hấp thụ nhỏ hơn 0.5 mg, dùng toàn
bộ thể tích của bình đònh mức để phân tích. Nếu hàm lượng lưu huỳnh không biết được hay
vượt quá 0.5 mg, lấy khoảng 10 mL cho vào bình đònh mức 50mL thứ hai và pha loãng dung
dòch trong cả hai bình bằng HCl ( 1 + 215 ) đến vạch. Dùng dung dòch pha loãng nhiều hơn
trước, nếu phát hiện hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0.05 mg, thì dùng dung dòch đậm đặc
hơn. Chuẩn bò pha loãng mẫu trắng hỗn hợp cháy tương tự với dung dòch dùng để phân tích.
Phấn tích các dung dòch như trong A1.7.
A1.7 QUI TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC DUNG DỊCH.
A1.7.1 Rót toàn bộ hỗn hợp trong bình đònh mức 50 mL chứa dung dòch cần phân tích sang
một cốc loại 100 mL và tiến hành giống như trong A1.5.2, A1.5.3 và A1.5.4. Xử lý mẫu
trắng hỗn hợp khí đốt tương tự như thế và thu được kết quả mẫu trắng bằng hiệu số của hệ
số hấp thụ ban đầu và hệ số hấp thụ sau khi thêm dung dòch BaCl
2
.2H
2
O.
• GHI CHÚ SỐ A1.4 : Nếu kết quả mẫu trắng vượt quá 0.020, thì độ chính xác đạt được
bò ngọai lai. Trong trường hợp này, thực hiện phân tích riêng các hóa chất để xác đònh
hóa chất hay hỗn hợp khí đốt bò sai. Cho 30mL H
2
O
2
( 1.5% ) vào bình đònh mức 50

mL, pha loãng đến vạch bằng dung dòch HCl ( 1 + 215 ), và tiến hành theo hướng dẫn
trong A1.5.5. Nếu kết quả mẫu trắng của hóa chất vượt quá 0.010, kết quả có độ tin
cậy không cao.
A1.7.2 Nhận được hệ số hấp thụ thực của dung dòch phân tích bằng hiệu số của hệ số hấp
thụ ban đầu và kết quả mẫu trắng của hóa chất-khí đốt.
A1.7.3 Đổi hệ số hấp thụ thực sang mg S bằng cách dùng đường cong chuẩn.
A1.8 TÍNH TOÁN :
A1.8.1 Tính hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu như sau :
Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg = ( A / WF ) x 100
Trong đó : * A - mg S đọc từ đường cong chuẩn
* F - phần phân ước của dung dòch mẫu dùng để phân tích
* W - lượng mẫu đốt, g.
A1.9 ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ ĐỘ LỆCH.
A1.9.1 Khái niệm sau đây được dùng để đánh giá t1inh chất có thể chấp nhận của các kết
quả ( độ tin cậy 95% ):
A1.9.1.1 Độ lặp lại - Các kết quả tái lập bởi cùng một thao tác viên được xem như sai nếu
chúng sai lệch lớn hơn các giá trò dưới đây :
Hàm lượng lưu huỳnh , mg/kg Độ lặp lại
5 - 80 0.116 x mg/kg S
80 - 280 (0.01 x mg/kg S ) + 8.5
A1.9.1.2 Độ tái lập - Các kết quả đạt được bởi hai phòng thí nghiệm được xem như sai nếu
những kết quả này sai lệch lớn hơn các giá trò sau đây :
Hàm lượng lưu huỳnh , mg/kg Độ tái lập
5 - 125 0.145 x mg/kg S
125 - 280 (0.508 x mg/kg S ) - 45.4
• GHI CHÚ SỐ A1.5: Để xác đònh hàm lượng lưu huỳnh vết bằng phương pháp đốt
nhanh hơn tham khảo Phương pháp thí nghiệm ASTM D 2785.
A1.9.2 Độ lệch - Không có điều kiện xác đònh độ lệch của Phương pháp thử ASTM D
1266 bởi vì tiểu ban chòu trách nhiệm, sau khi làm việc cần mẫn, vẫn không thể vận động
được các nhà tình nguyện tham gia vào một đợt khảo sát liên phòng thí nghiệm.

