Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu về bệnh Viêm Gan C ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.05 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về bệnh Viêm Gan C
Vi khuẩn viêm gan C là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến
bệnh viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Nguồn gốc của viêm gan C
Vi khuẩn viêm gan C là một loại vi khuẩn RNA kỳ lạ với khả năng thay đổi đặc tính di
truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy đã lan tràn khắp nơi trên thế giới từ hơn
hai ngàn năm qua, mãi tới những năm 1990, người ta mới khám phá ra sự hiện diện của
vi khuẩn này.
Tuy những cơn “dịch vàng da” lây từ thức ăn và nước uống đã được mô tả từ nhiều năm
trước Chúa Giáng Sinh, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu hồ nghi
là bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu và kim chích. Rồi hơn 3 phần tư thế kỷ trôi
qua, với phát minh của một số phương thức thử nghiệm máu, người ta bắt đầu nhận diện
được một loại vi khuẩn viêm gan mới. Qua sự khám phá này, họ tin rằng có 2 loại vi
khuẩn gây ra bệnh viêm gan. Một loại lây qua thức ăn; đó là vi khuẩn viêm gan A. Một
loại lây qua máu; đó là vi khuẩn viêm gan B. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, người ta
nhận thấy điều này không hoàn toàn đúng, vì đa số bệnh nhân viêm gan không phải do vi
khuẩn viêm gan A hoặc B gây ra. Vì thế danh từ “non-A, non-B hepatitis” ra đời vào đầu
năm 1974, để diễn tả những trường hợp này.
Sau hơn một phần tư thế kỷ, với kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé
(molecular biologic techniques), các khoa học gia đã khám phá thêm một vi khuẩn viêm
gan thứ ba. Đó là vi khuẩn viêm gan C. Trong vòng một thời gian ngắn, họ đã phát họa
được cơ cấu và hình thù của vi khuẩn viêm gan này một cách chi tiết với từng chất hóa
học xếp dọc theo thứ tự trên “chuỗi” nhiễm thể RNA. Khám phá này là một điểm son lịch
sử, dẫn đầu cho hàng loạt những khám phá quan trọng kế tiếp trong việc chữa trị bệnh
viêm gan C. Song song vơí những cuộc nghiên cứu công phu và tỷ mỷ về những bệnh
nhiễm trùng khác, nhất là bệnh AIDS, sự hiểu biết về vi khuẩn viêm gan C và cách thức
chữa bệnh tiếp tục tăng trưởng một cách rất khả quan.
Đặc tính của vi khuẩn viêm gan C
Vi khuẩn viêm gan C cực kỳ nhỏ bé, với đường kính là 50 nm, nên phải nhìn dưới kính
hiển vi điện tử mới thấy được. Vi khuẩn được bảo vệ bởi một lớp vỏ kiên cố, nên phải
nấu sôi lên 100 độ C trong vòng 5 phút mới có thể tiêu diệt được chúng. Khi xâm nhập


vào cơ thể, vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng tàn phá và tiêu hủy gan của chúng ta
một cách tương đối chậm chạp nhưng chắc chắn, đưa tới viêm gan (inflammation,
hepatitis), xơ gan (liver fibrosis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer).
Trong lúc tăng trưởng, chúng có khả năng thay đổi đặc tính di truyền RNA của mình,
“hóa trang” và “biến dạng” thành nhiều “hình thù” khác nhau. Khả năng biến hóa này đã
giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune
system). Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta, có thể chứa đựng hàng tỷ vi
khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc “áo giáp” khác
nhau.
Sự biến đổi chất nhiễm thể trong hơn 2000 năm qua, đã tạo ra nhiều “kiểu gene” khác
nhau (genotypes) với những tên như vi khuẩn viêm gan C số 1, vi khuẩn viêm gan C số 2,
vi khuẩn viêm gan C số 3, v.v. Trong mỗi “genotype” này, người ta còn phân chia thành
những tiểu loại (subtypes) a, b, c, d, e, v.v., dựa theo một số đặc tính chính yếu khác
nhau. Vì thế vi khuẩn viêm gan C được phân loại thành viêm gan C 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c,
2d, 3a, 3b, 3c, 3d, 3f, 4a, 4b v.v. Khám phá này ban đầu chỉ dùng trong những cuộc khảo
cứu, nhưng nay đã trở thành một lối thử máu vô cùng quan trọng trong quá trình chữa
bệnh viêm gan C.
Trong các loại vi khuẩn viêm gan C, loại genotype số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới
nói chung và ở nước Mỹ nói riêng với 35% loại 1a và 35% loại 1b. Loại 1b cũng được
tìm thấy nhiều nhất ở Âu châu, Nhật Bản cũng như Đài Loan. Loại số 3 thường thấy ở
Pakistan, Úc, Scotland. Loại số 4 ở Trung Đông và Châu Phi cũng như South Africa.
Loại số 6 tại Hồng Kông và Macau. Hơn 50% bệnh nhân Việt Nam đang được chữa trị
bệnh viêm gan C trong phòng mạch của tôi thuộc loại 1a hoặc 1b. Phần còn lại thuộc loại
số 6 hoặc số 7. Một số ít thuộc số 2/3. Nói một cách tổng quát, các loại genotypes đều
“nguy hiểm” như nhau, nhưng vi khuẩn viêm gan C loại 2 và 3 dễ chữa nhất. Loại số 1,
nhất là 1b khó chữa hơn cả.
Ngừa viêm gan C ?
Như trình bầy ở trên, với khả năng biến đổi đặc tính di truyền bằng cách thay thế những
chất hóa học trên nhiễm thể của mình, vi khuẩn viêm gan C đã thoát khỏi “mạng lưới
phòng thủ” của hệ thống miễn nhiễm. Đây cũng là lý do chính, mà cho tới nay, người ta

