Bài 5. ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện
thế.
- Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
- Biết cấu tạo của tĩnh điện kế.
Kĩ năng:
- Giải bài toán tính điện thế và hiệu điện thế.
- So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Đọc SGK vật lý 7 để biết HS đã có kiến thức gì về hiệu điện thế.
2. Thước kẻ, phấn màu.
3. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nếu cần một đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công cho riêng điện điện trường
thì đại lượng này có phụ thuộc vào giá trị điện tích dịch chuyển không? Vì sao?
TL1:
- Không, nếu nó phụ thuộc vào điện tích thì nó không thể đặc trưng cho riêng điện trường.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Nêu định nghĩa của điện thế.
- Đơn vị của điện thế là gì?
- Nêu đặc điểm của điện thế.
TL2:
- Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về
khả năng sinh công khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của
công của lực điện tác dụng lên q khi q dịch chuyển từ điểm đó ra vô cực.
V = A
M∞
/q
- Đơn vị của điện thế là V.
- Đặc điểm của điện thế: Với điện tích q > 0, A
M∞
> 0 thì V
M
> 0; A
M∞
< 0 thì V
M
< 0.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Hiệu điện thế đặc trưng cho tính chất gì?
- Nêu định nghĩa và cho biết đơn vị của hiệu điện thế.
TL3:
- Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của
lực điện trường trong sự di chuyển của một điện tích điểm từ M đến N. Nó được xác định
bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích Q trong sự di chuyển từ M đến
N và độ lớn của điện tích q.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Trình bày cấu tạo cơ bản của tĩnh điện kế.
TL4:
- Phần chính của gồm một cái kim bằng kim loại có thể quay xung quanh một trục gắn với
gắn trên một cái cần cứng bằng kim loại. Hệ thống được đặt trong một cái vỏ kim loại. được
cách điện với vỏ.
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Dựa vào công thức tính công của lực điện trường trong điện trường đều và biểu thức hiệu
điện thế xác lập mối liên hệ giữa hai đại lượng này.
TL5:
- Ta có A = qEd; mặt khác A = qU U = Ed.
Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công tại một điểm.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
2. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. tăng gấp 4.
3. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N.
4. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm
trong điện trường.
B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
5. Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu
đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d. B. U = E/d. C. U = q.E.d. D. U = q.E/q.
6. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ
điện trường là 1000 V/m
2
. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. 500 V. B. 1000 V. C. 2000 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
7. Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 2 m. Nếu U
AB
= 10 V
thì U
AC
A. = 20 V. B. = 40 V. C. = 5 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
8. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích – 2 μC từ A đến B là 4 mJ. U
AB
=
A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V.
TL6: Đáp án:
Câu 1:B; Câu 2:A; Câu 3:C; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6:C; Câu 7: D; Câu 8: D.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các
nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 5 Điện thế - Hiệu điện thế.
I. Điện thế
1.Khái niệm điện thế….
2. Đơn vị điện thế ….
3. Đặc điểm của điện thế ….
II. Hiệu điện thế
1. Quan hệ giữa điện thế và hiệu điện thế….
2. Định nghĩa….
3. Đo hiệu điện thế …
4. Quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường….
Học sinh:
- Đọc lại SGK vật lý 7 và vật lý 9 về hiệu điện thế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 7 bài 4 để kiểm tra.
Hoạt động 2 ( phút): Xây dựng khái niệm điện thế.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I.1 để trả lời câu hỏi trong
phiếu PC1.
- Đọc SGK mục I.2; I.3 trả lời PC2.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời C1.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC1.
- Gợi ý HS trả lời.
- Nhấn mạnh ý nghĩa của điện thế.
- Nêu câu nêu câu hỏi trong phiếu PC2.
- Nêu câu hỏi C1.
Hoạt động 3 ( phút): Xây dựng khái niệm hiệu điện thế.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục II.1; II.2 trả lời các câu hỏi
PC3.
- Nhận xét ý kiến của bạn.
- Tự suy ra đơn vị của hiệu điện thế.
- Đọc SGK mục II. 3 trả lời.
- Làm việc nhóm, kết hợp kiến thức bài
trước suy ra quan hệ U & E.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC3.
- Hướng dẫn HS trả lời PC3.
- Xác nhận khái niệm hiệu điện thế.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC4.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC5.
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Cho HS thảo luận theo PC6.
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức
trong bài.
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 9
(trang 29; 30).
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau