Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

bài báo KCN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
CBHD: ThS NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
SVTH: NHÓM II
VŨ THỊ HẰNG
0810633
VÕ THỊ MỸ LAI
0810662
TRẦN THỊ QUY
0810722
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
0810737
VŨ THỊ THẢO
0810740
NGUYỄN LÊ MỸ TRINH
0810769
LÊ THỊ HỒNG UYÊN 0810780
Đà lạt, tháng 11 năm 20011
MỤC LỤC
LÊ THỊ HỒNG UYÊN 0810780 1
Đà lạt, tháng 11 năm 20011 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4
1.Khu công nghiệp: 4
(KCN) là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới xác định, không có dân cư sinh sống,do Chính phủ quyết định
thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất 4
2.Khu chế xuất: 4


(KCX)là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất các hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới, địa giới xác định, không có dân cư sinh
sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập 4
3.Khu kinh tế: 5
(KKT) là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho
các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí xác định,…KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế
quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu
chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT 5
4.Khu công nghệ cao: 5
Là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công
nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới,
địa giới xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu cong nghệ cao có
thể có doanh nghiệp chế xuất 5
5.Cụm công nghiệp: 5
Là một dạng KCN nhưng có qui mô nhỏ do chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý 5
6.Điểm công nghiệp: 6
Là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần đây do sự phát triển bùng phát các làng nghề. Điểm
công nghiệp có quy mô nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp phép 6
7. Ngoài ra KCN còn có thể phân loại theo: 6
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 7
CHƯƠNG III: TỒ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN Ở VIỆT NAM 8
I.Quản lý môi trường KCN 8
II.Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN: 8
CHƯƠNG III: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KCN 9
I.Tiêu chí về áp lực đối với môi trường 9
1.Tiêu chí về áp lực đối với môi trường bao gồm các nội dung chính sau đây: 9
1.Tiêu chí về đáp ứng môi trường bao gồm các nội dung chính sau đây: 10
1.Môi trường nước: 11
2.Môi trường không khí: 11
3.Tiếng ồn: 11

4.Sức khỏe cộng đồng: 11
1.Thuế tài nguyên 12
2.Thuế, phí môi trường: 16
II.Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý môi trường KCN 18
CHƯƠNG V: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 21
1.Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp 21
a.Đặc trưng nước thải khu công nghiệp 21
b. Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp 24
2.Ô nhiễm không khí do khí thải khu công nghiệp 25
a.Đặc trưng khí thải khu công nghiệp 25
b.Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp 27
3.Chất thải rắn tại các khu công nghiệp 29
a.Đặc trưng thành phần chất thải rắn tại các khu công nghiệp 29
b.Lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN 30
c.Thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp 31
4.Xu thế diễm biến thải lượng chất thải từ các KCN 31
a.Xu thế diễn biến tổng lượng nước thải và thải lượng chất gây ô nhiễm nước từ các KCN 31
b.Xu thế diễn biến thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN 32
CHƯƠNG VI. MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP THÁI, CỤM CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 34
1.Khái niệm khu công nghiệp sinh thái: 34
a.Khái niêm: 34
b.Phân loại: 34
2.Cấu trúc khu công nghiệp sinh thái: 34
a.Cấu trúc hệ sinh thái công nghiệp 34
4.Những thuận lợi và kho khăn khi xây dưng KCN 39
a.Lợi ích của KCNST: 39
b. Khó khăn : 40
c.Sự hỗ trợ: 40
CHƯƠNG VII: MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI, CỤM CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 42
1.Phương pháp luận để xây dựng KCN tại Việt Nam: 42

2.Một số KCNST trên thế giới: 43
a.Khu Công Nghiệp Kalundborg ,Đan Mạch: 43
d.KCN Map Ta Phut, Thái Lan 48
e.Khu Công Nghiệp Sinh Thái EBARA Corporation – Fujiisawa2, Nhật 48
f.Khu Công Ngiệp Sinh Thái Kokubo, Nhật: 49
5. Kết luận 49
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng tại Đại hội Đảng
lần thứ VI năm 1986.Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đẩy mạnh
phát triển công nghiệp trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu
hút vốn đầu tư, đặt biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát
triên công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công ăn việc làm cho người
lao động. KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị mới,các ngành công nghiệp phụ trợ và
dịch vụ.
Những chuyển biến, khởi sắc và thành công của nền kinh tế - xã hội nước ta trong công cuộc đổi mới,
mở cửa 25 năm qua có dấu ấn đậm nét của việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế (trong bài viết này gọi chung là khu công nghiệp - KCN). Ðây thật sự là một động lực thúc đẩy
mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, phát triển bền vững các KCN sẽ góp
phần vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
I. CÁC LOẠI HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.Khu công nghiệp:
(KCN) là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới xác định, không có dân cư sinh sống,do Chính phủ
quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
KCN - Ðộng lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.Khu chế xuất:
(KCX)là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất các hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới, địa giới xác định, không có
dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập.
3.Khu kinh tế:

(KKT) là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi
cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí xác định,…KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm:
khu phi thuế quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.
4.Khu công nghệ cao:
Là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển
công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan,
có ranh giới, địa giới xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Trong khu cong nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.
5.Cụm công nghiệp:
Là một dạng KCN nhưng có qui mô nhỏ do chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý.
Dự án cụm công nghiệp Hoàng Long 2 có quy mô hơn 38 ha.
6.Điểm công nghiệp:
Là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần đây do sự phát triển bùng phát các làng nghề. Điểm
công nghiệp có quy mô nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và
cấp phép.
7. Ngoài ra KCN còn có thể phân loại theo:
a. KCN đơn ngành :hay chuyên ngành mới xuất hiện gần đây với sự hình thành KCN Dệt may đầu
tiên(KCN Phố Nối- Hưng Yên). Chiến lược ngành Dệt may đã quy hoạch 11 KCN chuyên ngành
trên khắp cả nước với mục tiêu liên kết các hoạt động Dệt may và các phụ trợ nhằm tạo hiệu quả
kinh tế và môi trường cao hơn. Xu hướng này gần đây còn được thúc đẩy trong thực tế do phần
lớn hoạt động dệt nhuộm, in của ngành Dệt may đều không được hoan nghênh ở các KCN khác
do nguy cơ gây ô nhiễm của ngành dệt, nhuộm rất cao. Bên cạnh các KCN chuyên ngành dệt may,
hiện đã xuất hiện các KCN chuyên ngành khác như KCN- Tổ hợp lọc hóa dầu, khí điện đạm, hay
KCN Tàu thủy Lai Vu,
b. KCN đa ngành :chiếm phần lớn trong số các KCN. KCN đa ngành gồm nhiều doanh nghiệp, thuộc
nhiều chuyên ngành,phân bố tập trung trên một diện tích giới hạn được cấp phép (để phân biệt với
các doanh nghiệp bên ngoài hàng rào KCN). Về lý thuyết, các KCN phải có thiết kế kỹ thuật, phân
khu chức năng nhưng đa phần đã không được tôn trọng do những điều kiện thực tế. Xét từ góc độ
quản lý, việc phân bố thiếu chọn lọc, không tuân thủ quy định, trình tự sắp xếp nhất định có thể

gây khó khăn cho quản lý, làm tăng chi phí xử lý nước thải (phân biệt xử lý bằng hóa chất và xử lý
vi sinh). Những năm gần đây, một số KCN đã nhận ra những tồn tại này và đang tìm cách khắc
phục song những tồn tại do lịch sử để lại không dễ giải quyết.
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM
Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai sinh” ra mô hình các KCN trong chiến lược
xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tính năm 2010, Việt Nam đã có 250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN (chiếm 68% tổng số
KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Các KCN
chủ yếu được thành lập ở ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; vùng kinh tế trọng
điểm phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), song cho đến nay cả nước có 57 tỉnh, thành phố có
KCN được thành lập.
Hiện nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký
khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài hơn 52 tỉ (chiếm 30% FDI cả nước), còn lại là vốn đầu
tư của các doanh nghiệp trong nước. Nếu tính về giá trị sản xuất công nghiệp, các KCN hiện nay đã đóng
góp hơn 30% giá trị công nghiệp của cả nước đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng
vạn lao động gián tiếp. Ngoài ra, các KCN phát triển đã kéo theo sự đầu tư về cơ sở hạ tầng (điện, đường,
nước ). Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của KCN góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Ðó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu; thu hút vốn đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo
công ăn việc làm cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ công nghệ sản
xuất; tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN thật sự là một động lực mạnh mẽ của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHƯƠNG III: TỒ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN Ở VIỆT NAM
I. Quản lý môi trường KCN
Quản lý môi trường được định nghĩa là: “ một hệ thống cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn pháp lý chặt chẽ
để kiểm soát, giới hạn các tác động tiêu cực tới môi trường”
Một hệ thống quản lý hoàn chỉnh gồm 8 yếu tố:
Các văn bản, chính sách về môi trường
Chương trình giám sát môi trường
Thống nhất việc quản lý môi trường trong hoạt động kinh doanh

Tiêu chuẩn về đánh giá và hồ sơ pháp lý
Thủ tục thanh tra và kiểm soát ô nhiễm
Tập huấn và cung cấp thông tin nội bộ
Báo cáo môi trường nội bộ và của cơ quan khác
Thẩm định toàn diện hệ thống quản lý môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường cho các KCN là một hệ thống quản lý môi trường, trong đó tập trung
kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN theo luật, quy định,
chính sách môi trường.
II. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN:
BỘ TN & MT CÁC CƠ QUAN CHÍNH
PHỦ
SỞ TNMT BAN QUẢN
LÝ KCN
CÁC SỞ BAN NGÀNH
ĐỊA PHƯƠNG
CÁC VẤN ĐỀ VỀ
MÔI TRƯỜNG KCN
Quản lý trực tiếp
Hỗ trợ quản lý
CHƯƠNG III: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KCN
Lựa chọn tiêu chí đánh giá môi trường KCN phải đảm bảo thể hiện được đặc trưng của 3 quá trình : áp
lực – trạng thái - đáp ứng. Thông qua mô hình “ Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng”
Đánh giá môi trường KCN được thực hiện đối với một số nhân tố môi trường chính như: đất, nước, không
khí, chất thải rắn, tiếng ồn và hệ sinh thái đô thị bằng một số tiêu chí chủ yếu như sau:
I. Tiêu chí về áp lực đối với môi trường
1. Tiêu chí về áp lực đối với môi trường bao gồm các nội dung chính sau đây:
Quy mô phát triển đô thị phải hợp lý, vì những thành phố hoặc đô thị có dân số quá đông sẽ nảy sinh
nhiều vấn đề môi trường không thể giải quyết.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là quy hoạch khu
công nghiệp, khu dịch vụ, khu dân cư, trường học, bệnh viện, để không gây ra các sự cố và những vấn

đề nan giải về môi trường.
Tiết kiện trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loại tài nguyên không thể
phục hồi. Trong trường hợp các loại tài nguyên có thể phục hồi thì cần phải khai thác dưới mức tự phục
hồi.
Giảm thiểu nguồn phát sinh các tác nhân ô nhiễm môi trường từ sản xuất, đặc biệt là sản xuất công
nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị, sao cho tổng lượng chất thải ra ngoài môi trường phải ở
dưới mức khả năng tiếp nhận của môi trường.
Bảo tồn đa dạng sinh học trong đô thị, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa.
a. Tiêu chí về áp lực đối với môi trường được đo đạc bằng các chỉ tiêu cụ thể sau đây:
Dân số: tổng số dân (người), tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm (%), mật độ dân cư (người/km
2
)
Diện tích đô thị (ha hay km
2
) hay tốc độ gia tăng diện tích đất được đô thị hóa hàng năm (%)
Tăng trưởng kinh tế: tổng thu nhập (GDP) hay tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)
Cơ cấu thu nhập quốc dân (%) của từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tốc độ tăng
trưởng hàng năm của mỗi ngành.
Tổng lượng phương tiện giao thông cơ giới (theo từng loại) và tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)
Tổng nhu cầu nước cấp (m3/ năm): sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ
Tổng năng lượng điện tiêu thụ (kwh/ năm), than (tấn/ năm), xăng dầu (tấn/ năm)
Tổng lượng khí thải từ công nghiệp, sinh hoạt, và giao thông (tấn/năm), đặc biệt chú trọng là tổng
lượng bụi, SO2, NO2, CO2, HCl, Pb…
Tổng lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp: tổng lượng thải (m3/ năm), tổng BOD5 (tấn/năm),
tổng N và P (tấn/năm), pH, clo, dầu mỡ, kim loại nặng (tấn/năm)
Tổng lượng chất thải rắn (tấn hay m3/ năm): chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại.
Sự cố môi trường: địa điểm, thời gian, nguyên nhân và mức thiệt hại.
II. Tiêu chí về đáp ứng đối với môi trường :
1. Tiêu chí về đáp ứng môi trường bao gồm các nội dung chính sau đây :
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện, thông tin…phải đạt trình