A2 PHƯƠNG PHÁP ĐỐT MẪU BẰNG KHÔNG KHÍ,
KẾT THÚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỌNG LƯNG
A2.1 PHẠM VI :
A2.1.1 Qui trình này chỉ hướng dẫn để phân tích các mẫu sản phẩm dầu lỏng có thể đốt
cháy được bằng ngọn đèn bấc.
A2.2 THIẾT BỊ:
A2.2.1 Hệ thống ống mô tả trong 5.3 có thể dùng được chỉ với một thay đổi nhỏ. Thay thế
đường ống cung cấp khí CO
2
- O
2
bằng không khí sạch ( đã qua lọc ) và thêm một thiết bò
lọc bản xốp vào đầu vào của đường ống dẫn không khí như trong Hình A2.1.
A2.3 HÓA CHẤT PHỤ TR :
A2.3.1 Clorit Bari ( 100 g/L ) - Hòa tan 100 g BaCl
2
.2H
2
O vào nước và pha loãng tới 1 L.
A2.3.2 Axit Clo-hy-dric HCl ( tỷ trọng tương đối 1.19) - Axit HCl đậm đặc.
A2.3.3 Dung dòch Hydrogen Peroxit H
2
O
2
( 30% ) - H
2
O
2
đậm đặc .
A2.3.4 Dung dòch Xút NaOH ( 100 g/L ) - Hoà tan 100 g xút tiêu chuẩn kỹ thuật vào nước

và pha loãng tới 1 L.
A2.3.5 Axit Sul-phu-ric H
2
SO
4
( 1 + 16 ) -Trộn 60 mL axit sulphuric đậm đặc (tỷ trọng
tương đối 1.84 ) với 960 mL nước.
A2.4 CHUẨN BỊ THIẾT BỊ :
A2.4.1 Cho 300 - 400 mL dung dòch NaOH vào bình lọc thứ nhất ( Hình A2.1 ) và lượng
H
2
O
2
- H
2
SO
4
như nhau ( 300 ml H
2
O; 30 mL H
2
SO
4
( 1+16 ) và 30 mL H
2
O
2
( 30% )) vào
bình lọc thứ hai. Đối với thiết bò sử dụng hàng ngày, thay các dung dòch này 02 lần / 1 tuần
hay bất kỳ khi nào thể tích nhỏ hơn 2/3 so với thể tích ban đầu.

A2.4.2 Thực hiện các công đoạn chuẩn bò khác tương tự như trong Mục 7, ngoại trừ việc
trung hòa dung dòch H
2
O
2
( 1.5% ).
A2.5 QUI TRÌNH ĐỐT MẪU :
A2.5.1 Đốt mẫu tương tự như trong Mục 9, kiểm soát quá trình cháy giống như Mục 8. Sử
dụng lượng mẫu theo Bảng A2.1. Phân tích các dung dòch hấp thụ và mẫu trắng theo A2.6.1.
Bảng A2.1 - Lượng Mẫu Dùng Khi Đốt Mẫu Bằng Không Khí
Hàm lượng Lưu huỳnh Lượng Mẫu
% Trọng lượng g mL
≤ 0.5 5 - 10 10
> 0.5 3 - 5 5
A2.6 QUI TRÌNH PHÂN TÍCH DUNG DỊCH HẤP THỤ .
A2.6.1 Rót chất lỏng hấp thụ vào một cái cốc 400 mL. Rửa kỹ bình hấp thụ và ống khói
bằng nước và đổ dung dòch rửa vào cốc. Lọc dung dòch để loại bỏ tất cả các chất lạ, thu
phần lọc vào một cái cốc 400 mL có đánh dấu mức 75 mL. Cho 2 mL HCl, đun sôi, và cho
thêm 10 mL dung dòch BaCl
2
, hoặc dòng nhỏ hay nhỏ t ừng giọt. Khuấy dung dòch trong
quá trình rót thêm vào và sau đó 2 phút.
A2.6.2 Đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ có rãnh và tiếp tục đun sôi từ từ cho đến khi dung
dòch bốc hơi còn đến thể tích khoảng 75 mL ( vạch đánh dầu trên thành cốc ). Lấy cốc ra
khỏi bếp và để nguội khoảng 1 giờ trước khi đem đi lọc.
A2.6.3 Lọc chất lỏng nổi trên mặt qua giấy lọc không tro cấu tạo kín. Rửa chất ca75n lắng
bằng nước, ban đầu gạn lắng rồi sau đó trên giấy lọc, cho đến khi hết sạch i-on Cl
-
. Cho
giấy và chất cặn lắng vào một chén nung đã cân thích hợp, đun nhẹ cho đến khi chất ẩm

bay hơi hết. Hóa than hoàn toàn giấy mà không đốt nó, và cuối cùng đốt cháy bằng nguồn
nhiệt đỏ sáng cho đến khi chất cặn lắng bò đốt cháy có màu trắng ( Ghi chú số A2.1 ). Sau
khi đốt cháy hoàn toàn, để chén nung nguội ở nhiệt độ phòng và đem cân.
• GHI CHÚ SỐ A2.1: Một cách tốt nhất thỏa mãn những thao tác này là đặt chén có chứa giấy
lọc ướt không đậy nắp vào lò nung điện nguội và bật điện. Làm khô, hóa than, và đanh lửa
thường xảy ra theo tốc độ mong muốn.
A2.7 TÍNH TOÁN :
A2.7.1 Tính hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu như sau :
Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg = [ ( w - b ) x 13.73 ] / W
Trong đó : * w - Số g kết tủa BaSO
4
trong dung dòch hấp thụ được từ mẫu bò đốt.
* b - Số g kết tủa BaSO
4
trong dung dòch mẫu trắng ( Ghi chú số A2.2 )
* W - lượng mẫu đốt, g.
• GHI CHÚ SỐ A2.2 : Việc thử nghiệm bò hủy bỏ nếu hiệu chỉnh mẫu trắng dùng để tính
toán vượt quá 1.5 mg BaSO
4
. Thông thường, hóa chất không tinh khiết là nguyên nhân
gây nên sự sai lệch này.
A3 CHI TIẾT THIẾT BỊ
A3.1 BÌNH VÀ ĐÈN ĐỐT MẪU NON-AROMATIC
Dùng một đèn bằng thủy tinh chòu hóa chất, gồm bình Erlenmeyer 25 mL và một đèn thỏa
các kích thước trong hình A2.1. Đèn bao gồm hai ống thủy tinh đồng tâm, ống ngoài có
những đầu nối thủy tinh mài nón và có nhánh để nối với bình và ống khói. Các đầu trên của
2 ống được đánh bóng và có mặt nhẵn như mặt cắt ngang. Đèn có một lỗ hở 1 mm gần đáy
của nó cho phép cân bằng áp suất giữa ống khói và bình. Khi nối với ống khói, đèn sẽ được
giữ chặt bằng các sợi cao su hay kim loại kéo căng giữa các móc thủy tinh trên ống khói và
bình.

A3.2 BÌNH VÀ ĐÈN ĐỐT MẪU AROMATIC
Dùng một đèn bằng thủy tinh chòu hóa chất, gồm bình Erlenmeyer 25 mL có nhánh và một
đèn thỏa các kích thước trong hình A2.1. Đèn bao gồm hai ống thủy tinh đồng tâm, ống
ngoài có những đầu nối thủy tinh mài nón và có nhánh để nối với bình và ống khói. Các
đầu trên của 2 ống được đánh bóng và có mặt nhẵn như mặt cắt ngang. Đèn có một lỗ hở 1
mm gần đáy của nó cho phép cân bằng áp suất giữa ống khói và bình. Khi nối với ống khói,
đèn sẽ được giữ chặt bằng các sợi cao su hay kim loại kéo căng giữa các móc thủy tinh trên
ống khói và bình.
A3.3 ỐNG KHÓI.
Sử dụng một ống khói bằng thủy tinh chòu hóa chất, thỏa các kích thước trong Hình A2.1 và
có những mối nối thuỷ tinh nón mài để nối với đèn và bình hấp thụ.
A3.4 BÌNH HẤP THỤ.
Sử dụng một bình hấp thụ bằng thủy tinh chòu hóa chất, thỏa các kích thước trong Hình
A2.1 và có những mối nối thuỷ tinh nón mài để nối với ống khói và bẫy tia. Một đóa bằng
thủy tinh xốp với đường kính lỗ trung bình từ 150 - 200 µm bòt kín hai bầu của bình hấp thụ.
Đóa bằng thủy tinh xốp có độ rỗng như thế để khi 50 mL nước được đổ vào bình hấp thụ và
không khi đi qua với tốc độ 3.0 L/phút theo hướng đi lên, độ lệch áp suất giữa hai đầu của
bình hấp thụ khoảng 15 - 23 cm cột nước và không khí được phân tán đều.
A3.5 BẪY TIA.
Sử dụng một bẫy tia bằng thủy tinh chòu hóa chất, thỏa các kích thước trong Hình A2.1 và
có mối nối thuỷ tinh nón mài để nối với bình hấp thụ.
A3.6 HỆ THỐNG ỐNG
Một hệ thống chân không và khí đốt hoàn hảo cũng như hệ thống cung cấp hỗn hợp CO
2
-
O
2
cho các bộ đèn được vẽ trong hình 2. Các khi được cung cấp từ các chai khí thương
phẩm, áp suất mỗi khí được chỉnh đến 10 ± 2 psig ( 0.70 ± 0.14 kg/cm
2

) bằng hai van điều
áp đơn cấp để bảo đảm áp suất không đổi tại các van kim chỉnh lưu lượng. Nên cho dòng
CO
2
đi qua một bộ trao đổi nhiệt đặt trước các van điều áp để tránh đông tụ tại các van.
CÁc khí được cho qua hệ thống đo bao gồm hai lưu lượng kế có thể hiệu chỉnh để chỉ rõ
phần của mỗi khí tham gia pha trộn trong bình. Bất kể số bộ đèn hạo động như một đơn vò,
số lượng của lưu lượng kế phải được chọn tương ứng. Hệ thống ống nối hệ thống ống khói
với các ống khói phải có đường kính trong không nhỏ hơn 6.4 mm ( 1/4 inh ) để ngăn ngừa
tắc nghẽn không mong muốn trên dòng khí. Bình lọc có dung tích khoảng 1 L.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×