vẫn chưa tìm được thuốc chích ngừa cho bệnh viêm gan C.
1) Lây qua máu :
Bệnh dễ lây nhất qua máu. Trước năm 1992, nhận máu (blood transfusion) là nguyên
nhân chính đưa đến viêm gan C. Lúc bấy giờ y-khoa chưa có cách thử máu để truy tầm vi
khuẩn viêm gan C, nên một trong 200 đơn vị máu đã có ít nhất một túi máu không may bị
ô nhiễm. Ngày nay, với các loại test chính xác và hiệu nghiệm, nhận máu trở nên an toàn
hơn nhiều với tỷ lệ lây bệnh viêm gan C trong lúc nhận máu là 1 trên 100.000.
2) Lây qua dụng cụ y khoa:
Vi khuẩn viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua kim chích, đồ cạo râu,
lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng, xâm mình (tattoo), cạo gió (coin rubbing), lể (Skin
Puncture), châm cứu (acupuncture) hoặc mổ xẻ với những dụng cụ y-khoa, kim chích
không được khử trùng đúng cách.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những năm chiến tranh, cách thức khử trùng thô sơ của
kim chích đã gây mưng mủ (abscess) một cách thường xuyên. Ngày nay với những
phương pháp khử trùng tối tân hơn, lây bệnh qua các dụng cụ y khoa như trong lúc nhổ
răng, châm cứu, mổ xẻ v.v. trở nên rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không còn nữa.
3) Lây từ mẹ :
Lây bệnh từ mẹ qua bé sơ sinh trong lúc sanh đẻ có thể xẩy ra, với tỷ lệ trên dưới 5%.
Sanh đẻ tự nhiên (vaginal delivery) hay giải phẫu lấy con (C-section) đều có tỷ lệ lây
bệnh tương đương như nhau. Bệnh dễ lây hơn nếu chỉ số máu của người mẹ có hơn 2 đến
3 triệu siêu vi C trong mỗi một cc. Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên không phải kiêng cữ
trong việc cho con bú.
4) Lây qua đường sinh lý :
Tuy bệnh viêm gan C có thể lây trong lúc giao hợp với người có bệnh, điều này hiếm khi
xẩy ra, với tỷ lệ chưa đến 5%. Vì thế, cơ quan CDC cho rằng những vợ chồng chung thủy
hoặc tình nhân gắn bó (monogamous patients) không cần kiêng cữ hoặc thay đổi đời sống
tình dục. Những người “đào hoa” hơn với nhiều nhân tình khác nhau nên “đeo” áo mưa
(condom) để tránh lây bệnh viêm gan C, cũng như các loại bệnh khác như hoa mai, giang
liễu, AIDS, viêm gan B v.v.
Ngoài ra, một số bệnh nhân “tự nhiên” bị lây bệnh mà không biết nguyên nhân từ đâu.

