Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Liệt dây thanh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.04 KB, 6 trang )

Liệt dây thanh
Liệt dây thanh xảy ra khi thần kinh chi phối cơ quan phát
âm bị gián đoạn, nó gây liệt các cơ của dây thanh. Khi dây
thanh bị liệt nó còn ảnh hưởng tới khả năng nói và thở bởi vì
như chúng ta đã biết dây thanh còn làm nhiều chức năng
nữa ngoài việc phát âm như: bảo vệ đường thở, ngăn chặn
đồ ăn thức uống và thậm chí cả nước bọt vào trong đường
thở.
Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh trong đó có thể do
phẫu thuật gây tổn thương thần kinh hoặc có thể do ung thư,
nhiều khi nguyên nhân có thể do virus hoặc do rối loạn thần
kinh.
Cấu tạo của dây thanh gồm hai nếp cơ nằm ngay vị trí lối vào
của đường thở.Khi phát âm, hai nếp cơ khép lại chạm nhau ở
đường giữa, rung lên và tạo ra âm thanh. Trong thì nghỉ, hai dây
thanh ở vị trí mở ra và lúc này bạn cơ thể thở vào được.
Trong hầu hết các trường hợp thường chỉ là liệt dây thanh một
bên. Nếu cả hai dây thanh đều liệt bệnh nhân sẽ rất khó nói hoặc
rất khó thở và ảnh hưởng đến cả nuốt nữa.
Ccác dấu hiệu và triệu chứng gây liệt dây thanh gồm:
- Khó thở
- Khàn tiếng
- Thở có tiếng rít, khò khè
- Giảm hoặc mất cường độ âm thanh
- Sặc hoặc ho khi nuốt thức ăn đồ uống
- Thở nhanh khi nói
Nguyên nhân:
Khi liệt dây thanh, thần kinh chi phối cho hoạt động của thanh
quản bị gián đoạn gây liệt cơ dây thanh, nhiều khi rất khó để
phát hiện được nguyên nhân. Các nguyên nhân gây liệt dây
thanh gồm:


- Tổn thường dây thanh sau phẫu thuật: Phẫu thuật ở cổ hoặc
phần trên của ngực có thể gây tổn thương thần kinh chi phối cho
họa động của dây thanh: như phẫu thuật tuyến giáp, thực quản,
cổ và ngực.
- Chấn thương cổ và ngực
- Đột quỵ: Đột quỵ gây gián đoạn cung cấp máu cho não, và
gây tổn thương một phần não truyền tín hiệu thần kinh xuống
thanh quản.
- U: có thể các tính hoặc lành tính gây chèn ép cơ, sụn và thần
kinh chi phối thanh quản gây liệt.
- Nhiễm trùng: Một số virus có thể gây tổn thương thần kinh
chi phối thanh quản.
- Bệnh lý thần kinh: NHư bệnh Parkinson, thường chỉ gây yếu
dây thanh và itws khi gây liệt hoàn toàn dây thanh.
Những yếu tố nguy cơ:
- Nữ: thường dễ liệt dây thanh hơn nam
- Phẫu thuật: đặt ống nội khí quản, phẫu thuật vùng cổ ngực.
- Bệnh lý thần kinh: Parkinson, bệnh xơ hóa rải rác.
Biến chứng:
- liệt một bên thường chỉ gây khàn tiếng, khó phát âm hoặc
khó thở nhẹ.
- Liệt hai bên: nếu dây thanh ở vị trí khép thì bệnh nhân có thể
nói được nhưng khó thở rất nhiều, có thể gây ngừng thở. Nếu
hai dây thanh liệt ở vị trí mổ thì bệnh nhân có thể thở được
nhưng không nói được, có thể bị sặc thức ăn và nước uống, đôi
khi cần cấp cứu.
Chẩn đoán:
- Nội soi: Nội soi thanh quản cho biết hoạt động đóng mở của
dây thanh, phát hiện liệt một cách dễ dàng, là liệt một bên hoặc
hai bên, liệt cơ mở hay cơ khép.

- Điện cơ dây thanh quản: Phát hiện mức độ của liệt và
phương pháp điều trị nào là tốt nhất.
- Kiểm tra máu, X quang, CT, MRI cổ ngực: vì có rất nhiều
bệnh có thể gây liệt dây thanh nên cần có thêm xét nghiệm để
phát hiện nguyên nhân.
Điều trị:
Điều trị liệt dây thanh gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu
chứng, điều trị giọng nói và điều trị phẫu thuật.
- Điều trị giọng nói: Bao gồm tập luyện để làm tăng cường
sức mạnh của dây thanh, tăng cường khả năng thở trong khi nói,
ngăn chặn sự căng cơ xung quạnh phần dây thanh bị liệt và bảo
vệ đường thở trong khi nuốt.
- Phẫu thuật: Nếu dây thanh không thể phục hồi được thì phẫu
thuật có thể cải thiện được khả năng nuôt nói thở.
+ Tiêm phồng dây thanh: khi liệt dây thanh trở nên teo nhỏ, tạo
nên một khe hở khi phát âm, lúc này bác sĩ sẽ tiên một số chất làm
dầy và làm đây dây thanh như: mỡ của cơ thể, collagen.
+ chuyển vị trí của dây thanh: trong trường hợp dây thanh lệt một
bên và ở vị trí mở: phẫu truật viên sẽ mổ một của sổ ở phần ngoài
của dây thanh, đẩy dây thanh bị liệt vào đường giữa, việc này giúp
cho dây thanh rung được tốt hơn, bệnh nhân sẽ cải thiện được
giọng nói.
+ Mở khí quản: đây là một phẫu thuật cấp cứu, được tiến hành khi
cả hai dây thanh đều bị liệt, hai dây thanh ở vị trí khép, bệnh nhân
không thể thở được, lúc này phẫu thuật viên sẽ mở một lỗ thông từ
cổ vào trực tiếp khí quản, bệnh nhân sẽ thở trực tiếp qua lỗ mở khí
quản này.
Tóm lại: liệt dây thanh là bệnh có nhiều nguyên nhân, khi bạn thấy
khó chịu, giọng nói thay đổi, hoặc khàn tiếng kéo dài mà không
hồi phục nên đến bác sĩ tai mũi họng khám để được xác định

nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×