độ hiện đại và đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển đô thị
Tất cả các nguồn nước thải, khí thải và rác thải phải được xử l. đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường và
đảm bảo vệ sinh.
Phải giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí…của nhân dân.
Tổ chức, cơ chế quản lý, các văn bản pháp quy về quản lý môi trường phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ
môi trường của đô thị.
Nhân dân phải có nếp sống thân thiện với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường
Dành khoản ngân sách thích đáng để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
a. Tiêu chí về đáp ứng môi trường có thể đo đạc bằng các chỉ tiêu cụ thể sau đây:
Tỷ lệ dân sử dụng nước máy (%)
Mật độ phân bố hệ thống cấp thoát nước trên diện tích đô thị (km/ km
2
)
Mật độ đường giao thông trên diện tích đô thị (km/km
2
)
Tỷ lệ thu gom rác thải (%)
Số bãi chôn lấp rác và nhà máy xử lý rác
Số lượng và tỷ lệ hộ gia đình có toilet hợp vệ sinh
Số giường bệnh bình quân trên 1000 người dân
Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người (m
2
/ người)
Diện tích cây xanh đô thị: bình quân trên đầu người (m
2
/ người) hay tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện
tích đô thị (%)
Về quản lý môi trường: tổ chức bộ máy quản lý môi trường, số lượng, tên các văn bản pháp quy đã ban
hành, số cán bộ quản lý môi trường, số lần thanh kiểm tra môi trường trong năm, số vụ kiện và tranh
chấp môi trường, số vụ xử phạt vi phạm môi trường…

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường: % trong tổng ngân sách, % trong tổng GDP.
III. Tiêu chí về trạng thái hoặc chất lượng môi trường:
Tiêu chí trạng thái môi trường có thể thể hiện qua trạng thái sức khỏe của cộng đồng hoặc được đặc
trưng bằng các chỉ tiêu chất lượng môi trường đối với một số các thành phần môi trường chính như: nước,
không khí, đất, chất thải rắn, tiếng ồn…các chỉ tiêu này phải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
Các chỉ tiêu chí của trạng thái môi trường gồm có:
1. Môi trường nước:
Trữ lượng nước ngầm (m
3
), nước mặt (m
3
/s)
Chất lượng nước ngầm (pH, BOD5, tổng Coliform, chất rắn lơ lửng, tổng N, P, kim loại…), nước mặt
(pH, BOD5, tổng Coliform, chất rắn lơ lửng, tổng N, P, kim loại, thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ…)
2. Môi trường không khí:
Nồng độ các chất ô nhiễm ở khu dân cư và các khu công nghiệp (bụi, SO
2
, NO
2
, CO
2
, O
3
, HCl…)
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm (
0
C)
Độ ẩm trung bình năm (%)
Tốc độ gió trung bình năm, hướng gió, tần suất gió theo từng mùa