Trong số này có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C cấp tính và 30% viêm gan C mãn
tính. Người ta cho rằng trong những trường hợp này, bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn
viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân mà không hề hay biết.
Tuy một số vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt, ăn uống chung
hoặc va chạm thể xác trong đời sống hằøng ngày với bệnh nhân viêm gan C, không lấy gì
là nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh Viêm Gan C:
Cũng như viêm gan A và B, bệnh nhân viêm gan C thường không có bất cứ một triệu
chứng nào. Người ta chia ra làm 2 trường hợp: viêm gan cấp tính (acute) và viêm gan
mãn tính (chronic).
1) Viêm gan cấp tính:
Thông thường từ 7 đến 8 tuần sau khi bị lây bệnh, khoảng 30 % bệnh nhân viêm gan C
bỗng dưng cảm thấy hơi khó chịu như những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh không tấn công
gan một cách “ồ ạt” hoặc tàn phá một cách dữ dội, nên gần như sẽ không ai thiệt mạng
một cách “bất đắc kỳ tử” vì căn bệnh này.
Một số bệnh nhân có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt. Nhiều
khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống ký.
Đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C da và mắt trở nên vàng
(jaundice). Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi
hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh có thể sẽ nằm vào giai đoạn a)
“ngủ yên”, không hoạt động (dormant, less active), hoặc b) tiếp tục tăng trưởng (chronic
active).
Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ, nguyên nhân và điều kiện nào sẽ gây ảnh hưởng trực
tiếp đến “số phận” của bệnh nhân viêm gan C. Nghĩa là ai sẽ được may mắn nằm trong
trường hợp “ngủ yên”, và ai sẽ tiếp tục bị bệnh viêm gan tàn phá cơ thể của mình. Nhưng
một điều chắc chắn là khoảng 80 đến 90% bệnh nhân một khi bị lây bệnh viêm gan C
mặc dầu sống rất khỏe mạnh, sẽ từ từ đi vào giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan C mãn
tính.
2) Viêm gan C mãn tĩnh (Chronic Active Hepatitis):
a) Triệu Chứng Sơ Khởi:

Mặc dầu gan mỗi ngày một “yếu” đi, đa số bệnh nhân trong thời gian này vẫn chưa có bất
cứ một triệu chứng nào đáng kể. Chỉ khoảng 6% bệnh nhân viêm gan C mới có một vài
triệu chứng tiêu biểu. Nhưng những triệu chứng này cũng rất mơ hồ và rất nhẹ, nên
thường không được để ý tới. Triệu chứng thường xuyên nhất là mệt mỏi, thường vào xế
chiều. Khả năng tập trung tư tưởng có thể giảm dần một cách tương đối nhanh chóng.
Một ít người cảm thấy đau “lâm râm”, “nhoi nhói” phần bụng trên dưới xương sườn bên
phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được
khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm
hơn, đưa đến xơ gan, rồi chai gan.
b) Hậu Quả Lâu Dài:
Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, gan bắt đầu bị xơ và từ từ biến
qua chai. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian chuyển hóa từ viêm đến chai
có thể kéo dài hơn 50 năm. Tốc độ chai gan của mỗi cá nhân, vì thế, còn lệ thuộc vào
nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào
gan, khi bệnh mới được khám phá. Khi xác nghiệm tế bào dưới kính hiển vi, người ta có
thể ước đoán được thời gian cần thiết để tế bào gan sẽ đi từ viêm sang chai.
c) Yếu Tố và Điều Kiện Bất Lợi:
Nhiều dữ kiện khác nhau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm
gan C. Vì thế bệnh có thể phát triển nhanh chóng hơn dự tính gấp nhiều lần. Những
người bị viêm gan C sau khi nhận máu nhiễm khuẩn, sẽ bị chai gan nhanh hơn (thường từ
8 đến 14 năm sau khi bị lây bệnh). Có lẽ trong lúc nhận máu, cơ thể đã bị “tấn công” và
xâm lấn một cách “ồ ạt” bởi hàng tỷ vi khuẩn vi viêm gan C cùng một lúc, nên gan bị
viêm nặng hơn.
Rượu bia, nếu uống quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn.
Người viêm gan C mãn tính mà uống quá nhiều rượu bia, không khác gì như “châm dầu
vào lửa”.
Một số thuốc khác nhau cũng có thể làm cho lá gan bị chai nhanh hơn. Vì thế, người
viêm gan C nên rất thận trọng khi uống bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả các loại thuốc
cỏ cây bày bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ.
Gan cũng sẽ bị hư nhanh chóng hơn nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi

nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Đây là trường hợp khi bệnh nhân bị cùng một
lúc nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D
hoặc bệnh HIV-AIDS.
May mắn thay, không phải ai bị viêm gan C cũng sẽ bị chai gan. Và trên lý thuyết chỉ
khoảng 5% bệnh nhân viêm gan C mới bị thiệt mạng bởi căn bệnh này. Tuy thế, với 2%
tổng số dân chúng toàn cầu, viêm gan C đã trở thành một trong những căn bệnh nguy
hiểm nhất trong thế kỷ 21. Riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng
mỗi năm.

×