Số lần bão trong năm, tốc độ gió cực đại (m/s)
Lượng mưa bình quân trong năm, lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất (mm)
Môi trường đất (thường chỉ đo được ở các khu vực ngoài thành)
Chỉ tiêu hóa học: pH, mùn tổng, đạm tổng, P2O5 tổng, SO4 tổng…
Kim loại nặng: Cu, Mn, Zn, Pb…
Chỉ thị sinh học: một số vi sinh vật chỉ thị chính
3. Tiếng ồn:
Mức ồn trung bình ban ngày (6 – 8 giờ) của các đường phố chính (dB)
Mức ồn trung bình ban đêm (18 – 22 giờ) của các đường phố chính (dB)
4. Sức khỏe cộng đồng:
Tuổi thọ trung bình, tuổi thọ cao nhất và thấp nhất
Tỷ lệ dân cư bị bệnh về đường tiêu hóa, da liễu và mắt (%)
Tỷ lệ người chết vì bệng ung thư (% hoặc ‰)
Tỷ lệ số người khám bệnh tại các cơ sở y tế trong năm (%)
CHƯƠNG IV. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN Ở VIỆT NAM
Các công cụ trong quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp có một chức năng và phạm vi tác
động nhất định, chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Theo bản chất, có thể chia công cụ quản lý môi trường
thành các loại cơ bản như sau:
Công cụ kinh tế
Công pháp lý
Các công cụ khác
I. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCN
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức
kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh
tế trong QL MTĐTKCN gồm:
Thuế, phí môi trường.
Thuế tài nguyên
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi
môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường
có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi

trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy
trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.
1. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng
các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất.
Mục đích của thuế tài nguyên là:
Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài
nguyên.
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng,
thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệ của doanh nghiệp,
phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo
đảm có sự phân biệt đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy thoái
môi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và
suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn.
Căn cứ để tính thuế tài nguyên là: sản lượng tài nguyên tính thuế * giá tính thuế * thuế suất
Sản lượng tài nguyên tính thuế:
• Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài
nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ
tính thuế.
• Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế
khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định
theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
• Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp
xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính
thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng
tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
• Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản

lượng điện của cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc
sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ
thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán
hoặc bên giao, bên nhận.
• Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công
nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ
thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
• Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường
xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì
thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan
thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được
khoán để tính thuế.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Giá tính thuế
• Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
• Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo
một trong những căn cứ sau:
• Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp
hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;
• Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá
bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp
hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
• Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
• Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
• Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính
thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
• Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
• Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm

được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển
giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.
• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá
bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho
sản xuất thủy điện.
Thuế suất
• Đối với khoáng sản kim loại
STT Nhóm/ loại tài nguyên Thuế suất
1 Sắt, mangan 7-20
2 Titan 7-20
3 Vàng 9-25
4 Đất hiếm 15-25
5 Bạch kim, bạc, thiếc 7-25
6 Wolfram, antimoan 7-25
7 Chì, kẽm, nhôm, bouxite, niken 7-25
8 Coban, molipden, thủy ngân,
magie
7-25
9 Khoáng sản kim loại khác 5-25
• Đối với khoáng sản không kim loại
STT Nhóm tài nguyên Thuế suất
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 3-10
2 Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi,
cát, trừ cát làm thủy tinh
5-15
3 Đất làm gạch 5-15
4 Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa 7-20
5 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 7-20
6 Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát
làm thủy tinh

7-15
7 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá
nung vôi và sản xuất xi măng
5-15
8 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3-10
9 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 6-20
10 Than khác 4-20
11 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 16-30
12 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít
(alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen
16-30
13 Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-
rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)
12-25
14 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da
cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý
màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat);
birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
12-25
15 Khoáng sản không kim loại khác 4-25
• Dầu thô
STT Nhóm tài nguyên Thuế suất (%)
1 Dầu thô 6-40
2 Khí thiên nhiên, khí than 1-30
• Sản phẩm của rừng tự nhiên
STT Nhóm tài nguyên Thuế suất(%)
1 Gỗ nhóm I 25-35
2 Gỗ nhóm II 20-30
3 Gỗ nhóm III, IV 15-20
4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và

các loại gỗ khác
10-15
5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10-20
6 Củi 1-5
7 Tre, trúc, nứa, mai, giang,
tranh, vầu, lồ ô
10-15
8 Trầm hương, kỳ nam 25-30
9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10-15
10 Sản phẩm khác của rừng tự
nhiên
5-15
• Nước tự nhiên
STT Nhóm tài nguyên Thuế suất(%)
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng 8-10
thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc
đóng chai, đóng hộp
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất
thủy điện
2-5
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất,
kinh doanh
Nước mặt . 1-3
Nước ngầm 3-8
• Tài nguyên khác 1-20%
2. Thuế, phí môi trường :
Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc
"người gây ô nhiễm phải trả tiền". Thuế môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây
ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách.
Trên thực tế, thuế môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối

tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào
người sử dụng.
Phí môi trường hay phí ô nhiễm, các loại phí này chủ yếu được tính theo lượng phát thải ra môi trường
gây ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường hoặc từ sản lượng quy ra chất thải gây ô nhiễm. vì vậy cơ sở khoa
học của việc xác lạp mức thu phí hay thuế gây ô nhiễm là giống nhau.
a. Phí nước thải khu công nghiệp
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những
công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi
trường. Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước thải hoạt động theo nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền (Polutter-Pay-Principle), qua đó tạo động lực để các đơn vị giảm ô nhiễm, đồng
thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần Lan,
từ năm 1970 ở Thuỵ Điển, từ năm 1980 ở Đức (OECD, 2005) và đã mang lại những kết quả đáng ghi
nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này. Tuy nhiên phí nước thải chỉ mới
được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: từ năm 1978 ở Trung Quốc và Malaysia,
từ năm 1996 ở Philippines (Laplante, 2006)
Ở Việt Nam, ngày 13/06/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP quy
định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Có thể nói đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam
theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công
tác quản lý môi trường ở Việt Nam.
b. Về mức thu phí và cách tính phí nước thải công nghiệp
Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt
Nam được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, theo từng môi trường tiếp nhận (bảng 1).
Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải được quy định dựa vào vị trí, đặc điểm của từng vùng (môi
trường tiếp nhận loại A bao gồm nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; loại
B gồm nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt,
loại I, loại II và loại III; loại C gồm ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại IV và các xã không thuộc đô
thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D; loại D gồm các xã biên giới, miền núi,
vùng cao, vùng sâu và vùng xa).

Bảng 1. Mức thu phí nước thải công nghiệp
STT
Chất gây ô nhiễm
có trong nước thải
Mức thu
(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi

hiệu
Môi trường
tiếp nhận
A
Môi trường
tiếp nhận B
Môi trường
tiếp nhận C
Môi trường tiếp
nhận D
1
Nhu cầu ô xy sinh
hoá
A
BOD

300

250

200


100
2
Nhu cầu ô xy hoá
học
A
COD
300 250 200 100
3 Chất rắn lơ lửng A
TSS
400 350 300 200
4 Thuỷ ngân A
Hg
20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000
5 Chì A
Pb
500.000 450.000 400.000 300.000
6 Arsenic A
As
1.000.000 900.000 800.000 600.000
7 Cadmium A
Cd
1.000.000 900.000 800.000 600.000
Chú ý: Theo nghị định 04/2007/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 67/2003/NĐ-CP, thì không tính
mức thu phí nước thải công nghiệp đối với nhu cầu ô xy hóa học COD.
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo
công thức sau:
Trong đó TF là tổng phí nước thải mà cơ sở SXKD phải nộp trong quý; TFi là số phí nước thải phải
nộp đối với chất gây ô nhiễm i (BOD, COD, TSS ) trong quý; Q
t
là tổng lượng nước thải thải ra

(m3/quý), C
i
là hàm lượng chất gây ô nhiễm i có trong nước thải (mg/l); R
i
là mức thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm i thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng
(đồng/kg).
c. Phí chất thải rắn
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định như sau:
Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở
sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
II. Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý môi trường KCN
1. Luật bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ: Môi trường năm 2005 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 gồm 15 chương và 136 điều nhằm sửa đổi, bổ sung các
quy định của Luật BVMT năm 1993. Một nét đặc trưng cơ bản của Luật BVMT so với các Luật khác là
đối tượng và phạm vi điều chỉnh rất rộng, quy định về hoạt động BVMT, chính sách, biện pháp và nguồn
lực để BVMT. Đây là những nguyên tắc hết sức cơ bản và nội dung các nguyên tắc này sẽ chi phối toàn bộ
các quy định của Luật BVMT năm 2005.
2. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường.
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các Tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) bắt buộc và các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) về môi trường. Về khái niệm tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (TCQCKT):
“ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới
dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm:

a. Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:
• Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;
• Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống,
sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;
• Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải
trí và mục đích khác;
• Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;
• Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.
b. Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:
• Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;
• Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải
sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải;
• Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;
• Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;
• Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật BVMT 2005)
3. Các công cụ khác:
a. Công cụ kỹ thuật môi trường
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi
trường, các hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong công tác
bảo vệ môi trường.
Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thông tin đầy
đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đồng thời có những biện pháp, giải pháp
phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định

về bảo vệ môi trường.
b. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ
tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái . Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận
dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả
thế hệ hiện tại và tương lai.
Giáo dục môi trường bao gồm những nội dung chủ yếu:
• Đưa giáo dục môi trường vào trường học.
• Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định
• Đào tạo chuyên gia về môi trường
Truyền thông môi trường.
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có
liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách
tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.
Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm:
• Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó giúp họ
quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục .
• Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường.
• Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong
nhân dân.
• Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi
trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
• Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã
hội.
Truyền thông môi trường có thể thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau:
• Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi
điện thoại, gửi thư .

• Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp
nhóm, tham quan khảo sát.
• Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, ti vi,
radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh.
• Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tổ chức hội diễn, các
chiến dịch, các lễ hội, các ngày kỷ niệm.
CHƯƠNG V: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
Nước thải: nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu
mở và một số chất kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m
3
nước thải/ngày từ các KCN được
xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước
mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông
Khí thải: ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà
máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hện thống xử lý khí thải. vấn đề ô
nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô nhiễm CO, SO
2
và NO
2
.
Chất thải rắn: lượng CTR từ các KCN có nhiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các KCN vùng
kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía nam.
1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp
a. Đặc trưng nước thải khu công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây rất lớn. tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều
so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc
Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước
thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu: các chất lơ lững (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm
lượng BOD< COD), các chất dinh dưỡng ( biểu hiện bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng photpho) và kim

loại nặng.
Bảng 2.1. đặc trưng thành phần nước thải của 1 số ngành công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, đông lạnh, rau
quả
BOD, COD, SS, pH Màu, P, N
Chế biến đò uống:
bia,rượu
BOD, pH, N, P, SS TDS, Màu, độ đục
Chế biến thịt BOD, pH, SS, Độ đục NH
4
+
, P, màu
Sản xuất bột ngọt BOD, pH, SS, NH
4
+
Độ đục, NO
3
+
, PO
4
3-
Cơ khí COD, Dầu mỡ, SS,
CN
-
, …
SS, Zn, Pb, Cd
Thuộc da BOD
5

, COD, SS, Cr,
sunfua, phenol…
N, P
sệt nhuộm SS, BOD, dầu mỡ,
kim loại nặng
Màu, độ đục
Sản xuất phân hóa học NH
4
+
, NO
3
-
, ure pH, chất hữu cơ
Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vô cơ
pH, SSS, Cl, SO
4
2-
, … COD, phenol, F, kim
loại nặng
Sản xuất giấy SS, BOD, COD,
Phenol…
pH, độ đục, độ màu
Hàm lượng chất rắn lơ lủng trong nước thải KCN thường xuyên vượt ngưỡng cho phép.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay
không?. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng
43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều
KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỉ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn
thấp. nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận

hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi
trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN
b. Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các
sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải các KCN bị ô nhiễm nặng nề,
nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN lê minh xuân

Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà còn lan lên tới cả các phần thượng lưu
theo sự phát triển của các KCN. Kết luận quan trắc chất lượng nước cả 3 lưu vực sông Đồng nai, nhuệ, đáy
và cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực
những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ
tiêu như BOD
5
, COD, NH
4
+
, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.Tại các khu vực, do việc đầu tư
hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất
lượng nước mặt của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
Một số đoạn sông trước đây bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của KCN, do đã bắt buộc các doanh
nghiệp phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, nên chất lượng nước đã được cải thiện phần nào.
Điển hình là diễn biến tình trạng ô nhiễm nước trên sông thị vải
2. Ô nhiễm không khí do khí thải khu công nghiệp
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do 2 nguồn: quá trình đốt nhiên liệu
tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rĩ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất. tuy
nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. ô nhiễm
không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền
ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng
a. Đặc trưng khí thải khu công nghiệp

Mỗi ngành sản xuất phát sinh chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất
khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng loại nhóm ngành sản xuất
kinh doanh chính tạo các KCN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×